Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 3 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 3 năm 2010

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỀ VÀ PHÁT TRIỂN TRẺ EM

AMục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

-Thấy được phần nào thực trạng trẻ em trên thế giới hiện nay,tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em

+Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề chăm sóc,bảo vệ trẻ em

+Thấy được NT của VBND(nghị luận CT-XH)mạch lạc rõ ràng ,liên kết chặt chẽ,luận chứng đầy đủ và toàn diện

+Rèn kỹ năng đọc,tìm hiểu,phân tích VBND (nghị luận CT-XH)

+Cảm nhận được sự quan tâm và ý thức được sống trong sự chăm sóc,bảo vệ của cộng đồng

 B.Chuẩn bị:

GV: + Tranh ảnh của các nhà lãnh tụ quan tâm đến thiếu nhi(HCM,Nông Đức Mạnh)

 + Tranh ảnh tình trạng trẻ em đói nghèo ở châu Phi

 HS : + Đọc VB + soạn câu hỏi tìm hiểu.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 28 /8 /2010	 TUẦN 3:: 	 Ngày dạy: 30/8/2010
Tiết11,12: 
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỀ VÀ PHÁT TRIỂN TRẺ EM
AMục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
-Thấy được phần nào thực trạng trẻ em trên thế giới hiện nay,tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em
+Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề chăm sóc,bảo vệ trẻ em
+Thấy được NT của VBND(nghị luận CT-XH)mạch lạc rõ ràng ,liên kết chặt chẽ,luận chứng đầy đủ và toàn diện
+Rèn kỹ năng đọc,tìm hiểu,phân tích VBND (nghị luận CT-XH)
+Cảm nhận được sự quan tâm và ý thức được sống trong sự chăm sóc,bảo vệ của cộng đồng
 B.Chuẩn bị:
GV: + Tranh ảnh của các nhà lãnh tụ quan tâm đến thiếu nhi(HCM,Nông Đức Mạnh) 
 + Tranh ảnh tình trạng trẻ em đói nghèo ở châu Phi
 HS : + Đọc VB + soạn câu hỏi tìm hiểu. 
 C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ? Qua VB : “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”, em biết gì về chiến tranh hạt nhân?
 ? Tại sao nói : Chạy đua CTHN là đi ngược lại lí trí loài người và tự nhiên?
 ?Chúng ta phải làm gì để chống và ngăn chặn nguy cơ đó?
 3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Tìm hiểu xuất xứ bản tuyên bố
? Em hiểu gì về xuất xứ VB?
HS trả lời
GV: Gợi lại một số điểm chính của bối cảnh TG mấy chục năm cuối TKXX liên quan đến vấn đề chăm sóc,bảo vệ trẻ em
GV: Giới thiệu thêm về VB
*Hoạt động 2:Đọc, tìm hiểu chú thích,bố cục
GV: H/dẫn đọc:Mạch lạc,rõ ràng,khúc chiết từng mục
(mỗi HS đọc một mục)GV: Có thể giải thích thêm một số từ(lồng vào tìm hiểu VB)
GV đọc mẫu, hs đọc, gv nhận xét , sửa cách đọc
Gv lưu ý mmột số chú thích quan trọng
? Theo em ,VB này thuộc thể loại gì?
? Bố cục VB được chia làm mấy phần?ý chính mỗi phần?
(3phần tương ứng 3 đề muc:
1.Sự thách thức:Những thực tế,những con số về thực trạng trẻ em bất hạnh trên TG
2.Ccơ hội:Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng độngquốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc,bảo vệ,phát riển trẻ em
3.Nhiệm vụ:Xác định nhiệm vụ cụ thể của mỗi quốc gia và cộng đồng q uốc tế cần làm về sự sống còn và phát triển trẻ em)
? Ngoài 3 phần gắn với 3 tiêu đề thì mục 1,2 ở phần đầu VB có nội dung là gì?
(Phần mở đầu:Nhận thức của quốc tế về trẻ em và quyền sống của trẻ em trên TG này)
*Hoạt động 3: Tìm hiểu mục 1
GV: Giới thiệu sơ qua mục 1,2 về nhận thức của cộng đồng TG đối với trẻ em. Có thể gọi phần này là lý do của lời tuyên bố. Vì:
-Mục 1:Làm nhiệm vụ mở đầu,nêu vấn đề,giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới tại sao lại phải cần họp và bàn về vấn đề này này thì mục 2 lại khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ, khẳng định quyền được sống,được phát triển trong hoà bình, hạnh phúc =>2 phần này làm nhiệm vụ nêu vấn đề gọn,rõ,cót ính chất khẳng định)
? Em hãy tìm giới hạn của phần “Sự thách thức’?
? Hãy nêu vai trò của từng mục trong nội dung chính của sự thách thức?
( Mục3:có vai trò chuyển đoạn,chuyển ý,giơí hạn vấn đề
 Mục4,5,6:Nêu những vấn đề,hiện tượng về thực trạng trẻ em trên thế giới
 Mục 7:Kết luận cho sự thách thức,nhận trách nhiệm phải đáp ứng những thách thức trên thuộc những nhà lãnh đạo chính trị các nước)
? Hãy dựa vào mục4,5,6,em hãy nêu những thực trạng của trẻ em trên TG hiện nay?
? Việc nhắc đi nhắc lại cụm từ “ Hằng ngày, mỗi ngày” khi bắt đầu mỗi mục 4,5,6 có ý nghĩa gì?
?Theo em, ngoài những thách thức trên, trẻ em đang còn là nạn nnhân của những vấn đề-hiện tượng gì nưa?
 ( Nạn buôn bán trẻ em, lạm dụng tình dục, thiên tai, mắc HIV, sớm phạm tội, thiếu mái ấm gia đình.)
? Từ thực trạng trên, theo em nỗi bất hạnh nào là lớn nhất đối với trẻ em? Vì sao?
 ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn này?
(Lập luận theo tính chất tổng-phân-hợp(3-4,5,6-7)kết hợp lý lẽ với dẫn chứng(minh họa bằng những con số tiêu biểu,giải thích thực trạngbằng nguyên nhân được liệt kê dồn dâp gây tác động truyền cảm)
GV: Chuyển ý:Và để vượt qua những thử thách này,HNCCTG đã đưa ra nhữngđiều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc,bảo vệ,phát triển trẻ em. Ta sang:
TIẾT2
*.Hoạt động 4:Tìm hiểu phần mục 2 
HS đọc phần 2/sgk
? Em hãy khái quát lại nội dung chính phần Cơ hội?
? Dựa vào vbản, em hãy tóm tắt những điều kiện thận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em?
HS giải nghĩa: “Công ước” “Giải trừ quân bị”/sgk
? Theo em cách lập luận phần này có gì khác phần 1?
(Giải thích + chứng minh: Lấy sự việc chứng minh (công ước) để kđịnh ý nghĩa của sự liên kết các nước được giải thích, giải thích bằng thực tại (đã có) kết hợp với giả thiết, dự báo(có thể). Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế (là thực tại) tài nguyên to lớn phục vụ cho mục đích phi Quân Sự (là dự báo))
? Với những điều kiện thuận lợi đó, em có nhận thức ntn về sự sống còn và phát triển của trẻ em?
Ÿ HS thảo luận nhóm: Vậy Đảng và Nhà Nước ta quan tâm, chăm sóc trẻ em ntn?
-> Đại diện nhóm trả lời -> GV nhận xét, bổ sung thêm.
(- Giáo dục: Hệ thống các trường mầm non, phổ cập GDTHọc trong cả nước, trường cho trẻ em khuyết tật(câm, điếc), lớp học tình thương.
 - Y tế: Bệnh viện Nhi đồng, chiến dịch tiêm phòng cho trẻ em
 - Điều kiện vui chơi: Công viên, cung thiếu nhi, nhà văn hóa, NXB thiếu nhi, trại hè, các ngày lễ:quốc tế 1/6, trung thu
=> Trẻ em nước ta được chăm sóc và tôn trọng)
GV: Chuyển ý sang phần 3
*.Hoạt động 5:Tìm hiểu phần nhiệm vụ
HS đọc phần nhiệm vụ
GV: Phần nhiệm vụ này được xác định trên cơ sở thực trạng, thực tế c/sống của trẻ em trên TG hiện nay và các cơ hội đã trình bày ở phần 2, có 2 phần nội dung:
- Nhiệm vụ cụ thể(10-15)
- Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ đó(16, 17)
? Em hãy sắp xếp các mục vào 2 phần trên?
? Phần nêu nhiệm vụ đề cập đến mấy nội dung chính?
GV: Lấy ví dụ minh họa, giải thích thêm cho từng nội dung
.? Phần nêu biện pháp cụ thể có những điểm nào cần lưu ý?
? Vì sao phải bảo đảm đều đặn tăng trưởng kinh tế?
? Em có nhận xét gì về tính chất của các nhiệm vụ trên? ý và lời diễn đạt ntn?
GV giảng thêm
? Trẻ em VN được hưởng những quyền lợi gì từ sự nỗ lực của Đảng, nhà nước?
*.Hoạt động 6:Hướng dẫn tổng kết
? Bản tuyên bố là một mẫu mực về nghệ thuật lập luận ,em hãy chỉ rõ sự thành công về mặt NT của VB?(gợi ý:bố cục,luận cứ..)
? Qua bản tuyên bố, em có nhận thức ntn về sự sống còn,bảo vệ,phát triển trẻ em cuả cộng đồng TG?
(Có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng TG. Là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước,của toàn nhân loại
-Qua những chủ trương,chính sách, những hành động cụ thể của việc chăm sóc,phát triển trẻ em mà ta nhận ra được trình độ văn minh của XH(Tiến bộ hay lạc hậu,nhân đạo hay không )
-Được cộng đồng quốc tế giành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương,nhiệm vụ cụ thể, toàn diện)
GV: Những nội dung này được chốt lại ở phần ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ /sgk
? Để xứng đáng với sự quan tâm của Đảng, nhà nước và các tổ chức XH, các em nhận thấy mình phải làm gì?
I.Xuất xứ văn bản:
Trích: Tuyên bố hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em(30/9/1990)tại Niu-oóc
II.Đọc ,tìm hiểu chú thích
 1. đọc
 2. Chú thích
-VBND(nghị luận CT-XH)
III.Tìm hiểu văn bản:
1.Sự thách thức:
Trẻ em đang là:
-Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực,chủ nghĩa khủng bố,phân biệt chủng tộc,xâm lược
-Thảm họa của đói nghèo,vô gia cư, ô nhiễm môi trường,khủng hoảng kinh tế,mù chữ
-Nạn nhân của suy dinh dưỡng, bệnh tật(chết 40.000cháu/ngày)
->Lập luận theo tính chất tổng phân hợp với những con số tiêu biểu,phép liệt kê ngắn gọn nhưng đầy đủ,cụ the về những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống trẻ em
2.Cơ hội:
-Sự liên kết giữa các quốc giacó đủ phương tiện, kiến thức bảo vệ sinh mạng trẻ em
- Đã có công ước về quyền trẻ em 
- Sự hợp tác quốc ế ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực 
- Phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên lớn chuyển sang phục vụ các mục tiêu phúc lợi XH
->Lập luận kết hợp giữa thực tại và giả thiết.
=> Những cơ hội có khả năng đảm bảo cho quyền trẻ em được thực hiện
3.Nhiệm vụ:
- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng
- Quan tâm hơn nữa đối với trẻ em tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt
- Đảm bảo sự bình đẳng trẻ em
- Xóa mù chữ.
- Củng cố gia đình và vấn đề dân số
- Tham gia sinh hoạt VHXH
* Biện pháp:
Các nước: - Đảm bảo đều đặn tăng trưởng KT
- Có sự nổ lực ltục và phối hợp trong hđộng vì trẻ em
->Tính cụ thể, toàn diện, lời văn mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát.
-> Sự quan tâm toàn diện đối với trẻ em
IV.Tổng kết:
-Nghệthuật:Bố cục mạch lạc,rõ ràng,liên kết chặt chẽ,luận chứng đầy đủ,cụ thể,toàn diện có sức thuyết phục cao
-Nội dung: Ghi nhớ /sgk
 4. Củng cố 
-HS nêu thực trạng trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em
-Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề chăm sóc,bảo vệ trẻ em.
 5. Dặn dò
 -Học bài
 -Làm câu luyện tập: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sự quan tâm,chăm sóc của Đảng,nhà nước,tổ chức XH đối với trẻ em địa phương
 -Soạn bài :Các phương châm hội thoại (tt)
D. Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn:29/8/2010 
Tuần3 Ngày dạy:1/9/2010 
Tiết 13:
Các phương châm hội thoại (TT)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS:
 - Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
 -Hiểu được những PCHT không phải là qui định bắt buộc trong mọi tình huống g/tiếp,vì nhiều lý do khác nhau,các PCHT đôi khi không được tuân thủ
 -Rèn luyện kỹ năng vận dụng có hiệu quả các PCHT vào thực tế giao tiếp XH
B Chuẩn bị: 
 GV: Bảng phụ (ghi VD+BTTN) 
 HS: Soạn bài 
 C.Tiến trình lên lớp:
 1. ỔN định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ: 
? Kể tên và trình bày yêu cầu cụ thể của những PCHT đã học?
 3.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Tìm hiểu PCHT với tình huống giao tiếp:
 GV Gọi một em kể lại câu chuyện: “Chào hỏi”/ Sgk
? Qua câu chuỵện, em thấy nhân vật chàng rể đã vi phạm PCHT nào?
( PC lịch sự: Người nói không nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp nên đã gây phiền hà cho người khác)
? Em hãy tìm một số tình huống mà kiểu thăm hỏi như trên được coi là lịch sự, quan tâm người khác?
?Từ các tình huống trên, em có thể rút ra bài học gì về giao tiếp? Vì sao?
( Cũng một phát ngôn nhưng có thể là phù hợp trong hoàn cảnh này mà không phù hợp trong hoàn cảnh khác)
->HS đọc ghi nhớ/ Sgk
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ PCHT
? Nhắc lại những PCHT đã học?
? Vận dụng sự hiểu biết của em về các PCHT đã học để đánh giá tình huống nào không tuân thủ PCHT ?
 GV treo bảng phụ có ghi các tình huống:
Lợn cưới áo mơi
Quả bí khổng lồ
Ông nói gà bà nói vịt
Dây cà ra dây muống
Người ăn xin
Gọi h/s đọc câu hỏi 2,3,4 ( Sgk/ 37). Yêu cầu h/s thảo luận nhóm (mỗi bàn một nhóm)
 H/s trình bày, GV chốt ý đúng:
 Câu 2: Câu trả lời của Ba không đáp ứng thông tin An muốn biết-. Ba vi phạm PC về lượng -> Vì ba muốn đảm bảo PC về chất( Không biết chính xác năm nào thì phải trả lời chung chung như thế)
 Câu 3: Trong trường hợp này, có thể PC về chất không được tuân thủ-> Vì đây là việc làm nhân đạo, an ủi , động viên bệnh nhân
 Câu 4: Người nói không tuân thủ PC về lượng ( Nếu xét theo nghĩa hiển ngôn)
 Người nói đã tuân thủ PC về lượng ( Nếu xét vè nghĩa hàm ngôn : Tiền bạc chỉ là phương tiện sống chứ không phải mục đích sống, trong c/s còn bao điều khác phải quan tâm, đề cao hơn như tình cảm gđ, đồng nghiệp, lứa đôi => Nói như vậy để thu hút sự chú ý của người nghe)
? Như vậy, qua tìm hiểu các Vd , em thấy nguyên nhân nào dấn đến việc không tuân thủ PCHT?
? Em hãy cho Vd về những trường hợp không tuân thủ PCHT vì những nguyên nhân trên? ( HS thảo luận)
 GV chốt lại kiến thức, gọi hs đọc lại ghi nhớ
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
 Hs đọc nội dung bài tập 1
? Câu trả lời của ông bố không được tuân thủ PCHT nào? Vì sao em biết?
 Hs đọc BT 2
? Thái độ và lời nói của các nhân vật không tuân thủ PCHT nào?
? Việc không tuân thủ PCHT ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
I.Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
 * Ví dụ: SGK
-> Cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp như:
 - Nói với ai?
 - Khi nào?
 - Ở đâu?
 -Nhằm mục đích gì?
* Ghi nhớ 1 ( Sgk)
 II, Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Câu 2: Câu trả lời của Ba không đáp ứng thông tin An muốn biết-. Ba vi phạm PC về lượng -> Vì ba muốn đảm bảo PC về chất( Không biết chính xác năm nào thì phải trả lời chung chung như thế)
Câu 3: Trong trường hợp này, có thể PC về chất không được tuân thủ-> Vì đây là việc làm nhân đạo, an ủi , động viên bệnh nhân
 Câu 4: Người nói không tuân thủ PC về lượng ( Nếu xét theo nghĩa hiển ngôn)
 Người nói đã tuân thủ PC về lượng ( Nếu xét về nghĩa hàm ngôn : Tiền bạc chỉ là phương tiện sống chứ không phải mục đích sống=> Nói như vậy để thu hút sự chú ý của người nghe)
*.Ghi nhớ/SGK
III. Luyện tập:
 Bài tập 1:
 Câu trả lời của ông bố không tuân thủ Pc cách thức. Vì cậu bé 5 tuổi chưa nhận biết được truyện ngắn Nam Cao để tìmđược quả bóng
 Bài tập 2: 
 -Không tuân thủ PC lịc sự
-Việc không tuân thủ PC ấy là không đúng. Vì khách đến nhà ai cũng phải chào chủ nhà, nói chuyện. Còn ở đây, thái độ và lời nói của các vị khách rất hồ đồ, chẳng có căn cứ
 4. Củng cố 
GV nhắc lại quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
 -HS nêu những PCHT không qui định, bắt buộc trong tình huống g/tiếp.
 5. Dặn dò 
 -Làm BT thêm:Tìm các trường hợp không tuân thủ PCHT mà em gặp trong cuộc sống hàng ngày
 -Xem lại lý thuyết VBTM các dàn ý đã lập, chuẩn bị viết bài viết số1
D Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 30/8/2010 
 Tuần 3 Ngày day:1/9/2010
Tiết 14,15
Bài viết số 1-văn thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: - Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp NT và yếu tố miêu tả một cách có hiệu quả
 -Rèn kỹ năng thu thập,chọn lọc tài liệu,viết VB hoàn chỉnh
 -Giáo dục ý thức nghiêm túc,sáng tạo,tự lực khi làm bài 
B Chuẩn bị: GV: Đề bài,đáp án (biểu chấm) 
 HS: Xem lại lý thuyết,giấy kiểm tra 
 C.Tiến trình lên lớp:
1.GV: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy của HS
2.Viết bài:
*.Hoạt động 1; GV đọc và ghi đề bài lên bảng:
*.Hoạt động 2; GV nhắc lại yêu cầu của đề bài và bài làm
 -Thể loại:Văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp NT phù hợp
 -Nội dung: Cung cấp những tri thức khách quan,chính xác, đầy đủ về một loài cây(hoa)mà em thích
*.Hoạt động3; HS làm bài, GV quan sát,nhắc nhở
*.Hoạt động 4; GV- Thu bài
Đề bài : Em hãy thuyết minh một loài cây(hoa)mà em thích nhất.
 ( Bài viết có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
ĐÁP ÁN
 I.Yêu cầu chung: 
 1.Nội dung: Loài cây (hoa) mà em thích.
 2.Thể loại:Văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp NT
 3.Hình thức: +Độ dài của bài từ: 1200->1500 chữ
 +Bố cục mạch lạc,rõ ràng
 +Không sai lỗi chính tả,ngữ pháp,diễn đạt trôi chảy,thuyết phục
 II.Yêu cầu cụ thể:
 1.Mở bài:Giới thiệu chung về loài cây(hoa)mà em thích
 2.Thân bài:Giới thiệu chi tiết có kết hợp yếu tố m/tả ở những phương diện sau:
 a.Nguồn gốc,vai trò của nó trong được con người 
 b.Đặc điểm (hình dáng,gốc,thân,lá,hoa,quả.,màu sắc..)
 c.Quá trình sinh trưởng và chăm sóc
 d.Phân loại (Họ hàng của loại cây đó)
 e.Giá trị ,công dụng:(Kinh tế,môi trường,thẩm mỹ)
 3.Kết bài:Khẳng định lại giá trị của loại cây(hoa)và tình cảm đối với nó
 III.Cách chấm điểm: 
* Bài 9-10 điểm:
-Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép miêu tả phù hợp.
 + Bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn phong sáng sủa, . Không sai lỗi diễn đạt.
- Nội dung:
 + Đầy đủ các ý chính trên .Kiến thức chính xác, khoa học.
 * Bài 7-8 điểm.
-Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép miêu tả phù hợp.
 + Bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn phong sáng sủa, .Sai một vài lỗi chỉnh tả.
- Nội dung:
 +Đạt 3/4 các ý chính trên .Kiến thức chính xác, khoa học.
 * Bài 5-6 điểm.
-Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép miêu tả nhưng chưa thật hiệu quả.
 + Bố cục đầy đủ, rõ ràng, đôi chỗ chưa rõ ràng. Còn mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
- Nội dung:
 + Đạt ½ các ý chính trên .
 * Bài 3-4 điểm.
 -Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép miêu tả nhưng chưa thật phù hợp .
 + Bố cục chưa đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt lủng củng.
- Nội dung:
 + Đạt 1/3 các ý chính trên .
* Bài 1-2 điểm.
 -Hình thức: Không đúng thể loại , Không lồng ghép miêu tả.
 - Nội dung: Học sinh chỉ viết được một đoạn, hoặc một vài ý không cơ bản.
* Bài 0 điểm.
 HS bỏ giấy trắng.
Lưu ý
 *Khuyến khích những bài làm tốt sáng tạo.Kiến thức chính xác, khoa học.) 
* GV linh động khi chấm bài
 -Hướng dẫn về nhà:+Soạn bài: “Chuyện người con gái Nam Xương”
 (Đọc VB+tóm tắt+trả lời câu hỏi tìm hiểu/sgk)
 Ngày soạn: 30/8/2010 
 Ngày day:1/9/2010
 Tiết 14,15
	 	Bài viết số 1-văn thuyết minh
 ( LỚP 9, KÌ I, NĂM HỌC 2010-2011)
 Đề bài : Em hãy thuyết minh một loài cây(hoa)mà em thích nhất.
 ( Bài viết có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
ĐÁP ÁN
 I.Yêu cầu chung: 
 1.Nội dung: Loài cây (hoa) mà em thích.
 2.Thể loại:Văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp NT
 3.Hình thức: +Độ dài của bài từ: 1200->1500 chữ
 +Bố cục mạch lạc,rõ ràng
 +Không sai lỗi chính tả,ngữ pháp,diễn đạt trôi chảy,thuyết phục
 II.Yêu cầu cụ thể:
 1.Mở bài:(1,5 điểm)
 Giới thiệu chung về loài cây(hoa)mà em thích
 2.Thân bài:( 7 điểm)
 Giới thiệu chi tiết có kết hợp yếu tố miêu tả ở những phương diện sau:
 a.Nguồn gốc,vai trò của nó trong được con người .
 b.Đặc điểm (hình dáng,gốc,thân,lá,hoa,quả.,màu sắc..)
 c.Quá trình sinh trưởng và chăm sóc
 d.Phân loại (Họ hàng của loại cây đó)
 e.Giá trị ,công dụng:(Kinh tế,môi trường,thẩm mỹ)
 3.Kết bài:( 1,5 điểm)
 Khẳng định lại giá trị của loại cây (hoa) và tình cảm của em đối với nó.
 III.Cách chấm điểm: 
 * Bài 9-10 điểm:
 -Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép miêu tả phù hợp.
 + Bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn phong sáng sủa, . Không sai lỗi diễn đạt.
 - Nội dung:
 + Đầy đủ các ý chính trên .Kiến thức chính xác, khoa học.
 * Bài 7-8 điểm.
 -Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép miêu tả phù hợp.
 + Bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn phong sáng sủa, .Sai một vài lỗi chỉnh tả.
 - Nội dung:
 +Đạt 3/4 các ý chính trên .Kiến thức chính xác, khoa học.
 * Bài 5-6 điểm.
 -Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép miêu tả nhưng chưa thật hiệu quả.
 + Bố cục đầy đủ, rõ ràng, đôi chỗ chưa rõ ràng. Còn mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
 - Nội dung:
 + Đạt ½ các ý chính trên .
 * Bài 3-4 điểm.
 -Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép miêu tả nhưng chưa thật phù hợp .
 + Bố cục chưa đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt lủng củng.
 - Nội dung:
 + Đạt 1/3 các ý chính trên .
 * Bài 1-2 điểm.
 -Hình thức: Không đúng thể loại , Không lồng ghép miêu tả.
 - Nội dung: Học sinh chỉ viết được một đoạn, hoặc một vài ý không cơ bản.
 * Bài 0 điểm.
 HS bỏ giấy trắng.
 Lưu ý
 *Khuyến khích những bài làm tốt sáng tạo.Kiến thức chính xác, khoa học.) 
 * GV linh động khi chấm bài
 Duyệt của BGH Duyệt của TCM Giáo viên ra đề
 Trần Thị Huyền
. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.doc