Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 năm 2012

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 năm 2012

NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs

1. Kiến thức:

- Yếu tố nghị luận trong văn tự sự

- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn tự sự.

2. Kĩ năng:

 - Nghị luận trong khi làm bài văn tự sự

 - Phân tích được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự cụ thể.

3. Thái độ:

 - Giáo dục Hs lòng yêu th¬ương con ng¬ười, có cách nhìn đời tốt.

B.Chuẩn bị:

 *Thầy: Nghiên cứu kĩ bài ở Sgk và Sgv,soạn bài

 *Trò: Đọc kĩ hai đoạn trích,trả lời những câu hỏi và viết đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên.

C.Tiến trình các hoạt động.

 1.ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số của học sinh

 2.Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng nh¬ thế nào?

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	Ngày soạn: 26/10/2012
Tiết 51 	Ngày dạy: /10/2012
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs
1. Kiến thức:
- Yếu tố nghị luận trong văn tự sự
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
2. Kĩ năng:
	- Nghị luận trong khi làm bài văn tự sự
	- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ:
	- Giáo dục Hs lòng yêu thương con người, có cách nhìn đời tốt.
B.Chuẩn bị:
	 *Thầy: Nghiên cứu kĩ bài ở Sgk và Sgv,soạn bài
	 *Trò: Đọc kĩ hai đoạn trích,trả lời những câu hỏi và viết đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên.
C.Tiến trình các hoạt động.
	1.ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số của học sinh
	2.Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng nh thế nào?
 3.Bài mới:
*Hoạt động 1:Khởi động
*Hoạt động 2. * Sử dụng phương pháp vấn, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
	- Hs đọc hai đoạn trích
	- Gv chia lớp thành 4 nhóm (2nhóm tìm hiểu một đoạn trích theo gợi ý của Sgk và yêu cầu của gv)
	*Thảo luận nhóm: 
	? Đoạn văn 1 là lời của ai? Người ấy thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì? Tìm những câu có tính chất nghị luận trong đoạn trích?Câu nào nêu luận điểm? Để làm rõ luận điểm đó người nói đã đưa ra luận cứ gì và lập luận như thế nào?
? Đoạn văn 2 Thuý Kiều đối thoại với ai? Tìm những câu mang tính chất nghị luận?
Hs trao đổi trong nhóm để rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong một văn bản.
	? Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe,người đọc như thế nào?
	? Trong đoạn văn nghị luận,người ta thường dùng những loại từ và câu nào?Vì sao lại sử dụng các từ và câu như thế?
? Nghị luận trong văn bản tự sự có vai trò như thế nào?
*Hoạt động 3. * Sử dụng phương pháp vấn, nêu vấn đề
	-Cho Hs đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập1
- Hs làm bài tập
? Lời văn trong đoạn trích a là lời của ai? người ấy đang thuyết phục ai? thuyết phục điều gì?
? Tóm tắt lí lẽ của Hoạn Thư để chứng minh lời khen của nàng Kiều?

I.Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
	1.Đọc các đoạn trích a & b
	2.Nhận xét: 
	Đoạn a.Ông giáo đối thoại với chính mình,thuyết phục mình rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận” 
	- Nêu vấn đề:Nếu ta không cố ... độc ác với họ
	- Phát triển vấn đề:Vợ tôi không phải là người ác nhưng... vì thị đã quá khổ.:
+Khi người ta đau...đến cái chânđau
+Khi người ta quá khổ ... được nữa
+Vì bản tính tốt ... che lấp mất
	- Kết thúc vấn đề:Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận
	Đoạn b.Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư tại phiên toà. Các câu mang tính nghị luận như:
	- Rằng:Tôi ... thường tình
	- Dễ dàng ... oan trái nhiều
	- Lòng riêng ... chiều được ai
	- Trót lòng ... nào chăng
=>Dùng câu khẳng định và phủ định,câu có mệnh đề hô ứng như: nếu ... thì, không những(không chỉ) ... mà còn, vì thế ... cho nên ,...
Dùng những từ lập luận như: Tại sao ,thật vậy, tuy thế, tuy nhiên, trước hết, sau cùng
	*Ghi nhớ Sgk /138
II.Luyện tập
	Bài 1: Ông giáo đang tự nói với mình cũng là nói với những người xung quanh,nói với người nghe.Ông giáo muốn thuyết phục mọi người hãy biết quan tâm đến những ngời xung quanh
Bài 2: Hoạn Thư lập luận
	- Đa ra lời khẳng định: Ghen tuông là sự thường tình của phụ nữ,chồng chung dễ ai nhường cho ai
	- Kể lại hai lần tha cho Kiều, không truy lùng khi Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư.Trước sau Hoạn Thư vẫn kính yêu và khâm phục Kiều
	- Bây giờ Hoạn Thư trông vào lượng trời bể của Kiều với lỗi lầm của mụ ta
=> Lập luận trên dẫn đến Kiều phải tha cho Hoạn Thư.
 4.Củng cố : 
- Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự? Vai trò và ý nghĩa của nghị luận trong văn bản tự sự
 5.Dặn dò: Về nhà học bài 
	Phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn tự sự cụ thể
 Soạn: Đoàn thuyền đánh cá”
D.Rút kinh nghiệm:	
*********************************
Tuần 11	Ngày soạn: 26/10/2012
Tiết 52,53 	Ngày dạy: /10/2012
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
	 (Huy Cận)
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời cuả tác phẩm
- Những cảm xức của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm
3. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên,yêu lao động.
B.Chuẩn bị:
	- Thầy: nghiên cứu SGK+SGV và 1 số tài liệu có liên quan ,soạn bài.
	- Trò: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở sgk và những yêu cầu của GV.
C.Tiến trình các hoạt động :
1.ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài thơ về tiểu độ xe không kính” và nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì chống Mỹ?
3. Bài mới
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
 ? Em hãy khái quát những nét chính về cuộc đời tác giả Huy Cận ? 
( GV giới thiệu thêm về:
- Chân dung nhà thơ Huy Cận 
-Ông từ trần 19/02/2005 ,
 -Hồn thơ của ông trước và sau cách mạng ) 
? Theo em bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào và có xuất xứ từ đâu ?
-GV: trích đọc ý kiến của nhà thơ Huy Cận về bài thơ ( sgk/164 )
GV: Hướng dẫn đọc :giọng vui tươi phấn chấn , nhịp vừa phải ( 4/3) , khổ 2,3,7 giọng đọc cao hơn , nhanh hơn )
HS: đọc văn bản (2 em)
? Bài thơ được triển khai theo một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy,em hãy tìm bố cục bài thơ?
(Khổ 1:Cảnh đoàn thuyền ra khơi
 Khổ 2,3,4,5,6:Cảnh đoàn thuyền đánh cá
 Khổ 7:Cảnh đoàn thuyền trở về)
 * Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
HS: đọc lại khổ thơ đầu
? Thời điểm ra khơi của đoàn thuyền đươc thể hiện qua câu thơ nào?
? Có gì độc đáo,thú vị trong cách diễn đạt của hai câu thơ trên?
GV: giải thích thêm về sự thú vị của 2 câu thơ
? Từ đó,em hình dung một cảnh tượng thiên nhiên ntn được hiện ra?
(Vũ trụthiên nhiên như một ngôi nhà vĩ đại mà mẹ tạo hóa đã ban tặng cho con người ,vạn vật rơi vào trạng thái nghỉ ngơi,thư giãn)
GV: chuyển ý : 
? Vậy hình ảnh đoàn thuyền ra khơi được thể hiện qua lời thơ nào ?
? Từ “lại” trong câu thơ bao hàm ý nghĩa gì ?
( - Không phải ra khơi lần đầu, đột xuất mà là công việc thường nhật, quen thuộc->. Đây chỉ là một trong hàng nghìn chuyến đánh cá đêm trên biển xa
- Thiên nhiên nghỉ ngơi mà con người thì hoạt động -> Hình ảnh đối lập -> Tình chất đặc biệt của nghề đánh cá, là đặc thù nghề nghiệp của dân chài)
? Từ đó, em cảm nhận được gì về khí thế ra khơi của đoàn thuyền qua câu thơ : “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”? 
HẾT TIẾT 1
* Hoạt động 4: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
 HS: đọc 5 khổ thơ (tt)
? Em hãy tìm những câu thơ miêu tả hình ảnh đoàn thuyền lúc đánh cá ngoài khơi?
? Hình ảnh thơ ở đây có gì mới lạ ?( Đây là hình ảnh thưc hay ảo? Tại sao? )
( H/ả thực nhưng có ảo: 
+ Thuyền có lái, có buồm nhưng bằng gió , trăng -=>. Thuyền như bay lên thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hoà vào kích thước rộng lớn của vũ trụ
+ Trăng in xuống nước, sóng xô bóng trăng như vỗ vào mạn thuyền =.> tạo nên nhịp trăng để xua cá vào lưới ) 
? Từ những hình ảnh thơ trên, em có nhận xét gì về khung cảnh lao động trên biển đêm của ngư dân?
? Câu thơ : Ra đậu..vây giăng” cho ta thấy tư thế làm việc của họ ra sao?
? Càng về sáng thì công việc lao động của họ ra sao? Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
? Em cảm nhận không khí lao động ra sao qua những câu thơ đó?
GV: chuyển ý sang 
* Hoạt động 5: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
HS: đọc khổ thơ cuối .
? Khổ thơ cuối có gì giống và khác so với khổ thơ đầu ?
( Có hình ảnh lặp lại :+ mặt trời mọc-lặn 
 + thuyền ra khơi- về )
? Phép NT nào được t/giả sử dụng ở khổ thơ cuối này ? .
? Em có cảm nhận gì về khí thế của đoàn thuyền khi về bến?
 *Hoạt động 6: Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vân, nhịp đã góp phần tạo nên âm huởng của bài thơ như thế nào?
? Em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật khi học xong văn bản này?
HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
I.Tìm hiểu chung 
1.Tác giả : 
- Nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới
-Thơ sau cách mạng tràn đầy niềm vui , tình yêu cuộc sống .
2.Tác phẩm : 
- Xuất xứ: Ra đời 1958 , in trong tập “ Trời mỗi ngày lại lại sáng”
3. Đọc, tìm hiểu từ khó
4. Mạch cảm xúc của bài thơ:
- Theo trình tự thời gian đoàn thuyền ra khơi đánh cá và trở về
II. Phân tích
1.Cảnh đoàn thuyền ra khơi:
-Mặt trời .như hòn lửa
-Sóng cài then,đêm sập cửa
-> Hình ảnh liên tưởng,so sánh,nhân hóa
=>Vũ trụ vừa rộng lớn vừa gần gũi đang nghỉ ngơi.thư giãn
-Đoàn thuyền... lại ra khơi 
-Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
=> Khí thế khẩn trương , hồ hởi lạc quan của tinh thần lao động tập thể .
2, Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:
-Thuyền ta lái gió, buồm trăng 
-Lướt giữa mây cao , biển bằng 
- Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
- Ra đậu dặm xa dò bụng biển
- Dàn dan thế trận
->Hình ảnh thơ lãng mạn 
-> Khung cảnh thơ mộng, thi vị
=> Tư thế , thái độ làm việc chủ động , đường hoàng , dũng cảm .
- Kéo lươí kịp trời sáng 
- Kéo xoăn tay chùm cá nặng .
-> Khẩn trương, miệt mài . 
3, Cảnh đoàn thuyền trở về :
- Câu hát căng buồm với ...
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
- Mắt cá huy hoàng ...
-> Điệp ngữ , nhân hóa , ẩn dụ 
=> Khí thế hào hùng , sảng khoái, tràn đầy niềm vui thắng lợi 
4. Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước, của những người lao động mới
III.Tổng kết: 
*Ghi nhớ /SGK
4. Củng cố: Cho hs đọc diễn cảm bài thơ ? Về nghệ thuật của bài thơ có gì khác biệt nổi bật ?
5. Dặn dò: -Về học bài tập phận tích những nội dung đã học và làm phần luyện tập ở tiết 2.
	 - Soạn bài : “Tổng kết từ vựng (tt)”
D. Rút kinh nghiệm: 	
**********************************
Tuần 11	Ngày soạn: 26/10/2012
Tiết 54 	Ngày dạy: /10/2012
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Các khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình, các biện pháp nghệ thuật tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng thanh và từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng trong các văn bản nghệ thuật
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Nhận diện từ tượng thanh và từ tượng hình và phân tích giá trị của các từ tượng thanh và từ tượng hình trong văn bản
- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
b. Kĩ năng sống:
	- Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp mục đích giao tiếp
3. Thái độ:
- Giáo dục hs có ý thức dùng đúng từ vựng nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
	*Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK +SGV và các tài liệu có liên quan để soạn bài.
	*Trò: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học. Đọc kĩ các bài tập xác định yêu cầu và làm bài tập.
C. Tiến trình các hoạt động:
	1. ổn định tổ chức:	GV nắm sĩ số HS
	2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Vai trò của thuật ngữ?
 3.Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
?Thế nào là từ tượng thanh? Từ tượng hình?
- Cho hs đọc bài tập 3, xác định yêu cầu và làm bài tập.
? Tìm những từ tg hình trong đoạn trích và nêu giá trị của chúng?
*Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
(so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.)
- Cho hs đọc bài tập 2 và 3, xác định yêu cầu và làm theo nhóm
? Em hãy phân tích nét nghệ thuật độc đáo được t/g sử dụng trong các câu thơ ở bài tập 2 và 3.?(tổ 1 và 2 làm bài 2. Tổ 3 và 4 làm bài 3.)
-Đại diện các tổ lên trình bày
- Lớp nhận xét và bổ sung(nêu có)
- GV nhận xét và thống nhất
I.Từ tượng hình, từ tượng thanh
 1.Khái niệm 
 * BT 3 
 a. Những từ tượng hình: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ
 b. Tác dụng: mô tả hình ảnh đám mây một cách sinh động.
II.Một số biện pháp tu từ
 1.Khái niệm: -So sánh,ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, nói quá, nói giảm nói tránh
 2.Bài tập:
 a. ẩn dụ: Từ hoa, cành dùng để chỉ Thuý Kiều và đời sống của nàng.Từ cây, lá dùng để chỉ gia đình của Kiều và cuộc sống của họ. Kiều bán mình để cứu gia đình.
b. So sánh: Tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng ,tiếng mưa.
c. Ẩn dụ: Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Nhân hoá: Hoa ghen, liễu hờn
Nói quá: Nghiêng nước nghiêng thành
-> Đặc tả vẻ đẹp của Thuý Kiều
d.Nói quá: Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh
e. Chơi chữ : Tài và tai
3. a. Điệp từ: Còn 
Chơi chữ:dùng từ ngữ đa nghĩa say sưa =>chàng trai vì uống nhiều rượu mà say vừa diễn tả chàng say đắm vì tình. Nhờ đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ, kín đáo.
b. Nói quá=>sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c. So sánh: Tiếng suối với tiếng hát xa
d. Nhân hoá: trăng nhòm, ngắm, biến trăng thành người bạn tri kỉ=>Thiên nhiên sống động, có hồn và gắn bó với con người hơn.
4.Củng cố: Nếu biêt sử dụng khéo léo từ tượng thanh , từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng sẽ có tác dụng như thế nào? (GD KNS/ PP vấn đáp)
 5. Dặn dò: -Về nhà học bài và vận dụng những kiến thức đã học khi viết văn, để bài văn sinh động.
	 - Chuẩn bị bài Tập làm thơ tám chữ
D. Rút kinh nghiệm: 	
************************************
Tuần 11	Ngày soạn: 26/10/2012
Tiết 55 	Ngày dạy: /11/2012
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
	- Đặc điểm thể thơ tám chữ.
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết thơ tám chữ
	- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ
3. Thái độ:
	- Giáo dục cho hs yêu thích văn học
	- Liên hệ:khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường
B.Chuẩn bị
	*Thầy: Nghiên cứu kĩ Sgk và Sgv để soạn bài
	*Trò: Đọc kĩ các đoạn thơ suy nghĩ và trả lời các câu hỏi, làm các bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên
C.Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số học sinh
	2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của HS
 3.Bài mới:
*Hoạt động 1: : Khởi động
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
	- Cho hs đọc ba đoạn thơ ở Sgk
	? Em có nhận xét gì về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên?
	? Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân,vần lưng,vần liền,vần gián cách đã học nhận xét cách gieo vần của từng đoạn?
? Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên?
? Từ ví dụ trên em hiểu thế nào là thơ tám chữ?
*Hoạt động 3 * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
	- Cho hs đọc bài tập 1 và 2.Xác định yêu cầu để làm
	? Điền từ vào các chỗ trống vào các dòng thơ ở bài tập 1 và 2
	- Cho hs đọc bài tập 3, xác định yêu cầu và làm
? Hãy chỉ ra chỗ sai, nói rõ lí do và sửa lại cho đúng?
	- Cho hs lên làm một bài hoặc một đoạn thơ theo thể tám chữ với nội dung và vần ,nhịp tự chọn (2 em)
*Hoạt động 4.* Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm
	- Cho hs đọc bài tập 1 và 2 trang151,152.Xác định yêu cầu và làm theo nhóm ( gv chia lớp thành 2 nhóm ) theo yêu cầu câu hỏi ở Sgk
	- Mỗi nhóm cử đại diện lên đọc và bình
	- Lớp nhận xét
	- Gv nhận xét và thống nhất
 Các nhóm trao đổi về bài thơ đã chuẩn bị ở nhà của nhóm mình để trình bày trước lớp (chọn một bài hay)
	- Đại diện nhóm lên trình bày
 - Lớp nhận xét ,bổ sung 
 - GV nhận xét và thống nhất
I.Nhận diện thể thơ tám chữ
	1.Đọc các đoạn thơ trong SgK
	2.Nhận xét
	a. Mỗi dòng đều gồm tám chữ
	b. Đoạn 1: Các tiếng bắt vần nhau : tan-ngàn, bừng-rừng, gắt-mật--->Gieo vần liên tiếp.
 - Đoạn 2: Các tiếng bắt vần nhau : Về-nghe, học nhọc, bà-xa
->gieo vần liên tiếp
	- Đoạn 3: Các tiếng bắt vần nhau :
Non-son, ngát-hát, đứng-dựng, tiên- nhiên->gieo vần gián cách
	c.Đoạn 1: Ngắt nhịp 3/5 ; 2/6 ; 4/4
	Đoạn 2: Ngắt nhịp 3/5 ; 4/4 
->Nhận xét: Cách ngắt nhịp linh hoạt, đa dạng, diễn tả các trạng thái cảm xúc khác nhau
Ghi nhớ: SgK
II.Luyện tập
	Bài tập 1.Điền từ vào chỗ trống cuối các dòng thơ
Ca hát ; Ngày qua ; bát ngát ; muôn hoa
	Bài tập 2.Điền từ vào chỗ trống cuối các dòng thơ
	cũng mất ; tuần hoàn; đất trời.
 Bài tập 3.- Câu chép sai ở chỗ: rộn rã
	 -Lý do sai: Đây là khổ thơ gieo vần chân liên tiêp.Lẽ ra 2 chữ cuối của dòng 3 phải hợp vần với 2 chữ cuối của dòng thứ 2.
	 -Sửa lại là: vào trường
	Bài tập 4 :Làm 1 bài thơ tám chữ
	(Hs tự làm)
III. Thực hành :
 Bài 1: Tìm các từ thích hợp điền vào chỗ trống
 vờn; qua.
 Bài 2: -Câu thơ còn thiếu “Dáng tung tăng, những em nhỏ tới trờng”
Bài 3: Đọc và bình bài thơ của nhóm mình đã làm
 4. Củng cố: Khi làm thơ tám chữ em cần chú ý những gì?
 5. Dặn dò: -Về nhà tập làm thơ tám chữ với chủ đề tự chọn
	 - Chuẩn bị dàn ý bài viết số 2 để tiết sau sẽ trả bài 1 tiết
D. Rút kinh nghiệm: 	
************************************
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Nắm vững cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra ưu và khuyết điểm của bài viêt
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
- GD thái độ tích cực tự giác học tập
B.Chuẩn bị:
	*Thầy: Chấm, chữa bài
	*Trò :
C.Tiến trình các hoạt động :
	1.ổn định tổ chức :
	2. Kiểm tra 
 3.Bài mới :
* Hoạt động 1: Gv nêu y/c của tiết học
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
Gv ghi đề bài lên bảng
Gv y/c HS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
GV hdhs lập dàn bài
* Hoạt động 3:Nhận xét
- Gv nêu ưu điểm và hạn chế trong bài làm của HS
+ Ưu điểm: Hs xác định đúng y/c về kiểu bài và nội dung
 Bố cục rõ ràng
 1 số bài làm hay, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc
+Hạn chế: Sai quá nhiều lỗi chính tả
 Mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu
 Đa số bài làm nghèo cảm xúc, nội dung sơ sài
 Bố cục lộn xộn
* Hoạt động 4:Trả bài
- Gv trả bài cho HS, y/c HS đọc kĩ lời phê của Gv
- Vào điểm
- Thu bài
4.Dặn dò: Hs về soạn bài “ Đồng chí”
IV.Rút kinh nghiệm:	
***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11 moi.doc