Ngày dạy: 01/03/2013
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A. Mục tiêu cần đạt:
Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
- Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
3. Thái độ:
Có ý thức thực hiện đầy đủ các bước khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích). Đồng thời, qua bài nghị luận, từ những đặc sắc của tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) thêm yêu thích văn học.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề,
TUẦN 25 Ngày soạn: 25/02/2013 TIẾT 119,120 Ngày dạy: 01/03/2013 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) A. Mục tiêu cần đạt: Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích). B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : - Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích). - Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích). 2. Kĩ năng: - Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích). - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích). 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện đầy đủ các bước khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích). Đồng thời, qua bài nghị luận, từ những đặc sắc của tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) thêm yêu thích văn học. C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP... 2. Bài cũ : CThế nào là bài nghị luận về một bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)? - Kiểm tra vở soạn của 3 HS. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Những tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hấp dẫn chúng ta bởi tình huống và diễn biến của câu truyện, ở nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật,...Đọc – hiểu các tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ta đã cảm nhận được giá trị của chúng. Và hôm nay, chúng ta lại tìm hiểu bài nghị luận một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để học và bước đầu biết cách đánh giá giá trị của những tác phẩm truyện (hoăc đoạn trích). * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chungg: * Tìm hiểu chung về đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích) - Gv cho HS đọc 4 đề bài sgk/64-65 C Các đề bài trên yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? *Thảo luận: C Các từ “suy nghĩ” “phân tích” cho ta biết giữa các đề bài có sự giống nhau và khác nhau ntn? C Qua các đề kể trên, em hãy cho biết bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) thường yêu cầu nghị luận cụ thể về những vấn đề gì ? - HS trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ / sgk * Hướng dẫn HS xác lập các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) - GV hỏi, HS trả lời. CĐề bài yêu cầu gì? C Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng ntn? CKhi tìm ý cho bài văn nên đặt những câu hỏi ntn? CBước tiếp theo của tìm hiểu đề, tìm ý chúng ta phải làm gì? CNội dung cụ thể của từng phần trong dàn ý của bài này cần đạt được là gì? - GV yêu cầu HS theo dõi dàn ý trong sgk để trả lời. - GV hướng dẫn HS cách viết bài C Qua phân tích, em hãy cho biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)? Phương pháp nghị luận cũng như những yêu cầu khác mà bài nghị luận cần đạt được? C Hãy viết đoạn phân tích tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây? - GV theo dõi HS viết bài. - Gv thu 2 hoặc 3 bài hoàn thành nhanh để chấm sau đó gọi 1 HS đọc bài. GV sửa bài cho các em . - GV khái quát lại mục ghi nhớ sgk/68, GV goi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 2:Hướng dẫn HS luyện tập Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc”của Nam Cao. Em hãy lập dàn ý cho đề bài trên. - HS thảo luận lập dàn ý, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS độc lập viết đoạn mở bài và đoạn phân tích hành động của lão Hạc khi bán chó. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung : 1. Tìm hiểu về đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích) 1.1 Phân tích ví dụ: 4 đề bài sgk/64-65 * Đề 1: Nghị luận về “thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ” * Đề 2: Nghị luận về “diễn biến cốt truyện” * Đề 3: Nghị luận về “thân phận Thuý Kiều” * Đề 4: Nghị luận về “đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh” * Giống nhau: đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) * Khác nhau: - Suy nghĩ là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm - Phân tích là xuất phát từ tác phẩm để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm. 1.2 Ghi nhớ 1: /GSk 2. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) 2.1 Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân a. Tìm hiểu đề-tìm ý b.Lập dàn ý: ( Xem sgk/66) -> Bố cục chặt chẽ, gồm 3 phần. c. Viết bài - Cách viết đoạn mở bài, kết bài / sgk - Bài viết phải đảm bảo tính liên kết, chuyển ý linh hoạt. - Sử dụng linh hoạt các phương pháp nghị luận : phân tích, chứng minh. Triển khai, làm rõ luận điểm, chốt vấn đề linh hoạt theo các phép lập luận: phân tích hoặc tổng hợp. d. Đọc lại và sửa chữa 2.2 Ghi nhớ sgk/68 II. Luyện tập * Đề bài:Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc”của Nam Cao. 1. Hãy lập dàn ý cho đề bài trên. a.Mở bài - Giới thiệu tác phẩm.Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình b. Thân bài - Phân tích những lời nói,hành động,tâm trạng của lão Hạc khi phải bán con chó c. Kết bài - Đánh giá chung về tác phẩm 2. Viết phần mở bài và đoạn phân tích hành động của lão Hạc khi bán con chó. III. Hướng dẫn tự học: - Xem trước bài “ Luyện tập làm bài nghị luận về một tác pham truyện (hoặc đoạn trích) - Soạn bài: Sang thu và Nói với con E. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: