Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1 đến 18 - Năm học 2020-2021 - Thái Văn Tuấn

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1 đến 18 - Năm học 2020-2021 - Thái Văn Tuấn

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/ Kiến thức:

- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2/ Phẩm chất:

-Kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

- Trân trọng những di sản tinh thần mà Người để lại: đạo đức, phong cách, tác phẩm văn chương,

3/ Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự giác và tự chủ trong học tập, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc – hiểu một văn bản nghị luận để tiếp cận giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

+ Đọc mở rộng một văn bản trữ tình (tự sự, nghị luận) về Bác để tìm hiểu thêm về phong cách sống cao đẹp của Người.

4. Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

doc 175 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1 đến 18 - Năm học 2020-2021 - Thái Văn Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Tiết:1,2 (VH)
Bài 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lê Anh Trà
Soạn: 06/09/2020
Giảng: 07,09/09/2020
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1/ Kiến thức:
- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2/ Phẩm chất:
-Kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. 
- Trân trọng những di sản tinh thần mà Người để lại: đạo đức, phong cách, tác phẩm văn chương, 
3/ Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự giác và tự chủ trong học tập, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc – hiểu một văn bản nghị luận để tiếp cận giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
+ Đọc mở rộng một văn bản trữ tình (tự sự, nghị luận) về Bác để tìm hiểu thêm về phong cách sống cao đẹp của Người.
4. Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: 
- Soạn giáo án, Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về HCM; thiết bị dạy học...
2. HS: 
- Đọc kĩ bài học, soạn bài, tham khảo, sưu tầm tranh ảnh, bài viết về HCM.
III/ PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:
+ Vấn đáp, tái hiện.	
	+ Thảo luận nhóm
+ Nêu và giải quyết vấn đề
 + Trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ, động não
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. KHỞI ĐỘNG: (10’)
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS
Phương pháp: Vấn đáp, động não.
Năng lực: Hợp tác, tư duy.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
+ Các em đã học rất nhiều VBND ở các lớp dưới, Vậy theo em, em hiểu gì về VBND? 
- HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời.
+ Trong chương trình THCS, các em được học nhiều tác phẩm của Bác cũng như những tác phẩm viết về Bác. Em hãy nhắc lại một số tác phẩm? 
(HS nêu lên một số tác phẩm trong chương trình đã học.)
+ Qua những tác phẩm đó cũng như qua cuộc đời của Bác mà các em đã có nhiều cơ hội được tìm hiểu, em có nhận xét gì về Bác? 
(HS nhận xét ngắn gọn về đạo đức, lối sống, nhân cách của Bác.)
- GV: Đó chính là lối sống, cách sống, đặc điểm phẩm chất riêng của Bác mà chúng ta vẫn thường gọi là phong cách HCM. Vậy thế nào là phong cách và phong cách Hồ Chí Minh có gì đặc biệt? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
* VBND: 
- Chức năng: Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá, về những vấn để gần gũi, bức thiết của cuộc sống con người và cộng đồng (Thể loại: Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, tự sự, nghị luận...).
- Đề tài: Vấn đề môi trường; dân số; chiến tranh; văn hóa; giáo dục; quyền trẻ em; ...
- Tính cập nhật: kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày. 
- HCM không những là vị lãnh tụ thiên tài của CMVN, anh hùng giải phóng dân tộc, mà còn là danh nhân văn hoá thế giới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (60’)
Mục tiêu: Nắm được xuất xứ, bố cục, phương thức biểu đạt, hiểu biết về phong cách HCM và tổng hợp kiến thức bài
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút.
Năng lực: Năng lực thu thập thông tin, hợp tác, cảm thụ, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1- Tìm hiểu chung về VB:
+ VB được viết theo thể loại gì? (Nghị luận về nét độc đáo và vẻ đẹp của PC- HCM)
+ Văn bản “PCHCM” có tính nhật dụng không? Vì sao? (có- vì nó đề cập đến vấn đề hội nhập với thế giới và việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc).
+ Em hãy cho biết xuất xứ của đoạn trích?
- GV: Đoạn trích “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, in trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam do viện Văn hoá xuất bản tại Hà nội năm 1990.
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét cách đọc.
- GV lưu ý HS các chú thích 1,3,4,8,9.
 + Ta có thể tách đoạn trích ra làm mấy phần? Nêu rõ nội dung từng phần?
-HS trao đổi thảo luận.
Hoạt động 2 - Đọc - hiểu văn bản:
Bước 1: Tìm hiểu sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM
- GV gọi HS đọc lại phần 1
+ HCM đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong hoàn cảnh nào? 
(GV: tháng 6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đăng ký làm bồi bếp trên một chiếc tàu buôn pháp La-tu-sơ-tơ-rê-vin-lơ để ra đi tìm đường cứu nước....
 Đất nước đẹp ....đau thương.
 Từ đó Người đi...thái rau.
 Có nhớ chăng ...giữa đêm khuya.
 Người đi hỏi...đang tìm đi.
 Luận cương đến...hạnh phúc đây rồi.)
+ Em có nhận xét gì về vốn tri thức văn hoá nhân loại của Người?
- HS trao đổi, trả lời.
+Tác giả đã đưa ra lời bình luận như thế nào về vốn tri thức của Bác ở đoạn 1?
GV: “Có thể nói... Chủ tịch HCM”
* THẢO LUẬN NHÓM (N 4)
+ Hồ Chí Minh đã làm cách nào để khám phá và tiếp thu kho tàng tri thức văn hóa nhân loại?
- HS thảo luận nhóm, trả lời.
GV gợi ý:
+ Để có thể tiếp cận với nền văn hoá của các nước, trước hết Bác bắt tay vào việc gì?
+ Có được phương tiện giao tiếp rồi, Người đã tiến hành học hỏi như thế nào? 
+ Có gì độc đáo trong cách tiếp thu tri thức văn hoá nhân loại của Người?
+ Vậy theo em, phong cách HCM có gì kỳ lạ?
Bước 2: Tìm hiểu vẻ đẹp của phong cách HCM qua lối sống, sinh hoạt của Người 
- GV gọi HS đọc phần còn lại
+ Khi đã là Chủ tịch nước, nhưng Bác Hồ vẫn sống một lối sống như thế nào?(vô cùng giản dị)
+ Tác giả đã đưa ra những lời bình luận thật ấn tượng về lối sống giản dị của Bác ở phần 2 này, em hãy tìm những lời bình luận ấy? 
 “Lần đầu tiên trong lịch sử...cổ tích”
 “Tôi dám chắc...như vậy”
+ Theo em, việc lồng vào văn bản thuyết minh những lời bình luận ấy có tác dụng gì?
- GV: Những lời bình luận ấy làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM- vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi.
* THẢO LUẬN NHÓM (N 4)
+Lối sống giản dị của Bác được tác giả giới thiệu qua những phương diện nào?
- HS thảo luận, trả lời.
+Lối sống giản dị đó có phải là lối sống khắc khổ, hay là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời hay không? Đó là một lối sống như thế nào?
* THẢO LUẬN NHÓM (N 4)
B1: GV giao nhiệm vụ:
+ Lối sống của Bác với các vị danh Nho Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có điểm nào giống và khác nhau? Việc tác giả liên tưởng, so sánh Bác với các vị ấy có dụng ý gì?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hỗ trợ.
B3: GV cử đại diện nhóm treo bảng, trình bày. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
B4: GV nhận xét, kết kuận.
Bước 3: Tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật 
* THẢO LUẬN NHÓM (N4) (kĩ thuật khăn phủ bàn)
+ Để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?(Việc lồng ghép các phương thức biểu đạt? Cách dùng từ ngữ?Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật?)
Hoạt động 3- Tổng kết
+ Em hãy trình bày khái quát vẻ đẹp của phong cách HCM?
+ Nêu những đặc sắc nghệ thuật?
I. Tìm hiểu chung về VB:
1. Thể loại:
- Nghị luận (thuộc nhóm VBND)
2. Xuất xứ: (Xem sách)
3. Đọc: (chậm rãi, rõ ràng, khúc chiết).
4. Bố cục của đoạn trích:
Đoạn trích có thể chia làm 2 phần:
 a/ Phần 1:
-Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
 b/ Phần 2:
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1/Hồ Chí Minh với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
a/ Hoàn cảnh tiếp thu: Trên bước đường hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả:
+ Qua nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hóa của nhiều nước từ phương Đông đến phương Tây (châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ)
 vốn tri thức văn hoá nhân loại của Người vô cùng sâu rộng (uyên thâm).
b/Cách tiếp thu:
- Trước hết, Bác tự học ngoại ngữ, nắm phương tiện giao tiếp (nói, viết thạo nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Hoa, Nga...)
- Học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc (trong công việc, trong lao động).
- Học hỏi một cách toàn diện, sâu sắc.
- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Tiếp thu cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực.
- Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
* Phong cách HCM có sự kết hợp hài hoà, thống nhất giữa các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, tạo thành một phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại. 
2.Những nét đẹp trong lối sống sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 
a/ Nơi ở và làm việc:
-Chiếc nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn chỉ có vài phòng (vừa tiếp khách, vừa làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ) vô cùng đơn sơ.
b/ Trang phục: 
-Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ hết sức giản dị; 
c/ Tư trang: chiếc va li con, vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm → ít ỏi.
d/ Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa đạm bạc
 Đây là lối sống đẹp, giản dị mà thanh cao, trong sáng của người có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
(- Giống: thanh đạm, giản dị, gắn bó với thiên nhên.
- Khác: Ở Bác, đó không phải là lối sống lánh đời, mà với Người, việc vui vầy cùng thiên nhiên, sống thanh đạm, giản dị vẫn đồng thời với việc hết lòng nhập thế, cứu nước, cứu dân. Chính sự khác biệt này làm nên vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ cách mạng vĩ đại bên cạnh vẻ đẹp thanh cao của một bậc hiền triết. Bởi thế ta thấy được ở Người một vẻ đẹp vừa rất truyền thống lại vừa rất hiện đại.
- Để làm nổi bật nét thanh cao, trong sáng của Bác, gợi sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết ngày xưa => vừa truyền thống, vừa hiện đại)
3. Những biện pháp nghệ thuật:
 - Kết hợp đan xen giữa nghị luận với tự sư, biểu cảm. 
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. 
 - Dẫn chứng được chọn lọc vừa cụ thể, vừa tiêu biểu, vừa chính xác, lại toàn diện.
III. Tổng kết:
 (Xem Ghi nhớ-SGK tr 8)
C. LUYỆN TẬP: (10’)
Mục tiêu: Củng cố, hệ thống lại kiến thức.
Phương pháp: Vấn đáp, động não, trình bày 1 phút.
Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, khái quát, tiếp nhận
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
+ Bác Hồ là người có vốn tri thức văn hóa như thế nào? Phong cách HCM có gì độc đáo?
+ Nét đẹp của phong cách HCM được thể hiện ở những phương diện nào? Em có nhận xét gì về lối sống ấy?
- Bác Hồ có vốn tri thức văn hóa vô cùng sâu, rộng.
- Phong cách HCM độc đáo ở chỗ: kết hợp tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới; vừa truyền thống, vừa hiện đại, giản dị mà thanh cao...
- Nét đẹp của PC HCM thể hiện ở 3 phương diện: Nơi ở và làm việc, trang phục, ăn uống.
=> Lối sống giản dị, thanh cao, tiết chế.
 D. VẬN DỤNG: (5’)
Mục tiêu:Liên hệ bản thân – hình thành năng lực.
Phương pháp: Vấn đáp, động não.
Năng lực: Tiếp nhận, tư duy, sáng tạo, vận dụng, tự học.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
+ Em học tập được gì ở phong các ... m tiêu điều, hoang vắng...trong lòng tôi phảng phất một nỗi buồn se sắt.
b/ Trong những ngày ở quê:
- Ngạc nhiên trước sự đổi thay, sa sút từ hình hài vóc dáng đến đạo đức tinh thần (Nhuận Thổ, thím Hai Dương)“ tôi” càng buồn, càng đau xót hơn.
c/ Trên đường rời quê:
- Lòng “ tôi” không chút lưu luyến, “ tôi” cảm thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt vì buồn đau, thất vọng.
- “tôi” mong ước, hi vọng vào một cuộc đời mới tốt đẹp hơn mà” chúng tôi” chưa từng được sống (không còn đói nghèo, lạc hậu, áp bức bất công, không còn những con người ngu muội, lú lẫn)
- Hình ảnh ''con đường'' mà “ tôi” suy nghĩ, triết lí là con đường khai sáng, con đường giải phóng, con đường đấu tranh cách mạng. (Vì vậy cần phải có nhiều người đi trên con đường ấy).
III/ Tổng kết: 
1/ ND: Phê phán XH, lễ giáo phong kiến; đặt ra vấn đề về con đường đi cho nông dân qua những cảm xúc, suy ngẫm của tôi trong chuyến về thăm quê.
2/ NT: 
- Truyện đậm chất hồi kí, trữ tình.
- Xây dựng được hình ảnh mang tính biểu tượng
- Nghệ thuật miêu tả, so sánh đối chiếu.
- Kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự.
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (15’)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, sự hiểu biết vào việc làm bài tập
Phương pháp: Hoạt động nhóm
Năng lực: Năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy logic, 
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Theo Lỗ Tấn, thì do những nguyên nhân nào khiến xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX sa sút trầm trọng như vậy? 
- HS cần trả lời được các ý sau: con đông, mất mùa, thuế má, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào, ngu muội, mê tín, lễ giáo phong kiến lạc hậu và cũ kĩ...)
D. TÌM TÒI – MỞ RỘNG (15’)
Mục tiêu: Hướng dẫn về nhà, tìm hiểu mở rộng vấn đề
Phương pháp: Lắng nghe tích cực. 
Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm hiểu thêm về nhà văn Lỗ Tấn qua các gợi ý sau:
+ Lỗ Tấn trong chương trình Ngữ văn cấp THPT
+ Đọc lại phần chú thích (*) SGK, tập 1, trang 216. Em hiểu gì về ý: “Nhưng ông dần thấy rằng một mình khoa học không thể làm thay đổi được xã hội một cách triệt để. Ông bỏ ngành y chuyển sang hoạt động văn học vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”.
- HS về nhà thực hiện theo yêu cầu
* RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------------HẾT-------------------------------------
Tuần: 17
Tiết: 84,85,86 (VH) 
ÔN TẬP TỔNG HỢP HỌC KÌ I
Soạn: 27/12/20
Giảng: 30/12/20
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Củng cố, hệ thống kiến thức về phần văn bản,Tiếng Việt, Tập làm văn đã học ở học kì I.
2. Năng lực: 
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic. 
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Có năng lực đọc hiểu, cảm nhận nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học ở HKI.
- Có năng lực nhận biết, phát hiện; phân tích lí giải vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học; vận dụng các đơn vị kiến thức đã học trong thực hành nói và viết.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Soạn bài, chuẩn bị nội dung ôn tập.
2. HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
III/ PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, câu hỏi nêu vấn đề, đàm thoại, giảng bình
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* TIẾT 84,85
A. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢM CẦN ÔN TẬP:
I. Phần Đọc – hiểu văn bản:
1. Truyện trung đại:
- “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- “Hoàng Lê nhất thống chí” của ngô gia văn phái.
- “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Truyện “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.
2. Truyện hiện đại:
- “Làng” của Kim Lân.
- “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long.
- “Chiếc lược ngà” của nguyễn Quang Sáng
- “Trong rừng Loòng boong” (VH địa phương)
3. Thơ hiện đại:
- “Đồng chí” của Chính Hữu.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 
- “Về thôi em” (VH địa phương)
4. Văn bản nhật dụng:
- “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.
- “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của G.Mác két.
- “Tuyên bố thế giới về sự sống còn; quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”
II. Phần Tiếng Việt:
- Các phương châm hội thoại.
- Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp.
- Thuật ngữ.
- Sự phát triển của từ vựng
- Tổng kết từ vựng tiếng Việt
III. Phần Tập làm văn:
1. Thuyết minh có kết hợp yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật.
2. Tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm; miêu tả nội tâm; nghị luận; các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
* TIẾT 86
B. ÔN TẬP THEO MA TRẬN SỞ GDĐT:
I. Đọc - hiểu: (Ngữ liệu là một đoạn trích văn bản)
1. Nhận biết:
- Phương thức biểu đạt.
- Thành ngữ.
- Biện pháp tu từ.
- Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp.
2. Thông hiểu:
- Hiểu nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
3. Vận dụng: (Câu hỏi mở)
- Trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích.
II. Làm văn: (Vận dụng cao)
- Viết bài văn tự sự: kể chuyện đời thường.
- Nắm vững những hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Tóm tắt tác phẩm, đoạn trích.
- Nắm vững đặc điểm của các nhân vật trong tác phẩm.
- Học thuộc lòng các đoạn trích Truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên đã học.
- Nắm vững những hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Học thuộc lòng các bài thơ- Nắm vững nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Nắm vững nội dung, ý nghĩa của các VBND.
- Học tập cách viết văn nghị luận
- Nắm vững nội sung 5 PCHT đã học.
- Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Các cách phát triển của từ vựng 
- Nhận diện các đơn vị tiếng Việt trong đoạn văn bản.
- Phân tích vai trò, tác dụng của các đơn vị tiếng Việt đó.
- Vận dụng chúng trong thực hành nói, viết.
- Nắm vững lí thuyết.
- Có kĩ năng viết bài văn theo đúng đặc trưng thể loại.
I. Đọc - hiểu:
- Nắm vững các phương thức biểu đạt đã học: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận
- Ôn lại kiến thức về thành ngữ:
+ Thành ngữ là gì.
+ Đặc điểm của thành ngữ.
+ Phân biệt thành ngữ với tục ngữ.
- Biện pháp tu từ:
+ Hệ thống lại kiến thức về các biện pháp tu từ đã học: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm-nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ (nắm khái niệm; vai trò, tác dụng của chúng trong văn bản; cách nhận diện chúng trong câu văn, đoạn văn)
- Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp: 
+ Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
+ Nhận diện cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp trong đoạn ngữ liệu.
2. Thông hiểu:
- Đọc kĩ đoạn trích để nắm vững nội dung, nghệ thuật của đoạn trích: Đoạn trích đề cập đến nội dung gì? (phản ánh điều gì? Cho ta cảm nhận điều gì?); đoạn trích có gì đặc sắc về mặt nghệ thuật? (Nêu những nghệ thuật nổi bật của đoạn trích)
3. Vận dụng: (Câu hỏi mở)
- Trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích: Bày tỏ quan điểm của người viết: Đồng tình? Không đồng tình? Vừa đồng tình vừa không đồng tình? Vì sao? (Căn cứ vào tình huống, nội dung yêu cầu, trả lời ngắn gọn nhưng lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục)
II. Làm văn: (Vận dụng cao)
- Ôn lại lí thuyết về văn tự sự đã học để viết bài văn tự sự (Chú ý kết cấu bố cục 3 phần của câu chuyện; chú ý kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận để câu chuyện hấp dẫn, sinh động; chú ý sử dụng ngôi kể phải nhất quán)
* RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------------HẾT-------------------------------------
Tuần: 18
Tiết: 87,88 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày KT: 04/01/2021
(Sở GD&ĐT Quảng Nam ra đề, HDC)
----------------------------------HẾT-------------------------------------
Tuần: 19
Tiết: 89,90 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Soạn: 17/01/21
Giảng: 18/01/21
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong Ngữ văn 9 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo.
- Đánh giá đựơc các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể, giúp các em rút kinh nghiệm trong việc làm bài (bổ sung kiến thức, khắc phục những sai sót trong cách làm bài)
B/ Tiến trình lên lớp: 
I/ Giáo viên đọc đề, phân tích nội dung yêu cầu đề:
- Xem đáp án của Sở, nhắc lại cho HS nắm. 
II/ Nhận xét chung về kết quả bài thi:
1/ Phần “Đọc hiểu”:
a/ Câu 1:
* Ưu điểm: Một số em nắm vững kiến thức về thành ngữ, xác định đúng 2 thành ngữ: 
- mồm năm miệng mười
- một chữ cắn đôi
* Tồn tại: 
- Một số em không phân biệt được thành ngữ với tục ngữ nên có sự nhầm lẫn, xác định sai.
b/ Câu 2:
* Ưu điểm: Một số em nắm vững kiến thức về biện pháp tu từ, trả lời tốt.
- Chỉ ra: Bà hiền như đất; bà hiền như chiếc bóng.
- Gọi tên: Phép so sánh.
* Tồn tại: 
- Một số em xác định đúng biện pháp tu từ nhưng không chỉ ra cụ thể nên mất điểm.
c/ Câu 3: 
* Ưu điểm: Một số em hiểu đề, nắm vững kiến thức về các cách dẫn trực tiếp và gián tiếp, trả lời tốt.
- Câu văn có cách dẫn trực tiếp: 
 1. Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.
 2. Bà bảo u tôi:
 Dạy con từ thuở còn thơ
 Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
- Câu văn có cách dẫn gián tiếp: Dân làng bảo bà hiền như đất.
* Tồn tại: 
- Một số em không nắm vững kiến thức nên trả lời sai, không xác định được hoặc xác định không đúng câu văn có cách dẫn gián tiếp. 
d/ Câu 4:
* Ưu điểm: 
- Một số em nắm vững nội dung chính của đoạn trích:
- Bà là người hiền hậu, yêu thương con cháu. 
- Sống giản dị, hòa đồng cùng dân làng.
- Khuyên bảo điều hay lẽ phải 
* Tồn tại: 
- Một số em không nắm vững nội dung đoạn trích nên trả lời sai (viết lại đoạn trích; trả lời chung 
chung...).
e/ Câu 5:
* Ưu điểm: 
- Đa số các em bày tỏ quan điểm của mình: đồng tình và đưa ra những cách lí giải tương đối hợp lí, thuyết phục; có em còn đưa ra những cách lí giải ấn tượng, sáng tạo.
* Tồn tại: 
- Một số em đưa ra những cách lí giải chưa thật thuyết phục; có em không đưa ra được cách lí giải nào..
2/ Phần “Làm văn”:
* Ưu điểm: 
- Phần lớn các em trình bày bài viết có kết cấu bố cục chặt chẽ; chữ viết rõ ràng; ít sai lỗi chính tả, dùng từ....
* Tồn tại: 
- Hầu hết các em viết không đúng với nội dung yêu cầu đề do không nắm vững yêu cầu đề. Đề yêu cầu kể lại câu chuyện cảm động về lòng nhân ái mà lại kể những câu chuyện như:
+ Một lần lầm lỡ với bạn (xem nhật kí của bạn, đánh nhau với bạn, lấy trộm vật kỉ niệm của bạn, ...)
- Một số bài viết sơ sài, chưa có ý thức kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.
- Bố cục không rõ ràng, kết cấu bài viết rời rạc, lỏng lẻo.
- Lỗi chính tả quá nhiều, dùng từ chưa chính xác, diễn đạt còn lủng củng, vụng về.
- Một số bài viết chưa sáng tạo.
III/ Chọn, đọc mẫu: Đọc bài em (Trần Thảo Nguyên 9/2)
* RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------------HẾT-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_1_den_18_nam_hoc_2020_2021_thai_v.doc