Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 năm 2011

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 năm 2011

SANG THU

 -Hữu Thỉnh-

A.Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức.

- Giúp HScảm nhậnđược vể đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả

 2. Kĩ năng.

-Đọc hiểu một văn bản thơ, trữ tình hiện đại.

-Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

 3. Thái độ.

 -Giáo dục lòng yêu mến cảnh vật quê hương,thiên nhiên,đất nước

B.Chuẩn bị:. GV: đọc SGK,SGV,tài liệu

 HS: Soạn bài theo yêu cầu

C.Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định lớp.

 2.KTBC:?Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác”phân tích hình ảnh ẩn dụ trong bài mà em tâm đắc nhất?

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.. Ngày dạy:
Tiêt121:Sang thu
Tiết122:Nói với con
Tiết123:Nghĩa tường minh,hàm ý
Tiết 124:Nghị luận về một bài thơ(đoạn thơ)
Tiết 125:Cách làm bài nghị luận đoạn thơ
TUẦN 27: 
Tuần 27 Ngày soạn: 20/2/2011
Tiết 131: Ngày day.: 21/2/2011
SANG THU
 -Hữu Thỉnh-
A.Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức.
- Giúp HScảm nhậnđược vể đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả
 2. Kĩ năng.
-Đọc hiểu một văn bản thơ, trữ tình hiện đại.
-Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. 
 3. Thái độ.
 -Giáo dục lòng yêu mến cảnh vật quê hương,thiên nhiên,đất nước
B.Chuẩn bị:. GV: đọc SGK,SGV,tài liệu
 HS: Soạn bài theo yêu cầu
C.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp.
 2.KTBC:?Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác”phân tích hình ảnh ẩn dụ trong bài mà em tâm đắc nhất?
 3.Khởi động:PPTT
Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu.Nhiều vần thơ thu của ôngmang cảm nhận buâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻođang biến chuyển nhẹ nhàng mà "Sang thu "là một bài như thế..........
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1:Tìm hiểu tác giả,tác phẩm
? Em hiểu biết gì về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu?
? ? Về thể thơ,VB này có gì giống VB “Mùa xuân nho nhỏ”?
? Phương thức biểu đạt của VB là gì?
GV:Giới thiệu thêm : Bài thơ đã miêu tả những cảm xúc, rung động của lòng người trước thời điểm sang thu.
GV: H/dẫn đọc:Giọng nhẹ nhàng,nhịp chậm,khoan thai,trầm lắng thoáng suy tư
GV: Đọc ,2 HS đọc lại.
GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích1,2
Hoạt động 3:Tìm hiểu văn bản
HS: Đọc lại khổ thơ 1
? Những biến đổi của đất trời sang thu được t/giả cảm nhận qua những dấu hiệu nào?
 ( Mùi hương + h/ả đám mây)
? Em hiểu “Gió se”là gió ra sao? (lạnh khô-.> Gió heo may)
? Em hiểu gì về nghĩa của từ “ phả” ? Tại sao tác giả lại viết “Hương ổi phả vào trong gió se”?
 ( Vào thu, ổi chín vàng ươm, dường như hương đang sánh lại. thơm nức, ngọt mát.Mùi hương đậm đặc từ những trái ổi mọng vàng đang toả ra, trộn lẫn vào trong gió. Gió mùa thu hào phóng chia hương mùa thu tới khắp nơi trong vũ trụ )
? “Chùng chình”thuộc từ loại gì? T/g đã sử dụng BPNT gì ở câu thơ này?
? Việc sử dụng từ láy và biện pháp nhân hoá đã gợi tả điều gì về những đám mây ? 
( Làn sương trôi ngập ngừng,bịn rịn, có vẻ chậm hơn mọi ngày, có thể là do nó còn lưu luyến, chưa muốn chia tay mùa hạ hay nó muốn ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa)
?“Bỗng,Hình như”là thành phần gì? Em hiểu gì về tâm trạng nhà thơ khi thu về?
( Diễn tả sự ngỡ ngàng, giật mình, bối rối vì thu đến lặng lẽ quá, âm thầm quá khiến nhà thơ không nhận ra thời điểm thu sang )
? Qua phân tích,em hãy cho biết t/giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào?với cảm xúc ra sao?
GVchuyển ý: Cái ngỡ ngàng ban đầu vụt biến đi , nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu
 HS:Đọc khổ thơ thứ 2
? T/g đã phát hiện những sự vật nào đổi thay khi thu sang? Vậy dưới sự quan sát của nhà thơ đất trời có sự thay đổi ntn?
?Hình ảnh một dòng sông ra sao qua từ “dềnh dàng”?
 ( Sông trôi êm ả, chạm rãi, lững lờ như đang ngẫm nghĩ, suy tư >< Không còn chẩy cuồn cuộn , gấp gáp như mùa hạ, vì thời tiết mùa hạ khác hẳn mùa thu, nắng lắm nên mưa nhiều, nước sông dồi dào)
? Vì sao lúc này chim lại vội vã?
 ( Gió thu se lạnh hơn lúc hoàng hôn + Vội vã làm tổ để đón mùa đông sang) 
? Em cảm nhận ntn về hình ảnh “Đám mây mùa hạsang thu”?
 (GV:bình thêm: Trí tưởng tượng phong phú: Hình dung trên bầu trời được chia làm hai nửa: Nửa mùa hạ, nửa mùa thu)
? Em nhận xét gì về cách cảm nhận của t/g qua khổ thơ trên ?
 ( Chú ý về cách diễn đạt “ Chim bắt đầu vội vã”, “Vắt nửa mình” )
? Qua cách cảm nhận đó, t/g đã khẳng định điều gì?
GV chuyển ý: T/g còn cảm nhận những khác biệt nào của thời tiét khi chuyển mùa nữa? Quan sát sự đổi thay của thiên nhiên, t/g có suy ngẫm gì về cuộc đời?
HS: đọc khổ thơ thứ 3
? Thời tiết lúc này thay đổi ra sao?
HS:THẢO LUẬN NHÓM:Có ý kiến cho rằng: “Hai câu cuối không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chất chứa suy ngẫm về con người và cuộc đời”ý kiến em thế nào?
->Đại diện nhóm trình bày,
 GV: Chốt lại những ý đúng:
Câu thơ có hai lớp nghĩa:
+ Tả thực:
-Sấm: Hiện tượng sấm chớp, tác động sinh học đến cây cối
- Hàng cây đứng tuổi: Cây già, cao, to
+Ẩn dụ:
-Sấm: Những tác động bất thường, nguy hiểm đến cuộc sống con người; những sóng gió, bão giông cuộc đời
-Hàng cây..: Những người cao tuổi, từng trải
 Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước những sấm sét, bão giông khi chuyển mùa gợi cho ta liên tưởng dến sự từng trải, chín chắn cua con người trước cuộc đời 
*Hoạt động4:Hướng dẫn tổng kết
? Qua p/tích,em cảm nhận gì về nội dung,nghệ thuật bài thơ?
HS:đọc ghi nhớ /sgk
*Hoạt động 5: Luyện tập:
HS:đọc thuộc lòng bài thơ
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả(1942), quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.
-Là nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mĩ. Ông viết nhiều và hay về con người và mùa thu.
2.Tác phẩm:
-Ra đời cuối 1977
3.Đọc- chú thích:
II.Tìm hiểu văn bản:
*.Khổ 1:Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu
-Bỗng nhận ra hương ổi
-Phả vào trong gió se
-Sương chùng chình qua 
ngõ
-Hình như thu đã về
->Từ láy gợi hình,nhân
 hóa
=>Ngỡngàng,bângkhuâng khi nhận ra sự chuyển
 mùa nhẹ nhàng từ hạ
 sang thu.
*.Khổ 2:
-Sôngdềnh dàng
-Chim vội vã
-Đám mây mùa hạ
-Vắt nửa mình sang thu
->Sự cảm nhận tinh 
tế,trí tưởng tượng phong
 phú
=>Sự chuyển mùa rõ rệt
 của đất trời lúc sang thu
*.Khổ 3:Suy ngẫm về cuộc đời
-Vẫn còn bao nhiêu nắng
-Đã vơi dần cơn mưa
-Sấm cũng bớt bất ngờ
-Trên hàng cây đứng tuổi
->Hình ảnh thơ giàu
 tính biểu tượng
 =>Con người bình 
tĩnh,tự tin,vững vàng 
trước sự biến đổi của
 thiên nhiên,cuộc đời
IV.Tổng kết:
Ghi nhớ/sgk
* Ý nghĩavăn bản:Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
V.Luyện tập:
 4. củng cố:Nêu cảm nhận của em về mùa thu lúc giao mùa trong bài "Sang thu".
 5. Dặn dò
 -Làm câu luyện tập,BT4/SBT(So sánh 2 đoạn thơ thu)
 -Soạn bài:Nói với con
 D*.Rút kinh nghiệm:
 Tuần 27 Ngày soạn:20/2/2011 
 Ngày dạy:21/2/2011
Tiết 132:
 NÓI VỚI CON
 -Y Phương-
A.Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức
 -Cảm nhận được tình cảm tha thiết mà cha mẹ dành cho con cái,tình yêu quê hương sâu nặng cùng lòng tự hào với sức sống bền bỉ mạnh mẽ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương
 -Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo,giàu hình ảnh, cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi
 2. Kĩ năng.
 a, Kĩ năng bài học
 -Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và tìm hiểu phân tích thơ tự do.
 -Phân tích được cách diễn tả độc đáo,giàu hình ảnh, cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
 b, Kĩ năng sống
Tự nhận thức được cội nguồn sâu sắccủa cuộc sống chính là gia đình, quê hương, dân tộc.
 3. Thái độ
 +Giáo dục lòng kính yêu cha mẹ,quê hương,dân tộc mình
B.Chuẩn bị: GV:Đọc văn bản,SGV,tài liệu
 HS: Đọc văn bản+soạn câu hỏi tìm hiểu
C.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp.
 2..KTBC: ?Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu”và trình bày phần luyện tập
 3.Khởi động: PPTT
GV: Lòng thương yêu con cái, mong ước thế hệ sau tiếp nối, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gđ- quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của ND ta từ bao đời nay. Bài thơ “ Nói với con” cũng nằm trong cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng Y Phương đã nói một cách xúc động, mang đậm phong cách của người miền núi.Hình thức người cha tâm tình, dặn dò đối với con đã đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp, tin cậy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 * Hoạt động 1: PPVĐ
? Em hiểu gì nhà thơ Y Phương và phong cách thơ của ông?
Hs trả lời, gv giảng thêm.
 ( P/c: Tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, tư duy giàu h/ả của người miền núi)
?Bài thơ có xuất xứ từ đâu? Viết về đề tài nào , với thể loại gì?
? Em hãy xác định phương thức biểu đạt của VB?
 (Biểu cảm+tự sự+miêu tả)
GV: G/thiệu thêm về đề tài bài thơ:
*Hoạt động2: Đọc tìm bố cục 
GV: Hướng dẫn đọc:Giọng thiết tha trìu mến,ấm áp,tin cậy
GV: Đọc một đoạn,HS đọc tiếp
? Bài thơ có bố cục mấy phần?Em hãy tìm giới hạn và nội dung từng phần?
(2 phần:-Từ đầu-> “đẹp nhất trên đời”:Con lớn lên trong sự yêu thương nâng đỡ của cha mẹ,trong c/s lao động nên thơ của làng quê
 -Còn lại:Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ,bền bỉ của truyền thống cao đẹp quê hương,niềm mong ước con hãy kế thừa truyền thống này)
? Em có nhận xét gì về mạch ý tưởng của nhà thơ?
 ( -Tình cảm gđ-> Tình cảm quê hương
 -Từ kỉ niệm-> Lẽ sống
- Từ cụ thể-> Khái quát)
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1
HS: Đọc lại khổ 1 và nêu nội dung chính
? Trong khổ 1,người cha muốn nói với con về tình cảm cội nguồn nào?(gia đình,làng xóm)
? Em hãy tìm đọc những câu thơ nói về tình cảm gia đình trong khổ 1?
? Em có nhận xét gì cách diễn đạt trong những câu thơ trên? ( Sử dụng h/ả ntn?)
 (H/ả có sự vô lí, ta không thể giải thích hoàn toàn được nghĩa một cách cụ thể, rõ ràng đen trắng .Người Thái có câu “ Chân ngoài rừng, tay trong nhà” ý nói làm việc luôn chân tay, hết việc ngoài đồng đến việc trong nhà.Đó là cách diễn đạt mang đậm tư duy người miền núi : dùng h/ả cụ thể để nói ý khái quát.)
? Vậy h/ả “chân phải, chân trái, một bước, hai bước”gợi h/ả gì về đứa con và không khí gia đình?
 ( Bốn câu thơ đầu là những h/ả cụ thể về một không khí gđ tràn đầy hạnh phúc với đứa con thơ đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói. Lúc thì con sà vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha. 
 Cha mẹ luôn dõi theo mỗi bước trưởng thành của con, đặc biệt là giai đoạn “ Ba tháng biết lẫy.Bảy tháng biết bò.Chín tháng lò dò tập đi” 
 Những bước đi, tiếng nói đầu tiên đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời con nên mỗi bước đi, tiếng gọi ấy đều được cha mẹ nâng niu đón nhận trong sự hồi hộp, vui mừng khôn xiết)
 ? Qua 4 câu thơ trên, em thấy con trưởng thành là nhờ đâu?
? Vì sao điều cha nhắc đến đầu tiên khi nói với con là mái ấm hạnh phúc gia đình? ( Cha nói với con về t/c gđ nhằm mục đích gì? )
( Nhắc con nhớ đến tình cảm ruột thịt, cội nguồn sinh dưỡng của con người)
? Cụm từ nào cho em thấy tác giả nói với con về tình cảm làng xóm quê hương?
? Những người ntn được gọi là “người đồng mình”?
? Có thể thay “Người đồng mình” bằng những từ ngữ nào khác? Em có nhận xét gì cách xưng hô của t/g ?
( Người làng, bản, xóm, buôn. -> Xưng hô độc đáo mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày)
? Do đâu mà người cha lại nói “Người yêu lắm con ơi!”?
 Gợi ý: T/g đã khắc hoạ sự đáng yêu của người đồng mình qua h/ả nào?
HS: đọc chú thích 2/sgk. 
? “Ken”là gì? “Vách nhà ken câu hát”nghĩa là sao?
 ( +Vì người đồng bào miền núi vừa lao động vừa cất lên tiếng hát nên dường như mỗi bức vách, mái tranh đều được đan thêm những câu hát lạc quan , yêu đời của họ.
 + ... i nhớ/sgk
 3. Ví dụ minh họa
II.Luyện tập:
Bài 1:
a./ Câu “Nhà họa sĩ già tặc lưỡi đứng dậy”.
Cụm từ “Tặc lưỡi”-> họa sĩ chưa muốn chia tay anh TN
b./ Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc khăn mùi soa
-Mặt đỏ ửng(ngượng)
-Nhận lại chiếc khăn mùi soa(không tránh được)
-Quay vội đi(quá ngượng)
->Cô gái đang bối rối nên vụng về vì ngượng. Cô định kín đáo để lại chiếc khăn mùi soa làm kỷ niệm cho anh thanh niên, thế mà anh quá thật thà tưởng cô bỏ quên nên gọi cô để trả lại
Bài 2:
Hàm ý:Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy
Bài 3:
Câu chứa hàm ý: “Cơm chín rồi”
Hàm ý:Ông vô ăn cơm đi
Bài 4:
a.Câu “Hà,nắng gớm về nào”không chứa hàm ý
là câu nói lảng,nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn “đánh trống lảng”
b. “Tôi thấy người ta đồn..”là câu nói dở dang
 4. Củng cố.
NTN là nghĩa tường minh và hàm ý? Lấy ví dụ
 5. Dặn dò
 -Soạn bài:Nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ)
 -Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa nghị luận truyện với thơ
 D.Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn:21/2/2011. 
TUẦN 27 
 Ngày dạy:24/2/2011.
Tiết 134:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ (BÀI THƠ)
A.Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức.
Giúp HS: - Hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luậnvề một đoạn thơ (bài thơ).
 2. Kĩ năng.
- Nhận diện bài nghị luận đoạn thơ (bài thơ).
- Tạo lập được văn bản nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
 3. Thái độ.
- Có ý thức tuuun thủ quy trình làm một van bản nghị luận về thơ.
B.Chuẩn bị: GV: đọc SGK,tài liệu,bảng phụ
 HS: Soạn bài
C.Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định lớp.
 2.KTBC: 
 ?Thế nào là nghị luận tác phẩm truyện (đoạn trích)?
 3.Bài mới:PPTT 
 GV: Dẫn dắt từ nghị luận tác phẩm truyện đến nghị luận tác phẩm thơ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Tìm hiểu bài nghị luận bài thơ,đoạn thơ: ppvĐ
HS:đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
HS:đọc văn bản/sgk
? Vấn đề nghị luận trong VB này là gì?
? Vậy VB nêu lên những luận điểm nào?
? Người viết đã dùng những luận cứ gì để làm sáng tỏ những luận điểm đó?
(Những luận cứ làm sáng tỏ luận điểm 1,2,3
+Mùa xuân nhiều tầng ý nghĩa:
-Mùa xuân của thiên n
-Mùa xuân chiến đấu,lao động xây dựng đất nước-Mùa xuân của lòng người .cống hiến
+Mùa xuân rạo rực của thiên nhiên ,đất nước..nhà thơ qua:
-Cảnh (màu sắc) -Lời gọi
-Vật (âm thanh) -Tình cảm nâng niu,cử chỉ
-Con ngươi lao động, chiến đấu
+Hình ảnh mùa xuân nho nhỏt/giả:các câu thơ,kết cấu)
? Để làm sáng tỏ những luận điểm trên,người viết đã bám vào những yếu tố nào của VB?
? Em hãy chỉ ra bố cục VB?Giới hạn và nhiệm vụ từng phần?
(MB:Từ chung(Thơ mùa xuân) đến riêng(bài thơ của Thanh Hải)
TB:Trình bày những cảm nhận,đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về ND,NT bài thơ (là sự triển khai các luận điểm)
KB:Khái quát lại giá trị bài thơ (mở rộng)
? Em có nhận xét gì về bố cục bài văn?Có chặt chẽ không ?Vì sao?
(Liên kết- tự nhiên :Nội dung:Tầng ý nghĩa về mùa xuân
-Hình thức:lặp từ:mùa xuân)
? Em có nhận xét gì về lời văn trong bài ?
GV:chốt lại kiến thức ghi nhớ bằng câu hỏi
? Thế nào là nghị luận đoạn thơ,bài thơ?
? Bài nghị luận phải đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung,hình thức?
HS:đọc ghi nhớ/sgk
V: giúp HS phân biệt sự giống và khác nhau giữa nghị luận tác phẩm truyện với tác phẩm thơ(bảng phụ) 
*Hoạt động2: Hướng dẫn luyện tập: PPVĐ
HS:đọc yêu cầu bài tập 1
HS: thảo luận bàn
GV:gợi ý:các em dựa vào kiến thức tiết 116 để nêu thêm một số luận điểm khác
VD:Về kết cấu,giọng điệu,ước mong của tác giả
GV hướng dẫn hs lập dàn ý.Yêu cầu hs về nhà viết bài
I.Tìm hiểu bài nghị luận một đoạn thơ,bài thơ:
*.Văn bản:Khát vọng hòa nhập dâng hiến cho đời
1.Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của tác giả trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
 2.. Những luận điểm:
-Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó mùa xuân nào cũng thật gợi cảm
-Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên,đất nước trong cảm xúc thiết tha,trìu mến của nhà thơ
-Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hòa nhập,dâng hiến của tác giả (được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên,đất nước ở trước)
->Để làm sáng tỏ các luận điểm,người viết đã chọn giảng,phân tích,bình các câu thơ,hình ảnh đặc sắc,giọng điệu,kết cấu
3.Bố cục văn bản:
a.Mở bài:Từ đầu-> “ trân trọng”
b.Thân bài:Tiếp-> “ mùa xuân”
c.Kết bài:còn lại
->Chặt chẽ giữa các phần,đoạn có sự liên kết tự nhiên về nội dung và hình thức
*.Ghi nhớ/sgk
II.Luyện tập:
Một số luận điểm khác của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
VD:-Cấu tứ của bài thơ chặt chẽ dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân
-Giọng điệu bài thơ linh hoạt theo trạng thái cảm xúc của tác giả
-Sự kết hợp độc đáo giữa những h/ảnh tự nhiên,giản dị từ thiên nhiên với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng,khái quát
-Bài thơ chính là lời tâm niệm của t/giả được cống hiến trọn đời cho đất nước một cách âm thầm lặng
lẽ
 4. Củng cố.
Như thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
5. Dặn dò.
 -Học bài
 -Soạn bài:Cách làm bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ
 (Yêu cầu +Đọc văn bản:Nhớ rừng,Quê hương(NV8) Sang thu(NV9)
D.Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 22/2/2011
 Ngày dạy:25/2/2011
Tiết 135, Tuần 27:
 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A.Mục tiêu cần đạt:
 1. Kĩ năng.
Biết cách viết bài nghị luận đoạn thơ,bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết 134
Rèn kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về đoạn thơ,bài thơ.
 2. Kĩ năng.
Tiế hành các bước nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Tổ chức triển khai các luận điểm
B.Chuẩn bị: GV: Đọc sgk,tài liệu
 HS: Soạn bài
C.tiến trình lên lớp:
 1.KTBC: ?Thế nào là nghị luận đoạn thơ,bài thơ? Những yêu cầu cần bảo đảm của kiểu bài này là gì?
 2.Bài mới.:PPTT
Gv dẫn dắt vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động1:Tìm hiểu đề bài nghị luận
HS:đọc 8 đề /sgk
? Các đề bài trên được cấu tạo ntn?
(Gợi ý:mấy phần?dạng đề?)
? Giữa các đề có mệnh lệnh có điểm gì giống và khác nhau?
? Từ những mệnh lệnh ấy biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm?
GV:Cho thêm một số đề khác để minh chứng cho sự phong phú,đa dạng của đề bài nghị luận
*Hoạt động2:Hướng dẫn các bước làm bài
HS:nhắc lại 4 bước làm bài nghị luận nói chung
HS:Đọc đề bài/sgk
? Em hãy xác định yêu cầu của đề bài trên?
(Vấn đề nghị luận? Mệnh lệnh và tư liệu để làm bài?)
GV:ngoài ra các em còn cần những tư liệu để so sánh đối chiếu:những bài thơ quê hương của ,Giang Nam,NĐThi,ĐTQuân,THữu
? Để làm được bài văn này,em phải nắm được những đặc điểm nào của bài thơ?
?Phần nghệ thuật ta thường dựa vào những yếu tố nào?
HS:đọc dàn bài/sgk
? Qua dàn bài ấy,em hãy khái quát nhiệm vụ chính của từng phần là gì?
GV:nhắc nhở phần viết bài và sửa chữa
* Hoạt động3:Hướng dẫn tìm hiểu,nhận xét các bước triển khai luận điểm
HS:đọc VB/sgk
? Em hãy xác định bố cục VB và nội dung chính phần MB?
? Nội dung chính phần TB là gì?
(Trình bày nhận xét về tình yêu quê hương)
? Suy nghĩ,ý kiến ấy được dẫn dắt khẳng định bằng những luận cứ nào?
? Luận cứ 1 được thể hiện qua mấy lý lẽ?
(Những suy nghĩ,ý kiến luôn gắn với sự phân tích ,bình giảng cụ thể hình ảnh,ngôn từ,giọng điệu bài thơ)
? Phần thân bài được liên kết với mở bài ntn?
? Nội dung phần kết bài là gì?
? Văn bản có sức hấp dẫn.thuyết phục là do đâu?
GV:Nhấn mạnh sự thành công của văn bản? Qua đây,em rút ra được điều gì khi nghị luận đoạn thơ,bài thơ?
GV: chốt lại kiến thức ghi nhớ
HS: đọc ghi nhớ/sgk 
*Hoạt động4:Hướng dẫn luyện tập
HS:đọc yêu cầu luyện tập
HS:đọc khổ đầu bài thơ
HS trình bày phần đã chuẩn bị Lớp theo dõi bổ sung
? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật khổ thơ?(Phép tu từ,từ ngữ ra sao?)
I.Đề bài nghị luận:
*.Đề bài/sgk:
-Cấu tạo đề:
+Đề không kèm mệnh lệnh(đề 4,7)
+Đề có mệnh lệnh(đề 1,2,3,5,6,8)
-Giống nhau:Yêu cầu nghị luận đoạn thơ,bài thơ
-Khác nhau:
+“Phân tích”nghiêng về phương pháp nghị luận
+“Suy nghĩ”Nhấn mạnh lời nhận định,đánh giá
+“Cảm nhận”Nghị luận trên cơ sở sự cảm thụ của người viết
II.Cách làm bài (Đề bài/sgk)
1.Các bước làm bài:
 a.Tìm hiểu đề,tìm ý
 *.Tìm hiểu đề:
-Vấn đề nghị luận:Tình yêu quê hương
-Mệnh lệnh:Phân tích
-Tư liệu:Bài thơ “Quê hương”của Tế Hanh
 *Tìm ý:
-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
-Đặc sắc ND:Tình cảm nhớ quê thể hiện qua tâm trạng và hình ảnh
-Đặc sắcNT:Cách miêu tả,chọn lọc hình ảnh,ngôn từ,cấu trúc,nhịp điệu
b.Lập dàn ý:/sgk
c.Viết bài:
d.Đọc lại và sửa chữa:
2.Cách tổ chức triển khai luận điểm:
 Văn bản:Quê hương trong tình thương,nỗi nhớ
a.Mở bài:Từ đầu-> “rực rỡ”:Giới thiệu chung đời thơ Tế Hanh với khởi đầu thành công xuất sắc là “Quê hương”
b.Thân bài:
Tiếp -> “Của Tế Hanh”Trình bày nhận xét về tình yêu quê hương của Tế Hanh(nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tình yêu tha thiết,trong sáng,đầy thơ mộng của mình )=> Luận điểm
 -Luận cứ 1:Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong ký ức thật sinh động
+Hình ảnh con thuyền
+Nhận xét lời thơ,từ ngữ
+Cảm nhận về cánh buồm
->Tình cảm của tác giả thiêng liêng trìu mến
 -Luận cứ 2:Cảnh ồn ào tươi vui khi đón thuyền trở về(thơ+nhận xét âm điệu thơ so với trước)
 -Luận cứ 3:Hình ảnh con người 
+Nhận xét con người 
.+Bức tượng đài người dân chài
+.Mang hượng vị quê hương
c.Kết bài:
 Phần còn lại:Khẳng định những đóng góp có giá trị tinh thần của bài thơ
->Liên kết MB,TB chặt chẽ,tự nhiên,nhờ luận điểm.luận cứ đã cụ thể hóa nhận xét khái quát ở MB và được tổng hợp ở KB(đánh giá sức hấp dẫn,ý nghĩa bài thơ)
*.VB có sức hấp dẫn,thuyết phục là do bố cục mạch lạc,lập luận chặt chẽ,dẫn chứng xác đáng,nhận xét đánh giá từ sự cảm thụ sâu sắc,tinh tế bài thơ
*.Ghi nhớ/sgk 
III.Luyện tập:
Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu”củaH.Thỉnh
LẬP DÀN Ý CHI TIẾT
1.Mở bài:-Giới thiệu bài thơ và khổ thơ đầu
 -Sự cảm nhận tinh tế của tác giả về cảnh sang thu của đất trời
2.Thân bài:
 a.Nội dung:
 Sự biến chuyển của đất trời sang thu được thể hiện qua những hình ảnh rất đặc trưng:Từ “Hương ổi”chín thơm “phả” vào làn “gió se”lạnh và “Sương chùng chình qua ngõ”nhà tác giả
->Thiên nhiên được cảm nhận bằng những gì vô hình(hương,gió)mờ ảo(sương chùng chình) nhỏ hẹp,gần(ngõ)
-Nhà thơ cảm nhận sự chuyển mùa bằng những giác quan cụ thể,tinh tế:khướu giác(hương ổi) thị giác (sương) xúc giác (gió se)
->Cảm xúc có sự ngỡ ngàng,bất ngờ,đột ngột nên mơ hồ chưa khẳng định(hình như)
 b.Nghệ thuật Đặc sắc trong hình ảnh,ngôn từ
-Phép tu từ nhân hóa : hồn người sang thu cũng lưu luyến,bịn rịn mùa hạ
-Từ độc đáo “phả”,từ láy gợi hình,gợi cảm “chùng chình”
3.Kết bài: Khẳng định giá trị khổ thơ (.Tâm hồn thi sĩ cũng biến chuyển nhẹ nhàng theo phút giao mùa của đất trời,thiên nhiên)
 3. Củng cố
 - Nêu đặc điểm, yêu cầu đối vớicách làm bài văn nghị luân về một bài thơ, khổ thơ.Viết phần thân bài (luyện tập)
 4. Dặn dò
-Soạn bài:Mây và Sóng
 (Đọc VB+Trả lời câu hỏi+Sưu tầm những bài thơ về tình mẫu tử)
 D.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27 (2).doc