Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 14 năm 2011

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 14 năm 2011

LẶNG LẼ SA PA ( Nguyễn Thành Long )

 A/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm

 - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn

2. Kĩ năng:

 - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện

 - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự

 - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức trách nhiệm với công việc,lòng tự hào về những con người lao động mới và thấy được trách nhiệm vẻ vang của thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước .

 B/ Chuẩn bị :

 -GV: nghiên cứu-soạn bài ,tìm đọc truyện ngắn: “Giữa trong xanh”

 -HS: chuẩn bị theo câu hỏi SGK

 C/Tiến trình lên lớp

 1/ Ổn định :

 2/ Bài cũ : ? Tóm tắt truyện “Làng” của Kim Lân

 ? Em cảm nhận như thế nào về nhân vật ông Hai ?

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 14 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	Ngày soạn: 18/11/2011
Tiết 65, 66	Ngày dạy: /11/2011
LẶNG LẼ SA PA ( Nguyễn Thành Long )
 A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm
	- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn
2. Kĩ năng:
 	- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện
	- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự
	- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức trách nhiệm với công việc,lòng tự hào về những con người lao động mới và thấy được trách nhiệm vẻ vang của thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước . 
 B/ Chuẩn bị :
 -GV: nghiên cứu-soạn bài ,tìm đọc truyện ngắn: “Giữa trong xanh”
 -HS: chuẩn bị theo câu hỏi SGK
 C/Tiến trình lên lớp
 1/ Ổn định :
 2/ Bài cũ : ? Tóm tắt truyện “Làng” của Kim Lân 
 ? Em cảm nhận như thế nào về nhân vật ông Hai ?
3/ Bài mới :
Hoạt động 1: Khởi động : 
Giới thiệu một vài tấm gương lao động tiêu biểu để giới thiệu bài .
Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
? Dựa vào chú thích em hãy khái quát những nét chính về cuộc đời tác giả Nguyễn Thành Long ? 
GV: Giới thiệu thêm.
? Vậy Lặng lẽ Sa Pa ra đời trong hoàn cảnh nào ?
GV: Giới thiệu thêm hoàn cảnh ra đời bài thơ và sự thành công của t/p. Tác giả qua đời 4/5/1991 do bệnh
GV: H/dẫn đọc : chậm rãi rõ ràng cảm xúc ,lắng đọng, kết hợp với kể tóm tắt 
Cụ thể:+ kể đoạn đầu .
 +Đọc đoạn bác lái xe giới thiệu với hai người khách sự xuất hiện của anh thanh niên 
 +Kể đoạn : Những suy nghĩ của ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ 
 +Đọc đoạn cuối : Trời ơi chỉ còn năm phút ...
? Em có thể tóm tắt đoạn trích một cách ngắn gọn nhất ?
GV: Văn bản là một truyện ngắn hiện đại mà đã là truyện ngắn thì luôn tồn tại ba yếu tố hình thức thể loại đó là : Cốt truyện ,nhân vật và lời kể .
? Em hãy xác định ngôi kể trong văn bản ?
(GV tích hợp người kể ,ngôi kể trong văn bản tự sự – tiết 70 )
( Ngôi thứ ba t/giả giấu mình nhưng đặt điểm nhìn và suy nghĩ từ nhân vật ông họa sĩ -> nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng trong văn bản )
 ? Cách chọn ngôi kể và điểm nhìn này có tác dụng gì ?
 ? Theo em đoạn trích đề cậëp tới mấy nhân vâït ? Ai là nhân vật trung tâm ? 
* Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình, nhóm
? Ngay từ đầu truyện anh thanh niên đã được giới thiệu chưa?
? Nhân xét cách miêu tả của tác giả về nhân vật này?( dụng ý như thế nào? )
Hết Tiết 65
?Sau lời g/thiệu của bác lái xe thì anh thanh niên xuất hiện ra sao trước mặt mọi người ? 
?Khi gặp gỡ mọi người anh đã kể gì về hoàn cảnh sống và công việc của mình ? 
?Theo như lời kể ấy thì công việc của anh đòi hỏi những yêu cầu gì ? 
( tỉ mỉ, chính xác ) 
? Nghe nhữnglời anh kể giúp em cảm nhận gì về công việc và hoàn cảnh sống của anh ? 
?Theo em cái gian khổ vất vả nhất của anh lúc này là gì? 
?Vậy điều gì giúp anh vượt qua được hoàn cảnh sống để hoàn thành công việc ?
? Vì sao anh lại say mê và yêu nghề đến thế ? Anh đã suy nghĩ như thế nào về công việc mà mình làm ? 
? Em hiểu gì về ý nghĩa của câu nói: “ Khi ta làm việc thì ta với công việc là đôi sao lại gọi là một mình được;Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đẩu,mình vì ai mà làm việc”?
? Em có đồng ý với suy nghĩ của anh thanh niên không ?Vì sao?
GV:Giải thích thêm:”
? Một mình trên đỉnh Yên Sơn,anh đã sắp xếp tổ chức c/s của mình ntn?
? Từ đó em cảm nhận thêm điều gì ở anh?
? Thái độ của anh đối với những người khách?
Thảo luận nhóm: (3’) Thái độ của anh khi ông họa sĩ đề nghị vẽ anh? Tính cách gì nổi bật ở anh?
? Em nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa tính cách của nhân vật anh thanh niên ? Nêu tác dụng ?
? Nhân vật phụ trong truyện là ai ? Nhân vật nào góp phần thể hiện chủ đề rõ nhất ?
? Nhân vật họa sĩ đã bộc lộ quan điểm về con người và nghệ thuật ở những chi tiết nào?
? Vì sao ông cảm thấy “Nhọc quá” khi ký họa và suy nghĩ về những điều thanh niên nói?
? Khi gặp anh thanh niên cô kĩ sư có cảm xúc, suy nghĩ gì ?
? Bác lái xe trong truyện có ý nghĩa như thế nào ?
?Ngoài các nhân vật đã phân tích theo em trong truyện còn có nhân vật nào nữa ?
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh tổng kết – luyện tập.
? Thành công của truyện là do đâu ? 
( Cách viết, lời văn xd, nhân vật)
? Truyện ca ngợi ai ?
I/ Tìm hiểu chung .
1/Tác giả –Tác phẫm(sgk)
2/ Đọc, tóm tắt truyện .
 a/ Đọc .
 b/ Tóm tắt truyện :
3/ Chú thích
II/ Phân tích .
 1.Chân dung anh thanh niên:
 a. Qua lời giới thiệu của bác lái xe:
-Là người cô độc nhất thế gian
-27 tuổi,làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m,rất “Thèm” 
người 
 b. Qua cuộc gặp gỡ:
-Hình dáng :Tầm vóc nhỏ bé,nét mặt rạng rỡ
-Công việc: Làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu
->Gian khổ,hoàn cảnh sống khắc nghiệt
->Lòng yêu nghề,có bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm cao
-Suy nghĩ: sâu sắc về công việc và c/s bản thân với cộng đồng
-Lối sống:
 +Đọc sách
 +Trồng hoa
 +Nuôi gà
->Tổ chức cuộc sống gọn gàng,ngăn nắp,chủ động, sáng tạo
=>Hoàn thiện mình, làm đẹp cuộc sống bản thân
-Tính cách:
Cởi mở,chân thành ,thân thiện,luôn quan tâm mọi người ,rất khiêm tốn
->Lối miêu tả vừa gián tiếp vừa trực tiếp
=>Anh thanh niên tiêu biểu cho hình ảnh con người lao động mới
2. Các nhân vật khác:
 a. Ông họa sĩ:
->Tha thiết với vẻ đẹp Sa Pa
=>Cuộc sống là nơi cung cấp nguyên mẫu và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật
b.Cô kỹ sư trẻ: 
Bừng tỉnh, hiểu đúng hơn con đường mà mình đã lựa chọn
 c.Bác lái xe:
-Yêu mến tự hào về con người,nhất là lớp trẻ
 d.Ông kỹ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu sét
->Say mê lao động,âm thầm cống hiến cho Tổ Quốc
IV.Tổng kết:
1/ Nghệ thuật :
- Xây dựng tình huống tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- NT tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn
- Kết hợp tự sự + trữ tình, tả và nghị luận
2/ Nội dung : sgk
3/ Ý nghĩa: 
- Thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc
4/ Củng cố : ? Nhắc lại chủ đề của truyện ?
 ? Phát biểu cảm nghĩ của em về anh thanh niên ?
 5/ Dặn dò : Học bài + chuẩn bị cho bài viết số 3.
 D/ Rút kinh nghiệm :	
**************************
Tuần 14	Ngày soạn: 18/11/2011
Tiết 67	Ngày dạy: /11/2011
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
	 (Các phương châm hội thoại... cách dẫn gián tiếp)
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
	- Các phương châm hội thoại
	- Xưng hô trong hội thoại
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp 
2. Kĩ năng:
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp 
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
B.Chuẩn bị :
 GV: Nghiên cứu bài ở SGK + SGV, soạn bài.
 HS : Đọc kĩ các câu hỏi và bài tập ở SGK để trả lời câu hỏi và làm bài tập, bảng phụ
C.Tiến trình các hoạt động
 1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 2.Kiểm tra : 
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 Kiến thức GV kết hợp kiểm tra khi ôn tập có nhận xét và cho điểm 
 3.Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động : 
Giới thiệu bài .
Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp vấn đáp
-Kể tên các phương châm hội thoại đã học?
-Nêu định nghĩa từng phương châm và cho ví dụ để minh họa ?
-Em hãy kể 1 tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại? 
-Lớp nhận xét, gv nhận xét. 
Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề.
-Trong tiếng Việt xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. -Em hiểu phương châm đó như thế nào ?
- Cho ví dụ minh họa ?
-Thảo luận vấn đề: Vì sao trong Tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô?
-Đại diện HS trả lời
-Lớp nhận xét, bổ sung
-GV chốt lại.
Hoạt động 4: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
-Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ? Cho ví dụ minh họa ?
-Cho HS làm bài tập 2 (Chuyển lời đối thoại thành cách dẫn gián tiếp.Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại )
-Lớp nhận xét, bổ sung 
-GV chốt lại.
I.Các phương châm hội thoại
1.Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại
 Các phương châm hội thoại 
phương
châm 
về 
lượng
Phương
châm 
về 
chất
Phương
châm
quan 
hệ
Phương
châm
cách thức
Phương
châm
lịch
 sự
II.Xưng hô trong hội thoại
 a : Xưng khiêm, hô tôn có nghĩa là khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính
b.Ví dụ 
III.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1.Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Cách dẫn trực tiếp
 Cách dẫn gián tiếp
-Dẫn nguyên vẹn lời hay ý của ngời hoặc nhân vật
-Đặt trong dấu ngoặc kép
Thuật lai lời hay ý của ngời hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp
-Không đặt trong ngoặc kép
2.a: Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp
 Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem quân ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào .
 Nguyễn Thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không , lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
2.b: Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý: 
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp
Từ xưng hô
tôi (ngôi thứ nhât)
chúa công(ngôi thứ hai)
nhà vua(ngôi thứ 3
vua Quang Trung
(ngôi thứ ba)
Từ chỉ địa điểm.
 đây
(tỉnh lược)
Từ chỉ thời gian .
 bây giờ
 bấy giờ
4.Củng cố : Qua tiết học này các em cần nhớ những gì ?
5.Dặn dò : Học lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học ở lớp 9 từ đầu năm đến giờ và phần từ vựng đã được ôn tập để kiểm tra một tiết .
D.Rút kinh nghiệm: 	
*****************************
Tuần 14	Ngày soạn: 18/11/2011
Tiết 68, 69	Ngày dạy: /11/2011
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3
A/ Mục tiêu:Giúp HS 
- biết vận dụng kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày
- Gd thái độ trung thực tự giác 
B/ Chuẩn bị :
 -GV: Ra đề + đáp án
 -HS: 
C/Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định :
2/ Bài cũ :
3/ Bài mới :
* Hoạt động 1: gv nêu đề bài
Đề: Kể về cuộc gặp gỡ các anh bộ đội nhân ngày thành lập QĐND Việt Nam (22 - 12). Trong buổi gặp gỡ đó em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
ĐÁP ÁN:
I.Dàn bài:
1.Mở bài (1 đ) Giới thiệu tình huống đưa tới cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
2.Thân bài: (8 đ) Kể diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó ( xen lẫn miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại...)
- Em thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
3.Kết bài: (1 đ) Kết thúc cuộc gặp gỡ
 Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
II.Biểu điểm: 
- Điểm 9, 10 HS làm đúng kiểu bài, kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả ,miêu tả nội tâm nội tâm,yếu tố nghị luận , làm đầy đủ các ý trên, viết mạch lạc, trôi chảy, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu ...
Tối đa 10đ, sai dưới 5 lỗi tối đa 9đ.
 - Điểm 7, 8 HS làm đúng kiểu bài, có sử dụng miêu tả ,miêu tả nội tâm ,yếu tố nghị luận thiếu một vài ý nhỏ, văn viết trôi chảy, bố cục rõ ràng, sai dưới 10 lỗi.
 - Điểm 5, 6 HS làm đúng kiểu bài, có sử dụng miêu tả và miêu tả nội tâm , thiếu ý theo đáp án, văn viết đôi chỗ lủng củng, bố cục chưa rõ ràng, sai dưới 15 lỗi.
 - Điểm 3, 4 HS làm đúng kiểu bài, bài làm sơ sài bố cục lộn xộn, diễn đạt lan man, sai dưới 20 lỗi.
 - Điểm 1, 2 HS làm quá sơ sài, bố cục lộn xộn, diễn đạt lủng củng, lan man, sai trên 20 lỗi.
 - Điểm 0: HS làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Hs về học bài, 
 - Soạn: “Người kể chuyện trong văn bản tự sự”
D/ Rút kinh nghiệm :	
**************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc