Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 44: Tổng kết về từ vựng

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 44: Tổng kết về từ vựng

1. MỤC TIÊU

 1.1.Kiến thức: Củng cố một số khái niệm về từ vựng trong chương trình Ngữ Văn THCS.

 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa và biết vận dụng các kiến thức đã học.

 1.3 Thái độ:

- Ý thức sử dụng từ ngữ hợp lý trong giao tiếp.

 - Giáo dục HS kỹ năng sống: kỹ năng giao tiếp, ra quyết định lựa chọn.

2. TRỌNG TÂM

- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng.

- Vận dụng các kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 44: Tổng kết về từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 9 - Tiết: 44
Tuần: 9
 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TT)
1. MỤC TIÊU
 1.1.Kiến thức: Củng cố một số khái niệm về từ vựng trong chương trình Ngữ Văn THCS.
 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa và biết vận dụng các kiến thức đã học.
 1.3 Thái độ: 
- Ýù thức sử dụng từ ngữ hợp lý trong giao tiếp.
	- Giáo dục HS kỹ năng sống: kỹ năng giao tiếp, ra quyết định lựa chọn.
2. TRỌNG TÂM
- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng.
- Vận dụng các kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: bảng phụ ghi khái niệm
 3.2. Học sinh: chuẩn bị bài 
4. TIẾN TRÌNH
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2. Kiểm tra miệng: 
 - Thế nào là từ đơn? Từ phức? ( 3 đ)
 + Từ đơn: Từ chỉ gồm 1 tiếng.
 + Từ phức: Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng.
 - Hãy xếp các từ sau đây vào 2 ô: Từ ghép -Từ láy cho thích hợp: Tươi tốt, khô héo, xinh đẹp, xấu xí, mênh mông, nhỏ bé, đưa đón, xa xôi, lấp lánh, xa xa.( 4 đ)
 => Sắp xếp đúng vào 2 cột (Nếu sai mỗi từ -0,25đ)
 - Thành ngữ là gì? à Ngữ cố định biểu thị khái niệm. ( 3 đ)
 - Kiểm tra tập soạn bài.
 4.3. Bài mới: 
Hoạt động của học sinh và giáo viên
Nội dung bài học
 Hoạt động1: Vào bài
 Ở tiết trước, các em đã ôn tập một số kiến thức về từ vựng trong chương trình THCS. Tiết học này, cô trò chúng ta tiếp tục ơn: từ đồng âm ... trường từ vựng.
Hoạt động2: Ôân lại các khái niệm về từ đồng âm.
- Phát vấn, gợi mở.
* Thế nào là từ đồng âm?
- Gọi học sinh đọc bài tập 2:
* Trường hợp nào có hiện tượng nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng đồng âm? Vì sao?
--> a. Hiện tượng từ nhiều nghĩa. Vì từ “lá” trong “lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”.
b. Có hiện tượng đồng âm vì 2 từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa của từ “đường” trong “đường ra trận” không có mối liên hệ nào với nghĩa của từ “đường” trong “ngọt như đường”.Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.
(Tổ 1 thực hiện phần I)
 Hoạt động 3: Ôân lại khái niệm từ đồng nghĩa.
* Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Gọi học sinh đọc bài tập 2/SGK trang 125.
* Chọn cách hiểu đúng? ( chọn d )
- Gọi học sinh đọc bài tập 3 và cho biết dựa trên cơ sở nào từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”.
+ Xuân: Chỉ 1 mùa trong năm.( Tương ứng cho 1 tuổi)à Hoán dụ(Lấy bộ phậnà toàn thể)
(Tổ 2 thực hiện phần II).
Hoạt động 4:Tìm hiểu về từ trái nghĩa.
 * Thế nào là từ trái nghĩa?
- Gọi học sinh đọc bài tập 2. 
* Xác định cặp từ trái nghĩa bài tập 2/SGK/125?
- Học sinh đọc bài 3*
--> Hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau; khẳng định cái này nghĩa là phủ định cái kia; thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá.
--> Hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia; có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như: rất, hơi, quá, lắm.
Hoạt động 5: Ôân lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Học sinh đọc câu 1.
* Cho biết khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
- Gọi học sinh điền vào chỗ trống bài tập 2/SGK /126.
(Tổ 3 thực hiện phần II và IV)
Hoạt động 6: Ôân tập trường từ vựng
* Thế nào là trường từ vựng?
- Gọi học sinh đọc bài tập 2/SGK /126.Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích?
I.Từ đồng âm:
1. Khái niệm: Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
 2. Hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng từ đồng âm:
 a. Lá phổi: hiện tượng từ nhiều nghĩa.
 b. Đường (đường ra trận) đồng âm đường (ngọt như đường).
II.Từ đồng nghĩa:
 1. Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
 2. Chọn d
 3.Xuân: Chỉ 1 mùa trong năm.
( Tương ứng cho 1 tuổi)à Hoán dụ (Lấy bộ phậnà toàn thể).
III.Từ trái nghĩa:
 1. Từ trái nghĩa: là từ có nghĩa trái ngược nhau.
 2. Cặp từ trái nghĩa:
 Xấu: trái nghĩa đẹp, xa: trái nghĩa gần, rộng: trái nghĩa với hẹp.
 3. Cặp từ trái nghĩa:
 - Nhóm sống-chết: chẵn- lẻ, chiến tranh - hòa bình (lưỡng phân).
 - Nhóm già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo ( thang độ).
IV.Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
1. Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
V.Trường từ vựng:
 1.Trường từ vựng: là tập hợp của nhiều từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 2.Từ: tắm, bể: cùng trường nghĩa làm tăng tính biểu cảm của câu văn, do đó sức tố cáo thực dân Pháp mạnh hơn.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố : GV nhận xét việc nắm vững kiến thức của HS bằng cách nêu các khái niệm về từ đồng âm ... trường từ vựng.
4.5. Hướng dẫn HS tự học: 
* Đối với bài học ở tiết này: 
 - Nắm chắc các khái niệm.
 - Tìm thêm một số ví dụ minh họa cho các bài tập.
 - Xem các khái niệm và bài tập đã sửa chữa; hoàn chỉnh các bài tập
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Trả bài viết số 2
- Xem lại đề bài
	- Tìm đọc bài văn mẫu
	- Lập dàn ý
 5. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Phương pháp :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44.doc