Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1, 2, 3, 4 - Bùi Thanh Huệ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1, 2, 3, 4 - Bùi Thanh Huệ

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức

 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt

 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống

b. Kĩ năng sống:

 - Xác định giá trị bản thân: từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách HCM xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách HCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế .

3. Thái độ:

 - Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại,vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn.

 - Giáo dục hs lòng kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Tranh ảnh, tư liệu về Bác, nơi ở và làm việc của Bác.

 - Sách "Bác Hồ-con người-phong cách" Nxb Trẻ-2005.

 - Đọc sgk,sgv, soạn giáo án

 

doc 31 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1, 2, 3, 4 - Bùi Thanh Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01 	Ngày soạn: 18/8/2012
Tiết 1, 2 	Ngày dạy: 20/08/2012 
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức
	- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt
	- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
	- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
	- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
	- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống
b. Kĩ năng sống:
	- Xác định giá trị bản thân: từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách HCM xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách HCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế .
3. Thái độ:
	- Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại,vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn. 
	- Giáo dục hs lòng kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Tranh ảnh, tư liệu về Bác, nơi ở và làm việc của Bác.
 - Sách "Bác Hồ-con người-phong cách" Nxb Trẻ-2005.
 - Đọc sgk,sgv, soạn giáo án
 2. Học sinh: Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
	Giới thiệu chương trình
3. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Khởi động
	“Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” là khẩu hiệu kêu gọi thúc dục mỗi chúng ta rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương đạo đức, cách sống và làm việc của Người. Vậy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?... 
*Hoạt động 2:Sử dụng PPDH thuyết trình, vấn đáp
? Em hãy cho biết tác giả và xuất xứ đoạn trích trên?
(Tác giả là viện trưởng viện văn hoá Việt nam)
GV: Hướng dẫn đoc: Chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm thể hiện sự tôn kính, ngắt ý và nhấn giọng ở từng luận điểm
GV: Đọc đoạn đầu, HS đọc tiếp theo
GV: Nhận xét cách đọc của HS
.? Em hãy xác định kiểu văn bản và PTBĐ chính của VB này?
 (-Văn bản nhật dụng
 -Phương thức nghị luận+ tự sự + miêu tả + thuyết minh)
HS đọc chú thích1/sgk
? Theo dõi nộidung VB, em thấy phong cách của Bác được thể hiện ở những khía cạnh nào?
(Vốn tri thức và lối sống sinh hoạt)
? Với 2 luận điểm đó em hãy phân chia bố cục VB?
(2 phần: Từ đầu -> “rất hiện đại”
 Còn lại)
*Hoạt động 3: Sử dụng PPDH thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
HS đọc lại đoạn 1.
? Vốn tri thức nhân loại đến với Bác trong hoàn cảnh nào?
? Bác đã làm thế nào để tiếp thu được tri thức nhân loại?(Học ngoại ngữ)
? Bác đã học tiếng nước ngoài ntn?
? Em biết những tác phẩm nào của Bác được viết bằng tiếng nước ngoài?
? Nhưng điều đặc biệt quan trọng trong cách tiếp thu của Người là gì?
? “Uyên thâm” nghĩa là sao? (chú thích 3). Chi tiết nào trong bài minh họa cho mức độ đó? ( Em hãy đọc câu văn nêu lên nhận định của tg về trình độ văn hoá đạt mức uyên thâm của HCM? )
? Từ cách tiếp thu trên đã mang lại cho Bác kết quả ntn ?
? Vậy động lực nào giúp Bác học tập để tích luỹ vốn kiến thức sâu rộng đó?
( Bác có nhận thức đúng đắn: Muốn đánh đuổi kẻ thù thì phải biết rõ về chúng, “ Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” -> Muốn vậy thì phải hiểu rõ nền văn hoá của nước đó=> Bác có mục đích rõ ràng về việc tiếp thu văn hoá)
? Em hiểu thế nào là: “ Ảnh hưởng quốc tế nhào nặn với gốc văn hoá dân tộc”?
TIẾT 2
*Hoạt động 4: Sử dụng PPDH thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
? Bằng sự hiểu biết về cuộc đời hoạt động của Bác, em hãy cho biết 2 phần VB trên ứng với thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người ?
(Phần 1:Bác hoạt động ở nước ngoài; Phần 2:Bác làm chủ tịch nước)
? Vẻ đẹp trong lối sống của Bác được tác giả tập trung thể hiện ở những phương diện nào?
? Vậy nơi ở,làm việc, đồ đạc, trang phục và việc ăn uống của Bác được tác giả giới thiệu ra sao?
? Những chi tiết trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học?
(Đức tính giản dị của Bác Hồ-NV7)
GV: Cho HS xem tranh ngôi nhà sàn của Bác
? Em thử hình dung cuộc sống của nguyên thủ quốc gia các nước cùng thời với Bác. Từ đó,em có suy nghĩ gì về lối sống của Người ?
? Chi tiết nào trong lối sống của Người làm cho em cảm động nhất?
? Khi thuyết minh về lối sống của Bác, tác giả đã dùng ngôn ngữ và phương pháp ra sao?
? Lối sống của Bác có gì giống các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm?
? Theo dõi phần cuối VB,tác giả có cảm nhận gì về lối sống của Bác với các vị danh nho xưa?
? Em hiểu thế nào về cảm nhận đó của tác giả?Từ đó, em hãy phát biểu quan niệm của em về lối sống đẹp? (KNS/ PPvấn đáp)
(Lối sống đẹp: Giản dị, tự nhiên, không khác đời, được mọi người thùa nhận)
H.Qua đây, cho biết văn bản thể hiện ý nghĩa gì?
*.Hoạt động 5: Sử dụng PPDH vấn đáp
? Để làm rõ vẻ đẹp trong phong cách HCM, tác giả đã sử dụng những biện pháp NT nào với chi tiết, dẫn chứng ra sao? Em hãy minh hoạ bằng một số chi tiết tiêu biểu?
? Qua những biện pháp NT trên,em cảm nhận được gì về vẻ đẹp phong cách HCM?
HS: Đọc ghi nhớ/sgk
*.Hoạt động 6:Ý nghĩa của việc rèn luyện theo p/c HCM
? Học VB này trong hoàn cảnh đất nước ta đang hội nhập thế giới , mỗi học sinh chúng ta phải học tập và rèn luyện như thế nào?
->Tu dưỡng,rèn luyện phẩm chất đạo đức theo phong cách sống của Bác Hồ. Hòa nhập quốc tế nhưng giữ được bản sắc dân tộc
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả:( Sgk)
 2. Tác phẩm: (Sgk)
 3. Đọc
4. Bố cục:
III.Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại:
-Hoàncảnh:Trên đường hoạt động CM gian truân
- Cách tiếp thu:
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
+Qua công việc lao động mà học hỏi
+Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức uyên thâm 
+Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán cái tiêu cực,hạn chế
- Kết quả:
 -Ảnh hưởng quốc tế nhào nặn trên cái gốc VHDT tạo thành một nhân cách rất VN, rất phương Đông .nhưng rất mới,rất hiện đại
=>Sự thống nhất hài hòa giữa dân tộc và nhân loại
2.Vẻ đẹp trong lối sống của Người :
- Nơi ở,làm việc: Nhà sàn bằng gỗ,vài phòng 
- Đồ đạc:mộc mạc,thô sơ
- Trang phục: Bộ đồ bà ba nâu,áo trấn thủ,đôi dép lốp thô sơ
-Tư trang: Chiếc va li con,vài bộ đồ,vật kỷ niệm
- Bữa ăn đạm bạc:Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà nướng
 ->Từ chỉ số lượng ,phép liệt kê
->Lối sống giản dị,thanh cao,vĩ đại
=>Đây là một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống: Sống giản di, tự nhiên là lối sống đẹp
* Ý nghĩa văn bản:
- Đặt ra vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
IV.Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận
- Vận dụng so sánh, biẹn pháp nghệ thuật đối lập
+Dẫn chứng thơ cổ,từ Hán Việt
-Nội dung: 
 Ghi nhớ /sgk
4. Củng cố: (3 phút)
? Qua việc học tập, tìm hiểu phong cách HCM, em rút ra bài học gì cho bản thân? (hs suy nghĩ trả lời).
	? Tìm một số bài văn, bài thơ viết về vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác.
	GV khắc sâu nội dung và nghệ thuật
5. Dặn dò: (2 phút)
	- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
	- Tìm hiểu 1 số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
	- Chuẩn bị “Phương châm hội thoại.
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần 01	Ngày soạn: 18/08/2012
Tiết 03 	Ngày dạy: /08/2012
Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức
	- Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
	- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể
	- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp
b. Kĩ năng sống:
	-Ra quyết định: lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.
3. Thái độ:
	- Tích cực học tập
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bảng phụ và các ngữ liệu ngoài sgk.
	- Đọc sgk,sgv, soạn giáo án
 2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
	Giới thiệu chương trình phần Tiếng việt
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
*Hoạt động 1. (1') Khởi động
Trong cuộc sống, con người không thể không trao đổi ý kiến với nhau. Trao đổi bằng ngôn ngữ là hội thoại.
	Trong giao tiếp có những quy định mà ai cũng phải tuân theo. Đó là phương châm hội thoại. Vậy có những phương châm hội thoại nào...
*Hoạt động 2. (10') Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
- Cho hs đọc đoạn hội thoại trong mục I1.sgk
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được nội dung mà An muốn biết không? Tại sao?
 Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng được điều An muốn biết vì nó mơ hồ về nghĩa. An muốn biết Ba học bơi ở đâu (địa điểm) chứ không phải An hỏi Ba bơi là gì.
GV có thể cho hs giải thích khái niệm bơi.
Bơi: di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
? Vậy muốn cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì?
 Muốn cho người nghe hiểu thì người nói cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp.
- Cho hs đọc truyện cười "Lợn cưới, áo mới" trong sgk.
? Vì sao truyện này lại gây cười? Hãy chỉ ra 2 yếu tố gây cười của truyện? Lẽ ra phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời?
 HS trao đổi, thảo luận, trả lời:
- Truyện gây cười vì 2 nhân vật đều nói thừa nội dung: khoe lợn cưới khi đi tìm lợn, khoe áo mới khi trả lời người đi tìm lợn.
+ Người hỏi: bỏ chữ cưới.
+ Người trả lời: bỏ ý khoe áo.
? Vậy khi giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì?
 Khi giao tiếp cần nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu.
? Thế nào là phương châm về lượng?
 Khi giao tiếp, nội dung lời nói phải đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu không thừa.
 Cho hs đọc ghi nhớ 1 sgk.
* Hoạt động 3: (10 phút) Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
 Cho hs đọc truyện cười "Qủa bí khổng lồ" trong sgk.
? Truyện này phê phán điều gì?
 Truyện phê phán những người nói khoác, nói sai sự thật.
? Từ sự phê phán, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
 Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.
 Cho hs đọc ghi nhớ 2 sgk.
* Hoạt động 4: (15 phút) Sử dụng phương pháp vấn đáp, nhóm
? Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi?
HS trao đổi, thảo luận, trả lời, bổ sung
Gv chốt
Bài 2: Gv treo bảng phụ ghi nội dung Bt2
GV nêu yêu cầu bt2Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’)
Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung
Gv chốt
Yêu cầu hs đọc truyện cười trong BT3.sgk
? Cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
I. Phương châm về lượng
Vd1.sgk: Đoạn đối thoại
Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng được điều An muốn biết.
- Hỏi: địa điểm
- Trả lời: khái niệm bơi
 ... c tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô 
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Sưu tầm các đoạn hội thoại sử dụng từ ngữ xưng hô.
 - Bảng phụ.
 	 - Đọc sgk, sgv, soạn giáo án
2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định (1 phút)
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Đặt tình huống hội thoại không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn đạt yêu cầu? Vì sao?
3. Bài mới: 
² Hoạt động 1: Khởi động (1 phút)
Giới thiệu bài
 Việc sử dụng các phương châm hội thoại bao giờ cũng được xét trong quan hệ với tình huống giao tiếp. Khi hệ thống các phương tiện xưng hô của một ngôn ngữ càng phong phú và tinh tế thì mối quan hệ càng phức tạp đòi hỏi người nói phải hết sức chú ý. Một mặt nó giúp người nói có thể thể hiện thái độ tình cảm của mình một cách đầy đủ, sinh động, mặt khác cũng tạo cho người nói thể hiện trong những tình huống nan giải, nhất là đối với những người nước ngoài học Tiếng Việt. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG 
² Hoạt động 2: * Sử dụng phương vấn đáp, nêu vấn đề
? Trong TV, chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào? Cách sử dụng chúng ra sao?
Hs trao đổi, thảo luận, trả lời:
- Trong TV, ta thường gặp các từ ngữ xưng hô: tôi, tao, tớ, mình, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, Chúng mình, mày, mi, nó, hắn, gã, họ, anh, em, chú, bác, cô, dì...
- Cách dùng:
+ Ngôi thứ nhất: tôi, tao, chúng tôi, chúng tao...
+ Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày...
+ Ngôi thứ ba: nó, hắn, chúng nó, họ...
+ Suồng sã: mày, tao...
+ Thân mật: anh, chị, em...
+ Trang trọng: quý ông, quý bà, quý vị...
 Cho hs đọc và tìm hiểu 2 đoạn trích trong sgk.
? Xác định các từ ngữ xưng hô trong 2 đoạn trích trên?
  Từ ngữ xưng hô: em-anh, ta-chú mày, tôi - anh.
? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt qua 2 đoạn trích? Giải thích sự thay đổi về cách xưng hô đó?
? Qua đây em rút ra nhận xét gì về từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong TV?
 Cho hs đọc ghi nhớ trong sgk.
² lưu ý: Hệ thống từ ngữ xưng hô trong TV phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. So với ngôn ngữ Ấn – Âu có sự khác biệt: Trong Tiếng Anh để xưng hô ( tự chỉ mình) người nói dùng I (số đơn), hoặc we (số phức), để hô (chỉ người nghe), người nói dùng you (cho tất cả số đơn và số phức) 
² Hoạt động 3: (15 phút) * Sử dụng phương vấn đáp, nêu vấn đề, nhóm
 Cho hs đọc BT1.sgk
? Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ntn? Vì sao có sự nhầm lẫn?
? Giải thích vì sao trong văn bản khoa học, tác giả chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi?
 Cho hs đọc đoạn trích trong BT3.sgk
? Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và sứ giả? Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?
 Cho hs đọc câu chuyện trong BT4.sgk
? Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sau? (Thảo luận)
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
- Từ ngữ xưng hô: tôi, tao, chúng tôi,
Chúng tao, mày, nó, hắn, chúng mày, chúng nó...
- Cách dùng:
+ Theo ngôi: 1, 2, 3.
+ Theo quan hệ, tính chất: thân mật, suồng sã, sang trọng...
Vd 2.sgk -Các đoạn trích:
Các từ ngữ xưng hô:
- Đoạn1: em - anh, ta - chú mày à xưng hô bất bình đẳng.
- Đoạn 2: tôi - anh à xưng hô bình đẳng.
=> Hệ thống từ ngữ xưng hô trong TV phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. Căn cứ vào đối tượng, tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
*Ghi nhớ.sgk
II. Luyện tập:
1. Nhầm chúng ta với chúng em, chúng tôi.
à Không phân biệt được từ xưng hô gộp.
2. Dùng "chúng tôi" à tăng tính khách quan, khiêm tốn.
3. - Chú bé gọi người sinh ra mình bằng mẹ à bình thường.
- Chú bé xưng hô với sứ giả: 
ta - ông à khác thường.
4. - Vị tướng xưng với thầy là: thầy - con.
- Người thầy gọi học trò là ngài.
à Hai người biết đối nhân xử thế.
4. Củng cố: (2 phút)
Gv nhắc lại nội dung chính của bài học
5. Dặn dò: (1 phút)
Về nhà học bài cũ, làm các BT còn lại trong sgk
Chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:
*************************************
Tuần 04 Ngày soạn: 08/09/2012
Tiết 19 Ngày dạy: /09/2012
Tiếng Việt: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
	- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp
	- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp
2. Kĩ năng:
	- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
	- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bảnt
3. Thái độ:
	- Tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: - Các ngữ liệu ngoài sgk,bảng phụ.
 	 - Đọc sgk, sgv, soạn giáo án
2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Nhận xét về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt? Khi nói cần căn cứ vào điều gì để xưng hô cho thích hợp? Cho VD minh hoạ
3. Bài mới:
² Hoạt động 1: Khởi động (1’)
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
² Hoạt động 2 (10 phút) * Sử dụng phương vấn đáp, nêu vấn đề
Cho hs đọc các đoạn trích trong sgk.
? Cho biết phần in đậm trong đoạn (a) và (b), phần in đậm nào là lời nói được phát ra thành lời, phần in đậm nào là ý nghĩ?
? Các phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đằng trước bằng những dấu gì?
? Có thể đảo vị trí của phần in đậm lên phía trước được không? Khi đảo 2 bộ phận sẽ được ngăn cách bằng dấu gì?
  Có thể đảo được, khi đảo cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách 2 phần.
? Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp?
² Hoạt động 3 (10 phút) * Sử dụng phương vấn đáp, nêu vấn đề, nhóm
 Hs đọc các đoạn trích trong sgk.
Hs trao đổi, thảo luận, trả lời.
? Phần in đậm trong đoạn trích (a) là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?
? Phần in đậm trong đoạn trích (b) là lời nói hay ý nghĩ? giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?
? Có thể đặt từ rằng hoặc là trước phần in đậm ở đoạn trích (a) được không?
? Vậy thế nào là cách dẫn gián tiếp? Có gì khác so với cách dẫn trực tiếp?
Cho hs đọc ghi nhớ trong sgk.
² Hoạt động 4 (15 phút) * Sử dụng phương vấn đáp, nêu vấn đề
? Tìm lời dẫn trong các đoạn trích sau? Đó là lời nói hay ý nghĩ, lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
 Hs đọc, đứng tại chỗ trả lời.
? Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây? Trích dẫn theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp? (Thảo luận)
a. - Dẫn trực tiếp: Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng,Hồ chủ tịch nhấn mạnh: "Chúng ta phải...dân tộc anh hùng".
- Dẫn gián tiếp: Trong Báo cáo chính trị...,Hồ chủ tịch nhấn mạnh rằng Chúng ta phải ghi nhớ...dân tộc anh hùng.
Câu b,c hs làm tương tự.
I. Cách dẫn trực tiếp:
Vd.sgk
- Đoạn (a): lời nói.
- Đoạn (b): ý nghĩ.
- Phần in đậm được tách ra bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
ðNhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người, nhân vật.Ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp:
Vd.sgk
- Đoạn (a): lời nóiàKhông có dấu ngăn cách.
- Đoạn (b): ý nghĩàcó từ rằng (là).
ðThuật lại lời nói hay ý nghĩ của người, nhân vật, có điều chỉnh thích hợp. Không dùng dấu ngoặc kép, có từ rằng hoặc là đứng trước.
*Ghi nhớ.sgk
III. Luyện tập:
1. Lời dẫn trực tiếp:
a. dẫn lời nói.
b. dẫn ý nghĩ.
2. Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp:
4. Củng cố: (2 phút)
Gv nhắc lại nội dung chính của bài học (Ghi nhớ.sgk).
5. Dặn dò: (1 phút)
Về nhà học bài cũ: Năm được nội dung chính của bài học (Ghi nhớ.sgk).
Làm các BT còn lại trong sgk, 
Chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:
************************************
Tuần 04 Ngày soạn: 08/09/2012
Tiết 20 Ngày dạy: /09/2012
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
(Tự học có hướng dẫn)
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
	- Các yếu tố của thể loại tự sự ( nhân vật, sự việc, cốt truyện.)
	- Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự
2. Kĩ năng:
	- Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau
3. Thái độ:
	- Tích cực, tự giác học tập
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: - Các ngữ liệu ngoài sgk,bảng phụ.
 	 - Đọc sgk, sgv, soạn giáo án
2. Học sinh: - Soạn bài
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định(1 phút): KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:(3phút)
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Khi tóm tắt cần phải chú ý những gì?
3. Bài mới:
² Hoạt động 1: Khởi động (1’)
Giới thiệu bài 
Tuần 5 tiết 18 của chương trình NV 8 chúng ta đã tìm hiểu về việc tóm tắt văn bản tự sự...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
² Hoạt động 2: (10 phút) * Sử dụng phương vấn đáp, nêu vấn đề
Gv yêu cầu hs đọc và suy nghĩ về 3 tình huống đã nêu trong sgk. Nêu yêu cầu của mỗi tình huống trong sgk?
? Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự? Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự?
 Cho hs đọc ghi nhớ trong sgk.
? Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự?
 ² Hoạt động 3: (12phút) * Sử dụng phương vấn đáp,thực hành cá nhân
Cho hs đọc các sự việc và nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương trong sgk.
? Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?
? Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?
- Sửa lại sự việc 7: Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ cái bóng chàng trên vách là cha Đản, chàng hiểu nỗi oan của vợ nhưng việc đã rồi.
- Thêm sự việc 8: Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn tràng giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương trở về, ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn lúc hiện.
? Hãy tóm tắt văn bản này trong khoảng 20 dòng và tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn nhất mà người đọc hiểu được?
 Hs trao đổi, thảo luận, cử đại diện trình bày, Gv nhận xét bổ sung.
 Tóm tắt một cách ngắn nhất.
² Hoạt động 4: (15 phút) * Sử dụng phương vấn đáp, 
- Gv cho hs chọn văn bản tự sự để tóm tắt, hs xác định các sự việc chính của văn bản, tiến hành viết, sau đó trình bày. Gv nhận xét bổ sung.
- Hs có thể chọn văn bản "Lão Hạc" để tóm tắt.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
Vd.Các tình huống.sgk
-> Tóm tắt giúp người đọc nắm được nội dung chính của câu chuyện. Văn bản tóm tắt cần nổi bật các yếu tố tự sự và nhân vật chính.
*Ghi nhớ.sgk
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự:
Vd.sgk -Tóm tắt "Chuyện người con gái Nam Xương".
- Các sự việc nêu khá đầy đủ, còn thiếu một sự việc quan trọng.
- Bổ sung: Trương Sinh nghe con kể về người cha là cái bóng, hiểu rõ nỗi oan của vợ.
- Sửa lại sự việc 7, thêm sự việc 8.
- Tóm tắt văn bản trong 20 dòng.
- Tóm tắt một cách ngắn nhất.
III. Luyện tập:
Viết văn bản tóm tắt:
4. Củng cố: (2phút)
Gv nhắc lại nội dung chính của bài học (Ghi nhớ.sgk).
5. Dặn dò: (1 phút)
Về nhà xem lại bài, làm BT còn lại trong sgk, chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_9 Tuan 1-4.doc