Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26 Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý ( tt )

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26 Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý ( tt )

Tiết 128 ND:

 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý ( tt )

A/ Mục tiêu :- HS nhận biết hai điều kiện sử dụng hàm ý : Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói . Người ta có đủ năng lực giải đoán hàm ý .

- Rèn kĩ năng sử dụng và giải mã hàm ý trong giao tiếp .

- HS có ý thức sử dụng nghĩa tường minh –hàm ý phù hợp ngữ cảnh .

 B/ Chuẩn bị : - Gv nghiên cứu soạn bài + Bảng phụ ghi bài tập và ví dụ . – Hs nghiên cứu soạn + Đọc “ Một cảnh mua bán” – Tắt đèn của Ngô Tất Tố .

C/ Tiến trình thực hiện các hoạt động :

 1/ Ổn định :

 2/ Bài cũ : Kiểm tra 15

 * Đề bài : Phân biệt sự khác nhau giữa tường minh và hàm ý ? Cho ví dụ minh họa ?

 * Đáp án : - Tường minh diễn đạt trực tiếp từ ngữ ( 2,5 đ) .

 Ví dụ : ( 2,5đ )

 - Hàm ý không do từ ngữ trực tiếp diễn đạt ( 2,5đ ) .

 Ví dụ : (2,5đ )

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26 Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý ( tt )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 26	NS:
Tiết 128	ND:
 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý ( tt )
A/ Mục tiêu :- HS nhận biết hai điều kiện sử dụng hàm ý : Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói . Người ta có đủ năng lực giải đoán hàm ý .
Rèn kĩ năng sử dụng và giải mã hàm ý trong giao tiếp .
HS có ý thức sử dụng nghĩa tường minh –hàm ý phù hợp ngữ cảnh .
 B/ Chuẩn bị : - Gv nghiên cứu soạn bài + Bảng phụ ghi bài tập và ví dụ . – Hs nghiên cứu soạn + Đọc “ Một cảnh mua bán” – Tắt đèn của Ngô Tất Tố .
C/ Tiến trình thực hiện các hoạt động : 
 1/ Ổn định : 
 2/ Bài cũ : Kiểm tra 15’
 * Đề bài : Phân biệt sự khác nhau giữa tường minh và hàm ý ? Cho ví dụ minh họa ?
 * Đáp án : - Tường minh diễn đạt trực tiếp từ ngữ ( 2,5 đ) . 
 Ví dụ : ( 2,5đ )
 - Hàm ý không do từ ngữ trực tiếp diễn đạt ( 2,5đ ) .
 Ví dụ : (2,5đ )
 3/ Bài mới : 
 * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : GV nêu một vài tình huống về sử dụng hàm ý vào bài mới .
 * Hoạt động 2: HD hình thành kiến thức mới .
 - Đọc ví dụ .
? Nêu hàm ý những câu in đậm ?
? Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý ?
( GV treo bảng phụ – HS thảo luận – đại diện nhóm trả lời và bổ sung ) 
? Hàm ý trong câu nào của chị Dậu rõ hơn ? Vì sao chị Dậu phải nói rõ như vậy ? 
? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy Tý đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ ?
- Qua tìm hiểu ví dụ trên em thấy hàm ý có nằm ngoài câu nói không ? Câu nói có hàm ý hay người nghe tự tạo ra nó ? ( Câu nói ) . 
? Nếu người nghe không đủ năng lực cần thiết thì có thể giải đoán được hàm ý không ? ( Không ) . Trong đoạn văn trên cái Tý có đoán được hàm ý của mẹ không ( có ) . Vậy theo em có mấy điều kiện để tồn tại hàm ý ? (2 ).
- HS đọc ghi nhớ và lấy thêm ví dụ trong “ Chiếc lược nga”ø của Nguyễn quang Sáng
 * Hoạt động 3: HD luyện tập .
- Nêu yêu cầu bài 1. 
- Gv treo bảng phụ ghi bài tập 1- HS thảo luận nhóm 3 em – Đại diện nhóm trả lời và bổ sung- Gv ghi điểm . 
- Ý b cách làm như ý a.
? Ý c người nói là ai ? người nghe là ai ? hàm ý trong câu in đậm là gì ? ( GV gợi ý hs về nhà làm )
- Bài 2: GV treo bảng phụ .Gọi 3 hs trả lời 3 ý .
? Hàm ý trong câu in đậm, Vì sao em bé sử dụng hàm ý, Sử dụng hàm ý có thành công không ? 
 - Nêu yêu cầu bài 5 – Gọi 2 hs lên bảng thực hiện theo 2 ý .
I/ Điều kiện sử dụng hàm ý .
 1/ Tìm hiểu ví dụ : ( bảng phụ)
* “ Con chỉ được ăn .thôi” 
-> Hàm ý là : “Sau bữa ăn này con không còn được ăn ở nhà với thầy u và các em nữa . Mẹ đã bán con” . -> Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra .
* “ Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” .
-> Hàm ý là : “ mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài -> Hàm ý này rõ hơn vì cái Tý không hiểu được hàm ý của câu thứ nhất . Sự giãy nảy và câu nói trong tiếng khóc của Tý “ U bán con thật ư” ? cho thấy Tý đã hiểu ý mẹ . 
2/ Ghi nhớ : SGK- 91.
II/ Luyện tập : 
 1/ Bài 1.
a/ - Người nói : Anh thanh niên .
Người nghe : Ôâng họa sĩ + cô gái 
-> Hàm ý : Mời bác và cô vào uống nước.
=> Hai người đều hiểu hàm ý đó, chi tiết :
“ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà và ngồi xuống ghế” cho biết điều này
b/ - Người nói là : Anh Tấn .
 - Người nghe là chị hàng đậu ( ngày trước)
-> Hàm ý câu in đậm : “ Chúng tôi không thể cho được” .
=> Người nghe hiểu hàm ý đó thể hiện ở câu nói : “ Thật là càng giàu ..giàu có” 
2/ Bài 2: - Hàm ý câu in đậm: Chắt nước giùm để cơm khỏi nhão .
- Em bé dùng hàm ý vì đã có lần ( Trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình . Vả lại lần nói thứ 2 có thêm yếu tố thời gian bức bách ( Tránh để lâu nhảo cơm ) .
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu vẫn ngồi im” ; Tức là anh tỏ ra không cộng tác ( Vờ không nghe, không hiểu )
3/ Bài 5: 
- Câu có chứa hàm ý mời mọc là 2 câu mở đầu : “ Bọn tớ chơi”
- Câu có hàm ý từ chối là 2 câu : “ Mẹ mình ....nhà” và “ Làm ..được” .
* Viết thêm: Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không. Chơi với bọn tớ thích lắm đó .
 4/ Củng cố : ? Qua tiết học này em rút ra kinh nghiệm gì khi sử dụng hàm ý ? 
 ( Liên hệ )
 5/ Dặn dò : - Học kĩ bài tiết sau kiểm tra 1 tiết .
 - Nhớ lại đề bài viết số 6 – Hình thành dàn ý .
D/ Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_26_tiet_128_nghia_tuong_minh_va_h.doc