Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12 năm 2012

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12 năm 2012

BẾP LỬA (Bằng Việt)

A.Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời cuả tác phẩm

- Những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà đầy yêu thương, giàu đức hi sinh

- Việc sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong tác phẩm trữ tình

2. Kĩ năng:

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình cảm quê hương, đất nước

3. Thái độ:

- GD tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước

B.Chuẩn bị:

 *Thầy: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sgk và tài liệu sgv. Soạn bài

 *Trò: Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi ở sgk và chuẩn bị theo sự h¬ướng dẫn của gv.

C.Tiến trình lên lớp:

 1.Ôn định tổ chức: GV nắm sĩ số hs

 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở soạn của HS

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	Ngày soạn: 02/11/2012
Tiết 56,57	Ngày dạy: /11/2012
 BẾP LỬA 	 (Bằng Việt)
A.Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời cuả tác phẩm
- Những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà đầy yêu thương, giàu đức hi sinh 
- Việc sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong tác phẩm trữ tình
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình cảm quê hương, đất nước
3. Thái độ:
- GD tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước
B.Chuẩn bị:
 	*Thầy: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sgk và tài liệu sgv. Soạn bài
 	*Trò: Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi ở sgk và chuẩn bị theo sự hướng dẫn của gv.
C.Tiến trình lên lớp:
 	1.Ôn định tổ chức: GV nắm sĩ số hs
 	2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở soạn của HS
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Khởi động
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
? Dựa vào chú thích /sgk , em hãy nêu những đặc điểm chính về tác giả Bằng Việt ?
 GV: Giới thiệu thêm
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 ( 1963 khi tác giả đang là s/viên du học tại Liên Xô và mới bắt đầu đến với thơ ( là tác phẩm đầu tay ) .
 GV hướng dẫn đọc : Giọng tình cảm, chậm rãi, lắng đọng , xúc động, bồi hồi, tha thiết( 5 khổ thơ đầu ), trầm lắng ( khổ 6 ) ; tự hào ( khổ 7 ) .
 GV: đọc 3 khổ đầu , 2 hs đọc tiếp .
Gv nêu câu hỏi 1 ( sgk/145):
(? Bài thơ là lời của nhân vật nào ? Nói về ai và điều gì ?
 ( Lời người cháu nói về bà về tình bà cháu sâu sắc , thiêng liêng .)
? Người cháu nhớ về bà theo mạch cảm xúc nào ?
 ( Hồi tưởng từ quá khứ đến hiện tại ; từ kỷ niệm đến suy ngẫm )
? Dựa vào mạch cảm xúc đó , em hãy tìm bố cục của bài thơ ?)
Hs trao đổi, trả lời
Hoạt động 3:* Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
 HS: đọc khổ thơ đầu :
? H/ảnh nào đã khơi nguồn cảm xúc của t/giả về bà ? Vì sao lại là h/ảnh đó ?
? H/ảnh bếp lửa được hình dung ntn trong kí ức t/g?
 ? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt trong 2 câu thơ trên ? ( Về từ ngữ? )
? Bếp lửa ấy khơi nguồn nhớ thương của cháu dành cho bà. Nỗi nhớ ấy thể hiện qua câu thơ nào?
? Em hiểu gì về câu thơ: “ Cháunắng mưa” ? ( Gợi ý : “ nắng mưa” có nghĩa là gì ? )
? Như vậy đoạn thơ đầu đã hé mở một tình cảm bà cháu như thế nào 
 ( Tình bà cháu gắn bó với bếp lửa bền bỉ sâu nặng )
GV chuyển ý: Đoạn thơ đầu hé mở về tình cảm bà cháu. Vậy, tình cảm dó phát triển ntn trong toàn bài? => Hs đọc 4 khổ tiếp
? ?H/ảnh bếp lửa đã kéo về từ trong ký ức những kỷ niệm nào về thời thơ ấu của t/g?
? Theo em , năm t/giả muốn nhắc tới là năm nào qua ngữ “ Đói mòn, đói mỏi” ? 
? Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất của “Bếp lửa” hồi ấy còn mãi trong tác giả bây giờ là “ Sống mũi còn cay” . Em hiểu ntn về câu thơ đó?
( Xưa: Mùa đông miền Bắc sương nhiều, tiết trời ẩm ướt => Củi ướt, khó cháy mà chỉ toàn khói => Cay mắt do khói nhiều => Nước mắt giàn giụa vì khói khi ngồi bên bà nhóm bếp vào mỗi sáng đã trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi
 Nay: Mắt cay do nỗi xúc động, bùi ngùi, nhớ thương bà)
? Như vậy, kí ức về thời thơ ấu là c/s ntn của hai bà cháu?
HS:đọc : “ Tám năm ròng .bình yên” 
?Những chi tiết nào tái hiện c/sống của hai bà cháu trong tám năm ròng?
? Khổ thơ đã sử dụng những BPNT nào ? Em có nhận xét gì về giọng điệu ở khổ thơ này?
 ( 4 cặp từ bà cháu liên tục trong hai câu thơ )
 ? Từ đó giúp em cảm nhận gì về c/sống và t/ cảm bà cháu ? 
? Ngoài hình ảnh bếp lửa, còn h/ả nào hiện lên trong kí ức của t/g khi nhớ về bà nữa?
? Lời trò chuyện của t/g với con chim tu hú giúp em hiểu gì về t/c của t/g đối với bà và quê hương?
GV: chuyển ý - Hs đọc khổ thơ thứ 4
? Khổ thơ là lời của ai? Bà đã dặn dò cháu những gì?
? Từ đó, em hiểu gì về phẩm chất của bà ? Bà là h/ả điển hình cho những ai? 
( H/ả bà hiện lên rõ nét, cụ thể với những phẩm chất cao quí: Bình tĩnh, vững vàng vượt qua mọi thủ thách khốc liệt của chiến tranh, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để người đi xa công tác được yên lòng. Lời dặn của bà thể hiện rõ đức hi sinh thầm lặng của người mẹ VN yêu nước, thương con)
Hoạt động 4:* Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề 
HS: đọc khổ thơ 6 ? 
? Theo em , công việc quen thuộc suốt đời của bà là gì ?Chi tiết nào minh họa điều đó ?
? Bây giờ những gì được nhóm lên từ bếp lửa của bà ? 
?.Phép tu từ nào được t/giả sử dụng trong đoạn thơ trên? 
? Tác giả cảm nhận gì về hình ảnh bếp lửa của bà ?
? Em hiểu gì về điều kỳ lạ và thiêng liêng này ? 
Gv giảng bình: Bếp lửa thật giản dị , bình thường và phổ biến trong mỗi g/đ VN.Nhưng bếp lửa cũng thật cao quý, kỳ diệu, thiêng liêng. Vì nó luôn gắn với bà : người giữ lửa , nhóm lửa , truyền lửa .. Bà làm cái việc khởi đầu của một ngày mới và cũng là khởi đầu của một tâm hồn non trẻ: Cháu đón nhận tình yêu thương , sự dạy dỗ của bà để rồi trưởng thành hơn, sống nhân ái, yêu thương mọi người hơn. Vì vậy, bếp lửa trở thành mạch tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đ/s tinh thần của cháu ) .
GV chuyển ý: Kỉ niệm về bà và bếp lửa đã lùi sâu vào dĩ vãng nhưng mỗi lần nhớ lại, tình cảm của cháu dành cho bà lại trỗi dậy tinh khôi. Vậy, t/g dành cho bà t/c ntn?
 Hoạt động 5:* Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
 HS: đọc khổ cuối .
 GV Những câu thơ là lời tự bạch của người cháu đi xa khi trưởng thành .
? Vậy người cháu tự bạch với bà điều gì ? 
? Theo em, nhớ đến bà, t/giả muốn nhắc nhở mình điều gì ? 
? Câu thơ cuối bài có gì độc đáo trong cách diễn đạt và ý nghĩa của cách diễn đạt đó?
? Ngoài ra tình cảm bà cháu còn gắn liền với tình cảm nào khác ?
 ( Tình yêu quê hương , xứ sở, cội nguồn)
 .HS THẢO LUẬN NHÓM (3’):
Bài thơ không chỉ nói về tình bà cháu mà còn nói về triết lí cuộc sống. Em hãy chỉ ra triết lí đó?
 (-Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt cả cuộc đời
-Tình yêu thương, biết ơn bà là biểu hiện của tình yêu thương, gắn bó gia đình -> Là điểm khởi đầu của tình yêu nước
- Ta phải biết trân trọng , biết ơn chị ,mẹ, bà- những người phụ nữ nhóm lên bếp lửa, nhóm niềm vui, hạnh phúc cho gia đình)
*Hoạt động 6 : * Sử dụng phương vấn đáp
? Em hãy chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
( Hình ảnh ? Phương thức biểu đạt và giọng điệu ? ) 
? Em hãy chỉ rõ sự kết hợp của các phương thức biểu đạt và tác dụng của nó ?
? Nội dung bài thơ đề cập vấn đề gì ?
? “Bếp lửa” làm xao động lòng ta những tình cảm gì ?
 ( Tình cảm bà cháu ấm áp bền bỉ – Lòng yêu quí gia đình, quê hương, đất nước được thường trực trong mỗi con người VN ) .
? Nêu ý nghĩa của bài thơ.
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
2.Đọc, tìm hiểu chú thích
3.Mạch cảm xúc của bài thơ:
- Đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm
- Bài thơ là lời của người cháu nhớ về bà và những kỉ niệm bên bà, nói lên lòng kính yêu và suy ngẫm về bà
4.Bố cục:
Khổ 1: bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà
4 khổ tt: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn kiền với bếp lửa
Khổ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
Khổ cuối: người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà
II.Phân tích
1) Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu 
- Bếp lửa: 
+ chờn vờn sương sớm 
 + ấp iu nồng đượm 
-> Điệp ngữ , từ láy gợi hình , gợi cảm 
=> Hình ảnh thân thương ấm áp gợi mở tình bà cháu .
-Năm 4 tuổi :
+ Đói mòn đói mỏi
+Khói hun nhèm mắt cháu 
+ Bây giờ sống mũi còn cay 
=> Cuộc sống nghèo khổ của hai bà cháu
-Tám năm ròng: 
+Giặc đốt làng 
+Cháu ở cùng bà 
+Bà bảo, bà dạy, bà chăm cháu học 
-> Phép liệt kê , điệp ngữ , giọng thơ nhỏ nhẹ , tâm tình, thủ thỉ.
=> Cuộc sống nhọc nhằn gian khổ nhưng ấm áp nồng đượm tình bà cháu .
* Tiếng chim tu hú :
 -Tu hú ơi !
 - Kêu chi hoài .. đồng xa ?
=> Tiếng lòng của tác giả đang hướng về bà và quê hương.
2, Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà :
- Nhóm lửa
 + ấp iu nồng đượm 
 + tình yêu thương khoai sắn ngọt bùi
 + nồi xôi gạo mới xẻ chung vui 
 + cả tâm tình tuổi nhỏ 
=> Điệp ngữ, hình ảnh thực và trừu tượng .
=> Bếp lửa của lòng bà nhân ái , giàu đức hi sinh .
-Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa
=>Bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng của tình bà cháu
3. ,Tình cảm của người cháu với bà :
- Cuộc sống có : khói trăm tàu,lửa trăm nhà,niềm vui
-Không quên nhắc nhở 
 Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa
->Câu hỏi tu từ => Khẳng định tình cảm luôn nhớ dến bà .
III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng
- Thể thơ 8 chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm
2. Nội dung ( Ghi nhớ/sgk)
3. Ý nghĩa: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, người mẹ, về nhân dân nghĩa tình
4.Củng cố: -Nêu cảm nhận của em về bài thơ này
5.Dặn dò: -Học thuộc lòng bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ
- Phân tích sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận ở một đoạn tự chọn trong bài thơ
 -Soạn bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” .
D.Rút kinh nghiệm: 	
**************************
Tuần 12	Ngày soạn: 02/11/2012
Tiết 58	Ngày dạy: /11/2012
 ĐỌC THÊM:
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
	(Nguyễn Khoa Điềm)
A.Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Tình yêu thương con của bà mẹ Tà – ôi gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến 
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ
- Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả
- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước 
3. Thái độ:
 - Giáo dục hs lòng yêu quê hương đất nước thể hiện qua học tập và rèn luyện đạo đức
B.Chuẩn bị:
 	*Thầy: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sgk và tài liệu sgv. Soạn bài
 	*Trò: Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi ở sgk và chuẩn bị theo sự hướng dẫn của gv.
C.Tiến trình lên lớp:
 	1.Ôn định tổ chức: GV nắm sĩ số hs
 	2.Kiểm tra bài cũ:
 	 Câu hỏi: Em cảm nhận đuợc những gì khi học qua bài Bếp lửa của Bằng Việt?
 3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Khởi động
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
Hs đọc chú thích *
? Nêu những nét chính về tg và bài thơ
Gv HDHS đọc, đọc mẫu, gọi Hs đọc
Gv nhận xét cách đọc của HS
Gv nêu câu hỏi 1( sgk)
HS trao đổi, trả lời
Hoạt động 3:* Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
? Hình ảnh bà mẹ Tà – ôi gắn liền với những công việc cụ thể nào?
HS trao đổi trả lời
? PT h.a người mẹ trong những công việc cụ thể đó?
?Người mẹ gửi gắm khát vọng gì qua mỗi khúc hát ru?
? Bài thơ thể hiện ý nghĩa gì?
HS đọc ghi nhớ
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
2.Đọc và tìm hiểu chú thích
3.Bố cục( 3 phần)
II.Phân tích
1.Hình ảnh bà mẹ Tà – ôi
- Gắn liền với những công việc cụ thể:
+ giã gạo nuoii bộ đội--> công việc vất vả
+ tỉa bắp trên núi Ka – lưi --> sự chịu đựng gian khổ của mẹ giữa núi rừng mênh mông
+ chuyển lán, đạp rừng, đi giành trận cuối--> tinh thần quyết tâm, lòng tin thắng lợi
--> 3 công việc thể hiện sự bền bỉ, quyết tâm kháng chiến chứng tỏ tình yêu con gắn liền tình yêu bộ đội, yêu đất nước
2.Những khúc hát ru và khát vọng của mẹ
- Mỗi lời ru là một ước nguyện gắn liền với công việc:
+Hạt gạo trắngvung chày lún sân
+Hạt bắp lên đềuphát mười kalưi
+Thấy Bác Hồlàm người tự do
- Tình yêu tha thiết của mẹ dành cho con, con là niềm tin của mẹ
- Hình ảnh: “Mặt trời của mẹ...”--> con là nguồn hạnh phúc ấm áp, thiêng liêng,gần gũi
=>Ước mơ nước nhà thống nhất dân tộc tự do 
* Ý nghĩa:
- Ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
* Ghi nhớ ( sgk/155)
4.Củng cố: -Cho hs đọc diễn cảm lại bài thơ
	 -Nêu cảm nhận của em về bài thơ này
5.Dặn dò: -Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
 - Trình bày nhận xét về giọng điệu của bài thơ
 -Soạn bài “Tổng kết từ vựng” 
D.Rút kinh nghiệm: 	
Tuần 12	Ngày soạn: 02/11/2012
Tiết 59	Ngày dạy: /11/2012
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Luyện tập tổng hợp)
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, tượng hình và các biện pháp tu từ
	- Tác dụng của các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
	- Nhận diện các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản
	- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản
b. Kĩ năng sống:
	- Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp mục đích giao tiếp
	 - Giao tiếp: trao đổi, hệ thống hoá những vấn đề của từ vựng Tiếng Việt
3. Thái độ:
 	 -Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B.Chuẩn bị :
 *Thầy: Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK + SGV để soạn bài , bảng phụ
 *Trò : Đọc kĩ các bài tập và giải theo yêu câu của SGK
C.Tiến trình các hoạt động
 1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 2.Kiểm tra : GV kiểm tra việc làm bài tập của HS
 3.Bài mới 
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, vấn đáp
-GV gọi hs đọc bài tập1, xác định yêu cầu của bài tập Đại diện HS lên so sánh 2 dị bản xem trường hợp dùng gật đầu hay gật gù thể hiên thích hợp hơn ý cần biểu đạt. Vì sao?
Hs đọc BT 2
Gv nêu yêu cầu, Hs thực hiện (KT động não)
Bài tập 3,4,5,6-GV chia lớp thành nhóm để cho HS thảo luận nhóm thống nhất cách làm bài tập của nhóm mình 
Đại diện HS lên làm BT 3 (xác định từ nào là từ đc dùng theo nghĩa gốc? từ nào dùng theo nghĩa chuyển,chuyển theo phng thức nào?)
-Lớp nhận xét, bổ sung
 Bài tập 4 : Đại diện nhóm phân tích cái hay trong cách dùng từ ngữ( trường từ vựng)
-Lớp nhận xét và bổ sung 
-GV nhận xét, chốt lại.
Bài tập 5: Đại diện HS lên làm
 -Lớp nhận xét
 -GV nhận xét và chốt lại
Bài tập 6 : Đại diện HS trình bày
Bài 1.So sánh hai dị bản của câu ca dao
 -Gật đâu : cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
 -Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng .
 =>Gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt (món ăn đạm bạc nhng ngon miệng vì họ biết chia sẻ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống)
Bài 2.Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ
Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút. Cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi.
Bài 3.Xác định cách dùng từ của đoạn thơ.
 -Từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, tay, chân
 -Từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ) , đầu (ẩn dụ)
Bài 4.Phân tích cái hay trong cách dùng từ.
-Các từ đỏ, xanh, hồng trường từ vựng chỉ mầu sắc.
-Các từ: lửa, cháy, tro trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tợng có liên quan đến lửa
->2 trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong ánh mắt chàng trai ngọn lửa. ngọn lửa đó lan tỏa trong người anh làm anh say đắm, ngất ngây và lan tỏa ra không gian làm không gian cũng biến sắc =>tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng
Bài 5 a Các sự vật hiện tượng đựơc đặt tên theo cách : dùng các từ ngữ có sẵn để gọi tên sự vật mới(dựa trên đặc điểm tính chất của nó):rạch có nhiều cây mái giầm->rạch mái giầm
 b.Ví du những sự vật đc gọi tên theo đặc điểm:
 -Cà tím: cà quả tròn mầu tím 
 -Cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ, đuôi dài và nhọn như cái kiếm
 -Chim lợn: cú có tiếng kêu eng éc như lợn
Bài 6.Truyện phê phán thói sinh dùng từ nước ngoài của một số nguời
4.Củng cố : Nếu biết vận dụng từ vựng tiếng Việt đúng lúc đúng chỗ sẽ có tác dụng nh thế nào?
5.Dặn dò : Học bài và soạn bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận”
D.Rút kinh nghiệm:	
*****************************
Tuần 12	Ngày soạn: 02/11/2012
Tiết 60	Ngày dạy: /11/2012
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ
SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Đoạn văn tự sự
	- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
	- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ
	- Phân tích tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn
b. Kĩ năng sống:
	- Thưc hành : Luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể
3. Thái độ:
	- Giáo dục HS lòng biết ơn
B. Chuẩn bị: 
*Thầy: Nghiên cứu kĩ các bài tập ở SGK + SGV để soạn bài
* Trò : Đọc kĩ các bài tập và làm theo yêu cầu của bài tập.
C.Tiến trình các hoạt động:
 1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 2.Kiểm tra bài cũ :
 Câu hỏi : Nghị luận là gì? Trong văn tự sự nghị luận có vai trò gì?
 3.Bài mới
*Hoạt động 1 : Khởi động
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, vấn đáp
-HS đọc đoạn văn “Lỗi lầm và sự biết ơn”
-Đại diện nhóm trả lời câu hỏi: 
?Trong đoạn văn trên yếu tố nghị luận thể hiện ở câu văn nào? Nó có vai trò và tác tác dụng như thế nào?
?Từ câu chuyện này , em rút ra bài 
học gì?
*Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, hoạt động nhóm
-HS đọc bài tập, xác định yêu cầu củabài tập
-GV gợi ý : Buổi sinh hoạt lớp diễn ra thế nào? Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em phát biểu về vấn đề gì?
Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt bằng lí lẽ, ví dụ, lời phân tích như thế nào?
 -Đoạn hai : Người em kể là ai? Nguời đó có việc làm hoặc lời nói hay khiến em cảm động như thế nào? Em có suy nghĩ và rút ra bài học gì?
-HS làm việc cá nhân (KNS)
-Đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét và sửa lại nếu cần.
I.Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong trong doạn văn tự sự
 1.Đọc đoạn văn “Lỗi lầm và sự biết ơn”
 2.Nhận xét
-Câu có yếu tố nghị luận: “Những điều
viết lên cát...lòng người” . “Vậy...ân
nghĩa lên đá”
-Câu chuyện thêm sâu sắc, giầu tính 
triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao
->ý nghĩa giáo dục: oán nên cởi, ân 
nên buộc.
II.Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử
dụng yếu tố nghị luận
1.Viết 1 đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em chứng minh Nam là người bạn tốt
2.Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc lời dạy giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm em cảm động
4.Củng cố: Nếu biết sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự tốt sẽ có tác dụng như thế nào?
5.Dặn dò : Về nhà tập viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học
D.Rút kinh nghiệm: 	
********************************************
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TẬP LÀM VĂN SỐ 02
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: -Củng cố kiến thức về văn bản thông qua việc chữa lỗi trong bài làm đánh giá bài làm, 
 - Rút kinh nghiệm trong việc làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận
B.Chuẩn bị
	*Thầy: Chấm , chữa bài
 *Trò: 
C.Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số học sinh
	2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của HS
 3.Bài mới:
*Hoạt động 1:Khởi động
A.Trả bài kiểm tra văn
*Hoạt động 2:Xây dựng đáp án (* Sử dụng phương pháp vấn đáp)
- Nhắc lại đề bài trước. Chỉnh sửa và nêu những lưu ý.
- Cho học sinh pt đề : chỉ ra các yêu cầu về nội dung , hình thức.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận , xây dựng đáp án
- Gv nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh đáp án và các yêu cầu cần đạt.
*Hoạt động 3: Nhận xét và đánh giá bài làm(* Sử dụng phương pháp thuyết trình)
Gv nêu nhận xét, đánh giá của mình về bài làm của học sinh: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục 
+Ưu điểm: 
+Hạn chế:
B. Trả bài Tập làm văn số 2
* Hoạt động 4: HDHS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
Gv ghi đề bài lên bảng
Gv y/c HS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
GV hdhs lập dàn bài
* Hoạt động 5:Nhận xét
- Gv nêu ưu điểm và hạn chế trong bài làm của HS
+ Ưu điểm: Hs xác định đúng y/c về kiểu bài và nội dung
 Bố cục rõ ràng
 1 số bài làm hay, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc
+Hạn chế: Sai quá nhiều lỗi chính tả
 Mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu
 Đa số bài làm nghèo cảm xúc, nội dung sơ sài
 Bố cục lộn xộn
* Hoạt động 6:Trả bài
- Gv trả bài cho HS, y/c HS đọc kĩ lời phê của Gv
- Vào điểm
- Thu bài
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
D. Rút kinh nghiệm:	
**********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuàn 12 mới.doc