Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 31 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 31 - Trường THCS Lê Hồng Phong

LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN

A. Mục tiêu cần đạt:

 Nắm chắc hơn kiến thức lí thuyết về biên bản; thực hành viết một biên bản hoàn chỉnh.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức : Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

2. Kĩ năng: Viết được một biên bản hoàn chỉnh.

3. Thái độ: Có ý thức ghi lại tiến trình, nội dung của một cuộc họp, hội nghị; viết một biên bản đúng mẫu.

C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề,

D. Tiến trình dạy học :

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng (P ,KP . )

2. Bài cũ :  Trình bày mục đích của việc viết biên bản? Một biên bản đúng mẫu cần đáp ứng yêu câu ntn về hình thức và nội dung?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Viết biên bản là công việc ta thường được giao trách nhiệm trong cuộc sống (nhất là khi tham gia các cuộc họp, hội nghị ). Do vậy, chúng ngay từ bây giờ chúng ta cần tích cực rèn kĩ năng viết biên bản. TCT này là c7 hội để các em rèn luyện để viết các loại biên bản đúng mẫu.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 31 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 Ngày soạn: 09/04/2013
TIẾT 149	 Ngày dạy: 13/04/2013
LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt:
 Nắm chắc hơn kiến thức lí thuyết về biên bản; thực hành viết một biên bản hoàn chỉnh.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức : Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: Viết được một biên bản hoàn chỉnh.
3. Thái độ: Có ý thức ghi lại tiến trình, nội dung của một cuộc họp, hội nghị; viết một biên bản đúng mẫu.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng (P,KP.)
2. Bài cũ : C Trình bày mục đích của việc viết biên bản? Một biên bản đúng mẫu cần đáp ứng yêu câu ntn về hình thức và nội dung?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Viết biên bản là công việc ta thường được giao trách nhiệm trong cuộc sống (nhất là khi tham gia các cuộc họp, hội nghị ). Do vậy, chúng ngay từ bây giờ chúng ta cần tích cực rèn kĩ năng viết biên bản. TCT này là c7 hội để các em rèn luyện để viết các loại biên bản đúng mẫu.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết về biên bản 
C Viết biên bản để làm gì?
C Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và thái độ ntn?
C Nêu bố cục phổ biến của biên bản?
C Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt? 
Hoạt động 2 :Hướng dẫn luyện tập. 
- Bài 1: Hướng dẫn HS viết “Biên bản hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ Văn”
- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận các câu hỏi:
C Nội dung ghi chép như vậy đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì?
C Cách sắp xếp nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp lại ntn?
Sau khi HS trả lời GV hướng dẫn HS lập biên bản .
- GV chia nhóm để HS làm bài tập 2,3 : Nhóm 1, 2 , 3 - > bài 2; nhóm 4, 5, 6 -> bài 3.
- Bài 2: Gợi ý: (Xem trong sgk). Sau đó, chấm một số bài, nhận xét cho cả lớp rút kinh nghiệm.
- Bài 3: Hướng dẫn HS làm bài tập lập “Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần”.
* Gợi ý: Xác định nội dung chủ yếu của biên bản:
C Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai?
C Nội dung bàn giao ntn? 
-> Nội dung và kết quả công việc đã làm trong tuần, nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới,các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao.
- Dựa theo kết quả đó GV yêu cầu HS viết biên bản vào vở bài tập - GV tổng kết, rút kinh nghiệm, có thể lựa chọn đọc bài làm tốt của HS
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
 Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Ôn tập lý thuyết về biên bản 
1.Nội dung: Số liệu chính xác, ghi chép trung thực, đầy đủ, thủ tục chặt chẽ (ghi rõ thời gian địa điểm cụ thể ), lời văn ngắn gọn.
2. Hình thức: Viết đúng mẫu quy định, không trang trí hoạ tiết .
II. Luyện tập 
Bài 1
Viết bên bản cho cuộc họp:
Quốc hiệu và tiêu ngữ
Địa điểm, thời gian tiến hành hội nghị
Tên văn bản
Thành phần tham dự
Diễn biến và kết quả hội nghị
Thời gian kết thúc, thủ tục ký xác nhận.
- Bài 2 : Viết biên bản theo bố cục:
- Quốc hiệu, tên biên bản.
- Địa điểm, thời gian của buổi sinh hoạt.
- Thanh phần tham dự.
- Diễn biến –kết quả của buổi sinh hoạt :
+ Lớp trưởng đánh giá, tổng kết các hoạt động trong tuần.
+ Lớp phó học tập lên nhận xét.
+ Chi đội trưởng phát biểu ý kiến.
+ Lớp phó phụ trách trật tự có ý kiến.
+ Các tổ trưởng thông qua kết quả xếp thi đua tuần.
+ Lớp trưởng nêu phương hướng hoạt động của tuần sau.
+ Ý kiến phát biểu của các bạn.
+ Ý kiến của cô giáo chủ nhiệm.
- Thời gian kết thúc, chủ toạ, thư kí kí tên
Bài 3/136
III. Hướng dẫn tự học:
- Xác định hoàn cảnh cần lập biên bảm và viết một biên bản đúng quy cách.
- Soạn bài : Bố của Xi mông.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 31 Ngày soạn: 10/04/2013
TIẾT 150	 Ngày dạy: 13/04/2013
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. Mục tiêu cần đạt :
- Ôn lại lý thuyết và kỹ năng của kiểu bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ.
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, nhược điểm thông qua một bài viết cụ thể.
B. Chuẩn bị của gv & hs:
- GV: Soạn giáo án, bảng phụ, bài của HS đã chấm.
- HS: Ôn tập phần TLV- nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
C. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng (P,KP.)
2. Bài cũ : Kết hợp trả bài
3. Trả bài: 
 * Hoạt động 1: GV chép đề lên bảng.
*Hoạt động 2: GV yêu cầu HS thảo luận, so sánh, bổ sung vào dàn ý đã xây dựng ở nhà ( nếu cần ).
- Dàn ý ( Xem tiết 139,140)
* Hoạt động 3: Gv nhận xét ưu – khuyết điểm và hướng dẫn sửa lỗi sai trong bài làm của HS :
* Ưu điểm :
- Hầu hết các em hiểu đề. Bài làm đúng yêu cầu, các em có kĩ năng làm bài tương đối khá.
- Một số em có chất lượng bài làm khá tốt : Cách thể hiện suy nghĩ có nét riêng, sáng tạo. Các em biết suy nghĩ về một số câu, hình ảnh thơ tiêu biểu trong bài. Lí lẽ phân tích cảm nghĩ có chiều sâu. Cách sắp xếp các luận cứ, luận điểm hợp lí, rõ ràng . Bố cục các đoạn văn, bài văn cân đối, nhịp nhàng. Một số em viết có cảm xúc.
* Nhược điểm:
+ Một số em còn yếu về kĩ năng làm bài. Các em chỉ diễn xuôi nội dung bài thơ, không biết kết hợp với dẫn chứng . Lí lẽ nhiều em quá đơn điệu , mạch ý rời rạc.
+ Một số chưa biết chọn cảm nghĩ, văn viết tràn lan. Thậm chí có em chưa biết trích thơ.
+ Có những em không thuộc chính xác văn bản, đôi lúc suy diễn ý. Cách dùng từ ngữ chưa thật chọn lọc . Bố cục đoạn văn và bài văn của số đông chưa hợp lí.
+ Hình thức bài văn đã có tiến bộ song chưa nhiều. Chính tả, ngữ pháp vẫn còn sai.
* Hướng dẫn sửa lỗi sai:
 Phần văn bản sai
- Bài văn sang thu của hữu thỉnh gồm có 4 khổ thể hiện sự biến cố của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
- Nhà thơ Hữu Thỉnh gợi lên bằng tâm hồn rung động, tinh tế hình ảnh và khoảnh khắc giao mùa bằng tâm hồn rung động tinh tế qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm và có sức thuyết phục và sáng tạo.
 Nguyên nhân sai
- Chính tả yếu, không nắm chắc từ ngữ, kiến thức không chính xác.
- Diễn đạt lủng củng, lặp từ, không rõ ý.
 Hướng dẫn sửa lại
- Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh gồm có 3 khổ thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
- Nhà thơ Hữu Thỉnh với tâm hồn rung động, tinh tế của mình đã gợi lên những hình ảnh giàu sức biểu cảm, thuyết phục và đầy sáng tạo về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.
* Hoạt động 4: Gv trả bài, yêu cầu HS đối chiếu so với yêu cầu đạt được nêu trong dàn ý. 
- Đọc bài đạt điểm cao : Oanh, Trang.
Lớp
Tổng
> = 8
> = 5
< 5
< = 3
9A3
30
00
24
04
02
 Thống kê chất lượng:
4. Hướng dẫn học bài:
- Về nhà dựa vào dàn ý làm lại bài làm vào vở.
- Ôn kiến thức về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ hoặc bài thơ.
- Soạn bài: Bố của Xi mông
D. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 31 149150.doc