Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 28 năm học 2013

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 28 năm học 2013

TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.

- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.

2. Kĩ năng

- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.

- Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.

II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra 15 phút phần văn bản

* BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 28 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 	Ngày soạn: 23/ 03/ 2013
Tiết 131, 132	Ngày dạy: 25/ 03/ 2013
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
- Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra 15 phút phần văn bản
* BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA
LỚP
SĨ SỐ
CÁC THANG ĐIỂM BÀI KIỂM TRA
KÉM
YẾU
T. BÌNH
KHÁ
GIỎI
9A
39
9B
38
T.CỘNG
77
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
- HS đọc khái niệm văn bản nhật dụng
- HS trao đổi, thảo luận.
? Từ KN này ta cần lưu ý những điểm nổi bật nào?
? Cho biết các văn bản nhật dụng đã được học thuộc những đề tài nào.
HS: Thảo luận trình bày
? Văn bản nhật dụng trong chương trình có chức năng gì?
? Trong khái niệm văn bản nhật dụng có đề cập tới tính cập nhật, em hiểu tính cập nhật ở đây như thế nào?
? VB nhật dụng có tính cập nhật như trên , vậy việc học VB nhật dụng có ý nghĩa gì?
? Hãy cho biết việc học các văn bản
nhật dụng có nên tách khỏi các tác phẩm văn học khác trong môn Ngữ văn hay không. Vì sao? 
 HS thảo luận, phát biểu, 
Giáo viên chốt lại.
Như vậy : việc học VB nhật dụng sẽ
 tạo điều kiện tích cực để thể hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội, thâm nhập thực tế cuộc sống.
Lưu ý:
Những văn bản nhật dụng trong chương
 trình là một bộ phận của môn Ngữ văn, VB được chọn lọc phải có giá trị văn chương ( không phải là yêu cầu cao nhất song đó vẫn là một yêu cầu quan trọng) đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng của môn Ngữ văn.
? Nhắc lại các văn bản nhật dụng em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS?
GV hướng dẫn học sinh lập thành bảng hệ thống Gọi HS lần lượt lên bảng ghi tên tác phẩm và nội dung (chủ đề ) của từng VB.
Cho học sinh quan sát một số tranh minh họa.
Hết tiết 131-Tiết 132
GV hướng dẫn học sinh hệ thống lại hình thức của văn bản nhật dung.( Tiết 1 đến nội dung)
I. Khái niệm văn bản nhật dụng:
1. Khái niệm:
- Không phải là khái niệm thể loại.
- Không chỉ kiểu văn bản
- Chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tínhcập nhật của ND văn bản.
2. Đề tài:
- Đề tài rất phong phú: thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội ...
3. Chức năng:Đề cập, bàn luận, thuyết minh , tường thuật, miêu tả, đánh giá... những vấn đề, những hiện tượng.... gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng.
4. Tính cập nhật:
 Là gắn với cuộc sống bức thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội.
II. Hệ thống nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng
T.T
Tên văn bản, thể loại
Nội dung
Phương thức biểu đạt
1
 Cầu Long Biên-chứng nhân lịch 
sử.
(Bút kí mang nhiều yếu tố hồi ký)
- Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử
 Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả
2
 Động Phong Nha 
(Bút kí)
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh
 Thuyết minh kết hợp miêu tả, biểu cảm
3
 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
(Viết thư)
- Quan hệ giữa thiên
nhiên và con người
-Bảo vệ môi trường sống
 Nghị luận kết hợp với biểu cảm, thuyết minh
4
Cổng trường mở ra
(Tùy bút)
- Giáo dục, gia đình,
 nhà trường và trẻ em.
 - Vai trò của giáo dục đối với mỗi người
 Biểu cảm kết hợp với tự sự
5
 Mẹ tôi
(Tùy bút)
- Người mẹ và nhà trường
- Phương pháp GD
-Vai trò của người mẹ trong gia đình
 Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả.
6
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Truyện ngắn)
- Quyền trẻ em.
- Vai trò của gia đình đối với trẻ em
 Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
7
 Ca Huế trên Sông Hương
(Bút ký)
- Văn hoá dân gian
Bảo vệ văn hoá dân gian
(di sản VH phi vật thể)
 Thuyết minh kết hợp với miêu tả, biểu cảm
8
Thông tin về Ngày Đất..
(Thông báo)
- Bảo vệ môi trường
-Tác hại của việc sửdụng 
bao bì ni-lông đối với môi trường.
 Nghị luận kết hợp với hành chính
9
Ôn dịch, thuốc lá
(Xã luận)
- Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá
-Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế xã
 hội.
 Thuyết minh kết hợp với nghị luận, biểu cảm
10
Bài toán dân số
(Nghị luận)
- Dân số và tương lai loài người
- Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển của xã hội.
 Nghị luận kết hợp với tự sự, thuyết minh.
11
 Tuyên bố thế giới
... 
( Tuyên bố)
- Quyền sống con người (Quyền trẻ em).
-Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em của cộng đồng quốc tế 
 Nghị luận kết hợp với thuyết minh
12
 Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình
(Xã luận)
-Nguy cơ chiến tranh hạt nhân 
-Trách nhiệm chống chiến tranh bảo vệ hòa bình thế giới
 Nghị luận kết hợp với biểu cảm
13
- Phong cách Hồ Chí Minh
 (Nghị luận)
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh
-Vấn đề:Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
 Nghị luận kết hợp với biểu cảm.
? Em có thể rút ra nhận xét gì về hình thức biểu đạt của VBND?
? Hãy lấy VD để chứng minh rằng sự kết hợp giữa các thể loại một cách cụ thể trong các VB ND đã học?
?Em đã chuẩn bị bài và học các bài VBND như thế nào?
? Qua mỗi lớp, cách chuẩn bị bài và học bài có gì thay đổi? Lí do của sự thay đổi đó?
Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp học văn bản nhật dụng.
GV hướng dẫn học sinh thảo luận đề tài rác trong nhà trường:
1.Em có xả rác nơi trường, lớp và ở nơi công cộng không?
3.Thái độ của em khi thấy người khác xả rác bừa bãi ở trường, lớp, nơi công cộng ?
4.Theo em cách khả quan nhất để giữ sạch trường, lớp, nơi công cộng?
? Em hãy nêu một số giải pháp về việc sử lí rác thải?
(Hãy phân loại rác vì rác là tài nguyên...
Mỗi tỉnh, thành, địa phương, phải có nhà máy xử lí rác thải .
 Xử phạt nặng những hành vi bỏ rác không đúng quy định.
 Lao động công ích: Lượm rác.
 Có thùng rác, bỏ rác đúng nơi qui định.)
 V¨n b¶n nhËt dông cã thÓ sö dông tÊt c¶ mäi kiÓu thÓ lo¹i, kiÓu lo¹i v¨n b¶n. 
III. Phương pháp học văn bản nhật dụng
1. Đọc kỹ các chú thích về sự kiện hiện
tượng hay vấn đề.
2.Tạo thói quen liên hệ thực tế bản
 thân, thực tế cộng đồng.
3.Có ý kiến quan niệm riêng, có thể đề
 xuất giải pháp.
4.Vận dụng kiến thức của các môn học
 khácđể học hiểu văn bản hoặc ngược lại.
5.Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân
 tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.
6.Kết hợp xem tranh ảnh, nghe và xem
 các chương trình thời sự, khoa học truyền thông trên TV, đài và các sách báo hàng ngày..
*Ghi nhớ(sgk)
VI. Luyện tập:
4. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài học
- Học bài cũ và sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung ôn tập
- Soạn: Chương trình địa phương.
..............................................................................
TUẦN 28 	Ngày soạn: 25/ 03/ 2013
Tiết 133 	Ngày dạy: 27/ 03/ 2013
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (TIẾNG VIỆT)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. KiÕn thøc
- Mở rộng vốn từ ngữ địa phương. 
- Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương.
 2. Kĩ năng
- Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, 
- Biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra 15 phút Tiếng Việt
* BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA
LỚP
SĨ SỐ
CÁC THANG ĐIỂM BÀI KIỂM TRA
KÉM
YẾU
T. BÌNH
KHÁ
GIỎI
9A
39
9B
38
T.CỘNG
77
3. Bài mới: Nước ta có ba vùng ngôn ngữ lớn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Với từng vùng ngônngữ này có những lớp từ ngữ đặc thù. Giờ học này, chúng ta cùng nhận biết từ ngữ địa phương qua một số bài tập cụ thể. Bên cạnh đó cần xác định thái độ đúng trong việc sử dụng từ ngữ địa phương.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
GV: Hướng dẫn học sinh nhận biết từ ngữ địa phương, và chuyển các từ đó thành những từ ngữ toàn dân tương ứng .
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.abc. 
- Chia nhóm cho học sinh làm bài, thảo luận (5Phút ) 
*GV: Gọi HS các nhóm lên bảng điền vào bảng .
. *GV cho đọc và nêu yêu cầu bài tập 2: 
2. Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.
a) 	Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên.
 	– Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! – Nó cũng nói trổng.
b) 	– Con kêu rồi mà người ta không nghe.
* GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3.
I. Nhận biết các từ ngữ địa phương
* Tìm từ ngữ địa phương trong các đọan trích và chuyển những từ ngữ đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
Bài tập 1
a. b
Từ địa phương
Từ toàn dân
Từ địa phương
Từ toàn dân
Thẹo
Sẹo 
má
Mẹ 
Lặp bặp 
Lắp bắp
Kêu 
 Gọi 
Ba 
Bố . cha
Đâm
 Trở thành 
Đũa bếp 
 Đữa cả 
 c.	
Từ địa phương
Từ toàn dân
Từ địa phương
Từ toàn dân
Lui cui
Lúi cúi 
 Nói trổng 
Nói trống không 
Nhằm 
Cho là 
Vô 
 Vào 
* Vận dụng kiến thức về từ địa phương để hiểu nghĩa của các từ trong câu đó về từ ngữ có sử dụng phương ngữ.
Bài 2:
a.Kêu từ toàn dân (có thể thay bằng nói to ) 
b.Kêu : Từ địa phương, từ toàn dân: (gọi tương tương)
Bài 3:
- Trái : quả
- Chi : gọi
- Kêu : gọi 
- Trống hổng trống hảng: trống rỗng trống rễnh
II. Sử dụng từ địa phương
* Phân tích tác dụng của từ ngữ địa phương trong một văn bản đã học
 Bài 5:
a. Không nên cho bé Thu trong truyện " Chiếc lược ngà" dùng từ toàn dân vì bé Thu còn nhỏ, chưa dịp giao tiếp với bên ngoài nên em chỉ có thể dùng từ địa phương mình .
b. Trong lời kể của tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương để nêu sắc thái địa phương nơi sự việc diễn ra. Tuy nhiên tác giả không dùng qúa nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc .
Bài 6: 
 -Từ địa phương dùng để xưng hô .
Vùng
Từ địa phương
Từ toàn dân
-Nghệ Tĩnh 
-Thừa Thiên–Huế
-Nam trung bộ 
- Nam bộ 
-Bắc Ninh ,Bắc Giang .
-Phú Thọ 
-Mi, choa, nghỉ 
- eng, ả, mụ
-tau,mày,bọ 
-má,tui ,ba,ổng 
- u, bầm bủ , 
-Bá
-Mày, tôi, 
hắn 
-anh,chị ,bà 
-tao.mầy,tôi
(xưng người 
đàn ông lớn 
tuổi ) 
-tôi,ổng,bả..
-mẹ, 
-Bác .
4. Củng cố,dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài học
- Đọc lại các tác phẩm truyện, thơ đã học
- Chuẩn bị giờ sau viết bài tập làm văn số 7.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 
TUẦN 28 	Ngày soạn: 26/ 03/ 2013
Tiết 134, 135 	Ngày dạy: 28/ 03/ 2013
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
 Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá HS về cách làm bài nghị luận văn học.
2. Kĩ năng: Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó.Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, )
II. CHUẨN BỊ: 
* Thầy: Đề kiểm tra + đáp án chấm bài.
* Trò: Ôn luyện kỹ cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ + giấy, bút
III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Viết bài
a. GV ghi đề lên bảng
Đề bài: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa-pa” của Nguyễn Thành Long.
* Yêu cầu chung.
-Thể loại: Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện.
-Vấn đề nghị luận: nét đặc sắc của nhân vật .
* Đáp án chấm.
1. Mở bài: (2 điểm) 
- Nguyễn Thành Long viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí
- Truyện ngắn “Lặng lẽ sa-pa” là kết quả chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của Nguyễn Thành Long.
- Truyện ngắn “Lặng lẽ sa-pa” khắc họa thành công hình ảnh của người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con gười lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
2. Thân bài: (6 điểm) Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong truyện với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghixveef cuộc sống, về ý nghĩa của công việc rất đáng trân trọng
- Yêu đời, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc
- Có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người
- Có đời sống tinh thần phong phú: say mê đọc sách, xem đọc sách là một niềm vui, là một người bạn
- Một con người thành thực, mến khách, luôn quan tâm tới người khác
- Một con người khiêm tốn, hi sinh thầm lặng 
3. Kết bài: (1 điểm) Với cốt truyện nhẹ nhàng, chi tiết chân thực tinh tế, đối thoại sinh động, tình huống truyện bất ngờ thú vị, tác giả đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của đất nước
4. Hình thức: (1 điểm) Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục mạch lạc, rõ ràng.
b. HS làm bài, GV bao quát lớp
c. Hết giờ GV thu bài
d. GV nhận xét, đánh giá thái độ làm bài của HS
4. Củng cố, dặn dò: Soạn HDĐT Bến quê

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TUAN 28 MOI.doc