Giáo án Ngữ văn lớp 9 – Trường THCS Tiên Lục

Giáo án Ngữ văn lớp 9 – Trường THCS Tiên Lục

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

* Giúp HS :

- Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh – Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng họp tập, rèn luỵện theo gương Bác.

- Có kĩ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức.

2.KTBC : Sách, vở, bài soạn của HS.

3. Bài mới.

 * Giới thiệu bài.

 * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.

* Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.

 

doc 346 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 – Trường THCS Tiên Lục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20 / 8 / 2008
Ngày giảng : 25/ 8 
Tiết 1, 2 - Văn bản Phong cách Hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà )
a. mục tiêu Cần đạt.
* Giúp HS : 
- Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh – Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng họp tập, rèn luỵện theo gương Bác.
- Có kĩ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng.
B.Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2.KTBC : Sách, vở, bài soạn của HS.
3. Bài mới.
 * Giới thiệu bài.
 * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
I. Đọc, chú thích.
* Hoạt động cá nhân. 
H: Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc kiểu văn bản nào ?
-> Văn bản nhật dụng.
1. Đọc
H: ND mà văn bản đề cập đến là gì ?
-> Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- GV: Văn bản này thuộc chủ đề sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 
H: Hãy nêu cách đọc văn bản ?
-> Đọc đúng, diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
- GV đọc mẫu
- 2 HS đọc -> nhận xét.
2. Chú thích 
H: Hãy giới thiệu về tác giả Lê Anh Trà ?
-> Giới thiệu về tác giả 
a. Tác giả : Lê Anh Trà
H: Nêu xuất xứ của văn bản?
- Phát biểu.
b. Tác phẩm :
- Trích trong “ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
H: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10 ?
-> Tìm hiểu các chú thích giáo viên đã hướng dẫn.
c. Từ khó : sgk
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản.
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
- Theo dõi sgk -> phát hiện 
- P1 ( Từ đầu ...” rất hiện đại” ) : Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
- P2 (còn lại) : Nét đẹp trong lối sống HCM.
H: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ?
-Phát hiện ( dựa vào sgk) 
- Trong cuộc đời hoạt động CM, HCM đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.
1. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
H: Để có được vốn tri thức sâu rộng ấy, Người đã làm những gì?
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Qua công việc mà học hỏi.
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
H: Động lực nào đã giúp Người tiếp thu vốn tri thức của nhân loại ?
- Ham hiểu biết, học hỏi, tự tôn dân tộc.
- Những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc dân tộcTrở thành một nhân cách Việt Nam
H: Em hiểu như thế nào về sự “nhào nặn” của nguồn văn hoá quốc tế và văn hoá dân tộc của Bác? 
- Đó là sự đan xen kết hợp bổ sung sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá trong tri thức văn hoá HCM.
H: Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh ? 
* Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá ở HCM: biết thừa kế và phát triển các giá trị văn hoá.
-Thảo luận -> phát biểu
-> HCM tiếp thu tinh hoa văn hoá dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
H: Theo dõi phần hai, nêu nội dung chính ?
- Phát biểu nội dung chính
2. Nét đẹp trong nối sống Hồ Chí Minh.
H: ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch CHM có lối sống như thế nào?
- Suy nghĩ -> trả lời.
- Nơi ở, nơi làm việc: nhà sàn...
- Trang phục: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Tư trang: vài chiếc va li con.
- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối cháo hoa
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về lối sống của Bác ? Tác dụng ?
- Nghệ thuật: đối lập -làm nổi bật vẻ đẹp trong lối sống của Bác.
-> Giản dị và thanh cao.
H: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ?
-> Đây không phải lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo cũng không phải tự thần thánh hoá làm cho khác người - Đây là lối sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
H: Em đã học văn bản nào nói về lối sống giản dị của Bác ? Kể thêm một vài câu chuyện về lối sống giản dị của Bác?
- “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
H: ở phần cuối văn bản, tác giả đã so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo em có điểm gì giống và khác giữa lối sống của Bác và các vị hiền triết ?
- Thảo luận - trả lời.
+ Giống: Giản dị, thanh cao.
+ Khác: Bác gắn bó chia sẻ khó khăn cùng nhân dân, cùng CM.
* Lối sống của Bác rất dân tộc, rất Việt Nam tạo ra phong cách HCM.
H: Từ việc tìm hiểu văn bản “Phong cách HCM”, hãy nêu nội dung v/b ?
- Nhận xét khái quát.
-> Vẻ đẹp của phong cách HCM – sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
* Ghi nhớ: sgk/8
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM ?
+ Kết hợp giữa kể chuyện và bình luận.
+ Sử dụng nghệ thuật đối lập
H: Trong cuộc sống hiện đại, VH trong thời kì hội nhập, tấm gương của Bác gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Rút ra ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ.
H: Nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có VH ?
-> HS tự bộc lộ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
III. Luyện tập.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập ( bảng phụ )
- Làm bài tập trắc nghiệm -> nhận xét .
* Bài tập củng cố :
* Bài tập củng cố :Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng.
ý nào nói đúng nhất đặc điểm cốt lõi của phong cách HCM được nêu trong bài viết?
Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
Có sự thừa kế vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa.
Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới.
Trong bài viết, để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM, tác giả đã không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Kết hợp giữa kể và bình luận.	c. Sự dụng phép nói quá.
Sự dụng phép đối lập.	d. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt.
* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 
 - Hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản.
 - Sưu tầm những mẩu chuyện về Bác.
 - Chuẩn bị tiết “ Các phương châm hội thoại” : tìm hiểu VD – sgk.
* Tự rút kinh nghiệm. 
.
Ngày soạn 24 /8 /2008
Ngày giảng 28/8
Tiết 3 : Các phương châm hội thoại.
A. Mục tiêu cần đạt.
* Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Vai xã hội là gì ? Xác định vai xã hội của An và Ba trong đoạn đối thoại (sgk/8) 
* Kể lại chuyện “Lợn cưới, áo mới” ? Xác định lời của các nhân vật trong truyện ?
3. Bài mới.
 * Giới thiệu bài.
 * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
* Hoạt động 1: H/dẫn hs tìm hiểu ph/châm về lượng.
I. Phương châm về lượng.
- GV: treo bảng phụ.
- Đọc ví dụ.
* Ví dụ 1.
H: Hãy giải thích nghĩa của từ “bơi” (trong văn cảnh ) ?
-> Suy nghĩ -> trả lời.
H: Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều An muốn biết không ? Vì sao ?
- Câu trả lời không mang lại nội dung An muốn biết vì trong nghĩa của từ “bơi” đã có “ở dưới nước”. 
H: Theo em bạn Ba cần trả lời như thế nào?
- Nói rõ địa điểm cụ thể
* Nhận xét
H: Từ đó em rút ra bài học gì về giao tiếp?
- Rút ra nhận xét.
- Cần nói rõ nội dung, không nên ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
*Y/c HS đọc vd2
- Đọc ví dụ 2.
* Ví dụ 2.
H: Vì sao truyện lại gây cười? 
- Vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói..
H: Hai nhân vật đó chỉ cần hỏi và trả lời như thế nào?
- Anh có “lợn cưới”: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
- Anh có “áo mới”: Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
H: Từ câu chuyện cười em hãy cho biết khi giao tiếp ta cần tuân thủ yêu cầu gì?
- Nhận xét
- Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
H: Từ hai tình huống giao tiếp trên em rút ra nhận xét gì? 
- Khái quát lại bài học.
* Y/c hs đọc ghi nhớ
- Đọc .
* Ghi nhớ: sgk / 9.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 trang 9.
* Vận dụng ph/châm về lượng phân tích lỗi (làm miệng).
a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”.
b. Thừa cụm từ “có hai cánh”.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu ph/châm về chất.
II. Phương châm về chất.
* Treo ví dụ (bảng phụ). 
- HS đọc ví dụ.
* Ví dụ.
H: Truyện “Quả bí khổng lồ” phê phán điều gì?
- Phê phán tính nói khoác.
H: “Nói khoác” là nói như thế nào?
- Nói không đúng sự thật.
* Nhận xét 
H: Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- HS rút ra nhận xét .
- Đừng nói những điều mình không tin là đúng sự thật.
- Đưa tình huống.
- Nghe, xác định.
H: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em trả lời với thầy cô là “bạn ấy nghỉ học vì ốm” có nên không?
-> không nên..
H: Khi giao tiếp cần chú ý điều gì?
- Rút ra nhận xét.
- Đừng nói những điều mình không có bằng chứng xác thực.
H: Từ hai tình huống trên em rút ra yêu cầu gì trong giao tiếp?
-> Khái quát.
- Đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: sgk/10.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
III. Luyện tập.
* Y/c hs đọc bt
- Đọc yêu cầu bài tập 2 .
* Bài tập 2 / 11.
H: Hãy chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
- Lên bảng làm bài.
- Nhận xét
a. Nói có sách, mách có chứng.
b. Nói dối.
c. Nói mò.
d. Nói nhăng nói cuội.
- Những từ ngữ này chỉ cách nói tuân thủ hoặc vi phạm ph/châm về chất.
H: Các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến một phương châm hội thoại: Đó là phương châm hội thoại nào?
- Trả lời.
- Đọc y/c bài tập 4/11 sgk.
* Bài tập 4 / 11.
- GV chia lớp thành hai nhóm.
- GV đưa đáp án.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài, làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập củng cố.
- Nhóm 1: Phần a.
- Nhóm 2: Phần b.
-> Thảo luận -> Trình bày.
- HS đối chiếu đáp án và nhận xét.
- HS lên bảng, làm bài, nhận xét .
- HS lên bảng làm bài ( bảng phụ ) 
-> nhận xét.
a. Để đảm bảo phương châm về chất, người nói phải dùng cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết tính xác thực của thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b. Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói dùng cách nói đó nhằm báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung cũ là do chủ ý của người nói.
* Bài tập bổ sung :
Xây dựng một đoạn hội thoại (gồm hai cặp thoại) trong đó phải đảm bảo phương châm về chất, lượng.
* Bài tập củng cố : Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng cho câu hỏi sau:
 Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại?
 a. Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
 b. Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
 c. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
 4. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 
 - Làm bài tập 3,5 / 11 ( Bài 5 cần đọc kĩ yêu cầu -> giải thích nghĩa TN )
Chuẩn bị tiết “ Sử dụng một số biện pháp NT trong văn bản thuyết minh” : đọc VD và trả lời câu hỏi s ... n"
Soạn:
Giảng:
Tiết 145:Biên bản
A - Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh
- Hiểu các yêu cầu của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
- Nắm được cách viết 1 biên bản
B - Chuẩn bị đồ dùng
- Một số biên bản
C - Các bước lên lớp
I - ổn định tổ chức 
II - Kiểm tra bài cũ
III - Nội dung bài mới
1/. Vào bài
2/. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của biên bản
I - Đặc điểm của biên bản
H: Yêu cầu học sinh đọc 2 biên bản trong SGK/123,124
H: Mục đích của 2 biên bản này là gì? (Viết biên bản trên để làm gì?)
H: Theo em biên bản phải đạt những yêu cầu gì? về hình thức? Về nội dung (số lưu, sự kiện, ghi chép như thế nào? có suy diễn chủ quan không? Lời văn)
- Học sinh đọc
- Ghi lại những sự việc đang xảy ra hoặc đã xảy ra.
+ Biên bản sinh hoạt dài
+ Biên bản trả lại giấy tờ
- Ghi chép phải trung thực, chính xác, đầy đủ sự việc, không suy diễn chủ quan, lời văn phải ngắn gọn, chính xác.
- Hình thức: Tuỳ nội dung của từng việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau.
- Biên bản hội nghị, sự vụ
1/. Đọc biên bản
2/. Nhận xét
H: Biên bản là gì? Em đã gặp những biên bản nào?
- Học sinh trả lời ghi nhớ sgk
3/. Ghi nhớ sgk
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh cách viết biên bản.
H: Đọc lại các biên bản ở phần I và trả lời các câu hỏi 
- Học sinh đọc
II - Cách viết biên bản
H: Những biên bản trên nhất thiết phải có những phần nào?
H: Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên biên bản được viết như thế nào?
H: Phần nội dung biên bản gồm những nội dung nào? Nhận xét cách ghi những nội dung trong biên bản
- Bố cục: + Phần mở đầu
 + Phần nội dung
 + Phần kết thúc
- Phần mở đầu: Ghi tên quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, địa điểm, thời gian, thành phần tham dự và chức trách của họ.
- Phần thân bài (Nội dung).
- Diễn biến và kết quả của sự việc, ghi một cách ngắn gọn chính xác.
H: Phần kết thúc biên bản có những mục nào?
- Phần kết thúc
- Thời gian kết thúc, họ tên và chữ ký của các thành viên có trách nhiệm chính văn bản hoặc hiện vật kèm theo (Nếu có)
H: Lời văn ghi biên bản phải như thế nào?
- Ngắn gọn, chính xác
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
H: Theo em, em sẽ lựa chọn trường hợp nào? (Tại sao lại là những trường hợp ấy)
H: Hãy ghi lại phần mở đầu các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS HCM (Học sinh tự làm).
III - Luyện tập.
1/. Bài tập 1: Hãy lựa chọn những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp a, b, c.
2/. Bài tập 2.
C - Củng cố hướng dẫn về nhà.
- Thế nào là biên bản? Nội dung của biên bản? Các phần của biên bản?
- Làm bài tập 2
- Soạn bài: Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang.
Tuần 30
Bài 29
Mục tiêu chung
- Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật.
- Hệ thống hoá được các kiến thức về từ loại và cụm từ.
- Nắm chắc lí thuyết và biết cách viết biên bản.
- Nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm hợp đồng.
Soạn:
Giảng:
Văn bản: Tiết 146
Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang
(Trích Rô - Bin - Xơn Cru - Xô).
A - Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh: Hiểu sâu, hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô - Bin - Xơn một mình ngoài đảo hoangbộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật.
B - Các bước lên lớp
I - ổn định tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ
Học sinh 1: Tóm tắt nội dung một số truyện ngắn mà em đã học.
Học sinh 2: ở những tác phẩm nào tác giả đã sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc?
III - Các bước lên lớp
1/. Vào bài
2/. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc chú thích
- GV hướng dẫn học sinh đọc
H: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
H: Nêu hoàn cảnh xuất xứ của văn bản? (Văn bản trích trong tiểu thuyết Rô - Bin - Xơn, tiểu thuyết dưới hình thức truyện)
- GV giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- 2 học sinh đọc, học sinh nhận xét.
- Học sinh trả lời
- Học sinh nhận xét, bổ xung
I - Đọc, tìm hiểu chú thích.
1/. Đọc
2/. Chú thích
a) Tác giả
b) Tác phẩm
c) Từ ngữ
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản:
H: Nêu bố cục của văn bản?
- 4 đoạn: 
+ Đoạn 1,2: Trang phục của Rô - Bin - Xơn
+ Đoạn 3: Trang bị của Rô Bin - Xơn
+ Đoạn 4: Diện mạo của Rô - Bin - Xơn
II - Tìm hiểu văn bản
H: Tác giả giới thiệu với độc giả bức chân dung Rô - Bin - Xơn theo trình tự nào?
- Kể về trang phục (Mũ, quần áo, giầy dép) theo trật tự từ trên xuống dưới, sau đó đến những vật dụng mang theo rồi đến bức hoạ gương mặt.
1/. Diện mạo của Rô - Bin - Xơn
H: Trang phục của Rô - Bin - Xơn được tác giả miêu tả như thế nào? Em hãy tìm những chi tiết đó? Phân tích?
H: Em có nhận xét về cách tả khuôn mặt của tác giả?
- Tôi đội 1 chiếc mũ to tướng ... sau gáy
- Tôi mặc một chiếc áo ...
- Quanh người tôi ... của tôi
- Trên bộ mặt ngoài 1 câu nói thoáng qua về nước da, Rô Bin - Xơn chỉ đặc tả về bộ ria mép của chàng, ta không biết gì về các bộ phận khác trên khuôn mặt như mắt, mũi, mồm, tóc tai
a) Trang phục
- Tất cả bằng da dê do người mặc tự tạo rất kỳ cục và ngộ nghĩnh đ mang dáng dấp của người rừng cổ xưa
GV: Điều này một phần do Rô Bin - Xơn muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kỳ khôi và những đồ nghề lỉnh kỉnh mang theo người chàng là chính và 1 phần chính là do truyện kể ở ngôi thứ nhất Rô Bin - Xơn chỉ kể những gì chàng nhìn thấy được
H: Có gì khác thường trong những trang phục này? Em hình dung một dáng vẻ như thế nào?
- Trang phục đều bằng da dê và do người mặc tự tạo rất kỳ cục và ngộ nghĩnh đ bề ngoài không giống người thường, mang dáng dấp của người rừng cổ xưa
H: Vì sao Rô - Bin - Xơn phải tự tạo trang phục cho mình? Việc này cho thấy Rô - Bin - Xơn là người như thế nào? và cuộc sống của Rô - Bin - Xơn ra sao?
- Vì Rô - Bin - Xơn sống sót sau đắm tàu, một mình hàng chục năm trên đảo vì vậy Rô - Bin - Xơn phải lao động sáng tạo và là người không khuất phục trước hoàn cảnh: Có cuộc sống gian khổ, khó khăn.
H: Khi miêu tả diện mạo của Rô - Bin - Xơn tác giả tập trung vào những chi tiết nào? hãy phân tích?
Nước da - râu:
- Nước da đen 1 cách không bình thường.
- Có lúc tôi để mặc cho nó dài đến hơn 1 gang tay, nhưng vì tôi có cả kéo và dao cạo dủ đúng nên tôi cắt đi khá gọn gàng
b) Diện mạo
H: Nước da không nỗi đen cháy là nước da như thế nào?
H: Vì sao Rô - Bin - Xơn lại có nước da đó?
- Đen một cách không bình thường
- Vì cuộc sống RôBinXơn ngoài đảo hoang rất khắc nghiệt và gian khổ
GV: RôBinXơn vốn là người Anh, da trắng. Nhưng sau những năm tháng ở ngoài vùng xđ, RôBinXơn đã mang màu da khác
H: Vì sao có lúc RôBinXơn không cắt râu? Nhưng có lúc lại cắt râu cho mình vì lẽ gì?
- Có lúc bi quan, có thể là chán cuộc sống nhưng có lúc vẫn còn hi vọng sống và muốn sống cho đàng hoàng.
H: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả RôBinXơn tự chăm sóc hàng ria của mình? Điều đó cho thấy cách sống của RôBin - Xơn như thế nào?
H: Qua diện mạo em hiểu gì về cuộ sống và con người của RôBin - Xơn ngoài đảo hoang?
H: Nhận xét gì về giọng điệu trần thuật và miêu tả trong văn bản này?
- Xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng ... phải khiếp sợ
- Lạc quan không đánh mất hi vọng sống trở về
- Hết sức thiếu thố, khó khăn gian khổ đối với một con người đơn độc, chấp nhận và cải tiến hoàn cảnh, lạc quan không tuyệt vọng có ý chí sống mãnh liệt
- Dí dỏm, lạc quan, khôi hài
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
H: Nghệ thuật kể chuyện có gì đặc biệt? Tác dụng của cách kể chuyện này?
- Kể bằng miêu tả kết hợp với biểu cảm
- Giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh, khôi hài
Tác dụng: Vừa vẽ chân dung nhân vật vừa gợi hiện thực cuộc sống và bộc lộ cảm xúc, thái độ của người kể
III - Tổng kết
1/. Nghệ thuật
H: Nêu nội dung của văn bản?
- Cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có 1 mình nơi đảo hoang vùng xđ suốt mười mấy năm ròng rã.
2/. Nội dung
H: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật RôBin - Xơn
IV- Luyện tập
	C - Củng cố hướng dẫn về nhà
	- Làm tiếp phần bài tập
	- Chuẩn bị bài "Tổng kết ngữ pháp"
Soạn:
Giảng:
Tiết 147 + 148
Tổng kết về ngữ pháp
A - Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh
- Hệ thống hoá kiến thức về từ loại bao gồm trong các việc cụ thể sau đây:
+ Thực hành nhận diện 3 từ loại lớn là: Danh từ, động từ, tính từ.
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài tập làm văn.
B - Các bước lên lớp.
I - ổn địn tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ: Kiến thức sự chuẩn bị bài của học sinh
III - Nội dung bài học
1/. Vào bài
2/. Tiến trình tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* Hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức về 3 từ loại: Danh từ, động từ, tính từ.
H: Nhắc lại khái niệm DT, ĐT, TT
H: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ SGK/130
- 3 học sinh trả lời
- Học sinh đọc
I - Từ loại
1/. Xác đinh DT, ĐT, TT
Chú ý các từ in đậm
H: Xác định Danh từ, động từ, tính từ trong các ví dụ?
Danh từ
Động từ
Tính từ
a. Lần
b.
c. Cái lăng lăng
d.
e. Ông giáo
Đọc
Nghĩ ngợi
Phục dịch
Đập
Hay
Đột ngột
Phải, sung sướng
H: Danh từ, động từ, tính từ có khả năng kết hợp với những từ nào?
GV chia lớp thành 2 nhóm
+ Nhóm 1: Cột 1
+ Nhóm 2: Cột 2
+ Nhóm 3: Cột 3
H: Vậy DT, ĐT, TT có thể đứng sau những từ nào?
Học sinh chia làm 3 nhóm
Nhóm 1: Danh từ có thể kết hợp với các từ những, các, một.
Nhóm 2: Động từ có thể kết hợp với hay, đã, vừa
Nhóm 3: Tính từ có thể kết hợp với rất, hỏi, quá.
- Học sinh trả lời
2/. Khả năng kết hợp
Kết hợp phía trước
Từ loại
Kết hợp phía sau
Một, những, các
Đã, rất, vừa, hay
Rất, quá, hỏi
DT
ĐT
TT
Kia, kìa, đó
H: Quan sát, đọc bảng phụ bài tập 4
- Hiện tượng chuyển loại từ
- Học sinh về nhà làm
3/. Hiện tượng chuyển loại từ
H: Các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào? Được dùng từ loại nào?
a) Từ tròn: Tính từ đ động từ
b) Từ lý tưởng: Danh từ đ TT
c) Từ băn khoăn: TT đ DT
* Hoạt động 2: ôn tập về các từ loại khác
H: Ngoài 3 từ loại chính DT, ĐT, TT. Vậy trong Tiếng Việt còn có các từ loại nào khác nữa?
H: Đọc ví dụ SGK, chú ý các từ in đậm?
H: Em hãy xác định các từ loại trên và bảng sau?
- Số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ.
- Học sinh đọc
- Học sinh xác định
II - Các từ loại khác.
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
QHT
Trợ từ
Tình TT
Thán từ
Ba
Năm
Tôi
Bao nhiêu
Bấy nhiêu
Bao giờ
Bấy giờ
Những
ấy
Đâu
Đã 
Mới
Đã Mang
ở
Của
Nhưng
Như
Chỉ
Cả
Ngay
Chi
Hả
Trời ơi
H: Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn? Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào?
Từ "Hình ảnh", "Bao nhiêu". Các từ này thuộc thán từ, đại từ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA ngu van 9(7).doc