Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 133: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 133: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS .

 - Ôn tập củng cố kiến yhức về phần địa phương.

 - Tích hợp với các văn bảm và tập làm văn đã học.

 - Rèn kĩ năng xác định và giải thích các từ ngữ địa phương có trong các văn bản đã học ở chương trình ngữ văn THCS.

B.CHUẨN BỊ:

 *Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.

 *Trò: Đọc kĩ văn bản, câu hỏi, soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ: ( không)

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 133: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày:18/3/2010 Tuần 27 - Tiết : 133
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS . 
 - Ôn tập củng cố kiến yhức về phần địa phương.
 - Tích hợp với các văn bảm và tập làm văn đã học.
 - Rèn kĩ năng xác định và giải thích các từ ngữ địa phương có trong các văn bản đã học ở chương trình ngữ văn THCS.
B.CHUẨN BỊ:
 *Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
 *Trò: Đọc kĩ văn bản, câu hỏi, soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1
- Cho HS đọc bài tập, xác định yêu cầu của bài tập 
-Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích ?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.
 - HS đọc bài tập , từ kêu ở câu nào kà từ địa phương, từ nào là từ toàn dân ?
 - Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.
Hoạt động 3: GV Hướng dẫn Hs làm bài tập 3.
 - Hs đọc bài tập 3, trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương ? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân ?
 Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS làm bài tập 5.
- HS đọc bài tập 5.
- Có nên để cho nhân vật Thu trong
 truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ
 toàn dân không ? Vì sao ?
- Tại sao trong lời kể chuyện của tác
 giả cũng có những từ ngữ điạ phương.
Nội dung
. Bài tập 1: Xác định các từ ngữ địa phương và giải nghĩa các từ ngữ 
 1. Đoạn trích: 
 a. Mỗi lần....con.
 b. Nghe mẹ...nghe.
 c. Bữa sau, đang...trổng.
 2.Nhận xét:
 a. Thẹo->Sẹo
 Lặp bặp->lắp bắp.
 Ba->bố, cha.
 b. Má->mẹ.
 Kêu->gọi.
 Đâm->trở thành.
 Đũa bếp->đũa cả.
 Nói trổng->nói trống không.
 Vô-> vào.
 c.Lui cui->lúi húi.
 Nhắm-> cho là.
 Bài tập 2.
 a. Kêu-> từ toàn dân, có thể thay thế bằng nói to.
 b.Kêu->từ địa phương, tương đương với từ toàn dân là gọi.
 Bài tập 3
 -Từ địa phương: Chi-> gì.
 - Trái-> quả.
 - Kêu-> gọi.
 - Trống hổng trống hảng-> trống rỗng trống rễnh.
 Bài tập 5
 a. Không nên để cho nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ toàn dân.Vì em bé chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ra bên ngoài địa phương của mình. Hơn nữa nếu để cho nhân vật Thu dùng từ ngữ toàn dân thì chuyện sẽ mất đi nét riêng, độc đáo.
 b. Trong lời kể của tác giả vẫn dùng từ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó.
4. CỦNG CỐ: Tìm một vài từ ngữ ở địa phương khác mà em biết?
5. DẶN DÒ: 
 -Soạn bài : ÔN tâp tiếng Việt lớp 9, theo các câu hỏi ở SGK. 
IV.RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan27 tiet 133.doc