Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 30: Trả bài tập làm văn số 1

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 30: Trả bài tập làm văn số 1

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức về văn thuyết minh. Thấy được những ưu khuyết điểm trong bài văn của mình để phát huy những ưu điểm và sửa chữa những khuyết điểm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, dùng từ, viết câu chính xác.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức thuyết minh một vấn đề sáng rõ, có sử dụng yếu tố nghê thuật.

II/ Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Đoạn văn, bài văn hay, bài cần nhận xét.

 2. Học sinh: Xem lại đề bài và lập dàn ý cho đề số 1.

III/ Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, gợi tìm.

IV/ Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: Điểm danh: 9A1: / ; 9A2: / .

2. Kiểm tra bài cũ:

 _ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 30: Trả bài tập làm văn số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:30
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
ND: 
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức về văn thuyết minh. Thấy được những ưu khuyết điểm trong bài văn của mình để phát huy những ưu điểm và sửa chữa những khuyết điểm.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, dùng từ, viết câu chính xác.
Thái độ: Giáo dục HS ý thức thuyết minh một vấn đề sáng rõ, có sử dụng yếu tố nghê thuật.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Đoạn văn, bài văn hay, bài cầân nhận xét. 
 2. Học sinh: Xem lại đề bài và lập dàn ý cho đề số 1. 
III/ Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, gợi tìm.
IV/ Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: Điểm danh: 9A1: / ; 9A2: / .
Kiểm tra bài cũ:
 _ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới:
 a)Giới thiệu bài: 
 b)Hướng dẫn bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
_ Cho HS nhắc lại đề bài, GV ghi đề lên bảng.
Hđ2: Hướng dẫn tìm hiểu đề.
_ Đề bài này thuộc thể loại nào?
_ Yêu cầu của đề bài là gì?
Hđ3: Nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm của HS.
_ Ưu điểm:
+ Một số em thuyết minh làm rõ đặc điểm củacây Cau, ý liên kết khá chặt chẽ, có sử dụng yếu tố miêu tả.
+ Trình bày bố cục rõ ràng, sạch đẹp. 
 - GV cho HS đọc bài hay ,đoạn hay( Thông, Phương)
_ Khuyết điểm:
 + Nhiều em nói chưa rõ đặc điểm của vấn đề cần thuyết minh ,chưa nắm vững thể loại (kể chuyện), chưa kết hợp các yếu tố miêu tả vànghệ thuật ,chưa TM đầy đủcác công dụng của cây cau.Ý văn còn lủng củng.Một số em thuyết minh quá sơ sài, không làm rõ được vấn đề.
+ Trình bày bố cục không ro õràng, chữ viết cẩu thả, khó đọc, còn viết tắt, viết số.
 - GV cho HS đọc bài dở (Qui, phi, Lắm)
Hđ4:Công bố kết quả.
9a1: 9a2:
Hđ5: Trả bài cho HS.
Hđ6: Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý.
_ Phần mở bài em sẽ làm như thế nào?
_ Phần thân bài em cần nêu những ý gì?
- GV chia nhóm cho HS thảo luận
- Nhóm 1: chuẩn bị phần mở bài
-Nhóm 2,3 chuẩn bị phần thân bài
-Nhóm4: chuẩn bị phần kết bài
- Hs thảo luận trong 5’ theo nhóm
- GV gọi Hs đại diện trình bày
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau
 _ Phần kết bài ta làm như thế nào?
Hđ7: Hướng dẫn HS sửa lỗi. 
_ GV ghi các lỗi sai của HS trong bảng phụ. Treo bảng.
 Gọi HS lên bảng sửa lại cho đúng. 
 Giáo dục HS ý thức viết đúng chính 
tả.
_ GV ghi các câu sai của HS lên bảng.
 Gọi HS nêu chỗ sai và lên bảng sửa lại cho đúng.
 Cho HS sửa vào vở bài tập.
 Giáo dục HS ý thức diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác.
 _GV nhận xét các lỗi diễn đạt các ý trong đoạn rời rạc, chưa có sự liên kết về nội dung và hình thức.
 Chưa chấm câu, ít sử dụng dấu câu.
 - GV gọi HS đứng tại chỗ sửa lại.
Đề bài:
 Thuyết minh về một loài cây: Cây cau
 2. Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: Văn thuyết minh.
 - Yêu cầu: Thuyết minh về cây cau
3. Nhận xét:
Ưu điểm:
 - Nội dung:
 - Hình thức:
Khuyết điểm:
 - Nội dung:
 - Hình thức:
4. Công bố kết quả:
5. Trả bài :
6. Xây dựng dàn ý:
 a) Mở bài: Giới thiệu chung về cây cau trong đời sống văn hóa của con người
 b..Thân bài: Thuyết minh về cây cau.
 - Hình ảnh và đặc điểm của cây cau .
 - Công dụng và tính chất của cây cau..
 +Cau có nhiều công dụng trong đời sống 
. + Là vật thờ cúng tổ tiên của người Việt .
 +Biểu hiện của hạnh phúc lứa đôi.
 c.Kết bài:
 - Ý nghĩa của cây cau đối với đời sống người Việt .
 - Có ý thức bảo vệ và lưu giữ loài cây mang bản sắc dân tộc này. 
7. Sửa lỗi:
 a.Nội dung :
 - Diễn đạt kém, dùng từ chưa chuẩn xác.
 - Trình bày các ý chưa mạch lạc còn lộn xộn.( Tùy hứng)
 - Lặp ý nhiều, nghiêng về kể chuyện, chưa kết hợp yếu tố miêu tả và nghệ thuật.
b, Hình thức:
. – Bố cục chưa rõ ràng lộn xộn giữa mở bài và thân bài
Chữ viết xấu khó đọc, viết hoa tùy tiện , viết tắt viết số.
Sai chính tả quá nhiểu
 + Cao - cau .
+Tào lá – Tàu lá.
+Đặt sắt – Đặc sắc.
4/ Củng cố và luyện tập:
 _ Nhắc lại dàn ý chung của bài văn thuyết minh?
 _ Mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề cần thuyết minh.
 Thân bài: Nêu đặc điểm, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản
 Kết bài: Nhận xét, đánh giá chung về đối tượng.
(Nêu vị trí của đôùi tượng trong đời sống.)
 _ Khi làm bài, các em thường hay mắc những lỗi nào?
 _ Lỗi chính tả, dùng từ, lỗi diễn đạt.
Giáo dục HS ý thức viết đúng chính tả, dùng từ viết câu chính xác, diễn đạt mạch lạc.
5/ Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Xem lại dàn ý của bài văn.
 - Đọc tham khảo những bài văn hay.
 - Chuẩn bị bài tiết sau: “ Mã Giám Sinh mua Kiều”. 
 +Đọc văn bản, tìm hiểu phần chú thích,
 + Trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản,
 + Tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 30.doc