Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15 năm 2011

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15 năm 2011

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

(Hướng dẫn tự học)

A/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự

- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự

2. Kĩ năng:

 - Nhận diện được người kể chuyện trong tác phẩm văn học

 - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự

3. Thái độ:

- GD ý thức tích cực học tập

B/ Chuẩn bị :

 -GV: Đọc SGK, SGV, soạn giáo án

 -HS: Soạn bài

C/ Tiến trình lên lớp

1/ Ổn định :

 2/ Bài cũ :

3/ Bài mới :

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 15 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15	Ngày soạn: 25/11/2011
Tiết 70	Ngày dạy: 28/11/2011
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
(Hướng dẫn tự học)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự
Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự
2. Kĩ năng: 
 - Nhận diện được người kể chuyện trong tác phẩm văn học
 - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự
3. Thái độ:
GD ý thức tích cực học tập
B/ Chuẩn bị :
 -GV: Đọc SGK, SGV, soạn giáo án
 -HS: Soạn bài
C/ Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định :
 2/ Bài cũ : 
3/ Bài mới :
HOẠT ĐÔNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động : 
Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp vấn đáp
HS đọc VD
Gv nêu câu hỏi 2a
HS trả lời
? Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên?
? Dấu hiệu nào cho biết nhân vật ở đây không phải là người kể chuyện?
GV nêu câu hỏi 2c
HS trả lời
? Trong các văn bản đã học, người kể thường đứng ở vị trí nào?
? Từ đó hãy nhận xét vai trò của người kể chuyện.
Hs đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp vấn đáp
HS đọc nội dung BT
? Người kể là ai? Kể điều gì?
HS trả lời
? Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì?
HS trả lời
I.Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
1.Ví dụ
a.Đoạn trích kể lại phút chia tay của ông họa sĩ,cô kỹ sư với anh TN
-Người kể vắng mặt “vô nhân xưng”,cả 3 n/v không xưng “tôi”trong VB
b, Những nhận xét của người kể chuyện về anh TN và những suy nghĩ của anh :
c, Căn cứ vào ngôi kể (3)người kể(vắng mặt) đối tượng miêu tả khách quan 
-> Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, giới thiệu nhân vật, tình huống, tả người, cảnh, đưa ra nhận xét, đánh giá...
2.Ghi nhớ 
II.Luyện tập
Bài tập: 
- người kể: “ tôi”- bé Hồng
/ Củng cố : Gv củng cố bài
 5/ Dặn dò : - Học bài, soạn :“ Chiếc lược ngà”
 D/ Rút kinh nghiệm :	
**************************
Tuần 15	Ngày soạn: 25/11/2011
Tiết 71	,72, 73	Ngày dạy: /11/2011
CHIẾC LƯỢC NGÀ
( Nguyễn Quang Sáng)
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
	- 	Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện “Chiếc lược ngà”
	- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
	- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật 
2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bnả truyện hiện đại
3. Thái độ:
	- Giáo dục HS tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
B.Chuẩn bị :
	GV : Nghiên cứu kĩ văn bản ở sgk+sgv, soạn bài
	HS : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi , bảng phụ
C.Tiến trình lên lớp
	1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số học sinh.
	2.Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long .
	3.Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động : 
Giới thiệu bài .
Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
-Nêu những hiểu biết của em về tác giả
và tác phẩm?
-GV nhấn mạnh những ý chính về tác giả, tác phẩm
Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
Gv HDHS đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc
Gv nhận xét cách đọc của HS
 -Hãy kể tóm tắt đoạn trích?
? Theo em nhân vật chính trong truyện này là ai ? 
 ? Vậy tình cha con của anh Sáu được thể hiện trong tình huống nào ? 
( 2 tình huống :
 - Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ra cha đến lúc em nhận cha, bộc lộ tình cảm thắm thiết thì cha con phải ra đi - Tình huống cơ bản của truyện ) .
 - Ở căn cứ ông Sáu dồn hết tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược để tặng con nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà cho con gái .
-> Nếu tình huống 1 bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha thì tình huống 2 lại thể hiện tình cảm sâu sắc của anh Sáu đối với con )
Hết tiết 1
Hoạt động 4: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp,nêu vấn đề
? Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong những ngày anh Sáu về thăm nhà được thể hiện qua những tình huống cụ thể nào ? ( Trước và sau khi nhận anh Sáu là cha ) .
? Bé Thu có phản ứng ra sao khi gặp anh Sáu ? 
? Em đọc được cảm xúc gì của bé Thu qua những biểu hiện đó ? 
( - Không hiểu chuyện gì xảy ra-> Ngạc nhiên
 -Sợ bị lừa, bị bắt-> Sợ hãi)
? Những ngày ông Sáu ở nhà thì thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn biến ntn? 
 Gợi ý: Chú ý về cách xưng hô, khi mời anh Sáu vào ăn cơm?
? Em có suy nghĩ gì về những câu nói của bé Thu ?
? Bằng cách nói ấy bé Thu muốn bày tỏ thái độ gì trước mọi người ?
? Trong bữa cơm Thu có phản ứng ra sao ? 
? Em đọc được thái độ gì của Thu qua những phản ứng đó ? 
? Em có đồng tình với những phản ứng của bé Thu không ? Vì sao?
(- Dễ thông cảm cho bé Thu. Vì :
+ Thu xa cha từ nhỏ , từ lúc sinh ra đến năm bé lên 8 tuổi, cha đi chiến đấu biền biệt, em không hề được gặp cha mà chỉ biết mặt cha qua một tấm ảnh duy nhất chụp chung với má hồi mới cưới- Lúc gương mặt anh chưa bị biến dạng bởi chiến tranh
+ Thu còn nhỏ nên chưa thể hiểu hết sự khắc nghiệt của chiến tranh-. Em không thể hiểu được nguyên nhân của sự đổi thay về ngoại hình, đặc biệt là gương mặt bị thay đổi do vết sẹo )
? Những phản ứng trên đã bộc lộ tính cách gì của bé Thu?
? Có ý kiến cho rằng: Tất cả những hành động trên của bé Thu càng chứng tỏ bé luôn dành cho ba nó tình yêu thương mãnh liệt. Em có đồng ý không? Vì sao?
( Bé Thu không thể kìm nén được sự căm ghét cao độ trước một người đàn ông xa lạ nhận là cha nó nên nói năng cộc lốc, cư xử vùng vằng, ương nghạnh => Điều đó chứng tỏ Thu luôn tôn thờ , kiêu hãnh và yêu thương ba mãnh liệt )
GV: Vậy Thu có nhận ông Sáu là cha hay không , hãy tóm tắt phần truyện : “ Khi bé Thu sang nhà ngoại -> chia tay với cha” .
? Em hãy tìm chi tiết thể hiện tâm trạng của bé Thu sau khi nghe xong lời giải thích của bà ngoại về lai lịch vết sẹo?
.? Cử chỉ ấy thể hiện tâm trạng gì của Thu ? 
? Khi nhận ra ba rồi, Thu có thái độ hành động ra sao trong buổi sáng chia tay với ba ? Đặc biệt khi nghe anh Sáu nói “ Thôi ba đi nghe con!” ? 
? Theo em vì sao Thu lại hôn vết thẹo trên mặt ba ? 
? Cùng với cử chỉ đó Thu đã nói gì với người cha ? 
? Em hiểu được gì qua lời của bé Thu nói với ba ?
? Tất cả những phản ứng trên của bé Thu được diễn đạt qua từ ngữ như thế nào ? 
? Từ đó em cảm nhận được tình cảm gì của bé Thu đối với cha ? 
GV: Trước lúc anh Sáu lên đường, lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ba. Khi em biết người đàn ông mà mấy ngày qua mình đã hắt hủi, xa lánh là ba thì cũng là lúc là ba phải lên đường .Cha lại sắp đi xa, xa mẹ, xa con, và lại tiếp tục cuộc dời chiến trận gian khổ.. Thời khắc chia tay thật ngắn ngủi, vội vàng. Lúc này Thu mới nhận ra sự thật là em không con có nhiều thời gian bên ba nữa và cơ hội được gọi lên tiếng “ ba “ mà bé hằng khao khát bấy lâu này cũng cũng sắp tuột khỏi tầm tay. 
 Bởi vậy, cuống quýt, vội vàng, nó cất tiếng gọi “ba” trong bao nhiêu yêu thương, tức tưởi, giận hờn. Nó ôm siết lấy ba và hôn ba rối rít, đặc biệt là hôn lên vết sẹo như để chuộc lại lỗi lầm , như một sự đền bù cho thái độ và hành động của nó đối với ba trong hai ngày qua. Phải chăng lúc ấy Thu thực sự thấy xót xa, ân hận về lỗi lầm của mình, thực sự xót thương người cha đau khổ. Trong giây phút thức tỉnh đó, Thu không chỉ thấy yêu thương cha vô cùng mà còn tự hào nữa vì cha em thật anh hùng )
 Hoạt động 6: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
? Vì sao người thân mà anh Sáu khao khát gặp nhất chính là bé Thu ?
? Thái độ của anh ra sao khi mới nhìn thấy con ?
GV: Giới thiệu thêm hành động và tâm lý của anh khi nhìn thấy con
? Những cử chỉ đó thể hiện tâm trạng gì của anh ?
? Khi bị con từ chối thì thái độ , cử chỉ anh như thế nào ?
? Em cảm nhận được tâm trạng gì của anh qua cử chỉ đó ? 
GV: Vì cuộc chiến đấu chung của dân tộc, ông Sáu đã mang một vết sẹo trên mặt, đã hi sinh vẻ đẹp của một thời trai trẻ. Đấy là nỗi đau thể xác. Nhưng nó đã thấm vào đâu so với nỗi đau tinh thần mà ông phải chịu đựng trong hai ngày phép về thăm nhà: Đứa con gái duy nhất mà ông hằng mong nhớ, không chịu nhận cha, thậm chí không thèm cất tiếng gọi ba 
Gv phân tích thêm 
? Anh có thái độ như thế nào trước và trong bữa cơm trước sự phản ứng của bé Thu ? 
? Theo em những cử chỉ ấy của anh thể hiện tình cảm gì của người cha ? 
( Buồn nhưng vẫn sẵn lòng tha thứ – muốn con nên người )
Hết tiết 2
GV: chuyển ý sang ý b .
? Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của anh sáu đối với thái độ bé Thu lúc chia tay ? ( Một tay ôm con, tay rút khăn lau nước mắt)
? Những cử chỉ đó thể hiện tình cảm gì của anh đối với con ?
GV: chuyển ý :.
? Sau khi trở lại chiến khu , có chuyện gì làm anh day dứt ?
Từ đó em cảm nhận được tình cảm gì ở anh ? 
(ân hận vì đã đánh con -> nỗi khổ tâm cứ giày vò anh -> anh nâng niu , trân trọng tình cảm cha con .)
? Ngoài nỗi day dứt đó, anh Sáu còn nhớ đến điều gì ?
HS: đọc đoạn sgk ( đoạn nói về tình cảm của anh Sáu khi nhớ con
? Anh Sáu có thái độ như thế nào khi kiếm được ngà voi ? Thể hiện qua từ ngữ nào ? 
? “ Hớn hở , hối hả” thuộc từ loại gì ? 
?Em nhận xét gì về những từ ngữ t/giả miêu tả cử chỉ của anh Sáu trong quá trình làm cây lược cho con ?
? Từ sự so sánh ấy em thấy được ở anh Sáu đức tính gì ? 
? Về vật chất, cây lược không có gì là lớn lao, anh Sáu có thể mua tặng con được nhưng ở đây anh lại muốn mình tự tay làm cho con . Theo em vì sao vậy ? Điều đó bộc lộ tình cảm gì của anh đối với con ? 
GV: Mang lời hẹn ước với con gái ra chiến khu bao nhiêu tình cảm yêu thương nhớ nhung , anh dồn vào chiếc lược. Bao nhiêu răng lược là bấy nhiêu tình thương, nỗi nhớ của anh đối với con. Khi cây lược đã làm xong, những đêm nhớ con, anh lại lâý lược ra mài lên tóc mình cho thêm bóng thêm đẹp. Điều đó, chứng tỏ anh trông mong từng ngày, từng giờ được trao cho con vật kỉ niệm này, để được tự tay chải mái tóc mềm cho con 
? Vậy niềm hy vọng đó của anh có thực hiện được không ? Vì sao? 
HS: đọc đoạn cuối :
 ? Trước lúc hy sinh anh Sáu đã trăng trối điều gì ? 
? Việc làm đó thể hiện tình cảm gì của anh đối với con ? 
HS: tóm tắt phần cuối của truyện .
Hoạt động 7: * Sử dụng phương vấn đáp, nhóm
 HS THẢO LUẬN : ? Những yếu tố NT tạo nên sức hấp dẫn của truyện “ Chiếc lược ngà” là gì ?
 + Tổ 1 : Xây dựng cốt truyện , tình huống truyện ?
+ Tổ 2 : NT miêu tả tâm lý . tính cách nhân vật ? 
+ Tổ 3,4 : Người kể , ngôi kể , ngôn ngữ , ph/thức biểu đạt ? 
-> Đại diện nhóm trình bày , GV kết luận : 
HS: đọc ghi nhớ /sgk.
? Nêu ý nghĩa truyện?
? Vì sao câu chuyện mang tên “Chiếc lược ngà” ? 
? Từ văn bản , em hiểu gì về chiến tranh và tâm hồn người lính cách mạng ?
-HS đọc ghi nhớ sgk.
I.Tác giả, tác phẩm(SGK)
II.Đọc , tìm hiểu chú thích
1.Đọc-Tóm tắt .
2. Từ khó:
III.Phân tích 
1.Diễn biến tâm trạng bé Thu trong những ngày anh Sáu về thăm nhà:
 a) Trước khi nhận cha : 
- Giật mình, tròn mắt, nhìn 
- Mặt tái đi , vụt chạy .
- Kêu thét lên 
-> Lo lắng sợ hãi 
- Nói trống không 
- Hất trứng cá ra khỏi chén 
-> Cự tuyệt quyết liệt trước tình cảm của anh Sáu .
-> Sự ương ngạnh, cá tính mạnh mẽ-> Là phản ứng tâm lý tự nhiên của trẻ thơ-> Rất yêu thương cha .
b) Lúc nhận cha : 
-> Day dứt ân hận .
- Bỗng kêu thét lên tiếng kêu như tiếng xé
-Hôn ba cùng khắp ... hôn cả vết thẹo .
- Hai tay xiết chặt lấy cổ , dang cả hai chân câu chặt lấy ba vai run run...
-> Từ ngữ gợi hình gợi cảm 
-> Tâm lý được diễn tả sinh động , tình cảm yêu thương cha sâu đậm mãnh liệt và cũng rất ngây thơ chân thật 
2) Tình cảm của anh Sáu đối với bé Thu :
a) Lúc gặp con : 
- Nhún chân nhảy thót lên 
- Bước vội vàng kêu lên : Thu con !
- Đưa 2 tay về phía trước giọng lập bập run run .
-> Mong ngóng gặp con => Đau đớn thất vọng hụt hẫng .
b, Lúc chia tay :
-> Yêu thương con sâu sắc , lặng lẽ .
c) Lúc ở chiến khu : 
- Hối hả chạy về .
- Mặt hớn hở ... 
-> Vui sướng phấn khởi .
- Cưa khúc ngà , cưa từng chiếc răng lược , thận trọng tỷ mỉ .
- gò lưng , tẩn mẩn , khắc từng nét chữ ....
-> Từ ngữ gợi hình -> Sự công phu , kiên trì nhẫn nại .
=> Tình yêu thương con da diết sâu nặng .
* Trước lúc hy sinh : 
- Móc cây lược , nhờ người bạn trao cho con gái .
-> Tình cha con bất tử 
IV.Tổng kết : 
1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện éo le
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ
- Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện
2. Nội dung: (Ghi nhớ)
3. Ý nghĩa:
- Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, "Chiếc lược ngà" cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước
4.Củng cố :
 - Nêu cảm nhận của em về bé Thu ?
	 - Nêu những suy nghĩ của em sau bài học ?
5.Dặn dò : 
	 -Học bài và tập phân tích theo câu hỏi ở sgk.
	 -Ôn lại những kiến thức phần văn thơ hiện đại để hôm sau kiểm tra 1 tiết. 
D. Rút kinh nghiệm : 	
******************************
Tuần 15	Ngày soạn: 6/11/2010
Tiết 74	Ngày dạy: /11/2010
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu cần đạt :
	-Trên cơ sở ôn tập các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp, làm tốt bài kiểm tra 1 tiết trên lớp.
	-Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức Tiếng Việt , kĩ năng vận dụng, để có định hướng khắc phục những điểm yếu.
	-Rèn kĩ năng dùng đúng Tiếng Việt khi giao tiếp
B.Chuẩn bị :
 GV: Ra đề và đáp án .
 HS : Ôn lại những kiến thức đã học .
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động :
	1ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số hs
	2.Kiểm tra bài cũ : 
	3.Bài mới 
ĐỀ:
Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Câu "Mẹ em là giáo viên dạy học" vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
C. Phương châm cách thức D. Phương châm quan hệ
Câu 2: Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng B. Phương châm lịch sự
C. Phương châm cách thức D. Phương châm về chất 
Câu 3: Trong các câu sau câu nào mắc lỗi dùng từ?
A. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự. B. Đó là nững bộ hồ sơ tuyệt mật.
C. “Truyện Kiều” là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm. D.Cô ấy đẹp tuyệt trần.
Câu 4: Trong các câu sau, từ " đầu" trong câu nào không được dùng với nghĩa gốc?
A.Gà trống trên đầu có mào rất đẹp 	B. Trên đầu em bé có cài một bông hoa
C. Đầu súng trăng treo 	D. Tôi luôn bị đau đầu
Câu 5: Câu thơ sau sử dụng nghệ thuật tu từ gì ?
" Còn trời, còn nước , còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa"
A. So sánh, chơi chữ	B. Nhân hóa, điệp ngữ 
C. Điệp ngữ, chơi chữ	D. Nhân hoá, so sánh
Câu 6:Từ ngữ của một ngôn ngữ luôn thay đổi. Vì sao?
A.Vì những từ ngữ dùng lâu ngày sẽ bị mất dần, cần được thay thế
B.Vì con người nhàm chán những từ ngữ cũ
C.Vì những từ ngữ nước ngoài tràn vào thay thế
D.Vì phải đáp ứng nhu cầu nhận thức và giao tiếp ngày càng phát triển
Câu 7: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là: “Sống ở môi trường nhỏ hẹp, ít hiểu biết nhưng lại tự phụ, chủ quan” ? 
A. Cá chậu chim lồng	B. Ếch ngồi đáy giếng
C. Kiến bò miệng chén	D. Nuôi ong tay áo
Câu 8: Vì sao khi giao tiếp, người Việt rất chú trọng lựa chọn từ ngữ xưng hô?
A.Vì số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú
B.Vì cách xưng hô của người Việt phụ thuộc vào mối quan hệ và tình huống giao tiếp
C.Vì từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt giàu sắc thái biểu cảm
D.Vì tất cả các lí do trên
II. Tự luận: (6 điểm) 
Câu 1: (1 đ) Thuật ngữ là gì ? Cho ví dụ 2 thuật ngữ.
Câu 2: (2 đ) Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ minh họa.
Câu 3: (3 đ) Trong những câu thơ sau, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? Phân tích cái hay, cái đẹp của những biện pháp tu từ đó.
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.”
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm: ( 4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
A
C
C
D
B
D
 II.Tự luận: (7 điểm)
Câu
Nội dung
Biểu điểm
1
- Khái niệm thuật ngữ: là những từ dùng để chỉ khái niệm khoa học, công nghệ , thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ 
0.5
HS cho đúng 2 VD
0.5
2
- Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
Cách dẫn trực tíêp
- Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
- Được đặt trong dấu ngoặc kép.
Cách dẫn gián tiếp
- Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp.
- Không đặt trong dấu ngoặc kép.
1 
(0.5)
(0.5)
- HS cho ví dụ minh hoạ: 
+ Một ví dụ về cách dẫn trực tiếp 
+ Một ví dụ về cách dẫn gián tiếp 
1 
(0.5)
(0.5)
3
- HS chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng 
+ Ẩn dụ: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”
+ Nhân hoá : “hoa ghen, liễu hờn”
+ Nói quá: “nghiêng nước nghiêng thành”
1.5
(0.5)
(0.5)
(0.5)
HS phân tích cái hay của những biện pháp đó :
Nội dung: Tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều
Vẻ đẹp đấy khiến tạo hoá phải ghen ghét, đố kị , dự báo cuộc đời Kiều sẽ trắc trở khổ đau. Qua đó đặc tả vẻ đẹp của Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn.
1.5
4.Củng cố :
	- GV nhắc HS kiểm tra lại trớc khi nộp bài. 
	- GV thu bài .
5.Dặn dò :
 	-Về đối chiếu với vở học xem mình làm bài đã đúng chưa , học kĩ lại những nội dung đã học chuẩn bị kiểm tra tổng hợp học kì
***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 15.doc