Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 - Tiết 134+135: Viết bài tập làm văn số 7

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 - Tiết 134+135: Viết bài tập làm văn số 7

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 - Ôn tập tổng hợp về lý thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận .

 - Tích hợp với các kiến thức về văn tiếng Việt đã học.

 - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận nói chung, nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nói riêng.

 - Giáo dục HS tính tự lập ,độc lập sáng tạo khi làm bài.

B.CHUẨN BỊ :

 *Thầy : Ra đề và đáp án nộp cho ban giám hiệu kiểm tra

 *Trò : Nắm chắc phương pháp làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS

2.Kiểm tra bài cũ : Không

 3.Bài mới :

I. Đề bài

Đề bài: Em hãy Phân tích bài thơ : “ Mùa xuân nho nhỏ “ của Thanh Hải.

II. Gợi ý chấm:

 I.Mở bài: (1,5đ)

 -Giới thiệu sơ lược về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

 - Nêu giá trị khái quát của bài thơ.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 - Tiết 134+135: Viết bài tập làm văn số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 - Tiết 134+135
Soạn ngày : 22/3/ 06
Dạy ngày : 25/3 /06	 Viết bài Tập làm văn số 7
A.Mục tiêu cần đạT :
 - Ôn tập tổng hợp về lý thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận .
 - Tích hợp với các kiến thức về văn tiếng Việt đã học.
 - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận nói chung, nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nói riêng.
 - Giáo dục HS tính tự lập ,độc lập sáng tạo khi làm bài.
B.Chuẩn bị :
 *Thầy : Ra đề và đáp án nộp cho ban giám hiệu kiểm tra
 *Trò : Nắm chắc phương pháp làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ : Không
	3.Bài mới :
I. Đề bài 
Đề bài: Em hãy Phân tích bài thơ : “ Mùa xuân nho nhỏ “ của Thanh Hải. 
II. Gợi ý chấm:
 I.Mở bài: (1,5đ)
 -Giới thiệu sơ lược về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
 - Nêu giá trị khái quát của bài thơ.
 II.Thân bài ( 7đ)
1. Mùa xuân của đất trời . (2đ)
- Một bông hoa, một tiếng chim hót: “Mọc giữa.........biếc “->Chi tiết chọn lọc, màu sắc hài hoà, cảnh đẹp, sống động.
- Thái độ của nhà thơ: “Hót chi mà vang trời “ yêu tha thiết.
- “ Từng giọt....tôi hứng “: Trân trọng, say sưa, ngây ngất. 
2. Mùa xuân của đất nước (2 đ).
 a. Con người:
-Nhà thơ chọn hai hình ảnh: Người lính và người nông dân->Tượng trưng cho những người bảo về Tổ quốc, xây dựng đất nước.
- Lộc mùa xuân của họ: Lá nguỵ trang, nương mạ (mở rộng từ lộc->sức trẻ của mùa xuân).
- Điệp ngữ : “Tất cả “-> Hối hả, khẩn trương.
 b. Đất nước:
-Vất vả và gian lao.
- “Vì sao...phía trước “ -> So sánh->Niềm tin về thế vững vàng và đi lên của đất nước.
3. Mùa xuân của ước nguyện: (4đ)
- “Ta làm...nho nhỏ “-> Điệp ngữ ->Ước nguyện chân thành, khiêm nhường, tha thiết muốn góp vào mùa xuân chung (một cành hoa, một tiếng chim, một nốt trầm, một mùa xuân).
- Dù là ....tóc bạc ->Điệp ngữ -> Cống hiến cả đời cho mùa xuân chung.
- Mùa xuân ta xin hát....đất Huế ->Lạc quan, yêu đời, yêu quê hương đất nước.
 III.Kết bài: (1,5 đ)
- Đánh giá chung về bài thơ.
-ý nghĩa của bài thơ với thế hệ chúng ta hôm nay.
4. Củng cố: - GV nhắc HS xem lại bài lần cuối chuẩn bị nộp bài .
- GV thu bài 
5.Dặn dò : 
 - Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung ciư bản của từng phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Soạn bài Luyện nói về một đoạn thơ bài thơ nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
D.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_27_tiet_134135_viet_bai_tap_lam_v.doc