TIẾT 141: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
Lê Minh Khuê
A.Mục tiêu
1.Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ
-Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả.
2.Tích hợp với phần Văn ở tiết Ôn tập về truyện, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
3.Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện( cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện)
B.Chuẩn bị:
GV: SGK, Tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê,ảnh chân dung tác giả.
HS: SGK, soạn bài
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1 Khởi động
1.Tổ chức:
sĩ số 9a
2.Kiểm tra:
Phân tích những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong đoạn trích Bến quê
Ngày soạn:15/3/2011 tuần 30 Ngày dạy: Tiết 141: Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê A.Mục tiêu 1.Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ -Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả. 2.Tích hợp với phần Văn ở tiết Ôn tập về truyện, Bài thơ về tiểu đội xe không kính... 3.Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện( cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện) B.Chuẩn bị: GV: SGK, Tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê,ảnh chân dung tác giả. HS: SGK, soạn bài C.Tổ chức các hoạt động dạy và học *Hoạt động 1 Khởi động 1.Tổ chức: sĩ số 9a 2.Kiểm tra: Phân tích những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong đoạn trích Bến quê 3.Bài mới: *Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản GV hướng dẫn HS đọc, kể tóm tắt nội dung truyện. -Đọc với giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại -Kể tóm tắt nội dung đoạn trích. Hãy giới thiệu về tác giả ?Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Xác định bố cục của đoạn trích, nêu ý mỗi phần? ?Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong được kể, tả qua những chi tiết nào? Đó là một công việc như thế nào? ? Không gian trong hang đá là cảnh sinh hoạt thường nhật của ba cô thanh niên xung phong. Không gian ấy hiện lên qua những chi tiết nào? Nhận xét gì về cuộc sống của họ? Có sự tương phản nào giữa hai không gian này không? Đó là một hiện thực như thế nào? I.Tiếp xúc văn bản 1.Đọc bài, kể tóm tắt 2.Tìm hiểu chú thích *Tác giả: Lê Minh Khuê sinh năm 1949 quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn *Từ khó SGK *Ngôi kể: Ngôi thứ nhất 3.Bố cục: 3 phần P1: đến “ngôi sao trên mũ” :Phương Định kể về cuộc sống của bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô. P2 đến “chị Thao bảo” Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, chăm sóc P3:Sau phút hiểm nguy, hai chị em ngồi hát, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột. II.Đọc tìm hiểu nội dung 1.Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường a,Hoàn cảnh: *Công việc: -Đường bị đánh lở loét -Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất, đếm bom chưa nổ -Bị bom vùi luôn -Chạy trên cao điểm cả ban ngày -Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chập cả nhịp điệu “Thần chết là một tay không thích đùa” =>Đó là một công việc căng thẳng, nguy hiểm đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh , khôn ngoan, khéo léo, sẵn sàng hi sinh. *Cuộc sống : -ở trong một cái hang ngay dưới chân cao điểm -Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột, nằm dài trên nền ẩm, có thể suy nghĩ lung tung. -Tôi dựa vào thành đá, khe khẽ hát, bịa ra mà hát -Nho: vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, đòi ăn kẹo... chống tay về phía sau, trông nó nhẹ nhàng như một que kem trắng -Đón mưa đá, vui thích cuống cuồng... =>Cuộc sống êm dịu, bình yên, tươi trẻ. +Đối lập với khốc liệt, căng thẳng +Hiện thực cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt của quân dân ta thời đánh Mĩ. *Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò: -Tóm tắt nội dung vừa phân tích. -Hướng dẫn: Về nhà học bài và chuẩn bị tiếp nội dung cho giờ sau ==================================== Ngày soạn:15/3/2011 Ngày dạy: Tiết 142: Những ngôi sao xa xôI (Tiếp) Lê Minh Khuê A.Mục tiêu 1.Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ -Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả. 2.Tích hợp với phần Văn ở tiết Ôn tập về truyện, Bài thơ về tiểu đội xe không kính... 3.Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện( cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện) B.Chuẩn bị: GV: SGK, Tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê,ảnh chân dung tác giả. HS: SGK, soạn bài C.Tổ chức các hoạt động dạy và học *Hoạt động 1 Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số 9a 2.Kiểm tra: Phân tích: Cuộc sống, công việc của ba cô thanh niên xung phong trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi? 3.Bài mới: *Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ? Nhận xét về những phẩm chất ấy của họ-So sánh với hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe ... Hãy tìm những nét cá tính riêng của mỗi người? Cách tả, kể như vậy có tác dụng gì? Bên cạnh những phẩm chất chung như hai đồng đội, em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tính cách? Hãy phân tích Diễn biến tâm lí một lần phá bom của Phương Định được tả như thế nào? Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô? Hãy nêu nhận xét khái quát về nghệ thuật và nội dung đoạn trích vừa học? II.Phân tích 2.Những phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong: *Họ là những cô gái còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung: -Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công. -Có lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. -Có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó. -Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thíc làm đệp cho cuộc sống của mình dù trong cuộc sống khó khăn ác liệt: Thích thêu thùa, thích hát, thích chép bài hát, thích nhớ về những người thân và quê hương. =>Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ. *Tuy nhiên, mỗi người lại có một cá tính riêng: -Phương Định nhạy cảm và lãng mạn -Chị Thao nhiều tuổi hơn chín chắn hơn, trong công việc rất bình tĩnh, quyết liệt nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu chảy -Nho: lúc bướng bỉnh, lúc lầm lì, thích thêu hoa loè loẹt. => Cách tả, kể về mỗi nhân vật làm cho câu chuyện khá sinh động và chân thật. 3. Nhân vật Phương Định: -Là cô gái Hà Nội có một thời học sinh êm đềm. -Vào chiến trường đã ba năm, vượt qua bao thử thách hiểm nghèo, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai. -Là cô gái giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát, thích làm điệu một chút trước những chàng lính trẻ. -Cô yêu mến, gắn bó với đồng đội, cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra trận -Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: bím tóc dày, cổ cao, đôi mắt nhìn xa xăm..Nhạy cảm nhưng kín đáo giữa đám đông tưởng như kiêu kì. *Một lần phá bom: -Không đi khom.. -Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom..Tôi rùng mình... cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống, châm ngòi.Nép vào bức tường đất, tim đập không rõ ... => tâm lí nhân vật được tả rất tỉ mỉ: hồi hộp lo lắng, căng thẳng , đó là diễn biến tâm lí rất thực phải là người trong cuộc mới có thể tả được như thế. *Nhận xét: Tâm hồn Phương Định thật phong phú trong sáng nhưng không phức tạp. III.Tổng kết: -Nghệ thuật:kể chuyện ở ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ đoạn hồi ức, giọng điệu ngôn ngữ tự nhiên.. -Nội dung:Ghi nhớ *Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò: ? Vì sao tác giả lại đặt tên truyện là Những ngôi sao xa xôi? -Về nhà: Học bài. Chuẩn bị bài:Ôn tập về truyện Soạn: 15/3/2011 Giảng: Tiết 143 - Chương trình địa phương (Phần tập làm văn) A-Mục tiêu -Tập suy nghĩ về một sự việc, hiện tượng thực tế ở địa phương. -Biết viết bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới hình thức thích hợp: TS, NL, MT, TM. B-Chuẩn bị: -GV: HD HS tìm hiểu về địa phương. -HS: Chuẩn bị đề cương về vấn đề tìm hiểu thực tế địa phương. C-Tiến trình tổ chức các HĐ dạy và học: *Hoạt động 1: Khởi động. 1-Tổ chức: Sĩ số 9a 2-Kiểm tra: -Văn NL lớp 9 đã học những ND NL về những vấn đề gì? 3-Bài mới: *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức -HS viết thành bài văn ngắn, trình bày trước nhóm HT. -Nhóm nhận xét bài viết của từng người. -Cử đại diện trình bày trước lớp. I-Yêu cầu của tiết học: -HS biết suy nghĩ, tìm hiểu về một vấn đề ở địa phương như: Môi trường;Dân số; Tệ nạn XH; Vấn đề học tập, thi cử của HS. -Biết viết bài văn về những vấn đề đó. *Sự việc trong nhà trường rất nhiều: +Có sự việc cần được biểu dương khen ngợi. +Có những sự việc cần phê phán, nhắc nhở. ->cần phải xác định đúng sự việc, hiện tượng và thể hiện roc quan điểm, thái độ của mình; Có thể tranh luận, trao đổi vớii bạn bè trong tổ (nhóm) học tập. *Đối với các sự việc, hiện tượng được chọn cần dẫn chứng cụ thể, khen chê đúng mức. *Bài viết ngắn gọn, xúc tích, bố cụ rõ ràng, lập luận chặt chẽ. II-Thực hành: 1-Đề bài: Quan niệm về học tập, có ý kiến cho rằng: "Học cơ bản mới thành tài". Vậy mà có nhiều bạn không hiểu đúng quan điểm đó. Hãy trao đổi với bạn đề bạn hiểu đúng vấn đề. 2-Thực hành: *Gợi ý: -Học cơ bản là học như thế nào? +Cơ bản: là gốc. Học cơ bản là học KT phổ thông. Muốn hiểu sâu phải hiểu rộng. Học KT phổ thông thì mới có khả năng học KT nâng cao, chuyên sâu. -Quan niệm lệch lạc: Học cơ bản là học những cái chính, môn chính. -Học cơ bản có tác dụng gì? +Giúp ta nắm vững KT phổ thông. +Trên cơ sở đó, ta có thể tiếp thu KT mở rộng, nâng cao. 3. Luyện tập: -Đại diện các nhóm trình bày bài viết trước lớp. -HS nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, sửa chữa. *Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò: -GV nhắc lại phương pháp NL về một sự việc, hiện tượng trong đời sống, XH. -Viết thành bài văn hoàn chỉnh bài viết trên lớp. -Xem lại đề bài và lập dàn ý cho bài viết số 7. ========================================= Soạn:-15/3/2011 Giảng: Tiết 144: Trả bài tập làm văn số 7 A.Mục tiêu - H/s nhận được kết quả bài viết số 7, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết -Sửa những lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn. -Rèn kĩ năng viết văn cho H/S. B.Chuẩn bị: -G/V: Kết quả bài viết số 7: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh. -H/S: +Lý thuyết dạng văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. +Yêu cầu của đề bài bài viết số 7 C.Tiến trình lên lớp: *Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số9a 2.Kiểm tra: Việc chuẩn bị của học sinh cho tiết trả bài 3.Bài mới: *Hoạt động 2:HD trả bài G/V: Đọc lại đề bài, bài viết số 7 H/S: Ghi đề vào vở. ? Kiểu đề thuộc thể loạinào? ? Nội dung của đề Y/C? ? Hình thức của bài viết? Bảng phụ: GV ghi dàn bài chuẩn bị sẵn để HS đối chiếu , so sánh bài viết của mình. G/V: Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết. + Về nội dung? + Về hình thức? G/V: Nhận xét rõ những nhược điểm của bài viết +Nhược điểm chủ yếu trong bài chưa thực hiện tốt và chưa đầy đủ? G/v: Trả bài cho học sinh nhận được cụ thể kết quả về điểm. G/v: Tổng hợp điểm của bài viết. G/v: Đọc ... hia làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn? ?Trang phục của Rô-bin-xơn gồm những thứ gì? mỗi thứ ấy được kể và tả như thế nào? Nhận xét gì về cách tả, kể của tác giả? Đó là trang phục, trang bị như thế nào? Em có suy nghĩ gì về trang phục, trang bị của Rô-bin-xơn (Trong điều kiện sống lúc đó của anh) ? Diện mạo của Rô-bin-xơn được tả qua chi tiết nào? Nhận xét gì về cách kể? Qua diện mạo ấy ta hiểu thêm gì ở Rô-bin-xơn? Hoạt động nhóm:Thảo luận -Chúng ta thấy gì sau bức chân dung của Rô-bin-xơn? ?Nêu nhận xét về nghệ thuật và nội dung đoạn trích I.Tiếp xúc văn bản 1.Đọc bài 2.Tìm hiểu chú thích -Tác giả (SGK) -Từ khó 3.Bố cục: 3 đoạn Đ1: “như dưới đây”:Cảm giác chung khi tự ngắm minh của Rô-bin-xơn Đ2: “khẩu súng của tôi”:Trang phục, trang bị của Rô-bin-xơn Đ3: Diện mạo của vị chúa đảo II.Phân tích 1.Trang phục của Rô-bin-xơn -Mũ:to tướng, cao lêu đêu, chẳng ra hình thù gì, làm bằng da dê -áo:bằng tấm da dê, vạt dài tới lưng chừng bắp đùi -Quần:loe ,lông dê thõng xuống -ủng;Da dê, hình dáng hết sức kì cục -Thắt lưng:da dê -Lủng lẳngbên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con -Đeo hai cái túi bằng da dê... =>tả rất kĩ, giọng văn dí dỏm Trang phục, trang bị hết sức độc đáo đặc biệt.Nó là kết quả của lao động sáng tạo, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách tương đối thoải mái trong điều kiện có thể có của mình. 2.Diện mạo của Rô-bin-xơn -Màu da không đến nỗi đen cháy... -Râu:dài, xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo... =>Cách kể dí dỏm, khôi hài về nước da đen một cách không bình thường vì cuộc sống ở trên đảo vô cùng khắc nghiệt, gian khổ.Cách xén tỉa râu cho thấy: anh không đánh mất hi vọng sống để trở về. 3.Đằng sau bức chân dung -Thấy được cuộc sống gian nan, vất vả trên đảo hoang hơn mười năm trời của anh. -Thấy được nghị lực, trí thông minh sự khéo léo, đầu óc thực tế, quyết tâm sống, tính cách kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu đời của Rô-bin-xơn III.Tổng kết Ghi nhớ(SGK) Hoạt động 3 Củng cố dặn dò -Tại sao tác giả lại tả trang phục kĩ hơn diện mạo? -Rút ra bài học cho bản thân là gì từ đoạn trích vừa học? -Chuẩn bị bài Bố của Xi-mông =================================== Ngày soạn:20/3/2011 Ngày dạy: Tiết 147: Tổng kết về ngữ pháp A.Mục tiêu 1.Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về ngữ pháp đã học (Từ loại, Cụm từ) 2.Tích hợp với Văn và Tập làm văn 3.Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn. B.Chuẩn bị: -GV: Hợp đồng học tập -HS:Ôn tập kiến thức theo nội dung ôn tập -Chuẩn bị bảng phụ C.Tổ chức các hoạt động dạy và học *Hoạt động 1 Khởi động 1.Tổ chức Sĩ số 9a 2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3.Bài mới *Hoạt động 2: Ôn tập 1.GV giao hợp đồng cho học sinh -Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ Nhiệm vụ của các nhóm: -Nhóm 1:Khái niệm danh từ, động từ - Nhóm 2:Khái niệm tính từ, số từ -Nhóm 3:Khái niệmđại từ, lượng từ - Nhóm 4:Khái niệm chỉ từ, phó từ -Nhóm 5:Khái niệm quan hệ từ, trợ từ - Nhóm 6:Khái niệm tình thái từ, thán từ *Phần bài tập: Nhóm 1 , 2 ,3: bài 1+ bài 2+ bài 3 Nhóm 4,5,6: bài 4,5 2.Các nhóm trình bày phần lí thuyết sau đó trình bày kết quả bài tập được giao. A.Từ loại I.Danh từ, động từ, tính từ 1.Bài tập 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ -Danh từ: lần, lăng ,làng -Động từ: nghĩ ngợi, phục dịch,đập -Tính từ: hay, đột ngột, sung sướng 2.Bài tập 2 + bài tập 3 Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ a, Danh từ có thể kết hợp với các từ :những, các, một những ,các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáo b,Động từ có thể kết hợp với các từ: hãy, đã, vừa hãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi,phục dịch, đập c,Tính từ có thể kết hợp với các từ :Rất, hơi, quá Rất, hơi, quá +hay, đột ngột, phải, sung sướng 3.Bài tập 4: Điền từ vào bảng sau: (Bảng phụ theo mẫu trong SGK) 4.Bài tập 5 Tìm hiểu sự chuyển loại của từ: a, Từ tròn là tính từ, trong câu văn nó được dùng như động từ. b,Từ lí tưởng là danh từ trong câu văn này nó được dùng như tính từ c,Từ băn khoăn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ. Hoạt động 3: Củng cố ,dặn dò -Hệ thống kiến thức vừa ôn tập. -Về nhà: Chuẩn bị các bài tập còn lại trong SGK Ngày soạn:20/3/2011 Ngày dạy: Tiết 148: Tổng kết về ngữ pháp A.Mục tiêu 1.Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về ngữ pháp đã học (Từ loại, Cụm từ) 2.Tích hợp với Văn và Tập làm văn 3.Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn. B.Chuẩn bị: -GV: Hợp đồng học tập -HS:Ôn tập kiến thức theo nội dung ôn tập -Chuẩn bị bảng phụ C.Tổ chức các hoạt động dạy và học *Hoạt động 1 Khởi động 1.Tổ chức Sĩ số 9a 2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3.Bài mới *Hoạt động 2 Ôn tập 1.GV giao hợp đồng cho học sinh -Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ Nhiệm vụ của các nhóm: a,Các nhóm làm bài tập 1 và 2(Phần II.Các từ loại khác) b, Nhóm 1,2 làm bài 1-Nhóm 4,3 làm bài tập 2-Nhóm 5,6 làm bài tập 3 (Phần B Cụm từ) 2.Các nhóm trình bày kết quả bài tập được giao. -Các nhóm nhận xét, bổ sung. -GV: đánh giá kết quả bài tập của các nhóm II.Các từ loại khác: Điền từ in đậm trong các câu vào bảng tổng hợp Số từ Đại từ Lượng từ Chỉ từ Phó từ QHT trợ từ Tình thái từ thán từ ba, năm tôi, bao nhiêu, bao giờ,bấy giờ những ấy,đâu đã, mới, đã, đang ở, của, nhưng, như chỉ, cả, ngay, chỉ hả trời ơi B.Cụm từ: 1.Bài tập 1: Xác định và phân tích các cụm danh từ a, Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó -một nhân cách rất Việt Nam -một lối sống rất bình dị...... b,những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng c,Tiếng cười nói...... *Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cum danh từ: -Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm danh từ -Dấu hiệu để nhận biết cụn danh từ là từ những ở phía trước hoặc có thể thêm từ những vào trước phần trung tâm. 2.Bài tập 2:Xác định và phân tích các cụm động từ a, Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh b,Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... *Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm động từ -Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là các từ: đã, sẽ,vừa 3.Bài tập 3 Xác định và phân tích cụm tính từ a, rất Việt Nam, rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới, rất hiện đại b,sẽ không êm ả c,phức tạp hơn,cũng phong phú và sâu sắc hơn *Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm tính từ, ở đây có hai từ Việt Nam và Phương Đông là các danh từ được dùng làm tính từ. -Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là từ rất, hoặc có thể thêm từ rất vào phía trước. Hoạt động 3: Củng cố ,dặn dò -Hệ thống kiến thức vừa ôn tập. -Về nhà: Chuẩn bị bài : Tổng kết Ngữ pháp( Tiếp) ====================================== Ngày soạn: 20/3/2011 Ngày dạy: Tiết 149: Luyện tập viết biên bản A.Mục tiêu -Ôn tập lí thuyết và cách viết biên bản -Tích hợp với Văn, Tiếng Việt và vốn sống thực tế. -Rèn luyện kĩ năng lập biên bản theo những yêu cầu về hình thức và nội dung nhất định. B.Chuẩn bị: GV: SGK, Biên bản mẫu HS: SGK, chuẩn bị bài C.Tổ chức các hoạt động dạy và học *Hoạt động 1 Khởi động 1,Tổ chức sĩ số 9a 2.Kiểm tra: Biên bản là gì? nêu cách viết biên bản? 3.Bài mới: *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Các nhóm thảo luận , ghi kết quả vào giấy to Dựa vào câu hỏi sau :Nội dung như trong SGK đã đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? cần thêm bớt những gì? Cần sắp xếp lại như thế nào cho phù hợp? -Các nhóm thảo luận viết biên bản theo yêu cầu của đề bài. -Đại diện nhóm trình bày trước lớp -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung -GV: Đánh giá kết quả của các nhóm I.Bài tập 1SGK -Đọc nội dung -Sắp xếp lại cho hợp lí: 1,b( “kết thúc...” ghi ở cuối biên bản 2,a 3,d 4,c 5,e,g 6,h II.Bài tập 2: Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua của lớp em -Quốc hiệu và tiêu ngữ -Địa điểm, thời gian -Tên biên bản -Thành phần tham dự -Diễn biến và kết quả hội nghị -Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận *Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò: -Nêu lại nội dung phải có của biên bản. -Về nhà viết một biên bản : Biên bản họp chi đội chuẩn bị cho hoạt động chào mừng ngày 26-3 -Chuẩn bị bài Hợp đồng ==================================== Ngày soạn: 20/3/2011 Ngày dạy: Tiết 150: Hợp đồng A.Mục tiêu -HS nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống. -Tích hợp với Văn và Tiếng Việt qua các bài đã học. -Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hành chính. B.Chuẩn bị: GV: SGK, Hợp đồng mẫu HS: SGK, chuẩn bị bài C.Tổ chức các hoạt động dạy và học *Hoạt động 1 Khởi động 1.Tổ chức Sĩ số 9a 2.Kiểm tra: Kiểm tra bài tập tiết 149 làm ở nhà. 3.Bài mới *Hoạt động 2 Hình thành khái niệm mới Đọc văn bản trong SGK. +Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: -Tại sao cần phải có hợp đồng? -Hợp đồng ghi lại những nội dung gì? -Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào? -Hãy kể tên những hợp đồng mà em biết? +Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm -Các nhóm nhận xét bài của nhóm vừa trình bày *GV: kết luận ?Thế nào là hợp đồng? Đọc mục 1 Ghi nhớ Dựa vào ngữ liệu vừa phân tích, trả lời các câu hỏi sau: -Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào?Tên của hợp đồng được viết như thế nào? -Phần nội dung gồm những mục nào? cách ghi những nội dung này như thế nào? -Phần kết thúc có những mục nào? -Lời văn của hợp đồng phải như thế nào? Đọc bài tập 1 -Cần viết hợp đồng trong những tình huóng nào? I.Đặc điểm của hợp đồng 1.Ngữ liệu: SGK 2.Nhận xét: a,Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật. b,Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng thoả thuận với nhau. c,Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác,chặt chẽ và phải có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật. d, Các hợp đồng thường gặp: hợp đồng lao động, hợp đồng thuê xe, thuê nhà. Xây dựng... *Kết luận (Mục 1 Ghi nhớ) II.Cách làm hợp đồng: 1.Các mục trong hợp đồng: -Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng. -Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất. -Phần kết thúc:Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có) 2.Lời văn của hợp đồng phải chính xác,chặt chẽ. III.Luyện tập Làm bài tập1 Cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau: b,c,e *Hoạt động 3 Củng cố, dặn dò: -?Thế nào là hợp đồng? -Nêu cách viết một hợp đồng? -Về nhà: Học bài, làm bài tập 2 -Chuẩn bị bài: Luyện tập viết hợp đồng
Tài liệu đính kèm: