Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 2 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 2 năm 2010

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

 ( Mac-két)

 A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

+ Hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh đang đe dọa sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó là đấu tranh cho một thế giới hoà bình

+ Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ

+ Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu,phân tích luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận chính trị-xã hội

+ Giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu độc lập tự do, yêu hòa bình nhân loại, đấu tranh vì một nền hoà bình thế giới

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 2 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6,7:Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Tiết 8: Các phương châm hội thoại (tt)
Tiết 9:Sử dụng yếu tố m/tả trong VBTM
Tiết 10:Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM
 Ngày soạn:22/08/2010
Tuần 2 Ngày dạy: 24/08/2010
Tiết 6,7:	
 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
 ( Mac-két)
 A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
+ Hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh đang đe dọa sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó là đấu tranh cho một thế giới hoà bình
+ Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ
+ Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu,phân tích luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận chính trị-xã hội
+ Giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu độc lập tự do, yêu hòa bình nhân loại, đấu tranh vì một nền hoà bình thế giới
 B. Chuẩn bị:
 GV: + Đọc văn bản, tư liệu: 
 + Theo dõi tình hình thời sự hằng ngày qua ti vi, báo chí
 HS : + Đọc VB + soạn câu hỏi tìm hiểu
 + Sưu tầm những thông tin, tranh ảnh về chiến tranh hạt nhân
 C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì? Em học tập được gì ở phong cách của Bác trong thời đại hiện nay?
3. Bài mới: 	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Tìm hiểu t/giả,t/phẩm
1. Dựa vào chú thích(*)em hãy cho biết tác giả và xuất xứ đoạn trích?
2. Dựa vào tiêu đề, em hãy xác định kiểu văn bản này là gì?
*Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu chú thích
GV: Hướng dẫn đọc: Nội dung VB đề cập đến nhiều lĩnh vực từ quân sự, chính trị, khoa học, địa chấtnên khi đọc phải rõ ràng, chính xác,dứt khoát, đanh thép, chú ý vào các phiên âm, các từ viết tắt, các con số
GV: Đọc mẫu một đoạn,3 HS đọc phần còn lại
GV: Kiểm tra HS một số chú thích: tên viết tắt, vũ khí
(-Hạt nhân: Phần trung tâm của nguyên tử, Tập trung hầu hết năng lượng, mang điện tích dương
 - Bom nguyên tử: Phóng ra năng lượng lớn , có sức sát thương và phá hoại mạnh, gấp nhiều lan bom thông thường
- Vũ khí hạt nhân : Tên gọi chung cho chất nổ là hạt nhân
- UNICÈ
- FAO
*Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ thống luận điểm,luận cứ VB
3. Luận điểm chính mà tác giả nêu ra và giải quyết trong văn bản này là gì? Vì sao em cho là như vậy?
 GV treo bảng phụ có ghi hệ thống luận điểm
*.Hoạt động 4: Tìm hiểu luận điểm1
4. Luận điểm 1 được triển khai bằng mấy luận cứ?
HS: Đọc đoạn 1 :Từ đầu -> “cuộc sống tốt đẹp hơn”
5. Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất được tác giả chỉ rõ ra như thế nào?
6. Để hiểu rõ nguy cơ của chiến tranh, tác giả dùng cách lập luận như thế nào?
(Cách vào đề trực tiếp mở đầu bằng một câu hỏi và tự trả lời bằng một thời điểm hiện tại và những con số chính xác cụ thể
7. Việc đưa ra những con số cụ thể đó có tác dụng gì?
 (Đoạn văn đã nêu bật được hiểm hoạ của Chiếntranh hạt nhân bằng biện pháp qui đổi khái niệm từ con số đến con số với sự nâng cấp mỗi lúc một rộng: 50.000 hạt nhân = 4 tấn thuốc nổ=biến hết thảy 12 lần sự sống trái đất= tiêu diệt 8 hành tinh khác=> Có tác dụng như một tiếng còi báo động cho con người khi thần chết đến gần- một thứ thần chết thời hiện đại)
8. Để gây thêm ấn tượng, tác giả còn so sánh nguy cơ này với những sự việc gì? Ý nghĩa của việc dẫn điển tích đó?
 ( Tính hình tượng trong đoạn văn chính luận này là sử dụng một điển tích xuất phát từ thần thoại Hi Lạp. Đây là thủ pháp NT gây hiệu quả bất ngờ, có sức ám ảnh khôn nguôi. Nó diễn tả nối hồi hộp, lo âu về cái chết ghê gớm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không thể lường được. Nó sẽ ám ảnh trong từng bữa ăn, giấc ngủ, => Tạo tình thế luôn bất an trong tâm tưởng mỗi người một khi thế giới vẫn còn tồn tại vũ khí hạt nhân)
 GV: Sức thuyết phục của đoạn văn không chỉ dừng lại ở các thủ pháp nghệ thuật trên mà còn hấp dẫn bởi biện pháp lặp từ ngữ, lặp cấu trúc câu + lối hành văn châm biếm, đả kích sâu cay.
 “Không có nghành khoa học hay công nghệ nào”, “Không có một đứa con nào” là cách nói đầy mai mỉa khi tác gỉa nhận ra mặt trái của nền văn minh công nghiệp và khoa học tự nhiên. Khoa học và tài năng- đó là những điều đáng quý, nhưng khi khoa học không gắn với lương tri thì nó sẽ gây ra tội ác khủng khiếp với loài người.)
 TIẾT 2
9. Tác giả dùng những chứng cứ và lập luận như thế nào để nói về sự chi phí cho chiến tranh hạt nhân?
10. Em có nhận xét gì về những dẫn chứng và cách lập luận đó?
* HS treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn ở nhà
Đầu tư cho đời sống nhân dân
-100 tỉ đôla cho 500 triệu trẻ em nghèo
- Colo cho 575triệu người thiếu dinh dưỡng
- Tiền nông cụ 4 năm cho nước nghèo
- Chi phí xóa nạn mù chữ thế giới
- Phòng bệnh cho hơn 1 tỉ người khỏi sốt rét, cứu 14 triệu trẻ em(châu Phi)
=> Chỉ là giấc mơ
-
Chi phí cho chiến tranh hạt nhân
- 100 máy bay ném bóm B1B, 7000 tên lửa(chứa đầu đạn hạt nhân)
-1 49 tên lửa MX
- 27 tên lửa MX
- 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí
- 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân
=>Đã và đang thực hiện
10. Từ những phép so sánh và cách lập luận của tác giả, em có nhận xét gì về chi phí cho chiến tranh hạt nhân?
 (Đặt trong hoàn cảnh một bộ phận nhân loại đang thiếu hụt điều kiện sống tối thiểu , tác gỉa đã nêu bật sự tốn kém đến mức phi lí của chiến tranh hạt nhân.
Đã sử dụng tư duy so sánh : Đối chọi những con số với con số lặp lại các ví dụ để diễn tả mức chi phí tốn kém đến kì quặc cho chiến tranh hạt nhân 
 Giọng điệu trữ tình- Thể hiện qua những cụm từ” Chỉ gần bằng”, “Cũng đủ”. “Đủ tiền” -> Bộc lộ sự mong muốn , khát khao cuộc sống tốt đẹp cho nhưng người cần được cưu mang, chăm sóc, đồng thời lột tả được thái độ oán giận, căm hờn đối với những kẻ tội đồ của thời đại)
11. Khi điều kiện sống tối thiểu vẫn còn thiếu hụt, chưa có khả năng thực hiện mà vũ khí hạt nhân vẫn phát triển. Điều này gợi cho em suy nghĩ gì?
 ( Khoa học đang phất triển ngược lại nhưng giá trị nhân văn bao đời mà con người đang xây dựng →Tính chất vô nhân đạo của chiến tranh hạt nhân )
HS: Đọc đoạn “Không những đi ngược xuất phát của nó”
12. Em có thể rút ra luận cứ gì trong đọan văn trên?
13. Em hiểu “lý trí của tự nhiên”nghĩa là gì?
14. Cách lập luận của tác giả ở luận cứ này có gì đặc biệt?
 Gợi ý: 
15. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?Từ đó, em hãy nhận xét về cách lập luận của đoạn văn trên?
(Tác giả đã chốt lại ở luận điẻm 1 như một sơ kết, vừa như mở rộng, nâng cao hơn tội ác kẻ thù. Bởi “ Không những đi ngược lại lí trí mà còn đi ngược lại lí trí tự nhiên”
 Tự nhiên cần mẫn, chắt chiu, nâng niu, vun xới cho cái Đẹp: Những con số 180 tr năm, 380 tr năm là những định lượng vô bờ bến để cuộc sống thăng hoa, để bướm bay, để hoa hồng nở, để con ngươi mới hát hay hơn chim và biết chết vì yêu. Quả thật, đó là một kì công còn hơn cả KimTự Tháp Ai Cập hàng triệu lần.>< Nhưng oái oăm thay, chỉ cần bấm nút một cái, tất cả lại trở về con số O ban đầu vô nghĩa
 Đó là cách lập luận tương phản độc đáo: Sự đối lập khủng khiếp giữa hai khoảng thời gian: Thời gian dài đằng đẵng để hình thành sự sống trên Trái đất với tích tắc ngăn ngủi để huỷ diệt sự sống
→Từ đó dẫn đến một nhận thức rõ ràng về tính chất phản tiến hóa, phản tự nhiên của CTHN. Vì nếu nổ ra,nó sẽ đẩy lùi sự tiến hóa về điểm xuất phát ban đầu,thiêu hủy mọi thành quả của qúa trình tiến hóa của sự sống trong tự nhiên)
*.Hoạt động 4:Tìm hiểu luận điểm 2
16. Trước hiểm họa của CTHN và cuộc chạy đua vũ trang, tác giả bộc lộ thái độ gì?
17. Chi tiết, câu văn nào minh chứng cho thái độ đó?
18. Từ đây tác giả đưa ra một sáng kiến gì? Với mục đích ra sao?
GV: Bình thêm
*.Hoạt động 5:Hướng dẫn tổng kết
19. Tính thuyết phục và hấp dẫn của văn bản nhật dụng này là ở yếu tố nào?
20. Bài viết giúp em nhận thức được gì về thảm họa chiến tranh hạt nhân? Từ đó chúng ta phải làm gì để chống chiến tranh, bảo vệ ngôi nhà chung trái đất ?
21. Mác két đã đấu tranh chống CTHN bằng cách nào?
 (Dùng văn chương, tác phẩm nghệ thuật để tranh đấu) 
22. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em biết gì về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đang đe doạ sự sống toàn cầu? Nhân loại đã làm gì để ngăn chặn CTHN?
HS: Đọc ghi nhớ /sgk 
*.Hoạt động 6: Luyện tập
23. Phát biểu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản này?
(HS có thể làm vào phiếu học tập,GV thu 6 phiếu)
I. Tác giả, tác phẩm (sgk):
1. Tác giả: 
- Gác-xi-a Mác-két (sinh 1928) đạt giải Nôben 1982
2.Tác phẩm: /sgk
- Văn bản nhật dụng (nghị luận CT-XH)
II. Đọc, tìm hiểu chú thích
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa sự sống toàn cầu:
a. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
- 50000 nghìn đầu đạn nổ tung thì:
+ Làm biến hết thảy..12 lần
+ Tiêu diệt các hành tinh quay quanh mặt trời và 4 hành tinh khác
-> Dùng số liệu chính xác, cụ thể, nêu điển tích, thủ pháp tăng cấp
-> Tính chất hiện thực và nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh 
b. Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng sống tốt đẹp của con người 
-> Dẫn chứng cụ thể, cách so sánh toàn diện, lập luận đơn giản nhưng có sức thuyết phục cao
->Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lý của cuộc chạy đua vũ trang
->Đi ngược lại lý trí lành mạnh của con người 
*.Chiến tranh hạt nhân phản tự nhiên, phản sự tiến hóa-thiêu hủy mọi sự sống trên trái đất
2. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho thế giới hoà bình:
- Đem tiếng nói của chúng ta tham gia.đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình
- Đề nghị lập nhà băng để:
+ Lưu giữ ký ức, thành quả tiến hóa văn minh của nhân loại 
+ Lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa chiến tranh
IV. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Quan điểm đúng đắn
 - Hệ thống luận cứ rành mạch
 - Dẫn chứng toàn diện, chính xác
 - Lập luận: Chặt chẽ, sử dụng phép tương phản sánh, quan hệ nhân quả
 - Cảm xúc nhiệt thành
 2. Nội dung:
* (Ghi nhớ: Sgk)
V. Luyện tâp:
4. Củng cố:
- Gọi học sinh đọc lại văn bản
- Em rút ra bài học gì sau khi học xong văn bản?
5. Hướng dẫn về nhà: :
- Học bài
- Soạn bài: Các phương châm hội thoại(tt)
 Phân công học sinh viết bảng phụ
 Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 23/8/2010
Tuần 2 Ngày dạy :25/08/2010
Tiết 8: 
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI(tiếp theo) 
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: 
- Nắm được nội dung phương châm: quan hệ, cách thức và lịch sự
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp cuộc sống
B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ + một số ví dụ 
 HS: Soạn bài 
 C.Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào la phương châm về lượng? Cho ví dụ?
- Phương châm về chất được hiểu như thế nào?(làm bài tập6/sbt-tr5) 
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ
NỘI DUNG
*Hoạt động1:Tìm hiểu phương châm quan hệ
1. Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt”chỉ tình huống hội thoại như thế nào?
(Gợi ý: Có mấy nhân vật? Họ nói chuyện gì?)
2. Em thử tìm những câu t ...  cái gì đó?
(Sự cảm thông, tình cảm chân thành, tế nhị)
GV giảng thêm 
 Lịch sự:
+ Khiêm tốn, không tự đề cao cái tôi quá mức
+ Không làm phương hại đến thể diện, lĩnh vực riêng tư của người khác
+ Giảm nhẹ mức độ của hành vi gây phương hại đến người khác ( Nói giảm nói tránh)
HS: Đọc ghi nhớ 3/sgk
*Hoạt động4: Luyện tập
HS: Đọc yêu cầu BT1 và làm miệng
15. Điều ông cha ta khuyên dạy qua những câu thành ngữ là gì?
GV: Giải thích
 “uốn câu”uốn thành chiếc lưỡi câu->không ai dùng một vật quí(vàng)để làm một việc không tương xứng với nó(uốn lưỡi câu)
16. Tìm một số câu thành ngữ, ca dao có nội dung tương tự?
(GV cho HS làm theo 2 dãy bàn lần lượt)
Bài 2(lồng vào p/c lịch sự)
HS đọc yêu cầu và làm miệng BT3
HS: làm nhóm BT4
Nhóm 1,2 (mục a)
Nhóm 3,4 (mục b)
Nhóm 5,6(mục c)
->Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác bổ sung
I. Phương châm quan hệ:
1. Xét ví dụ: 
 - Ông nói gà,bà nói vịt
-> nói lạc đề
=> Cần nói đúng vào đề tài giao
 tiếp
2. Ghi nhớ :1/sgk
II. Phương châm cách thức:
1. Ví dụ:
- Dây cà ra dây muống
-> Nói dài dòng, rườm rà
- Lúng búng như ngậm hột thị
-Nói ấp úng, không thành lời, không 
rành mạch
-> Cần nói ngắn gọn, rành mạch
->Tránh nói mơ hồ, không rõ ràng
2. Ghi nhớ : 2/sgk
III. Phương châm lịch sự:
1. Đọc truyện:“Người ăn xin”
-> Nói tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người giao
 tiếp
2. Ghi nhớ: 3/sgk
IV. Luyện tập:
Bài 1: Điều khuyên dạy: nên dùng lời lẽ
 lịch sự trong giao tiếp
* Những câu thành ngữ, ca dao khác:
- Chim khôn tiếng hót rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng 
dễ nghe
- Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người 
khôn thử lời
- Chẳng được miếng thịt, miếng
 xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm 
lòng
- Một lời nói quan tiền thúng
 thóc
Một lời nói dùi đục, cẳng tay
-Một câu nhịn là chín câu lành.
Bài3: Điền từ ngữ thích hợp:
a. Nói mát b. Nói hớt 
c. Nói móc d. Nói leo
=> Phương châm lịch sự
e. Nói ra đầu ra đũa(p/c cách thức)
Bài 4: Giải thích cách dùng thành ngữ:
a. Người nói muốn hỏi 1 vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi (p/c quan hệ)
b. Người nói muốn ngầm xin lỗi người nghe những điều mình sắp nói (p/c lịch sự)
c. Người nói muốn nhắc người nghe phải tuân thủ p/c lịch sự
4.Củng cố:
Thế nào là phương châm quan hệ? Cho ví dụ?
Phương châm cách thức là gì? Cho ví dụ?
Vì sao trong giao tiếp phải tuân thủ phương châm lịch sự?
 5.Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài
 - Làm BT 5
 Hướng giải quyết bài tập:
 + Nói băm nói bổ: Nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo( PC lịch sự)
 + Nói như đấm vào tai: Nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu( PC lịch sự
 + Điều nặng tiếng nhẹ: Nói trách móc, chì chiết( PC lịch sự)
 + Nủa úp nủa mở: Nói mập mờ, không nói ra hết y( PC cách thức)
 + Mồm loa mép giải: Lắm lời, đanh đá, nói át người khác( PC lịch sự)
 + Đánh trông lảng: Lảng ra, né tránh, không muốn tham dự vàoviệc nào đó, không muốn đề cập đến vấn đề mà người đôi thoại đang trao đổi(PC Quan hệ)
 + Nói như dùi đục chấm mắm cáy: Nói không khéo, thô lỗ, thiếu tế nhị( PC lịch sự)
 - Sưu tầm những câu chuyện vui liên quan đến các p/c hội thoại
 - Soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
 * Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn:25/08/2010
Tuần 2 Ngày dạy: 27/08/2010
Tiết 9
 Sử dụng yếu tố miêu tả
 trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: 
- Hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì mới hay được
- Biết sử dụng có hiệu quả yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị: 
 GV: Tìm đọc một số thông tin, tài liệu về cây chuối Việt Nam
 HS : Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS(dàn ý :chiếc nón,cái bút,cái quạt)
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
HS: Đọc văn bản
1. Nhan đề của văn bản cho ta biết điều gì?
 ( Đối tương thuyết minh) 
2. Bài văn thuyết minh những đặc điểm nào của cây chuối? Em hãy tìm đọc những câu văn thuyết minh đó?
 GV định hướng:
 + Đoạn 1: Chú ý câu đầu và hai câu cuối đoạn
 + Đoạn 2: Chú ý câu: “ Cây chối là thức ăn.Hoa quả”
 + Đoạn 3: Các loaị chuối.
3. Em có nhận xét gì về đặc điểm của cây chuối được thuyết minh so với bố cục văn bản?
(3 đoạn ứng với 3 đặc điểm được thuyết minh=>khi viết bài văn thuyết minh phải trình bày ý rõ ràng mạch lạc, khoa học)
4. Văn bản thuyết minh đã sử dụng biện pháp nghệ thuậtthuật gì?
*.Hoạt động2: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VB
5. Yếu tố miêu tả được thể hiện qua những câu văn nào trong văn bản?
? Những yếu tố m/tả được đưa vào trong VB có tác dụng gì?
? Theo em,những đ/tượng t/m nào cần đến y/tố m/tả?
(Các loài cây,di tích,thành phố,mái trường)
GV: llưu ý HS:m/tả chỉ là y/tố phụ trợ chứ không thay thế bản thân sự t/m,tránh biến bài văn t/m thành bài văn m/tả . VB chỉ là một đoạn trích nên t/giả chỉ t/m một số đặc điểm cơ bản của cây chuối
*.Hoạt động3:Bổ sung thêm tri thức t/m về cây chuối
? Theo yêu cầu chung của bài t/m,thì VB này có thể bổ sung thêm những tri thức nào?
(-Phân loại chuối:+Chuối Tây:thân cao,màu trắng,qủa ngắn
 +Chuối hột:thân cao,màu tím sẫm,quả ngắn,trong ruột có hạt 
 +Chuối tiêu:thân thấp,màu sẫm,quả ngắn
 +Chuối ngự:thân cao,màu sẫm,quả nhỏ
 +Chuối rừng:thân cao to,màu sẫm,quả to
 -Các bộ phận của cây chuối:+Gốc có: củ và rễ
 +Thân :nhiều lớp bẹ có thể dễ dàng bóc ra,phơi khô,tước lấy sợi
 +Lá(tàu)gồm: có cuống(cọng)và phiến lá
 +Nõn chuối: màu xanh non
 +Hoa chuối :(bắp )màu hồng,có nhiều lớp bẹ
 -Công dụng:+Thân cây non(chuối tây,hột):thái làm rau sống ăn rất mát,có tác dụng giải nhiệt
 Thân cây chuối tươi có thể làm phao để tập bơi,kết nhiều thân lại làm bè vượt sông
 +Hoa chuối(tây)thái nhỏ xào ,luộc,ăn sống,làm nộm rất khoái khẩu(hiện món ăn này đang là đặc sản của các nhà hàng khách sạn)
 +Quả chuối tiêu xanh có thể bẻ đôi lấy nhựa làm thuốc chữa bệnh ngoài da(hắc lào). Quả chuối hột xanh thái lát mỏng,phơi khô,sao vàng,hạ thổ tán thành bột là 1 vị thuốc quí trong Đông y 
 +Lá chuối tây tươi dùng gói bánh chưng,tét,nếp,cốm. Lá khô:lót ổ nằm mùa đông cho gia súc,gói bánh gai,làm chất đốt
 +Cọng lá chuối tươi:làm đồ chơi,đồ trong tang ma,cọng khô làm dây buộc
 +Củ chuối:gọt vỏ,thái thành sợi nhỏ,luộc sơ nước chát sau đó xào với thịt ếch thành món ăn đặc sản dân dã)
GV: Chốt lại Kiến thức ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ
*.Hoat động 4:Luyện tập:
 GV: đưa ra những chi tiết cơ bản,HS bốc thăm mỗi nhóm 1 chi tiết ,thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ và trình bày
GV: Cây chuối gắn bó với DT ta như thế nên chúng ta có nhiệm vụ chăm sóc,bảo vệ,nhân giống cho tốt->yêu quí loài cây VN
HS: Đọc và làm miệng bài 2
I . Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
1. Đọc văn bản: 
 Cây chuối trong đời sống Việt 
Nam
* Vấn đề thuyết minh:
- Vai trò của cây chuối trong đời
 sống vật chất và tinh thần của
 người Việt Nam
* Nội dung thuyết minh:
- Giới thiệu cây chuối(đặc điểm,
 sức sống)
- Ích lợi của cây, quả chuối
- Các loại chuối:
- Công dụng:
+ Ăn
+ Chế biến thức ăn
+ Thờ cúng
*Những câu văn miêu tả:
 “Có 1 loại chuối..vỏ trứng cuốc”
 “Có buồng chuối..gốc cây”
->Bài văn sinh động,sự vật được tái hiện cụ thể
*Những tri thức bổ sung:
*Ghi nhớ /sgk
II.Luyện tập:
Bài 1: Bổ sung yếu tố m/tả vào 
các chi tiết t/m sau:
-Thân chuối:Có dáng hình trụ,
màu trắng xanh hay nâu sẫm
-Lá chuối tươi:Phiến lá rộng,dài 
có gân giống như chiếc quạt
 phẩy nhẹ theo làn gió(trong những
 ngày nóng bức,đứng dưới những
 chiếc quạt ấy thật là thoải mái)
+Lá chuối khô:màu nâu sẫm
 -Quả chuối:Tròn,dài,khi chín vàng
,sống thì xanh
-Hoa chuối:tròn thon nhọn 
đầu,màu đỏ,gồm nhiều bẹ ghép 
lại,bên trong mỗi bẹ có những 
nải chuối nhỏ
-Nõn chuối:màu xanh nhạt,
cuộn tròn lại,mềm,dáng thẳng đứng 
Bài 2: Câu văn có yếu tố m/tả
 “Tách. có tai không có tai”
 “Khi mời ai..mà uống rất nóng
 4. Củng cố: 
 Hs nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
 5. Dặn dò 
 -Làm bài tập 3:Tìm những câu văn miêu tả trong VB
 (Gợi ý:Hình dáng con lân,cách múa lân,.) 
 -Chuẩn bị bài t/m:Con trâu ở làng quê VN(có sử dụng yếu tố miêu tả theo gợi ý /sgk)
 D. Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 26/8/2010 
 Tuần 2 Ngày dạy:27/8/2010
Tiết10:
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả
trong văn bản thuyết minh
AMục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: -Rèn luyện kỹ năng sử dụng một số yếu tố miêu tả trong VBTM
 -Đồng thời củng cố lại kiến thức VBTM 
BChuẩn bị: 
 GV: Bảng phụ (những VD đoạn văn t/m sử dụng yếu tố miêu tả)
 HS :Soạn bài theo yêu cầu
 C.Tiến trình lên lớp: 
 1.Kiểm tra bài cũ:: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS(dàn ý +bài tập3/tiết 9)
 2.Bài mới:
*Hoạt động1:Tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý
GV: đọc và chép đề lên bảng
? Đề bài yêu cầu trình bày những v/đ gì?
? Cụm từ “con trâu ở làng quê VN”bao gồm những ý gì?
GV: Cụm từ “ở làng quê VN”. Đó là cuộc sống người làm ruộng,con trâu trong công việc đồng áng,trong cuộc sống làng quê
? Với đề bài này,phần mở bài em sẽ giới thiệu ntn?
(Trâu thường xuất hiện ở đâu?những nét nổi bật ve tác /dụng)
? Phần thân bài,em cần t/m những phương diện nào về con trâu?
? Trong nghề làm ruộng,con trâu giúp những công việc gì?
? H/ảnh con trâu gắn với lễ hội nào ở nước ta?
? Có những kỷ niệm nào của tuổi thơ gắn với h/ảnh con trâu?
? Phần kết bài,em trình bày những ý gì?
*.Hoạt động2:HS dựa vào dàn ý để viết phần mở bài, từng đoạn (phần thân bài và kết bài)
? Em sẽ vận dụng những tri thức (VBTM khoa học/ sgk)vào những ý nào trong bài văn thuyết minh của em?
(Nguồn gốc,hình dáng.sự sinh sản,sức kéo,cung cấp thực phẩm ->đây là VB khoa học chuyên sâu chưa có yếu tố miêu tả)
? Với những ý nào trong bài ,ta có thể vận dụng yếu tố miêu tả? 
 HS: Luyện tập viết vào vở,GV gọi trình hs bày lần lượt từng phần
GV: Cho điểm những em làm tốt
Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
-Vấn đề+con trâu
 +ở làng quê VN
->Vị trí,vai trò của con trâu trong đ/s làng quê,người ndân,nghề làm ruộng
*Dàn ý:
1.Mở bài: G/thiệu h/ảnh con trâu ở làng quê VN
2.Thân bài:G/thiệu cụ thể:
a.Hình ảnh con trâu
 -Nguồn gốc
 - Sinh sản
 -Hình dáng
b.Vị trí,vai trò:
 -Làm ruộng(cày,bừa,kéo xe, trục lúa )
 -Trong lễ hội:(chọi trâu,đâm trâu )
 -Với tuổi thơ nông thôn:
 -Cung cấp đồ thực phẩm,chế biến đồ mỹ nghệ
3.Kết bài:Khẳng định tầm q/trọng của trâu. H/ảnh đáng nhớ,tiêu biểu+T/cảm đ/v con trâu
*.Luyện tập: 
Viết đoạn mở bài,thân bài có yếu tố miêu tả
 4. Củng cố
 GV yêu cầu hs nhắc lại kiến thức cơ bản về văn thuyết minh và vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
 5. Dặn dò
 -Viết thành bài văn hoàn chỉnh
 -Tìm yếu tố miêu tả (VB đọc thêm)
 -Soạn bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em”
 (Đọc VB+chú thích+soạn câu hỏi/sgk )
 D* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc