Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15 năm 2010

CHIẾC LƯỢC NGÀ

 _ Nguyễn Quang Sáng _

A/- Mục tiêu cần đạt :

Giúp hs :

 1. Kiến thức

- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện.

 -Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

-Nắm được NT miêu tả tâm lý nhân vật , đặc biệt là nhân vật bé Thu , nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả .

 2. Kĩ năng.

 -Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý để cảm nhận một văn bản truyện ngắn hiện đại .

 3. Thái độ

-Giáo dục lòng căm ghét chiến tranh , sự trân trọng tình cảm thiêng liêng của con người

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:20/11/2010 
 Ngày dạy:22/11/2010
TUẦN 15:
Tiết 71,72 : 
 CHIẾC LƯỢC NGÀ 
 _ Nguyễn Quang Sáng _ 
A/- Mục tiêu cần đạt : 
Giúp hs : 
 1. Kiến thức
- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện.
 -Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
-Nắm được NT miêu tả tâm lý nhân vật , đặc biệt là nhân vật bé Thu , nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả .
 2. Kĩ năng.
 -Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý để cảm nhận một văn bản truyện ngắn hiện đại .
 3. Thái độ
-Giáo dục lòng căm ghét chiến tranh , sự trân trọng tình cảm thiêng liêng của con người .
B/- Chuẩn bị :
 GV: + Đọc văn bản , sách tham khảo 
 HS: Đọc văn bản, tóm tắt – trả lời câu hỏi sgk
C/- Tiến trình lên lớp : 
 1. Ổn định lớp
 2. KTBC : Hãy trình bày cảm nhận của em về hình ảnh anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” ? Từ đó em hiểu gì về nhan đề văn bản ?
 3 Khởi động: PP thuyết trình
Hoạt động 1: Gv dẫn dắt vào bài mới bài mới ::
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 * Hoạt động 2 : PP tổ chức tiếp nhận tác phẩm
 ? Hãy khái quát những nét chính về cuộc đời t/giả NQS ? 
 Hs trả lời,GV: g/thiệu thêm : 
? Văn bản “ Chiếc lược ngà” ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
 GV: tóm tắt đoạn lược bỏ ở phần đầu của truyện 
GV: hướng dẫn đọc đoạn và tóm tắt đoạn trích 
 ? Theo em nhân vật chính trong truyện này là ai ? 
 ? Vậy tình cha con của anh Sáu được thể hiện trong tình huống nào ? 
( 2 tình huống :
 - Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ra cha đến lúc em nhận cha, bộc lộ tình cảm thắm thiết thì cha con phải ra đi - Tình huống cơ bản của truyện ) .
 - Ở căn cứ ông Sáu dồn hết tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược để tặng con nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà cho con gái .
-> Nếu tình huống 1 bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha thì tình huống 2 lại thể hiện tình cảm sâu sắc của anh Sáu đối với con ) 
.* Hoạt động 3: PP thuyết trình
Tìm hiểu văn bản:
? Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong những ngày ông Sáu về thăm nhà được thể hiện qua những tình huống cụ thể nào ? ( Trước và sau khi nhận ông Sáu là cha ) .
? Bé Thu có phản ứng ra sao khi gặp ông Sáu ? 
? Thế nào là tròn mắt nhìn ?
 ( mở to không chớp ) 
? Em đọc được cảm xúc gì của bé Thu qua những biểu hiện đó ? 
( - Không hiểu chuyện gì xảy ra-> Ngạc nhiên
 -Sợ bị lừa, bị bắt-> Sợ hãi)
? Những ngày ông Sáu ở nhà thì thái độ và tình cảm của bé Thu đối với ông Sáu diễn biến ntn? 
 Gợi ý: Chú ý về cách xưng hô, khi mời ông Sáu vào ăn cơm?
? Em có suy nghĩ gì về những câu nói của bé Thu ?
? Bằng cách nói ấy bé Thu muốn bày tỏ thái độ gì trước mọi người ?
? Trong bữa cơm Thu có phản ứng ra sao ? 
? Em đọc được thái độ gì của Thu qua những phản ứng đó ? 
? Em có đồng tình với những phản ứng của bé Thu không ? Vì sao?
(- Dễ thông cảm cho bé Thu. Vì :
+ Thu xa cha từ nhỏ , từ lúc sinh ra đến năm bé lên 8 tuổi, cha đi chiến đấu biền biệt, em không hề được gặp cha mà chỉ biết mặt cha qua một tấm ảnh duy nhất chụp chung với má hồi mới cưới- Lúc gương mặt anh chưa bị biến dạng bởi chiến tranh
+ Thu còn nhỏ nên chưa thể hiểu hết sự khắc nghiệt của chiến tranh-. Em không thể hiểu được nguyên nhân của sự đổi thay về ngoại hình, đặc biệt là gương mặt bị thay đổi do vết sẹo )
? Những phản ứng trên đã bộc lộ tính cách gì của bé Thu?
? Có ý kiến cho rằng: Tất cả những hành động trên của bé Thu càng chứng tỏ bé luôn dành cho ba nó tình yêu thương mãnh liệt. Em có đồng ý không? Vì sao?
( Bé Thu không thể kìm nén được sự căm ghét cao độ trước một người đàn ông xa lạ nhận là cha nó nên nói năng cộc lốc, cư xử vùng vằng, ương nghạnh =.> Điều đó chứng tỏ Thu luôn tôn thờ , kiêu hãnh và yêu thương ba mãnh liệt )
 GV: Vậy Thu có nhận ông Sáu là cha hay không , hãy tóm tắt phần truyện : “ Khi bé Thu sang nhà ngoại -> chia tay với cha” .
? Em hãy tìm chi tiết thể hiện tâm trạng của bé Thu sau khi nghe xong lời giải thích của bà ngoại về lai lịch vết sẹo?
.? Cử chỉ ấy thể hiện tâm trạng gì của Thu ? 
? Khi nhận ra ba rồi, Thu có thái độ hành động ra sao trong buổi sáng chia tay với ba ? Đặc biệt khi nghe anh Sáu nói “ Thôi ba đi nghe con!” ? 
? Theo em vì sao Thu lại hôn vết thẹo trên mặt ba ? 
? Cùng với cử chỉ đó Thu đã nói gì với người cha ? 
? Em hiểu được gì qua lời của bé Thu nói với ba ?
? Tất cả những phản ứng trên của bé Thu được diễn đạt qua từ ngữ như thế nào ? 
? Từ đó em cảm nhận được tình cảm gì của bé Thu đối với cha ? 
 Gv giảng( Trước lúc anh Sáu lên đường, lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ba. Khi em biết người đàn ông mà mấy ngày qua mình đã hắt hủi, xa lánh là ba thì cũng là lúc là ba phải lên đường .Cha lại sắp đi xa, xa mẹ, xa con, và lại tiếp tục cuộc đời chiến trận gian khổ.. Thời khắc chia tay thật ngắn ngủi, vội vàng. Lúc này Thu mới nhận ra sự thật là em không còn có nhiều thời gian bên ba nữa và cơ hội được gọi lên tiếng “ ba “ mà bé hằng khao khát bấy lâu này cũng cũng sắp tuột khỏi tầm tay. 
 Bởi vậy, cuống quýt, vội vàng, nó cất tiếng gọi “ba” trong bao nhiêu yêu thương, tức tưởi, giận hờn. Nó ôm siết lấy ba và hôn ba rối rít, đặc biệt là hôn lên vết sẹo như để chuộc lại lỗi lầm , như một sự đền bù cho thái độ và hành động của nó đối với ba trong hai ngày qua. Phải chăng lúc ấy Thu thực sự thấy xót xa, ân hận về lỗi lầm của mình, thực sự xót thương người cha đau khổ. Trong giây phút thức tỉnh đó, Thu không chỉ thấy yêu thương cha vô cùng mà còn tự hào nữa vì cha cô thật anh hùng )
 GV: chuyển ý sang tiết 2 : 
? Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát gặp nhất chính là bé Thu ?
? Thái độ của ông ra sao khi mới nhìn thấy con ?
GV: Giới thiệu thêm hành động và tâm lý của ông khi nhìn thấy con nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con.
- Bước vội vàng kêu lên : Thu con !
- Đưa 2 tay về phía trước giọng lập bập run run .
? Những cử chỉ đó thể hiện tâm trạng gì của ông ?
? Khi bị con từ chối thì thái độ , cử chỉ anh như thế nào ?
?Ông có thái độ như thế nào trước và trong bữa cơm trước sự phản ứng của bé Thu ? 
? Theo em những cử chỉ ấy của ông thể hiện tình cảm gì của người cha ? 
( Buồn nhưng vẫn sẵn lòng tha thứ – muốn con nên người )
GV: chuyển ý sang ý b .
? Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của ông sáu đối với thái độ bé Thu lúc chia tay ? 
 ( Một tay ôm con, tay rút khăn lau nước mắt)
? Những cử chỉ đó thể hiện tình cảm gì của ông đối với con ?
GV: chuyển ý :.
? Sau khi trở lại chiến khu , có chuyện gì làm ông day dứt ?
? Ngoài nỗi day dứt đó, ông Sáu còn nhớ đến điều gì ?
HS: đọc đoạn sgk ( đoạn nói về tình cảm của ông Sáu khi nhớ con
? Ông Sáu có thái độ như thế nào khi kiếm được ngà voi ? Thể hiện qua từ ngữ nào ? 
? “ Hớt hải ,hớn hở” thuộc từ loại gì ? 
GV: Dùng tranh thuật lại quá trình ông Sáu làm cây lược cho con 
?Em nhận xét gì về những từ ngữ t/giả miêu tả cử chỉ của ông Sáu?
( T/giả so sánh việc làm chiếc lược khổ công như người thợ bạc (thợ kim hoàn ) đòi hỏi phải khéo léo thẩm mỹ ) .
? Về vật chất, cây lược không có gì là lớn lao, anh Sáu có thể mua tặng con được nhưng ở đây ông lại muốn mình tự tay làm cho con . Theo em vì sao vậy ? Điều đó bộc lộ tình cảm gì của ông đối với con ? 
GV: Mang lời hẹn ước với con gái ra chiến khu bao nhiêu tình cảm yêu thương nhớ nhung , ông dồn vào chiếc lược. Bao nhiêu răng lược là bấy nhiêu tình thương, nỗi nhớ của anh đối với con. Khi cây lược đã làm xong, những đêm nhớ con, ông lại lâý lược ra mài lên tóc mình cho thêm bóng thêm đẹp. Điều đó, chứng tỏ anh trông mong từng ngày, từng giờ được trao cho con vật kỉ niệm này, để được tự tay chải mái tóc mềm cho con 
? Vậy niềm hy vọng đó của ông có thực hiện được không ? Vì sao? 
HS: đọc đoạn cuối :
 ? Trước lúc hy sinh ông Sáu đã trăng trối điều gì ? 
? Việc làm đó thể hiện tình cảm gì của ông đối vớicon ? 
HS: tóm tắt phần cuối của truyện .
 * Hoạt động4 : 
 Kĩ thuật động não:Hướng dẫn tổng kết :
 HS THẢO LUẬN : ? Những yếu tố NT tạo nên sức hấp dẫn của truyện “ Chiếc lược ngà” là gì ?
 + Tổ 1 : Xây dựng cốt truyện , tình huống truyện ?
+ Tổ 2 : NT miêu tả tâm lý . tính cách nhân vật ? 
+ Tổ 3,4 : Người kể , ngôi kể , ngôn ngữ , ph/thức biểu đạt ? 
-> Đại diện nhóm trình bày , GV kết luận : 
HS: đọc ghi nhớ /sgk.
? Vì sao câu chuyện mang tên “Chiếc lược ngà” ? 
? Từ văn bản , em hiểu gì về chiến tranh và tâm hồn người lính cách mạng ?
GV giáo dục tình cảm
Hs đọc ghi nhớ, gv chốt lại ý chính.
I. Tìm hiểu chung
1)Tác giả :
- Quê ở An Giang 
- Trưởng thành trong quân ngũ từ hai cuộc kháng chiến của dân tộc .
- Đề tài viết về cuộc sống con người Nam Bộ .
2) Tác phẩm : Ra đời năm 1966 khi ông đang hoạt động ở chiến trường NBộ .
 3) Đọc và tóm tắt văn bản 
II.Tìm hiểu văn bản
1.Diễn biến tâm trạng bé Thu trong những ngày anh Sáu về thăm nhà:
 a) Trước khi nhận cha : 
- Giật mình, tròn mắt, nhìn 
- Mặt tái đi , vụt chạy .
- Kêu thét lên 
-> Lo lắng sợ hãi 
- Nói trống không 
- Hất trứng cá ra khỏi chén 
-> Cự tuyệt quyết liệt trước tình cảm của ông Sáu .
-> Sự ương ngạnh, cá tính mạnh mẽ-> Là phản ứng tâm lý tự nhiên của trẻ thơ-> Rất yêu thương cha .
b) Lúc nhận cha : 
Nghe bà giải thích về vết sẹo của ba, Thu nằm im,lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài...
-> Day dứt ân hận .
- Gọi cha: Bỗng kêu thét lên tiếng kêu như tiếng xé
-Hôn ba cùng khắp ... hôn cả vết thẹo .
- Hai tay xiết chặt lấy cổ , dang cả hai chân câu chặt lấy ba vai run run...
-> Từ ngữ gợi hình gợi cảm 
-> Tâm lý được diễn tả sinh động , tình cảm yêu thương cha sâu đậm mãnh liệt và cũng rất ngây thơ chân thật 
2) Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu :
a) Lần đầu tiên gặp con : 
-Thuyền vừa cặp bến ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con..., giọng lập bập run run .
-> Mong ngóng gặp con 
-khi bị con tờ chối ->Đau đớn thất vọng, hụt hẫng .
b)Trong những ngày đoàn tụ.
+Ông Sau không đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con
+ Gắp trứng cá cho con
-> quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
b, Lúc chia tay :
+ “Nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”.
+ tạm biệt con
-> Yêu thương con sâu sắc , lặng lẽ .
c) Lúc ở chiến khu : 
+Ân hận vì đã đánh con 
+ Hối hả, hớn hở chạy về khoe đã tìm được khúc ngà 
+ Cưa từng chiếc răng lược , thận trọng, tỷ mỉ và cố công như người thợ bạc .
+gò lưng , tẩn mẩn , khắc từng nét chữ ....
-> Từ ngữ gợi hình -> Sự công phu , kiên trì nhẫn nại .
=> Tình yêu thương con da diết sâu nặng .
d) Trước lúc hy sinh : 
+ Móc cây lược , nhờ người bạn trao cho con gái .
+ Chỉ yên lòng khi biết cây lược sễ được trao tận tay con gái.
-> Tình cha con bất tử 
IV/- Tổng kết : 
- Nghệ thuật : 
 +Xây dựng cốt truyện chặt chẽ .
+ Tình huống bất ngờ như ... h, em, cô, dì)
? Em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt và cách sử dụng chúng trong giao tiếp?
GV giới thiệu 2 phương chậm xưng hô
? Việc “ Xưng khiêm- hô tôn” được thể hiện ntn trong XHPK xưa?
( Bần tăng, bần sĩ, tiểu nhân, đại nhân )
? Ngày nay, phương châm ấy thể hiện qua những từ ngữ nào?
? Tại sao trong Tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến vấn đề lựa chọn từ ngữ xưng hô?
HS: Hầu như ko có từ ngữ trung hòa. Vì thế , nếu ko chú ý lựa chọn- nói sẽ ko đạt hiệu quả gt thậm chí gt ko tiến triển được nữa.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh phân biệt cách dẫn trực tiếp,cách dẫn gián tiếp
? Cách dẫn trực tiếp có gì khác cách dẫn gián tiếp?
 Hs : 
 + Nội dung : DTT là dẫn nguyên văn lời nói... của người khác; DGT là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người khác, có điều chỉnh cho phù hợp
+ Hình thức:Lời DTT được đặt trong dấu ngoặc kép còn DGT thì ko
Hs đọc bài tập/ SGK
? Hãy chuyển những lời đối thoại trên thành lời dẫn gián tiếp?
HS làm trên bảng , Dưới lớp tự hoàn thành trong vở.
GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn: Có thể chuyển như sau
Vua QT hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem quân ra chống cự thì khả năng thắng hay thua ntn.
 Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không.....
?Phân tích những thay đổi về từ ngữ xưng trong lời dẫn gián tiếp so với lời thoại?
 Trong lời đối thoại Trong lời dẫn gián tiếp
Từ ngữ xưng hô Tôi ( ngôi 1) nhà vua( ngôi 3)
 chúa công( ngôi 2) vua QT( ngôi 3)
Từ chỉ địa điểm đây ( tỉnh lược)
Từ chỉ thời gian bây giờ bấy giờ
I Các phương châm hội thoại:
 1. Phương châm về lương
 2. Phương châm về chất
 3. Phương châm quan hệ
 4. Phương chậm cách thức
 5. Phương châm lịch sự
II Xưng hô trong hội thoại:
 1 . Các từ ngữ xưng hô
2. Phương châm xưng hô
III.Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp:
 1 Phân biệt hai cách dẫn
 2. Bài tập:
4. củng cố: Nêu cách hiểu về các PCHT, lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.
 5. Dặn dò:Ôn lại kến thức Tiếng Việt để chuẩn bị kiểm tra một tiết
D* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: Ngày dạy:..
 Tiết 74: 
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:-Rèn luyện,thực hành cách diễn đạt,sử dụng kiến thức Tiếng Việt đã học và ôn tập ở học kỳ I để làm bài
 - Giáo dục ý thức tự lực,sáng tạo,nghiêm túc khi làm bài
B.Chuẩn bị:
 GV: Đề kiểm tra (đã pho to) +đáp án
 HS: Ôân bài
C.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra:
* Hoạt động1: GV: Phát đề cho HS (xen kẽ A,B)
* Hoạt động2: GV:nêu một số yêu cầu:- Ghi rõ họ tên,lớp
 - Đọc kỹ đề
 - Nghiêm túc,suy nghĩ làm bài
* Hoạt động3 : HS: nghiêm túc làm bài
 GV: quan sát,nhắc nhở
* Hoạt động 4: GV: thu bài và nhắc nhở về nhà:
 -Học bài chuẩn bị kiểm tra văn học hiện đại
Đề ở ổ d tài liệu doanh/ kt tv. chân
 Ngày soạn: 4/12/2010
 Ngày dạy:6/12/2010
 Tuần 17 
 Tiết 82, 83 
 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 
A/- Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh : 
 1. Kiến thức
- Hs nắm được hkái niệm văn bản thuyết minh và tự sự.
- Thấy được sự kết hợp của các PTBĐ trong 2 kiểu văn bản trtên
 2. Kĩ năng.
-Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức TLV .
 3.Thái độ.
 -Hs nghiêm túc ôn tập chuẩn bị thi học kì.
 B/- Chuẩn bị : 
 GV: Bảng phụ so sánh văn bản miêu tả với văn bản thuyết minh 
 HS: Soạn theo câu hỏi SGK 
C/- Tiến trình lên lớp 
 1. Ổn định lớp:
 2.KTBC : Bài soạn của học sinh 
 3. Khởi động: PPTT
 GV: giới thiệu nội dung ôn tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động2 :PPVĐ
 Ôn tập các kiểu văn bản đã học 
 ? Em hãy kể tên những kiểu văn bản mà em được học trong phần TLV lớp 9? 
? Trong văn bản thuyết minh ta thường vận dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của những yếu tố đó ? 
 Hs trả lời
? Vì sao trong VB th/minh ta lại vận dụng yếu tố miêu tả ?
GV: -Không phải nội dung t/m nào cũng dùng được các biện pháp NT
 -Khi t/m các kiến thức khoa học đời sống có thể sử dụng biện pháp NT =>VBTM đỡ khô khan, người nghe,người đọc thích thú hơn, tiếp thu dễ dàng hơn vào 
 -Trong VBTM ta sử dụng yếu tố m/tả giúp cho bài văn sinh động hấp dẫn hơn . Ví dụ : Khi t/m một ngôi chùa cổ người t/m phải sử dụng phép liên tưởng, t/tượng, so sánh, nhân hóa ( ngôi chùa tự kể về mình ) để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh . Và đương nhiên phải dùng m/tả để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ ntn ? Màu sắc, không gian , hình khối cảnh vật xung quanh ra sao? ... Nếu thiếu yếu tố m/tả và NT thì bài văn sẽ khô khan nhàm chán. Nhưng m/tả chỉ đóng vai trò phụ trợ.
* Hoạt động2 : Phân biệt văn bản thuyết minh với văn bản miêu tả :
 ( G/v gợi ý học sinh những phương diện so sánh : Đối tượng , tính trung thành , hư cấu , yếu tố chủ quan , khách quan ,phạm vi sử dụng )
 Miêu tả 
- Đối tượng: Sự vật con người, hoàn cảnh cụ thể .
 - Có hư cấu tưởng tượng không nhất thiết phải trung thành với sự vật .
- Dùng nhiều so sánh liên tưởng .
- Mang nhiều c/xúc chủ quan của người viết 
- Ít dùng số liệu cụ thể chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương , nghệ thuật .
- Ít tính khuôn mẫu 
- Đa nghĩa 
 Thuyết minh 
- Loại sự vật, đồ vật, di tích ,
 phong cảnh món ăn
- Trung thành với đặc điểm của đối
 tượng , sự vật.
- Ít dùng tưởng tượng , so sánh 
- Bảo đảm tính khách quan khoa học 
- Dùng nhiều số liệu cụ thể , chi tiết 
- Ứng dụng trong nhiều tình huống của
 c/s văn hóa , khoa học .
- Thường theo một số yêu cầu giống 
nhau 
- Đơn nghĩa 
* Hoạt đông 3 : Ôn tập những nội dung trọng tâm của văn bản tự sự 9 : 
 ? Phần văn bản tự sự 9 đề cập đến những nội dung nào ? ( Các nội dung tự sự vừa được lặp lại ở lớp dưới vừa được nâng cao . Điều này được thể hiện ở :
Yêu cầu về việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm , nghị luận , đối thoại, độc thoại, người kể chuyện 
Yêu cầu kỹ năng kết hợp các phương thức trong văn bản tự sự .
Yêu cầu thấy được vị trí, vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, thay đổi hình thức người kể chuyện ... )
? Trong văn bản tự sự thường kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
 ( tự sự + miêu tả, biểu cảm, nghị luận )
? Các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự ?
 ( + M/tả nội tâm là yếu tố quan trọng để xây dựng n/v làm cho n/v sinh động qua việc tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, diễn biến , tâm trạng n/v 
 + Nghị luận làm cho câu chuyện thêm phần triết lý )
 ? Thế nào là đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm ? 
 ? Những phương thức độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm đó có vai trò ra sao trong VBTS ? 
 ( Là yếu tố/trọng để thể hiện n/v qua đối thoại -> Cảm nhận được thái độ , c/sống – diễn tả rõ diễn biến tâm lý n/v tinh tế sinh động ).
 ? Trong VBTS thường sử dụng những ngôi kể nào ? ưu điểm của từng ngôi kể đó ? 
 ( Ngôi 1 : Xưng tôi kể được diễn biến tâm lý , suy nghĩ nhân vật 
 Ngôi 3 : Dấu mặt , kể khách quan sinh động mọi sự việc xảy ra trong văn bản 
* Hoạt động 4 : H/s thảo luận tìm ví dụ minh họa cho nội dung của văn bản tự sự :
GV: gợi ý : Dựa vào văn bản tự sự lớp 9 và sách bài tập
 + Nhóm 1 : đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm 
 + Nhóm 2 : -----------------------------yếu tố nghị luận .
 + Nhóm 3 : -----------------------------yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận .
 + Nhóm 4 : ----------------------------yếu tố đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm .
 + Nhóm 5 : Đoạn văn tự có sử dụng ngôi kể 1 
 + Nhóm 6 : -----------------------------ngôi kể 3 
-Đại diện nhóm trình bày chỉ rõ nội dung yêu cầu .
 - Nhóm khác nhận xét bổ sung - GV chốt lại ý và đưa thêm ví dụ :
 Ví dụ : 
 *. Miêu tả nội tâm 
 -“ Thực ra mẹ không lo lắng ..... con đường làng dài và hẹp” 
 ( “Cổng trường mở ra”- NV7)
 - “ Nhưng sao lại nảy ra cái tin .....cơ sự này chưa”
 ( “Làng” –NV9)
*. Đoạn văn có yếu tố nghị luận .
 - “ Vua QT cưỡi voi .....là ta không nói trước” 
 ( “Hoàng Lê nhất thống chí” –NV9)
 -“ Chao ôi!Đối với những người ở quanh ta ..... nỡ giận” 
 ( “Lão Hạc” – NV8)
 *. Đoạn văn miêu tả nội tâm , nghị luận .
- “ Lão không hiểu tôi .....thêm đáng buồn”
 ( “Lão Hạc” –NV8)
- “ Nhưng bây giờ ....thành đường thôi” 
 ( “Cố hương” –NV9
 *. Đoạn văn có đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm .
- “ Tôi cất giọng ....vào tổ tao đâu” 
 ( “Bài học đường đời đầu tiên”-NV6)
- “ Nhìn lũ con ... thế này”
 ( “Làng”-NV9)
*. Sử dụng ngôi kể 1 
- Văn bản “ Cố hương” “ Chiếc lược ngà” (NV9)
*.Sử dụng ngôi kể 3: Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”(NV9)
* Hoạt động 4: Tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa văn bản tự sự lớp 9 với 6,7,8 : 
 ? Các VBTS lớp 9 có gì giống và khác so với nội dung về kiểu văn bản này đã học ở lớp 6,7,8 ? 
( Gợi ý : Yếu tố cơ bản nhất của VBTS là gì ? 
 - Điểm khác nhau chính là điểm nâng cao ở TS 9 ( Xem lại nội dung tiết 79 ) 
 ? Vậy vì sao trong VB có đầy đủ các yếu tố nghị luận , biểu cảm , miêu tả mà vẫn gọi là VBTS ? 
( Vì các yếu tố biểu cảm , miêu tả , nghị luận chỉ là yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là tự sự ) 
? Từ đó em có nhận xét gì về cách gọi tên kiểu VB? 
( Ví dụ : 
Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan - >VBm/tả. Phương thức lập luận bằng cảm /xúc chủ quan -> VB nghị luận .
Phương thức tác động vào cảm xúc : VB biểu cảm .
Phương thức cung cấp trí thức về đối tượng : VB t/minh
Phương thức tái tạo hiện hực bằng n/v , cốt truyện -> VBTS 
? Theo em có VB nào chỉ sử dụng duy nhất 1 phương thức hay không ? Vì sao ? 
*Hoạt động 5: GV: Hướng dẫn h/s kẻ bảng – đánh dấu vào các kiểu văn bản có kết hợp các yếu tố tương ứng - H/s lên bảng làm trên bảng phụ – ở dưới theo dõi , nhận xét bổ sung :
Số TT
 Kiểu văn bản chính 
 Tự sự 
 Miêu tả 
Nghị 
luận
 Biểu 
cảm 
 Thuyết minh 
Điều hành 
 1
 Tự sự 
 /
 X
 X
 X
 X
 2 
 Miêu tả 
 X
 /
 X 
 X
 3
 Nghị luận 
 X
 /
 X 
 X
 4
 Biểu cảm 
 X
 X
 X
 /
 5
 Thuyết minh 
 X
 X
 X
 /
 6
 Điều hành 
 X
 /
I.Các kiểu văn bản đã học
 1.Văn bản thuyết minh:
-Trọng tâm:Luyện tập thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật
II. Những nội dung của văn bản tự sự : 
1) Nội dung: ( Tự sự 9 ) :
-Tự sự kết hợp biểu cảm, miêu tả nội tâm, nghị luận
-Đối thoại, độc thoại,độc thoại nội tâm, ngôi kể, người kể (mới)
2)Nhận diện văn bản căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản .
Không có VB nào sử dụng duy- nhất một phương thức biểu đạt
*Điểm giống và khác nhau giữa văn bản tự sự lớp 9 với 6,7,8 : 
) a. Giống : (VBTS 6,7,8 ) 
- Nhân vật ( chính, phụ ) 
- Có cốt truyện , sự việc ( chính ,phụ)
 b. Khác : (Tự sự 9 có thêm ) 
- TS kết hợp với biểu cảm , miêu tả nội tâm, nghị luận , đối thoại, độc thoại, ngôi kể, người kể .
3) Bảng kết hợp giữa các kiểu văn bản với các yếu tố tương ứng :
 4. Củng cố : khái quát lại nội dung ôn tập cả kiến thức và kỹ năng của hai văn bản ( Thuyết minh , tự sự )
 5. Dặn dò:Soạn câu hỏi ôn tập ( tt) 
D *.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 15.doc