Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1+2 (Bản mới)

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1+2 (Bản mới)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 + Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 + Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 + Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.

 

docx 39 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1+2 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy 
Tiết 1: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Lê Anh Trà)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
 + Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 + Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 + Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn
Môn Lịch sử:
- Lịch sử 9: bài Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 đến 1925.
c. Môn Giáo dục công dân:
- Giáo dục công dân 7, bài 1: Sống giản dị
- Giáo dục công dân 9, bài 7: Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
d. Môn Âm nhạc: Một số bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Năng lực
-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.
+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Phẩm chất
-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc. 
- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu ( Tranh ảnh, bài viết về lối sống của Bác- “Làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, “HCM Gương Người sáng mãi”.	 
 + Chân dung tác giả, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người
b. Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ GV giao câu hỏi: GV: Tổ chức cuộc thi "Bác Hồ trong em"
HS thi đọc những bài thơ , câu chuyện ca ngợi lối sống giản dị, thanh cao của Bác 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt vào bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước- nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới ( UNESCO phong tặng năm 1990). Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Để giúp các em hiểu được phong cách Hồ Chí Minh được tạo bởi những yếu tố nào và được biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh gì, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
DỰ KIẾN TRẢ LỜI
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động : Giới thiệu chung vê tác giả, tác phẩm
a. Mục đích: tìm hiểu tác giả, tác phẩm
b. Nôi dung : HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Giáo viên: Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà
? Cho biết xuất xứ của văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh" ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
+ Một nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
- GV chốt kiến thức:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bố cục VB
a. Mục đích: Giúp HS nắm được thể loại, PTBĐ
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Chậm rãi, nhấn mạnh những lời bình
+ Giáo viên đọc mẫu một đoạn, học sinh đọc tiếp
GV đặt câu hỏi:
? Văn bản có tựa đề Phong cách HCM. Tác giả không giải thích phong cách là gì nhưng qua nội dung văn bản em hiểu từ phong cách trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào ?
? Xét về nội dung, văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Tại sao em lại khẳng định như vậy?
? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
? Chỉ ra bố cục của văn bản?
? Nhận xét gì về bố cục của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS hoạt động nhóm.
 + HS thảo luận.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
=>GV chốt:
* Giáo viên giải thích thêm các từ:
+ Bất giác: 1 cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
+ Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kỳ, bày vẽ
* GV bổ sung kiến thức :
+ VB Nhật dụng (Nhật dụng: Không chỉ có ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài, là việc làm thiết thực, thường xuyên).
+ Chủ đề của văn bản là: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Thuyết minh.
* Giáo viên: Văn bản mang ý nghĩa cập nhật và ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là lớp trẻ. Chính vì thế Ban chỉ đạo Trung ương đã triển khai thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày 22-10-2007. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu phần 1
a. Mục đích: Giúp HS nắm được Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
? Ở phần 1, tác giả giới thiệu như thế nào về phong cách văn hoá của Bác Hồ? ? Bác Hồ tiếp xúc với văn hoá nhân loại trong điều kiện nào?
? Đi nhiều, tiếp xúc nhiều với văn hoá nhân loại thì vốn văn hoá của Bác như thế nào? ? Biểu hiện nào chứng tỏ Bác có vốn văn hoá sâu rộng?(H khá)
? Vậy Bác Hồ đã tiếp thu văn hóa nhân loại bằng cách nào? ? Qua phần tìm hiểu trên, giúp em hiểu gì về Hồ Chí Minh ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
- GV bổ sung:
Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng ( Sài Gòn). Người làm phụ bếp trên 1 con tàu của Pháp. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước Châu Phi, Á, Mỹ, đã sống dài ngày ở Anh. HCM đã từng đi khắp 5 châu 4 biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên thế giới, tiếp xúc đủ mọi dân tộc, chủng tộc của các màu da: vàng, đen, trắng, đỏ...Lúc Người làm nghề bồi bàn, cuốc tuyết, làm nghề rửa ảnh. CLV trong bài thơ "Người đi tìm hình của nước" đã viết: 
 " Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
 Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mĩ, Châu Phi
 Những đất tự do, những trời nô lệ
 Những con đường cách mạng đang tìm đi"
Biểu hiện nào chứng tỏ Bác có vốn văn hoá sâu rộng:
 + Bác nói và viết thạo nhiều tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga: Viết văn bằng tiếng Pháp ( Bản án chế độ thực dân).
Làm thơ bằng tiếng Hán (NKTT)
+ Am hiểu nhiều về các dân tộc, nhân dân thế giới
+ Am hiểu văn hoá thế giới....
* Giáo viên: Để có một vốn kiến thức uyên thâm đó không phải trời phú mà nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập, rèn luyện ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp. Đây chính là chìa khoá để mở ra kho văn hoá tri thức của nhân loại. Bác đã nói và viết khoảng 28 ngôn ngữ (tiếng nói) của các nước. Cha ông ta xưa có câu: " Đi một ngày đàng học một sàng khôn" Bác đã đi nhiều nơi, được học hỏi tiếp xúc nhiều. Nhưng vấn đề là học như thế nào, bằng cách nào?
Bác Hồ đã tiếp thu văn hóa nhân loại bằng cách:
- Luôn học hỏi: trong hoạt động cách mạng, trong lao động, mọi lúc, mọi nơi
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
- Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
+ Tiếp thu cái đẹp, hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực
( trên nền tảng của văn hoá dân tộc)
+ Giữ vững giá trị văn hóa dân tộc
è Cách sống, học tập của Bác thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. HCM là người sáng suốt, thông minh, cần cù, yêu lao động, ham học hỏi.Mục đích của Bác là ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Người đã tự mình tìm hiểu những mặt tích cực của triết học P.Đông: Muốn giải phóng dân tộc phải đánh đuổi TD Pháp & CNTB. Muốn vậy, phải thấy được những mặt tích cực, ưu việt của các nền văn hoá đó.
A. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
2, Tác phẩm:
+ Trích trong bài "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" (1990)
B. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - Chú thích:
 a. Đọc:
 b. Chú thích:
- Phong cách: đặc điểm có tính ổn định trong lối sống,sinh hoạt,làm việc của một người, tạo nên nét riêng của người đó.
2. Bố cục:
+ Thể loại: Văn bản nhật dụng.
+ PTBĐC: thuyết minh.
+ Bố cục: 2 đoạn
3. Phân tích:
a. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh:
+ Bác Hồ đi và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới -> có vốn văn hoá uyên thâm.
* Cách tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác:
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+ Luôn học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
+ Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
+ Tiếp thu cái đẹp, hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực ( trên nền tảng của văn hoá dân tộc)
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Giữ vững giá trị văn hóa dân tộc.
* Nghệ thuật: Liệt kê nhằm khẳng định sự miệt mài học hỏi của Bác.
=> Nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất Phương Đông, rất hiện đại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS nắm được lí thuyết và vận dụng bài tập.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Tự đánh giá, em thấy mình đã nắm được các đơn vị kiến thức nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
 - GV định hướng: 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
+ Giáo viên cần cho học sinh nắm chắc nội dung của phần 1: Vẻ đẹp phong cách văn hoá HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung bài học.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Nắm chắc về tác giả, tác phẩm ... iểu chung
a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Hãy nêu một số nét cơ bản về tác giả Ga-bri-en Gác–xi
a Mác-két ?
Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào ? Có ý nghĩa 
gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
 - Một nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV bổ sung:
+ Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập
truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.
- Năm 1982, được nhận giải thưởng Nô-ben về văn 
học.
+ Tháng 8/1986, ông được mời tham dự cuộc gặp gỡ của nguyên thủ 6 nước ( Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thuỵ Điển, Ác- hen- ti- na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô, với nội dung kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khi hạt nhân để đảm bảo an ninh và hoà bình thế giới.
+ Văn bản này trích từ tham luận của ông đọc tại hội nghị chống c.tranh hạt nhân(8/1986)-> mang ý nghĩa như một bức thông điệp của lương tri thức tri thức tỉnh con người.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục
a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
NV1:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Đọc chính xác, rõ ràng, giọng điệu kêu gọi thống thiết ( chú ý con số,thuật ngữ, tên riêng ).
GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở:
? Em hiểu gì về các tổ chức UNICEF, FAO?
? Em biết gì về điển tích: Thanh gươm Đamôclet?
? Hạt nhân là gì?
? Hành tinh là gì?
? VB đề cập đến vấn đề gì? Xét về nội dung, VB thuộc kiểu Vb gì? Vì sao?
? VB có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Một nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
+ Cuộc c.tranh dùng vũ khí có các chất hoá học huỷ diệt sự sống và để lại những hậu quả vô cùng khủng khiếp
+ Hành tinh chính là trái đất thân yêu của chúng ta
+ Nội dung: Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Kiểu văn bản nhật dụng.
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm 
hiểu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV đặt câu hỏi:
? Nêu luận điểm chính của văn bản? 
? Luận điểm này được triển khai bằng một hệ thống luận cứ ntn?
? Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm và luận cứ trong bài viết này? 
? Tác giả mở đầu bài viết như thế nào? ? Em có nhận xét gì về cách mở đầu của tác giả trong đoạn văn bản này ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Một nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
+ Luận điểm chính: Hiểm họa của chiến tranh hạt nhân và nhiệm vụ đấu tranh loại bỏ chiến tranh hạt nhân cho thế giới hòa bình.
+ Luận cứ:
(1) Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có nguy cơ hủy diệt trái đất và các hành tinh trong hệ mặt trời.
(2) Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang.
(3) Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí loài người, tự nhiên.
(4) Nhiệm vụ của mọi người là ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
à Nhận xét: Chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch.
- Cách mở đầu: + “Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8/8/1986”
+ “Nói nôm na ra mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.
Cách mở đầu dưới dạng 1câu hỏi tự trả lời “Chúng ta đang ở đâu” à Gây ấn tượng đối với người đọc.
Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm 
hiểu nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự phi lí
 của cuộc chạy đua vũ trang
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo phiếu học tập 
? Để khẳng định nguy cơ to lớn và sức huỷ diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã đưa ra những con số và lí lẽ nào ?
? Em nhắc lại sự kiện Mĩ ném hai quả bom xuống 2 thành phố của Nhật?
? Để gây ấn tượng mạnh hơn nguy cơ chiến tranh hạt nhân còn được tác giả so sánh ntn?
? Tác dụng của biện pháp so sánh đó?
? Việc so sánh thể hiện thái độ gì của tác giả?
? Tác giả muốn cảnh báo điều gì trong đoạn đầu VB?
? Dụng ý của tác giả khi đưa ra những con số và lí lẽ ấy là gì ? Nhận xét về dẫn chứng tác giả đưa ra? Tại sao tác giả đưa ra thời gian, số liệu cụ thể như vậy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Một nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
1. Những con số và số liệu: 
+ Ngày 8.8.1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã đươc bố trí trên khắp hành tinh.
+ Có nghĩa là mỗi người ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ.
+ Tất cả nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải một lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
2. Sự kiện Mĩ ném bom xuống 2 TP của Nhật
Ngày 8/8/1986 (kỷ niệm ngày Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroxima &Nagasaki (Nhật Bản) vào tháng 8/1945 (Khi sắp kết thúc c.tranh thế giới lần 2) và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, vũ khí hạt nhân được sử dụng Hiện nay TG đã có kho vũ khí hạt nhân có sức tàn phá gấp hàng triệu lần quả bom nguyên tử đầu tiên đó. đủ để tiêu diệt hàng chục lần sự sống trên trái đất. Số nước có vũ khí này đã lên tới hàng chục...
3. Tác giả đã so sánh
+ So sánh với điển tích phương Tây (Thần thoại Hy Lạp) Thanh gươm Đamôclet& dịch hạch (lan truyền nhanh và gây chết người hàng loạt.
+ Điển tích này có ý tương đương với hình ảnh trong tục ngữ VN: "Ngàn cân treo sợi tóc"
à Tác dụng: Tác giả muốn nhấn mạnh trong thời đại hiện nay, đó là nguy cơ - là thảm hoạ tiềm tàng, ghê gớm, khủng khiếp nhất.
à Qua đó, thể hiện sự hồi hộp, lo âu về cái chết có thể xảy ra trong thực tế bất cứ lúc nào đối với trái đất.
4. Giáo viên: Tất cả những con số cụ thể tác giả nêu ra tuy vô cảm nhưng tác động đến miền nhạy cảm nhất của con người.
Dụng ý :
+ Gây ấn tượng, chỉ cho người đọc thấy rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
A. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
+ Mác- két sinh năm 1928- là nhà văn của Cô-lôm-bi-a có nhiều đóng góp cho nền hoà bình nhân loại thông qua các hoạt động sáng tác văn học và hoạt động xã hội.
+ Nhận giải thưởng Nô-ben về văn học 1982.
2. Tác phẩm:
+ Trích tham luận của Mac-ket đọc tại cuộc họp các nguyên thủ quốc gia Mêhicô viết 8/1986.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
 1. Đọc- chú thích:
2.Bố cục:
+ Kiểu loại văn bản: Nhật dụng 
 + PTBĐC: Nghị luận 
+ Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Cảnh báo nguy cơ của chiến tranh hạt nhân
+ Phần 2: Sự phi lý và tốn kém của chiến tranh hạt nhân.
+ Phần 3: Nhiệm vụ
3. Phân tích văn bản:
a. Tìm hiểu luận điểm và hệ 
thống luận cứ của văn bản:
+ Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
-> Mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc tạo sức thuyết phục của lập luận
b. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang:
* Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
+ Dẫn chứng và lí lẽ xác thực, vào đề trực tiếp thu hút được người đọc, gây ấn tượng mạnh về tính hệ trọng của vấn đề.
=> Chiến tranh hạt nhân có nguy cơ to lớn, có sức huỷ diệt khủng khiếp, đe doạ sự sống của trái đất sống, nó có tính chất quyết định đến vận mệnh thế giới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* GV hướng dẫn HS làm các bài tập trắc nghiệm: từ câu 1-10,11,12,13(Sách BTTN NV.9)
* GV gọi trả lời cá nhân, gọi nhận xét, GV sửa, lưu ý những câu dễ mắc lỗi
2.Qua văn bản giúp em cảm nhận được điều gì về tác giả?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
C. Luyện tập:
+ Tự do nêu cảm nhận
- Am hiểu về tình hình thời sự thế giới, về khoa học, đặc biệt rất quan tâm đến hoà bình thế giới, cuộc sống của nhân loại. Ông ghê tởm, lên án nguy cơ hạt nhân “dịch hạch hạt nhân và cái cảnh tận thế tiềm tàng trong bệ phóng cái chết.”
- Người đọc thấy rõ mong muốn, khát vọng hoà bình của tác giả, thái độ lên án mạnh mẽ những kẻ cố tình đi ngược lại lợi ích của nhân loại đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
GV nêu yêu cầu: Vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung bài học? Tìm một vài thông tin về tình hình chính trị bất ổn định trên thế giới. Suy nghĩ của em về thông tin đó? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + Nghe yêu cầu.
 + Viết bài.
 + Trình bày cá nhân.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 + Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân.
 + Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong văn bản.
 + Soạn tiếp phần còn lại ( Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó; Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá; Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh; tìm hiểu làn sóng di cư sang châu Âu và nguyên nhân của nó, tìm hiểu tình hình thế giới hiện nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_12_ban_moi.docx