Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 155: Kiểm tra văn (phần truyện)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 155: Kiểm tra văn (phần truyện)

 1. Mục tiêu.

 a. Kiến thức.

- Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức các tác phẩm truyện VN hiện đại ở lớp 9.

b. Kĩ năng.

 - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tóm tắt truyện, phân tích tác phẩm truyện.

 c. Thái độ.

 - Giáo dục học sinh ý thức học tập nghiêm túc bộ môn.

 2. Nội dung đề kiểm tra.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 155: Kiểm tra văn (phần truyện)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/4/2013
Ngày giảng 9bc: 13/4/2013
	TIẾT 155 KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)
	1. Mục tiêu.
	a. Kiến thức.
- Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức các tác phẩm truyện VN hiện đại ở lớp 9.
b. Kĩ năng.
	- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tóm tắt truyện, phân tích tác phẩm truyện.
	c. Thái độ.
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập nghiêm túc bộ môn.
	2. Nội dung đề kiểm tra.
	a. Ma trận
 Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
-Tác giả, tác phẩm truyện hiện đại 
Nhớ tên tác giả ứng với TP
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
S-điểm: 0,5đ
100%
S câu:1
Số đ 0,5đ 
5%
 Nội dung các tác phẩm truyện hiện đại 
 Xác định ngôi kể.
Xác định nội dung cơ bản của t/p truyện
Hiểu được giá trị ND của t/p truyện
 Giải thích một số nội dung liên quan của t/p truyện
Phân tích nhân vật
của t/p truyện 
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số đ: 0,5
.5,6%
Số câu:1
S-đ: 2
22,2%
Số câu:3
Số điểm: 1,5
16,7%
Số câu:1
Số điểm:2
22,2%
Số câu:1
S-đ: 3
.33,3%
S câu:7
S đ: 9
90% 
 Nghệ thuật các tác phẩm truyện hiện đại 
Giải thích các biện pháp nghệ thuật trong truyện
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
.
Số câu:1
Số điểm: 0,5
100%
Sốcâu:1
Sđ:0,5
 5% 
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
1đ
10% 
1
2đ
20%
4
2đ
20%
1
2
20%
1
3
30%
9
10
100%
	b. Đề bài
 I- Trắc nghiệm: 3đ (6 câu) 
-Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng
1/ Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác truyện ngắn Bến quê?
 A-Tô Hoài, sau 1975 B- Nguyễn Khải, 1954-1975
 C- Nguyễn Minh Châu, trước 1975 D-Nguyễn Minh Châu , sau 1975
 2/ Ngôi kể của truyện Những ngôi sao xa xôi giống với tác phẩm nào sau đây?
A-Bến quê B-Làng C-Cố hương D-Lặng lẽ Sa Pa.
3/ Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim “ . Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật này? 
(Chiếc lược ngà)
 A- Xúc động , nghẹn ngào B- Đau đơn đến tột cùng
 C- Sung sướng đến khó tả D-Giận dữ, phẫn uất
	4. Câu văn: “Không, bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư dưới Sa Pa.... cho thấy nét đẹp nào của anh thanh niên?
 	 A. Dũng cảm, gan dạ B. Chăm chỉ, cần cù
 	C. Khiêm tốn, thành thực. D. Cởi mở, hào phóng.
	5. Tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được sáng tác vào giai đoạn lịch sử nào?
 A. Thời kì kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì kháng chiến chống Mỹ
 C. Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. C. Thời kì sau 1975. 
6/ Mục đích của việc ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì? (truyện Làng)
Để tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình.
Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện.
Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ.
Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông.
II- Tự luận: 7đ (3 câu)
 1. Nêu những tình huống đặc sắc của truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.(2đ)
 2. Giải thích nhan đề truyện ngắn Bến Quê? (2đ)
3. Phân tích những đặc điểm nổi bật của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi , từ đó em có suy nghĩ gì về hình ảnh thế hệ trẻ Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ? (3đ)
3. Đáp án - Biểu điểm.
I- Phần trắc nghiệm: 3đ 
1-D ; 2-C ; 3-A ; 4-C ; 5-B ; 6-C
II- Phần tự luận. 7đ 
 1. Nêu những tình huống đặc sắc của truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.(2đ)
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, 8 năm sau ông trở về trong nỗi chờ mong hồi hộp nhưng bé Thu-con anh lại không nhận cha (1đ)
Khi bé Thu nhận cha thì là lúc ông Sáu phải lên đường vào chiến khu chiến đấu (1đ)
 2. Giải thích nhan đề truyện ngắn Bến Quê? (2đ)
 -Bến quê là nơi con người sinh ra , lớn lên, gắn bó với những kỉ niệm đẹp đẽ của đời người.(0,5đ)
 -Bến quê là nơi lưu giữ những giá trị bình dị và đích thực của cuộc đời.(0,5đ)
 -Nhan đề bến quê chứa đựng thông điệp: con người hãy biết trân trọng những giá trị bình dị và đích thực đó là gia đình và quê hương, (1đ)
3. Phân tích nhân vật Phương Định (3đ)
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nét đẹp của nhân vật. (0,5 đ)
b. Thân bài.
-Phân tích những đặc điểm nổi bật của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (2đ)
+Là 1 trong 3 nữ thanh niên xung phong tại trọng điểm trên tuyến đường Tr/Sơn
+Cô gái Hà Nội, xinh đẹp, nhạy cảm , yêu đời (d/chứng) , mộng mơ( D/chứng) 
+Chiến đấu dũng cảm, gan dạ (trong 1 lần phá bom)
+Sống gắn bó yêu thương với đồng đội ( dẫn chứng )
c. Kết bài. 
- Suy nghĩ về hình ảnh thế hệ trẻ Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (0,5đ)
* Bài viết tham khảo
Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống . Truyện ngắn những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sống dậy một thời bom đạn ác liệt trên con đường Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước . Đây là một tác phẩm hay viết về những cô gái thanh niên xung phong có tâm hồn trong sáng lạc quan yêu đời nhưng cũng rất dũng cảm hiên ngang . Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mà tiêu biểu nhất là nhân vật Phương Định
Trước khi vào chiến trường , Phương Định có một cuộc sống bình yên hạnh phúc với người mẹ trên 1 con đường nhỏ ở Hà Nội . Về ngoại hình đây là 1 cô gái đẹp . Cô gái có bím tóc dày mềm , cổ cao kiêu hãnh như đài hoa la kèn . Đôi mắt cô có cái nhìn xa xăm . Đã vậy Phương Định còn có một sở thích rất đáng yêu . Cô hay hát , hát bất kể ngày đêm . Một Phương Định đầy nữ tính hồn nhiên lạc quan 
Như bao thanh niên khác khi chiến trường miền Nam vẫy gọi , cô từ giã gia đình quê hương vào Trường Sơn trở thành cô gái thanh niên xung phong . Công việc của cô quan sát địch ném bom , đo khối lượng đất đá cần phải san lấp , đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom . Từ một cô gái đời thường Phương Định đã trở thành một chiến sĩ dũng cảm , sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ để bảo vệ quê hương , sống có lý tưởng cô đã ý thức việc đánh giặc giữ nước là nhiệm vụ của mọi người trong đó có cô . Cô đã hiểu hiện lòng yêu nước của một thanh niên thời chiến . Khi vào chiến trường , tiếng hát của cô lại ngân vang khi tiếng súng đã lặng yên . Hình như ở nơi Trường Sơn hiểm nguy Phương Định cùng đồng đội đã được rèn luyện ý chí và nghị lực để tô luyện sức mình . Cô đã tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình là cống hiến sức mình cho Tổ quốc . Phương Định kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam :" Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh "." Còn cái lai quần cũng đánh "
Chẳng những thế khí phách của Phương Định còn được thể hiện rất rõ trong 1 lần phá bom . Lúc khởi đầu công việc , Phương Định đã thể hiện một bản năng rất tự nhiên . Phá bom là đối mặt với cái chết , ai mà chẳng sợ . Phương Định cũng thế . Nhưng đằng sau tâm trạng đó cô lại có một niềm tin . Vì cô nghĩ rằng sau lưng mình có ánh mắt của đồng đội đang dội theo :" Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy các ánh mắt chiến sĩ dội theo mình , tôi không sợ nữa tôi không đi khom". Một Phương Định bản lĩnh , hiên nganh dáng khâm phục.Khi bắt tay vào công việc , với từng thao tác thành thạo chuẩn mực của mình cô dùng xẻng đào đất , cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào , châm ngòi , quả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình . Tất cả việc làm này chứng tỏ việc phá bom đối với Phương Định đã trở thành công việc thường ngày . Cô rất bình tĩnh , chủ động đầy khí phách
Trông khi chờ đợi kết quả việc phá bom , cô có nghĩ đến cái chết . Đây cũng là truyện tất yếu đối với người lính . Đối với việc phá bom thì sự sống và cái chết luôn gần kề trong gan tất làm sao biết được . Biết thế mà cô vẫn làm nhiều . Cô có sợ gì sau những suy nghĩ mà cô nghĩ đến kết quả công việc mình làm " Liệu mìn có nổ bom có nổ không . Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai ?" . Phương Định đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao rất đáng quý , cô sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ . Bom nổ , công việc của cô đã hoàn thành nhưng Nho bị thương . Cô khẩn cấp cứu thương cho bạn . Phương Định như 1 cô y tá lành nghề có tình yêu thương đồng đội thắm thiết 
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ , cô trở về cuộc sống bình thường . Cô cũng biết buồn vui trước những tác động của khách quan khi phát hiện cơn mưa đá . Cô cuốn cuồn lên " Mưa đá ! Cha mẹ ơi ! Mưa đá ! " Cô trở về bản chất hồn nhiên ngay thơ . Sau đó là một chuỗi hồi ức sống dậy , cô nhớ về nhà , mẹ , quê hương , những vì sao trên bầu trời thành phố . Cô giành cho tình cảm đó thật nồng ấm . Cái quý nhất của cô là đặt tình nước lên trên tình nhà . 
Với bút pháp miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật,đã làm nên một thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng, không phức tạp. Cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái đẹp, trong sáng, cao thượng. Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ cứu nước , dũng cảm kiên cường bất khuất cũng đầy mơ mộng , hồn nhiên . Cô và đồng đội là những con người " sẽ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dạy tương lại.
c. Củng cố.
- GV thu bài nhận xét giờ kiểm tra.
d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
- Ôn lại các kiến thức đã học về phần truyện.
- Chuẩn bị bài Con chó Bấc.
4. Nhận xét sau tiết dạy.
* Nội dung:
* Phương pháp:
* Thời gian:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 155.doc