Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 21, 22, 23 - Trường THCS-THSP Lý Tự Trọng

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 21, 22, 23 - Trường THCS-THSP Lý Tự Trọng

Tuần 22 Ngày soạn: / /

Tiết 108 Ngày dạy: / /

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ

 CHƯƠNGTRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN

 (Sẽ làm ở nhà )

I. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức: HS tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới hình thức nghị luận.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận định đánh giá về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương qua bài viết .

 3. Thái độ: Giáo dục HS phái huy truyền thống tốt đẹp và khắc phục các tệ nạn mà địa phương có

II. Chuẩn bị:

 *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở Sgk + SGV, chuẩn bị ý tưởng, soạn bài.

 *Trò : Đọc kĩ các yêu cầu và cách làm ở SGK, tìm hiểu, suy nghĩ về các sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương để bày tỏ thái độ của mình trước các sự việc, hiện tượng đó.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS

 2. Kiểm tra bài cũ :

 a. Câu hỏi : Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống gồm có mấy phần, nêu nhiệm vụ tường phần ?

 b. Đáp án : Gồm có 3 phần :

 - Mở bài : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.

 - Thân bài : Liên hệ thực tế, phân tích các mặt,đánh giá, nhận định.

 - Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

 

doc 28 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 21, 22, 23 - Trường THCS-THSP Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22	 Ngày soạn: //
Tiết 108	 Ngày dạy: //
hướng dẫn chuẩn bị 
 Chươngtrình địa phương Phần tập làm văn
 (Sẽ làm ở nhà )
I. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức: HS tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới hình thức nghị luận.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận định đánh giá về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương qua bài viết .
 3. Thái độ: Giáo dục HS phái huy truyền thống tốt đẹp và khắc phục các tệ nạn mà địa phương có
II. Chuẩn bị:
 *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở Sgk + SGV, chuẩn bị ý tưởng, soạn bài. 
 *Trò : Đọc kĩ các yêu cầu và cách làm ở SGK, tìm hiểu, suy nghĩ về các sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương để bày tỏ thái độ của mình trước các sự việc, hiện tượng đó.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ :
 a. Câu hỏi : Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống gồm có mấy phần, nêu nhiệm vụ tường phần ?
 b. Đáp án : Gồm có 3 phần :
 - Mở bài : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
 - Thân bài : Liên hệ thực tế, phân tích các mặt,đánh giá, nhận định. 
 - Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
 3. Bài mới
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
*Hoạt động 1: GV giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình
 - GV ghi đề bài lên bảng cho HS tìm hiểu đề : 
 - HD học sinh chuẩn bị tìm hiểu đề của mình về thể loại, yêu cầu nội dung, tư liệu. 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm
 - HS đọc lần lượt các phần ở SGK
 - GV hướng dẫn cụ thể cách làm để Hs chuẩn bị: Về nội dung cần phải nêu được những gì ? Về hình thức phải đảm bảo được những yêu cầu nào .
 - Gv chú ý kĩ cho Hs phần lưu ý trong Sgk.
 - Giới hạn thời gian nộp bài.
Đề bài :
 Viết bài nghị luận nêu ý kiến và suy nghĩ của mình về vấn đề môi trường ở địa phương em hiện nay.
I. Tìm hiểu đề
 - Thể loại : nghị luận 
 - Nội dung: Nêu ý kiến và suy nghĩ về vấn đề môi trường
 - Tư liệu : Thực tế ở địa phương mình đang sống
II. Cách làm
 - Nội dung: Nêu tình hình môi trường của địa phương mình hiện nay, ý kiến và nhận định của bản thân về hiện tượng đó tán thành ở điểm nào? không tán thành ở chỗ nào? 
 - Hình thức: Bố cục đầy đủ có 3phần rõ ràng: mở bài, Thân bài, Kết bài ; có luận điểm, luận cứ,lập luận rõ ràng; về kết cấu: có chuyển mạch, có sức thuyết phục
 4. Củng cố : - Cần phải hiện tượng có vấn đề để đưa vào bàn luận.
 - Muốn làm tốt bài nghị luận cần tiến hành các khâu nào?
 5. Dặn dò:
 - Viết bài khoảng 1500 chữ trở lại . Thời gian nộp bài vào tuần 24
 - Học nắm chắc cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống để chuẩn bị viết bài hai tiết ở hôm sau
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần 22	 Ngày soạn: //
Tiết 109	 Ngày dạy: //
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
	 ------- Vũ Khoan ----------
I. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức: HS nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đặc tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới. Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả
 2. Kĩ năng: Ren kĩ năng lập luận khi phân tích cho HS
 3. Thái độ: Giáo dục HS cần cù sáng tạo trong học tập để tiếp thu cái mới chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
II. Chuẩn bị:
 *Thầy: Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK + SGV, soạn bài 
 *Trò : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi ở SGK, chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
III. Phương pháp:
 Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận
IV. Tiến trình lên lớp :
 1. ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số, kiểm tra vở soạn.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 a. Câu hỏi: Sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống của con người ra sao ?
 b. Đáp án: Giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình, là sợi dây gắn kết giữa người bị giam cầm với thế giới bên ngoài...
 3. Bài mới
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
*Hoạt động1:Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
 H: Nêu hiểu biết của em về Vũ Khoan? 
 H: T/giả viết bài này vào thời điểm nào? 
 H: Bài viết đã nêu vấn đề gì? ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề là gì, có thực sự cần thiết hay không?
 - Lớp nhận xét, bổ sung
 - GV nhận xét và thống nhất
*Hoạt động 2: HS đọc - hiểu văn bản
 - GV nêu cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp. 
 - Nhận xét cách đọc.
H: Cho biết tác giả đã trình bày lập luận của mình theo dàn ý như thế nào ? ( có mấy luận cứ phục vụ để làm rõ vấn đề ?)
 Ch HS thảo luận nhóm 3 phút
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - Lớp nhận xét, bổ sung
 *Hoạt động 3: Tổ chức cho HS phân tích làm rõ nội dung văn bản. 
 H: Vì sao tác giả lại khẳng định: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người? (dựa trên cơ sở nào)
H: Em có nhận xét gì về lí lẽ mà tác giả đưa ra ? 
H: Tác giả đã chỉ rõ bối cảnh của thế giới hiện nay như thế nào ?
H: Đứng trước bối cảnh đó thì mục tiêu, nhiệm vụ của ta là phải làm gì ?
H: Theo em nhiệm vụ đó có quan trọng và cần thiết không?
H: Con người VN ta có những điểm mạnh , điểm yếu nào ? Các điểm mạnh, điểm yếu đó có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển đất nước ngày nay?
 - Cho Hs Thảo luận nhóm 5 phút.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - Lớp nhận xét, bổ sung
 - GV nhận xét và thống nhất.
H: Em có nhận xét gì về cách phân tích chỉ ra vấn đề và cách lập luận của tác giả?
H: Qua bài viết tác giả còn yêu cầu thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì ?
*Hoạt động 4: Tổng kết
 ? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ sử dụng trong bài và thái độ nhìn nhận sự việc , cách lập luận của tác giả ?
 - Qua tiết học này em cần nắm những gì?
 - HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 5 : Luyện tập
 - HS tự nhận xét mình và nêu hướng khắc phục điểm yếu
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả : SGK
2. Tác phẩm
 - Viết vào đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. 
 - Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới => Vấn đề này rất cấp thiết và quan trọng ngay hiện tại và mai sau.
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Đọc:
2. Hệ thống luận cứ:
 - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
 - Bối cảnh của thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước.
 - Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
 - Yêu cầu đối với thế hệ trẻ.
III. Phân tích:
 1. Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất:
 - Từ cổ chí kim con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.
 - Trong thời kì KT tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội
=> Các lí lẽ xác đáng để làm rõ luận cứ
 2. Bối cảnh của thế giới và mục tiêu, nhiệm vụ của ta.
 - Thế giới: KHCN phát triển như huyền thoại, xu thế hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ.
 - Nước ta giải quyết 3 nhiệm vụ: thoat khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, ....với nền kinh tế tri thức.
3. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam:
 - Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành
 - Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ...khẩn trương.
 -Tinh thần đoàn kết trong chống giặc cứu nước, nhưng đố kị nhau trong làm ăn...
 - Bản tính thích ứng nhanh,ít giữ chữ tín.
=> Phân tích thấu đáo, lập luận xen kẻ cái mạnh, cái yếu và đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước ->Có tính thuyết phục cao.
4. Yêu cầu với thế hệ trẻ
 Phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu để đưa đất nước đi lên.
IV.Tổng kết
 * Nghệ thuật
 - Ngôn ngữ: giản dị, dễ hiểu, sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ.
 - Nhìn nhận khách quan, đúng đắn, lập luận chặt chẽ
* Ghi nhớ : SGK
V. Luyện tập
 4. Củng cố : - Theo t/g để bước vào thế kỉ mới, chúng tả phải chuẩn bị những gì? 
 - Người VN ta có những điểm mạnh, điểm yếu nào ? Để đưa đất nước chúng ta cần làm gì? Em học tập cách viết văn của tác giả như thế nào ?
 5. Dặn dò : - Học bài nắm chắc 5 ý chính, học phần ghi nhớ và làm phần luyện tập tiếp theo
 - Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
V. Rút kinh nghiệm :
Tuần 22 Ngày soạn: //
Tiết 110	Ngày dạy: //
Các thành phần biệt lập ( tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức: HS nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi - đáp và phụ chú . Nắm được cung dụng riêng của mối thành phần trong câu.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng biết đặt câu có thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú .
 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng các thành phần trên khi cần thiết.
II. Chuẩn bị :
 *Thầy: Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK + SGV, soạn bài, bảng phụ có ghi ví dụ
 *Trò : Đọc kĩ các đoạn trích và các ví dụ ở SGK, trả lời câu hỏi, cbị theo yêu cầu của GV.
III. Phương pháp:
 Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số và kiểm tra vở soạn.
 2. Kiểm tra bài cũ :
 a. Câu hỏi : Đặt 1 câu có thành phần tình thái, 1 câu có thành phần cảm thán rồi nêu định nghĩa các thành phần trên ?
 b. Đáp án : - HS đặt đúng hai câu 	(5đ)
 - Tình thái dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu - - Cảm thán dùng để bộc lộ vui , buồn giận của người nói... (2,5đ)
 3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về thành phần gọi - đáp
 - GV treo bảng phụ, gọi HS đọc đoạn trích 
 - GV chia lớp thành 6 nhóm (ứng với 3 câu hỏi Sgk/31) để các em thảo luận trong vòng 3 phút
 - Đại diện nhóm 1-2 trả lời câu 1: Những từ in đậm từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp?
 - Đại diện nhóm 3-4 trả lời câu 2: Những từ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
 - Đại diện nhóm 5-6 trả lời câu 3: Các từ in đậm đó từ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ nào được dùng để duy trì lời thoại đang diễn ra ?
 - Lớp nhận xét, bổ sung
 - GV nhận xét và thống nhất
H: Người ta gọi những từ in đận trên là thành phần gọi - đáp. Em hiểu công dụng của thành phần gọi - đáp là gì ?
 - Đặt câu có thành phần gọi - đáp?
*Hoạt động 2: Hình thành khái niệm về thành phần phụ chú
 - GV treo bảng phụ, gọi HS đọc ví dụ .
 - GV chia lớp thành 6 nhóm (ứng với 3 câu hỏi Sgk/32) để các em thảo luận trong vòng 3 phút
 - Đại diện nhóm 5-6 trả lời câu 1: Nếu lược bỏ các từ in đậm nghĩa sự việc các câu trên có thay đổi không ? Vì sao ?
 - Đại diện nhóm 1-2 trả lời câu 2: Câu a các từ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
 - Đại diện nhóm 3-4 trả lời câu 3: Câu b cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì ?
 - Lớp nhận xét, bổ sung
 - GV nhận xét và thống nhất
 H: Người ta gọi những từ in đậm là thành phần phụ chú. Vậy em hiểu thành phần phụ chú là gì ? nó có công dụng như thế nào khi được dùng trong câu ?
 - Cho ví dụ có dùng thành phần phụ chú ?
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
 - HS đọc bài tập và xác  ... cho dàn bài .
-GV nhận xét và thống nhất
*Hoạt động 2: GV nhận xét chung bài làm của HS và phát bài cho HS
-GV nhận xét bài làm của HS
+Ưu điểm:
-ĐA số các em hiểu đề làm đúng yêu cầu của đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ , trình bày sach sẽ, nhiều em diễn đạt hay (Quý, Quyên, San, Yến...)
+Nhược điểm :
-Bài làm còn sai lỗi chính tả, dùng từ viết câu còn sai, sắp xếp ý chưa lô gích (Long, đạt...) chữ viết còn cẩu thả chưa sạch đẹp (Thùy, Hải...)
-HS đọc các định hướng ở sách giáo khoa .
-GV phát bài cho HS để HS đối chiếu với dàn bài và tìm những lỗi sai của mình.
*Hoạt động 3: HS sửa sai.
-Gọi một số em đứng lên nhận xét bài làm của mình đã nắc những lỗi nào , hãy đọc lên.
-Lớp cùng nhau nhận xét và sửa sai 
-Câu trên sai ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng ?
-Cho HS đọc đoạn văn diễn đat lủng củng của mình .GV đưa bảng phụ có ghi đoạn văn .
-Lớp nhận xét và sửa lai cho hay?
* Đề bài 
 Hiện nay, nhiều học sinh chưa say mê học Ngữ văn . Em hãy bàn về lợi ích thiết thực của bộ môn này để giúp các bạn học tập toàn diện hơn .
I.Tìm hiểu đề:
-Thể loại : Nghị luận về một hiện tượng đời sống
-Yêu cầu nội dung: Hiện tượng HS chưa say mê học Ngữ văn.Bàn về lợi ích thiết thực của bộ môn giúp bạn học toàn diện hơn
-Tư liệu : thực tế đời sống
II.Dàn bài 
 1.Mở bài : (1.5đ)
-Nêu hiện tượng có nhiều học sinh chưa tập trung học tập thích đáng môn Ngữ văn 	 -Để trở thành con người toàn diện, phải học tập đầy đủ các môn , trong đó môn ngữ văn là quan trọng...	 
2.Thân bài : (7đ)
 a.Xác định mục đích của việc học ngữ văn 
 -Văn học là tấm gương phản chiếu xã hội... 	
 -Học văn giúp con người nhận thức đầy đủ về cuộc sống , giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. Từ đó tự hoàn thiện nhân cách ...( Học sinh lấy dẫn chứng về tác phẩm văn học để minh họa) 
 b.Sự cần thiết của việc học ngữ văn	 
-Học ngữ văn là học tiếng nói mẹ đẻ, học cách diễn đạt của dân tộc mình .Để diễn đạt thành thạo tiếng mẹ đẻ ,rất cần thiết trong cuộc sống . 
-Học văn là học cách làm người...(Dẫn chứng minh họa)	 
 c.Bàn luận : 	 
-Các môn khoa học khác cũng rất cần thiết nhưng nếu học yếu môn ngữ văn thì rất khó khăn trong việc diễn đạt ý hiểu của mình khi làm bài (ví dụ muốn chứng minh một bài toán đòi hỏi phải có kiến thức về toán học ngoài ra còn phái có lập luận chặt chẽ...) Nếu học giỏi môn ngữ văn sẽ giúp ta tiếp thu các môn khác nhanh và diễn đạt dễ dàng hơn (học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh) .Nếu học yếu môn ngữ văn sẽ khó khăn cho các môn học khác (1đ)
-Nhiều học sinh còn đầu tư nhiêu thời gian cho các môn học như toán, anh văn ...nhưng môn văn thì đầu tư thời gian ít ,như vậy là không đúng . 
-Chúng ta cần phân bố thời gian hợp lí cho các môn học thì việc học của chúng ta sẽ đạt kết quả toàn diện hơn.
3.Kết bài : 
 - Khẳng định môn ngữ văn là một trong hai môn học chính trong chương trình trung học cơ sở. - Khuyên bạn cần đầu tư thời gian thích hợp để học môn ngữ văn và các môn học khác thì mời trở thành con người toàn diện
III. Sửa sai 
1.Lỗi chính tả:
-Học Văn là Học Cách làm Người (viết hoa tùy tiện)
->học văn là học cách làm người
-xắp xếp - > sắp xếp (viết sai phụ âm đầu )
-vững chắt -> vững chắc (viết sai phụ âm cuối )
2.Dùng từ , viết câu
-Học văn là học cách làm người và học hiểu biết thêm về đời sống.
->Học văn không những chỉ giúp chúng ta hiểu biết cuộc sống đầy đủ hơn, phong phú hơn mà còn giúp chúng ta học cách làm người .
3.Diễn đạt 
(Đoạn văn ở bảng phụ )
4.Củng cố : -HS đọc bài văn hay cho cả lớp nghe để học tập 
-Muốn làm tốt bài văn cần chú ý những gì ?
5.Dặn dò : Xem lại bài và sửa nếu cần. Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tửng, dạo lí (Đọc các đề tìm điểm giống nhau của 10 đề, ra đề tương tự. nêu cách làm bài văn nói chung . đọc các đoạn văn mẫu, nêu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tửng, dạo lí
D.Rút kinh nghiệm
Tuần 25 	NS:
Tiết 114 +115	ND:
Cách làm bài văn nghị luận
về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
I. Mục tiêu cần đạt :
 1. KIến thức: Giúp HS biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tửng, đạo lí
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng, tìm hiểu đề, lập dàn bài về bài nghị luận về một vấn đề tư tửng, đạo lí
 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, sống thật thà, yêu thương nhau, có ý thức tự học tốt.
II. Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK và hướng dẫn ở SGV, soạn bài, bảng phụ .
 *Trò : Đọc kĩ các đề bài và trả lời các câu hỏi ở SGK, làm bài tập.
III. Phương pháp:
 Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp: 
 1. ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ:
 a. Câu hỏi : Yêu cầu nội dung của bài nghị luận về một vấn đề tư tửng, đạo lí như thế nào ? Về hình thức ra sao ?
 b. Đáp án : - ...Phải làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng đạo lí băng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích...chí ra chỗ đúng sai của 1 tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng người viết.
 - Bố cục 3 phần; có luận điểm đúng đắn,sáng tỏ ; lời văn chính xác, sinh động
 3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các đề nghị luận về một vấn đề tư tửng, đạo lí
- GV đưa bảng phụ có ghi 10 đề, HS đọc đề.
- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận:
 ? Hãy chi ra điểm giống nhau của 10 đề trên? 
 ? Ra một số đề tương tự ?
 - Các nhóm trình bày -> nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét và giảng thêm cách nhận dạng đề của loại văn này 
 - GV nhận xét và thống nhất
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm bài.
 - GV cho HS đọc đề bài ở SGK
 - Muốm làm tốt bài văn nói chung, ta phải trải qua mấy khâu, đó là những khâu nào ? Nêu tác dụng của tường khâu ?
? Tìm hiểu đề là tìm hiểu những gì ?Em hãy tìm hiểu đề bài trên ? 
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét và thống nhất
- Muốn tìm được ý ta phải làm gì ?
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và thống nhất
- Tìm được ý ta làm gì ? Lập dàn ý có tác dụng như thế nào ?
- Mở bài cần giới thiệu những gí ?
- Nêu nhiệm vụ của phần thân bài ?
- Kết bài làm gì ?
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và thống nhất
- Lập dàn ý song rồi ta tiến hành làm gì ?
 -Cho HS đọc hai đoạn văn mở bài ở SGK.
- Có thể mở bài bằng mấy cách? đó là những cách nào ?
- Đọc đoạn văn phần thân bài ở SGK
- Yêu cầu viết phần thân bài như thế nào ?
- Kết bài bằng mấy cách ?
- Đọc lại bài sau khi đã viết xong có tác dụng như thế nào ?
*Hoạt động 3: HS rút ra ghi nhớ
 HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 4 : Luyện tập, củng cố
- HS đọc đề bai số 7 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS thảo luận nhóm sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày
- Đại diện tổ 1 lên trình bày phần tìm hiểu đề ? 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và thống nhất
- Đại diện tổ 2 lên trình bày phần tìm ý
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và thống nhất
- Đại diện tổ 3 lên trình bày phần dàn bài của nhóm mình .
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và thống nhất
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tửơng, đạo lí:
 1. Đề bài : (10 đề ở SGK trang 51và 52)
 2. Nhận xét :
 a. - Điểm giống nhau: Đều nêu một vấn đề tư tưởng đạo lí để người làm bài suy nghĩ, bàn luận về vấn đề đó.
 - Nhận dạng : có các dạng sau: 
 + Dạng có mệnh lệnh (đề 1 và 10 : suy nghĩ từ... Đề 3: Bàn về )
 + Dạng mở, không có mệnh lệnh ( còn lại ).
 b. Ra một số đề tương tự:
 - Tôn sư trọng đạo
 - Bàn luận câu tục ngữ sau: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tửng, đạo lí
 *Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”
1.Tìm hiểu đề, tìm ý
 a. Tìm hiểu đề
 - Tính chất của đề(thể loại): nghị luận về một vấn đề tư tửng, đạo lí
 - Yêu cầu về nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
 - Tri thức cần có: Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam và vận dụng thực tế đời sống
 b. Tìm ý
 - Uống nước là hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần
 - Nhớ nguồn là nhớ đến người đã làm ra những thành quả mà ta hưởng thụ, phải biết phát huy chúng và sáng tạo tốt hơn.
 - Câu tục ngữ thể hiên truyền thống đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam. Là lời khuyên lời dạy, lời nhắc nhở mọi người.
 - Ngày nay câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị đạo lí của nó với nhiếu lớp nghĩa. Vì vậy càng không thể quên.
2. Lập dàn ý:
 a. Mở bài : Giới thiêu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó.
 b. Thân bài: 
- Giải thích nội dung câu tục ngữ (Uống nước là gì? nguồn là gì? Nhớ nguồn là như thế nào? Uống nước nhớ nguồn có nghĩa như thế nào ? )
- Nhận định, đánh giá (bình luận) câu tục ngữ
 + Câu tục ngữ thể hiên truyền thống đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam.
 + Là lời khuyên lời dạy, lời nhắc nhở mọi người.
 + Ngày nay câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị đạo lí của nó với nhiếu lớp nghĩa. Vì vậy càng không thể quên.
 + Phải nhớ nguồn một cách thiết thực
 + Giữ được đạo lí này thì đất nước sẽ bền vững, xã hội tốt đẹp. 
 c. Kết bài:
 - Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
 - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
3. Viết bài
*Mở bài : Có nhiều cách 
 - Đi từ cái chung đến cái riêng (SGK/tr53)
 - Đi từ thực tế đến đạo lí (SGK/tr53)
*Thân bài: Phát triển luận điểm thành đoạn văn lập luận chặt chẽ. Các câu trong đoạn xoay quanh chủ đề của đoạn . Các đoạn liên kết với nhau để làm rõ vấn đề cần bàn (sgk)
*Kết bài : -Đi từ nhận thức tới hành động
 -Có tính chất tổng kết
4. Đọc lại bài : Sửa lỗi liên kết, lỗi chính tả...
*Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập 
 *Đề bài : Tinh thần tự học
1. Tìm hiểu đề ,tìm ý
 a. Tìm hiểu đề
 b. Tìm ý :
 - Tự học là tự mình vận động để tìm đến kiến thức và rèn luyên để hình thành các kĩ năng cho mình
 - Tự học mới có thể phát huy được tiềm năng, nội lực để vươn lên
 - Tự học bằng nhiều hình thức : trên lớp, trong sách vở, phim ảnh, trong cuộc sống...
 - Phải kết hợp tự học với học thầy,học bạn.
2. Dàn bài
 a. Mở bài: Vấn đề tự học trong nhà trường hiện nay đang được nhiều người quan tâm, ngay cả học sinh bậc THCS
 b. Thân bài
 - Giải thích thế nào là tự học ?
 + Tự học là tự mình vận động để tìm đến kiến thức và rèn luyên để hình thành các kĩ năng cho mình
 + Tự học mới có thể phát huy được tiềm năng, nội lực để vươn lên
 - Bàn luận về tinh thần tự học :
 + Phải có kế hoạch tự học, kiên trì vượt khó để vươn lên đạt kết quả 
 + Tự học bằng nhiều hình thức : trên lớp, trong sách vở, phim ảnh, trong cuộc sống...
 + Phải kết hợp tự học với học thầy,học bạn.
c. Kết bài : Nêu cao tinh thần tự học để nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường và để tự học suốt đời.
 4. Củng cố : - Qua hai tiết học em cần nhớ những gì ?
 - HS đọc lại phần ghi nhớ SGK
 5. Dặn dò : - Học bài nắm chắc cách làm bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
 - Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoắc đoạn trích) .Các em đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi Sgk; chuẩn bị bài tập, chuẩn bị bảng phụ mỗi tổ một câu và cử người đại diện lên trình bày .
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_21_22_23_truong_thcs_thsp_ly_tu_t.doc