Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 17 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 17 năm 2010

TUẦN 17:

Tiết 81: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN ( TT)

A/ Mục tiêu cần đạt :

 Giúp học sinh :

 1. Kiến thức

- Hệ thống hóa khắc sâu các kiến thức về văn bản tự sự ( Sự tích hợp ) giữa 3 phân môn văn , tiếng việt , Tập làm văn .

 2 Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, nghị luận

 3. Thái độ.

- Có ý thức chủ động ôn tập chuẩn bị thi học kì.

B/ Chuẩn bị :

 GV: Đọc SGK , tài liệu

 HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK và tổ 2 chuẩn bị bảng phụ

C/ Tiến trình lên lớp :

 1. Ổn định lớp

 2.KTBC : Có những kiểu VB nào được học ở chương trình TLV 9 ( HK I ) ?

 Hãy nêu nội dung cơ bản của mỗi kiểu văn bản đó ?

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 17 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:2/12/2010 
 Ngày dạy: 9/12/2010
TUẦN 17: 
Tiết 81: 	 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN ( TT) 
A/ Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh : 
 1. Kiến thức
Hệ thống hóa khắc sâu các kiến thức về văn bản tự sự ( Sự tích hợp ) giữa 3 phân môn văn , tiếng việt , Tập làm văn .
 2 Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, nghị luận
 3. Thái độ.
Có ý thức chủ động ôn tập chuẩn bị thi học kì.
B/ Chuẩn bị :
 GV: Đọc SGK , tài liệu 
 HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK và tổ 2 chuẩn bị bảng phụ 
C/ Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định lớp
 2.KTBC : Có những kiểu VB nào được học ở chương trình TLV 9 ( HK I ) ?
 Hãy nêu nội dung cơ bản của mỗi kiểu văn bản đó ? 
 3.Bài mới : GV: giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: PP vấn đáp
Tìm hiểu bố cục của văn bản tự sự :
 ? Một số t/p tự sự đựơc học trong sgk NV 6-> 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần nhưng vì sao bài viết TLV tự sự của h/s phải có đủ bố cục 3 phần ? 
Hoạt động 2:PPVĐ
 Hướng dẫn tìm hiểu mối quan hệ giữa những nội dung của VBTS trong 3 phân môn :
 ? Những kiến thức và kỹ năng của VBTS phần TLV được vận dụng ntn trong phần đọc hiểu VB ? 
?Như vậy những k/thức và kỹ năng của VBTS(Phần TLV ) đã giúp được gì trong việc đọc hiểu văn bản tự sự tương ứng ? 
? Em thử phân tích một vài ví dụ để minh họa ? 
( Gợi ý : Xem lại bài đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm , miêu tả nội tâm trong VBTS )
.
? Ngược lại những kiến thức và kỹ năng về t/p tự sự (Phần đọc hiểu VB, TV) đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự ? Lấy VD minh họa ?
4.Bố cục của văn bản tự sự :
- Bài làm của học sinh có đủ bố cục 3 phần : Mở, thân, kết là do rèn luyện theo yêu cầu “Chuẩn mực” của nhà trường. Còn t/p tự sự không tuân thủ bố cục là do sáng tạo của tác giả .
5) Nội dung văn bản tự sự trong mối quan hệ giữa 3 phân môn :
 - Những kiến thức kỹ năng của văn bản tự sự ( Phần TLV ) soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc hiểu văn bản tự sự tương ứng trong sgk NV .
- Ví dụ : Yếu tố đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm -> Hiểu sâu hơn văn bản “ truyện Kiều” , “ Làng”
- Kiến thức và kỹ năng của ( phần đọc hiểu văn bản , TV giúp h/s học tốt hơn khi làm văn ( Ngôi kể , người kể , cách dẫn dắt xd nhân vật tự sự )
 4. Củng cố.
 5. Dặn dò
 - Học bài xem lại kiến thức kỹ năng làm bài TLV th/minh , tự sự để thi học kỳ I
 - Soạn bài :Những đứa trẻ 
D.Rút kinh nghiệm:.
 Ngày soạn: 8/12/2010
 Ngày dạy: 9/12/2010
TUẦN 17: 
Tiết 85: 	 ÔN TẬP TỔNG HỢP
A/ Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh : 
 1. Kiến thức
Hệ thống hóa khắc sâu các kiến thức về 3 phân môn Văn , Tiếng Việt , Tập làm văn bằng hình thức HS lập đề cương ôn tập, gv hướng dẫn, gợi ý.
 2 Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng tự tổng hợp kiến thức.
 3. Thái độ.
Có ý thức chủ động ôn tập chuẩn bị thi học kì.
B/ Chuẩn bị :
 GV: Đọc SGK , tài liệu 
 HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK / trang 221-222
C/ Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định lớp
 2.KTBC : Có những kiểu VB nào được học ở chương trình TLV 9 ( HK I ) ?
 Hãy nêu nội dung cơ bản của mỗi kiểu văn bản đó ? 
 3.Khởi động:PPTT
 Hoạt động 1:GV: nêu vai trò của việc ôn tập 
Hoạt động 2: Gới hạn những nội dung cần chú ý
Văn học.
1.Thống kê các tp đã học ở chương trình lớp 9 theo tên vb, tác giả, năm sáng tác, PTBĐ, nội dung, nghệ thuậttheo nhóm truyện trung đại, truyện hiện đại, thơ hiện đại, vb nhật dụng
2. Tóm tắt các vb tự sự đã học và nêu cảm nhận của em về nội dung oặc nghệ thuật
 II. Tiếng Việt
1. Các PCHT? Lấy vd minh họa?
2. Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Lấy vd và chỉ ra tác dụng
3. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, gián tiếp? Lấy vd?
4. Có mấy cách phát triển từ vựng? Lấy vd?
5. từ ngữ xưng hô/
 III.Tập làm văn
1. Cách làm văn tự sự?
 2. Cách lập dàn ý một số đề trang 191 có lồng ghép yếu tố miêu tả, mt nội tâm.nghị luận 
Hoạt động 3
Hs lập đề cương, gv quan sát, nhắc nhở
Gv hướng dẫn cách lập ý cho bài văn tự sự
4. Củng cố
 5. Dặn dò
- Học bài xem lại kiến thức kỹ năng làm bài TLV th/minh , tự sự để thi học kỳ I
 - Soạn bài :Những đứa trẻ 
D.Rút kinh nghiệm:.
 Ngày soạn: 8/12/2010
 Ngày dạy: /12/2010
Tuần 18
Tiết 86,87 	 
ÔN TẬP TỔNG HỢP
A/ Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh : 
 1. Kiến thức
Hệ thống hóa khắc sâu các kiến thức về 3 phân môn Văn , Tiếng Việt , Tập làm văn bằng hình thức HS lập đề cương ôn tập, gv hướng dẫn, gợi ý.
 2 Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng tự tổng hợp kiến thức.
 3. Thái độ.
Có ý thức chủ động ôn tập chuẩn bị thi học kì.
B/ Chuẩn bị :
 GV: Đọc SGK , tài liệu 
 HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK / trang 221-222
C/ Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định lớp
 2.KTBC : 
 3.Khởi động:PPTT
 Hoạt động 1:GV: nêu vai trò của việc ôn tập 
 Hoạt động 2: GVgợi ý một số nội dung khó phần Tiếng Việt
Gợi ý :
 HS: Xem lại bài đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm , miêu tả nội tâm trong VBTS 
Gv yêu cầu hs phải nắm được khái niệm các kiểu kiến thức trên.
Hs lấy ví dụ : Viết đoạn văn có các kiểu gt trên.
*Yêu cầu cụ thể
+ Hình thức:
- Chữ đầu đoạn văn lùi vào một ô .
 -Các câu có liên kết về mặt nội dung.
 - Diễn đạt trôi chảy
 + Nội dung: Có đối thoại ( độc thoại , độc thoại nội tâm , miêu tả nội tâm)
 Hoạt động 3: PPVĐ
 Gợi ý một số đề TLV
Đề 1: Tưởng tượng em gặp lại người lính lái xe Trường Sơn năm xưa. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động đó. 
Hs nhớ lại phẩm chất người lính trong vb “ Bài thơ”: ( ung dung, lạc quan, tình đồng đội thắm thiết, Ý chí quyết tâm chiến đấu.). Ngày nay họ ntn?( Dáng vẻ, nụ cười, trang phục, phẩm chất)
Suy nghĩ của em?
+Tình cảm với người lính?
 + Trách nhiệm của em đối với đất nước?
-Em lồng ghép yếu tố nào(đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm , miêu tả nội tâm) vào các phần của vb cho phù hợp?
* Hs tự lập dàn ý
Hoạt động 3
Hs lập đề cương, gv quan sát, nhắc nhở
Gv hướng dẫn cách lập ý cho bài văn tự sự
4. Củng cố
 5. Dặn dò
- Học bài xem lại kiến thức kỹ năng làm bài TLV th/minh , tự sự để thi học kỳ 
 D.Rút kinh nghiệm:.
Ngày thi: 
Tiết 82, 83: KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I
 ( Đề của sở Giáo dục – đào tạo )
 Ngày soạn: 
 Tuần 19 Ngày dạy :
 Tiết 93,94 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM :
 NHỮNG ĐỨA TRẺ 
 	 ( Trích “ Thời thơ ấu” – Mgo-rơ-ki )
 A/ Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh:
 1. Kiến thức
Những đống góp của M.go-ro-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
Mối đồng cảm chân thành của nhà văn đối với những đứa trẻ bất hạnh
Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen truyện đời thường với cổ tích.
 2. Kĩ năng
Rèn kỹ năng đọc, cảm thụ, kể t/p và học tập cách viết t/p tự sự tự thuật .
 3. Thái độ
Giáo dục lòng nhân ái , đồng cảm với hoàn cảnh bất hạnh và trân trọng tình bạn trong sáng , chân thành .
B/ Chuẩn bị :
 GV: Đọc văn bản , tài liệu liên quan 
 HS: Đọc văn bản , tóm tắt +soạn câu hỏi/sgk 
 C/ Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định lớp
 2.KTBC 
? Nêu ý nghĩa của h/ảnh “con đường” trong đoạn cuối của văn bản “ “Cố hương” 
 ?Em học tập được gì trong cách viết của tác giả khi nói về quê hương ? 
 3. Khởi động: PPTT
 Hoạt động 1
Những đứa trẻ bất hạnh luôn cần được sự quan tâm của mọi người. Tình cảm tốt dẹp ấy được nhà văn M. Go-ro-ki thể hiện ntn chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Bài mới : .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 2 : PPVĐ
Tìm hiểu chung
? Qua phần chú thích , em hãy khái quát những nét chính về cuộc đời , sự nghiệp sáng tác của t/giả ?
GV giới thiệu thêm về cuộc đời tác giả
? Em hãy kể tên những tác phẩm chính của ông?
GV: g/thiệu thêm: về những t/p chính và tư tương sáng tác của ông
? Em hiểu gì về xuất xứ của đoạn trích ?
 GV g/hiệu thêm :. 
GV: tóm tắt nội dung “Thời thơ ấu” để h/s theo dõi 
- Đoạn trích có nhiều lời đối thoại nên cần đọc: 
+ Phần đầu : giọng vô tư hồn nhiên 
+ Phần 2 : giọng mạnh mẽ lẫn rụt rè 
 + Phần 3: vui tươi , tin tưởng 
Phát âm chính xác tên nước ngoài 
3 h/s đọc toàn bộ đoạn trích
? Theo em nhân vật “ tôi” ở đây có gì khác với nhân vật “ tôi” trong “ Cố hương” ?
 ( Tôi trong “ Cố hương” là n/v trong câu chuyện .
 Tôi trong “thời thơ ấu” chính là t/giả kể lại cuộc đời mình 
 -> Văn tự thuật ) 
 ? Nhân vật “tôi” này muốn kể chuyện gì ? 
 ( Tình bạn của mình với 3 đứa con ông đại tá láng giềng)
? Em hãy tóm tắt nội dung đoạn trích ? 
? Theo em, đoạn trích có thể chia bố cục làm mấy phần ?Giới hạn và ý mỗi phần? 
( 3 phần :-“ Từø đầu -> “ấn em nó cúi xuống”-> Tình bạn trẻ thơ trong sáng .
 - “ Tiếp -> “cấm không được đến nhà tao” -> Tình bạn bị cấm đoán .
 - Đoạn còn lại : Tình bạn vẫn tiếp diễn ).
? Em có nhận xét gì về h/ảnh ở đoạn 1 và đoạn 3 ? ( Đều có những h/ảnh quan trọng : Những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, dì ghẻ, người bà hiền hậu ....-> Tạo cho VB có sự liên kết chặt chẽ, có tính vừa mở, vừa khép của bố cục nhằm gây ấn tượng lắng đọng trong lòng người đọc về tuổi thơ ).
* HĐ3 : Tìm hiểu h/cảnh sống , tình bạn của những đứa trẻ :
PP VĐ/ KT ĐN
? Em hiểu gì về hoàn cảnh sống của những đứa trẻ ?
 ? H/cảnh sống của chúng có điểm gì giống và khác nhau ?
 ? Từ h/cảnh sống đó em hiểu gì về mối quan hệ giữa hai gia đình ? Tìm chi tiết trong bài minh họa ? 
? Bị bố cấm , nhưng tại sao bọn trẻ vẫn chơi thân với nhau như vậy ? 
? Do đâu mà 30 năm t/giả vẫn nhớ như in và kể lại thật xúc động tình bạn của những đứa trẻ kia ? 
? Tình cảm của những đứa trẻ được thể hiện chủ yếu qua kiểu ngôn ngữ gì ? 
? Những lời thoại trên có gì đặc biệt ?
? Từ đây em cảm nhận ntn về tình bạn của những đứa trẻ ? 
? Có gì đặc biệt trong cách bọn trẻ tìm đến với nhau ? Thể hiện nhu cầu gì của bọn trẻ ?
? Vì sao lời đầu tiên Aliô-sa nói với bọn trẻ là “ Các cậu có bị ăn đòn không” ? 
.?Khi thằng anh nói “ có”. Vì sao Aliô-sa lại khó tin và tiếc thay cho bọn chúng ?
? Theo dõi 3 phần của đoạn trích , tìm chi tiết cho thấy bọn trẻ vẫn chơi với nhau mặc cho sự cấm đoán của người bố ?
? Em có suy nghĩ gì về hành động này ?.
? Hành động đó cho thấy các em có sợ bố hay không ?Vì sao ? 
(+Vẫn sợ : có đứa đứng canh .
 +Không sợ : Vẫn tìm mọi cách để gặp nhau )
? Từ đây em cảm nhận gì về tình bạn và nhu cầu của những đứa trẻ ? 
 TIẾT 2
? Ở phần đầu đoạn trích Aliô-sa cho ta hiểu gì về tình bạn của những đứa trẻ ?
 ( Hình dáng 3 đứa trẻ )
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của Aliô-sa ?
 ( Tỉ mỉ , cụ thể sinh động ) 
* Kĩ thuật động não
- H/S THẢO LUẬN NHÓM : Sự quan sát của Aliô-sa về những đứa trẻ :
 + Nhóm 1,2,3 : Khi chúng kể chuyện mẹ chết .
 + Nhóm 4,5,6 : Khi ông đại tá bất chợt xuất hiện .
->Phân tích những cảm nhận, nhận xét thể hiện qua hình ảnh , phép nt gì ? Qua đó bộc lộ thái độ gì của Aliô-sa ?
( Chúng ngồi sát ... gà con” -> So sánh chính xác khiến ta liên tưởng lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu =>Thể hiện sự cảm thông của Aliô-sa đ/với nỗi bất hạnh của bạn .
- Khi đại tá xuất hiện và mắng : Đây là lần thứ hai t/giả dùng phép so sánh này. So sánh ch/xác vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của những đứa trẻ vừa thể hiện nội tâm của chúng . Bị bố áp chế chúng lẳng lặng vào nhà , chẳng dám hé răng => Một lần nữa Aliô-sa cảm thông với c/s thiếu tình thương của các bạn. Phải chăng chính sự cảm thông này mà mãi 30 năm sau t/giả còn nhớ như in và kể lại câu chuyện một cách xúc động ).
 * Họat động 4 : Hướng dẫn tổng kết :
? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích này là gì ? 
? Trong cách kể chuyện của t/giả có gì đặc biệt ?
( Chuyện đời thường đan xen với truyện cổ tích ) 
HS: THẢO LUẬN NHÓM :
 ? Tìm chi tiết minh họa chuyện đời thường đan xen với truyện cổ tích ? 
? Ngoài ra chi tiết nào trong văn bản thể hiện t/chất cổ tích của truyện ? 
? Ngôn ngữ trong văn bản ra sao ? 
? Qua văn bản em hiểu gì về Aliô-sa và tình bạn của những đứa trẻ ?
? Từ tình bạn trong văn bản giúp em hiểu gì về tấm lòng của tác giả ?
 ( Tấm lòng nhân ái , đồng cảm , chia sẻ với nỗi bất hạnh đối với những con người , nhất là trẻ em ) .
H/s đọc ghi nhớ /sgk
? Từ VB em học tập điều gì trong cách xây dựng tình bạn và lối viếùt văn tự thuật ? 
( Tình bạn phải có sự cảm thông chia xẻ , luôn quan tâm lo lắng cho nhau .
- Tự thuật là nhớ lại , hình dung , tưởng tượng lại những ấn tương thời thơ ấu 1 cách chính xác xen với biểu cảm và miêu tả .
GV: liên hệ thực tế trong XH hiện nay để giáo dục h/s tình yêu thương con người .
I.Tác giả , tác phẩm :
 1. Tác giả : ( 1868-1936)
 nhà văn nổi tiếng của Nga và thế giới TKXX , tên thật là A lếch-xây Pê-scôp
2.Tác phẩm : Trích chương 9 tác phẩm “ Thời thơ ấu” là cuốn đầu tiên trong bộ 3 tự thuật của tác giả .
 3.Đọc 
 4. Bố cục :
III. Tìm hiểu văn bản :
1. Hình ảnh những đứa trẻ 
 a.Hoàn cảnh sống : 
- Aliô-sa : Mất bố ở với bà ngoại (Người lao động bình thường ) 
- Ba đứa trẻ : Mẹ mất sống với bố và dì ghẻ ( (Quý tộc) 
-> đều cùng cảnh ngộ ( thiếu tình yêu thương ruột thịt hay bị đòn ) .
- Thích trò chơi trẻ con ( Nuôi chim hót hay ) 
-Là hàng xóm từng giúp nhau thoát nạn . 
-> Ngôn ngữ đối thoại 
=>Biết chia sẻ cảm thông .
-Khoét lỗ hổng hàng rào trò chuyện cùng nhau 
=>Tình bạn trong sáng,hồn nhiên, nhu cầu có bạn được chơi cùng bạn.
b. Những quan sát nhận xét của Aliô-sa :
- Hình dáng 3 đứa trẻ .
 + “ Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” 
+ “ Chúng lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà nhiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng” 
-> So sánh chính xác 
=> Sự cảm thông trước nỗi bất hạnh , thiếu tình yêu thương của các bạn .
IV. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật :
- Truyện đời thường đan xen với truyện cổ tích trong phương thức tự sự 
- Ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn sinh động phù hợp với tâm lý trẻ thơ 
2. Nội dun g:
 * Ghi nhớ/ sgk
 4. Củng cố:
 -HS nhắc lại nội dung chính của bài
 5. dặn dò
 - Học bài
 - Nêu cảm nghĩ của em về tình bạn của những đứa trẻ 
D. Rút kinh nghiệm 
ä 
HS: đọc ghi nhớ /sgk
 ? Có phải bất cứ VBTM nào cũng sử dụng biện pháp NT không ? 
*.Hoạt động3:Luyện tập
HS: đọc VB “Ngọc hoàng xử tội Ruồi xanh”
? Bài văn có t/chất t/m không ?T/chất ấy thể hiện ở những điểm nào? (t/chất chung về họ,giống,loài,về các
tập tính sinh hoạt,sinh đẻ,đặc điểm cơ thể->thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh,ý thức diệt ruồi)
? Bài viết đã sử dụng những p/pháp t/m nào?
? Bài t/m này có gì đặc biệt?
(gợi ý:h/thức,nội dung)
? T/giả đã sử dụng b/p NT gì?
? Các b/p NT này có t/dụng ntn?
HS: làm miệng bài2 
? Đọc đoạn VB và tìm b/p NT được sử dụng?
I.Tìm hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp NT trong VBTM:
1. Ôân tập VBTM
- Khái niệm
-Mục đích
- Phương pháp
2. Văn bản: “Hạ Long – Đá và Nước”
Sử dụng biện pháp tưởng tượng,liên tưởng,nhân hóa,yếu tố m/tả
=>Hạ Long trở thành 1 TG sống có hồn
*.Ghi nhớ /sgk
II.Luyện tập:
Bài 1:Văn bản: “Ngọc hoàng xử tội Ruồi xanh”
1.Bài văn có t/chất t/m vì đã cung cấp những tri thức k/quan về loài ruồi 1 cách có hệ thống.
-P/pháp th/minh:+Địnhnghĩa
 +Phân loại: Các loại ruồi
 +Số liệu:Số vi khuẩn,số lượng sinh sản .
 +Liệt kê:Mắt lưới,chân tiết chất dịch
-Điểm đặc biệt của VB:
+Hình thức:Giống VB tường trình 1 phiên tòa
+Nội dung:Giống 1 câu chuyện kể về loại ruồi
-Sử dụng các b/pháp NT:Kể chuyện(1 vụ xử án)có đối thoại,tự thuật(Ruồi xanh tự thuật về mình)nhân hóa loài vật(ruồi,chim chóc,nhái,thằn lằn)->VB hấp dẫn,sinh động,lôi cuốn bạn đọc
Bài2: Biện pháp NT là lấy sự ngộ nhận hồi nhỏ(qua đối thoại) làm đầu mối câu chuyện +kể
(GV đoạn văn t/m tập tính chim cú dưới dạng 1 sự ngộ nhận (định kiến mê tín)thửa bé. Sau lớn lên đi học nhờ k/thức KH mới có dịp nhận ra sự nhầm lẫn đó)
*.Hướng dẫn về nhà: -Học bài
-Làm bài tập3/SBT-tr16
-Chuẩn bị bài tập cho tiết luyện tập
(Lập dàn ý:Th/m cái quạt,cái bút,chiếc nón;
Tổ1,2:Cái quạt Tổ3:Cái nón Tổ 4:Chiếc nón)
---------------------------------------
Ngày soạnNgày dạy
Tiết 5:
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A.Mục tiêu cần đạt: 
 + giúp HS: -Ôn tập,củng cố,hệ thống hóa k/thức về VBTM;nâng cao thông qua việc kết hợp với các b/pháp NT
 -Rèn kỹ năng biết vận dụng 1số b/pháp NT trong VBTM
B.Chuẩn bị: 
GV: Một số đề văn thuyết minh,1 số đoạn VD về văn th/minh
HS:Chuẩn bị 1 số dàn ý văn th/minh/sgk
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: ?Kể tên 1 số biện pháp NT có thể sử dụng trong VBTM? Tác dụng của những biện pháp NT đó?
Bài mới .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động:Tìm hiểu yêu cầu của các đề văn th/minh
HS: đọc đề bài /sgk
GV: nhắc lại y/cầu
-Nội dung:Công dụng,c/tạo,l/sử,chủng loại
-Hình thức:kể chuyện,tự thuật,hỏi đáp theo lối ẩn dụ,nhân hóa
*.Hoạt động2:Gvchọn 2 đềø cụ thể,HS lập dàn ý và viết mở bài
? Em hãy nhắc lại bố cục 3 phần của văn t/m?
->Đại diện nhóm 1 trình bày dàn ý đã chuẩn bị, các nhóm khác theo dõi,bổ sung
? Dựa vào dàn ý,em thấy bài t/m sử dụng những p/p t/minh nào?
? Em sẽ vận dụng những b/pháp NT gì để t/m đ/tượng?
(kể chuyện,tự thuật,nhân hóa đối đáp,y/tố m/tả)
GV: gợi ý 1 số cách MB
-Từ câu đố: “Mùa hè chẳng thấy tôi đâumùa hè”
-Từ tình huống thực tế:nóng nực,bà bảo mang quạt ra 
-Từ đoạn thơ nói về chiếc quạt của thằng Bờm
HS: trình bày MB(2 em)
GV: g/thiệu cho HS 1 số k/thức về các loại quạt:thể loại công dụng cụ thể
*.Hoạt động4:HS trình bày dàn ý chi tiết và viết mở bài cho đề 2
 1.Mở bài:G/thiệu khái quát về chiếc nón
 2.Thân bài: G/thiệu cụ thể:
 -Lịch sử:Có từ xa xưa,nhiều vùng quê chuyên làm nón truyền thống(Huế,QBình,Hà Tây)
 _Phân loại : (hình dáng nét khác biệt cơ bản của mỗi loại) 
 -Qui trình làm nón: Vật liệu: Tre,lá cọ (dừa)
 Tạo khung hình chóp gồm 16 vòng từ lớn đến bé;là lá->lợp lá lên khung->khâu->sấy,làm bóng,buộc quai
 -Công dụng:+Che mưa nắng
 +Tạo nét đẹp duyên dáng cho người phụ nữ
 +Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
 (phép NT sử dụng:kể,tự thuật,nhân hóa,thơ ca y/tố m/tả)
 3.Kết bài:Vị trí của nón trong h/tại và tương lai(có thể dùng phép so sánh với các vật dụng khác như:mũ,ô,)
*.Hoạt động 5:GV nhận xét tiết luyện tập của HS ,tuyên dương những HS,nhóm chuẩn bị bài tốt,nhấn mạnh tác dụng của yếu tố m./tả trong VBTM 
I.Đề bài:Thuyết minh 1 trong số các đồ dùng sau:Cái bút,cái quạt,cái kéo,chiếc nón
*Yêu cầu:
-Nội dung:G/thiệu tri thức k/quan về đ/tượng
-Hình thức:Sử dụng b/pháp NT
*Dàn ý:Thuyết minh cái quạt
1.Mở bài:G/thiệu khái quát về cái quạt
2.Thân bài:G/thiệu cụ thể
-Định nghĩa:Quạt là loại đồ dùng để làm cho k/khí ch/động tạo thành gió
-Phân loại: Nhiều loại quạt
+Quạt giấy
+Quạt nan
+Quạt điện(máy):trần,bàn,tường,thông gió,hơi nước
+Quạt hòm
+Quạt kéo
-Cấu tạo(h/động,chất liệu,h/dáng)
-Giá trị,công dụng:về KT,VH,Đ/S..
3.Kết bài:Vị trí của quạt trong hiện tại và tương lai(điều hòa môi trường sống,bạn đồng hành của DTVN) 
. *Hướng dẫn về nhà:-Lập dàn ý và viết mở bài cho 2 đề còn lại
 -Soạn bài “Đấu tranh cho 1 TGHB”
 (Đọc VB,soạn câu hỏi /sgk,tìm hiểu tình hình TG về v/đ chiến tranh) 
--- - - ----P-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc