Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 23: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 23: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc hoàng đế Quang Trung- Nguyễn Huệ trong chiến công hiểm hách phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược Tôn Sĩ Nghị và số phận thê thảm nhục nhã của bọn vua quan bán nước hại dân. Hiểu được sơ bộ về thể loại, đánh giá giá trị của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự hào và lòng kính yêu những vị anh hùng dân tộc.

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tác phẩm Hoàng Lê thống nhất chí; sơ đồ trận đánh đồn Hạ Hồi, Ngọc Hồi.

2. Học sinh: Đọc bài trước. Tìm hiểu kĩ phần chú thích, bố cục và về Hình ảnh của Quang Trung- Nguyễn Huệ.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 23: Hoàng Lê Nhất Thống Chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:23
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 (Ngô Gia văn phái)
ND: 
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc hoàng đế Quang Trung- Nguyễn Huệ trong chiến công hiểm hách phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược Tôn Sĩ Nghị và số phận thê thảm nhục nhã của bọn vua quan bán nước hại dân. Hiểu được sơ bộ về thể loại, đánh giá giá trị của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự hào và lòng kính yêu những vị anh hùng dân tộc.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tác phẩm Hoàng Lê thống nhất chí; sơ đồ trận đánh đồn Hạ Hồi, Ngọc Hồi.
2. Học sinh: Đọc bài trước. Tìm hiểu kĩ phần chú thích, bố cục và về Hình ảnh của Quang Trung- Nguyễn Huệ.
III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm.
IV/ Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: Điểm danh: 9A3: / ; 9A4: / 
Kiểm tra bài cũ:
 _ Nhận định nào nói đúng nhất về nghệ thuật thể hiện thói ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa Trịnh?
Đưa ra các việc cụ thể khách quan.
Sử dụng biện pháp liệt kê và miêu tả tỉ mỉ một số sự kiện tiêu biểu.
Không xen lời bình của tác giả.
Cả A, B, C đều đúng.
 _ Nêu nội dung chính của văn bản” Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”?
Phản ánh cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh.
Nhận xét chấm điểm.
 3. Bài mới:
 a)Giới thiệu bài:
 b)Hướng dẫn bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
_ GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
 Đọc diễn cảm phân biệt lời đối thoại và lời tự sự .
_ Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
_ Nhận xét chấm điểm.
_ Tóm tắt ngắn gọn vài nét về tác giả?
_ Tập thể tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì
ở Hà Tây. Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
_ Nêu xuất xứ của văn bản?
_ Trích hồi thứ 14.
- Hỏi HS về nghĩa của một số từ cơ bản. 
_ Văn bản này chúng ta có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
_ Phần 1: “Nhắc lại 1788”: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân ra Bắc dẹp giặc.
Phần 2: “Vua  vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiền thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
Phần 3: Còn lại: Sư ïđại bại của quân tướng Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
_ Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi vào thời gian nào?
_ Ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).
_ Nhằm mục đích gì?
_ Để giữ yên lòng dân. 
_ Ngay sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Quang Trung đã làm gì?
_ Cho HS thảo luận trong 4 phút.
 Gọi HS trình bày.
 Nhận xét sửa chữa.
_ Em có nhận xét gì về lời phủ dụ quân bính ở Nghệ An của Quang Trung?
_ Khẳng định chủ quyền của dận tộc ta, lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, nêu bật giã tâm của giặc, nhắc lại truyền thống chống giặc của dân tộc ta từ xưa, kêu gọi lính “đồng tâm hiệp lực”, ra kỉ luật nghiêm.
_ Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn mà từ phong phú sâu xa, kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.
* Giáo dục HS ý thức chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
_ Nguyễn Huệ đã xử lí các tướng Sở và Lân ở Tam Điệp như thế nào ?
_ Hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đúng việc.
_ Những chi tiết trên cho ta biết vua Quang Trung là người như thế nào?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
 a. Tác giả:
 b. Tác phẩm:
 c. Từ khó:
 3. Bố cục:
II.Tìm hiểu văn bản:
 1. Hình ảnh Nguyễn Huệ- Quang Trung:
Tự mình đốc suất đại binh.
Tuyển mộ quân lính.
Duyệt binh ở Nghệ An.
Sinh hoạt với binh lính,thưởng phạt nghiêm minh.
 Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. 
4/ Củng cố và luyện tập:
 _ Tên tác phẩm “Hoàng Lê thống nhất” chí có nghĩa là gì?
 A. Vua Lê thống nhất đất nước.
 B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
 C. Ghi chép về việc vua Lê thống nhất đất nước.
 D. Ý chí trước sau như một của vua Lê.
 _ Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của hồi thứ 14?
 A. Ca ngợi hình tượng người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ.
 B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
 C. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống .
 D. Cả A,B,C đều đúng.
5/ Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Tóm tắt nội dung chính của hồi thứ 14?
 - Chuẩn bị bài tiết sau: tìm hiểu sự thất bại thảm hại của bọn cướp nướcvà bán nước.
V- Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23.doc