Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 33 năm 2013

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 33 năm 2013

Tiết 151, 152. Văn bản:

BỐ CỦA XI - MÔNG

- Guy-đơ Mô-pa-xăng

1. Mục tiêu bài dạy.

 a) Về kiến thức: Hiểu được Mô-pat-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào.

 b) Về kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích truyện.

 c) Về thái độ: Qua đó, giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.

b) HS : Soạn bài, SGK, vở ghi.

 

doc 29 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 33 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 30
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
	- Qua đoạn trích truyện "Bố của Xi-mông" tìm hiểu diễn biến tâm lý các nhân vật dưới ngòi bút của nhà vănvà rút ra bài học về lòng yêu thương con người.
	- Nắm chắc các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9: Tên tác phẩm, tác giả, thời gian sáng tác, nhân vật chính, cốt truyện, ý nghĩa, nội dung và đặc sắc nghệ thuật. Củng cố hiểu biết về thể loại truyện: cách trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện.
 - Hệ thống hoá kiến thức về câu 
Ngày soạn : 29/3/2012 Ngày dạy: 01/4/2012 Dạy lớp: 9B
 Tiết 151, 152. Văn bản: 
BỐ CỦA XI - MÔNG
- Guy-đơ Mô-pa-xăng 
1. Mục tiêu bài dạy. 
 	a) Về kiến thức: Hiểu được Mô-pat-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào. 
	b) Về kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích truyện.
	c) Về thái độ: Qua đó, giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.
b) HS : Soạn bài, SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định : Sỹ số lớp 9B.............. (Vắng ...........................................)
 a) Kiểm trabài cũ:
* Câu hỏi: Cuộc sống của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ra sao ? hãy phân tích 
	* Đáp án – Biểu điểm: 
	- Bộ dạng kì lạ, quái đản và nực cười .... (2đ)
	- Trang phục đều làm bằng da dê, buộc túm lại ...(2đ)
	- Trang bị lỉnh kỉnh, cồng kềnh, là những công cụ lao động ...(2đ)
 	=> Rơi vào hoàn cảnh cực kì gay go và khó khăn nhưng anh không chán nản, buông xuôi, tuyệt vọng mà bám chắc lấy cuộc sống ...(4đ)
* Giới thiệu bài: Trong phần văn học nước ngoài, các em đã được học những tác phẩm - tác giả nổi tiếng của văn học nước Pháp : "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê -> lớp 6, "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" của Mô-li-e -> lớp 8, "Đi bộ ngao du" của Ru-xô- lớp 8. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu truyện ngắn : "Bố của Xi-mông" của Mô-pa-xăng - một nhà văn Pháp cùng thời Ru- Xô.
 b) Dạy nội dung bài mới:
I. Đọc và tìm hiểu chung. (12’)
1. Vài nét về tác giả - tác phẩm :
T : Gọi học sinh đọc chú thích µ ? (Tb)
T : Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ? (G)
HS : - Guy-đơ Mô-pa-xăng (1850 - 1893) là nhà văn hiện thực Pháp cuối thế kỉ XIX. Ông nâng nghệ thuật truyện ngắn lên trình độ cao, nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng.
T : Guy-đơ Mô-pa-xăng (1850 - 1893) là nhà văn Pháp. Cha ông thuộc dòng dõi quý tộc sa sút. Khi chiến tranh Pháp - Phổ (1870) bùng nổ, ông nhập ngũ. sau chiến tranh, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông lên Pa-ri kiếm ăn, làm việc ở các bộ Hải quân và Giáo dục. Ông mở đầu sự nghiệp sáng tác với truyện "Viên mỡ bò" (1880) nổi tiếng. Tiếp đó là khoảng 10 năm (1881 - 1890), ông viết tới trên 300 truyện ngắn, sáu tiểu thuyết và một số tác phẩm thuộc những thể loại khác. Tuy chỉ sống hơn 40 tuổi, ông đã sáng tác khối lượng tác phẩm lớn. Các tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Mô-pa-xăng tiếp tục truyền thống hiện thực trong VH Pháp thế kỷ XIX. Ông nâng nghệ thuật truyện ngắn lên trình độ cao, nội dung cô đọng, sâu sắc, h.thức giản dị, trong sáng.
	Những năm cuối đời, ông có dấu hiệu bị bệnh thần kinh. Ngày đầu năm 1892, Ông dùng dao tự sát, không chết nhưng phát điên hẳn, phải đưa vào bệnh viện thần
 kinh và hơn một năm sau thì mất.
	Các tác phẩm chính : tiểu thuyết: "Một cuộc đời" (1883), "Ông bạn đẹp" (1885), Truyện ngắn : "Bố của Xi-mông", "Mụ Xô-va", "Lão Mi-lông", "Món gia tài", "Bà Éc - mê".
	- Văn bản "Bố của Xi-mông” trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn.
2. Đọc văn bản:
T : Nêu yêu cầu đọc: Đọc to, rõ ràng, chú ý phân biệt lời kể chuyện, tả cảnh, giọng đối thoại, giọng đọc diễn cảm để diễn tả đúng diễn biến tâm trạng của ba nhân vật trong đoạn trích: em bé Xi-mông, chị BLăng-sốt và bác Phi-líp.
GV đọc - gọi 2 học sinh đọc hết.
T : Hãy tóm tắt đoạn trích ? (G)
HS: Tóm tắt truyện : Truyện "Bố của Xi-mông" nói về nhân vật Xi-mông không có bố, chị Blăng-sốt trong truyện này bị một người đàn ông lừa dối sinh ra Xi-mông. Khi Xi-mông lần đầu tiên đến trường khoảng 7, 8 tuổi bị đám học trò chế giễu là không có bố. Buồn bực, lang thang ra bờ sông chỉ muốn chết cho xong. Cảnh bờ sông rất đẹp nhưng cũng không ngăn cản được ý định muốn chết trong em. Đang trong nỗi chán chường, tuyệt vọng, Xi-mông gặp bác Phi-líp, bác Phi-líp an ủi, đưa em về nhà và hứa sẽ cho em một ông bố. Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị BLăng-sốt và nhận làm bố của em. Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp. Các bạn vẫn không công nhận, tiếp tục chế giễu Xi-mông. Xi-mông đến lò rèn gặp bác Phi-líp nói chuyện đó với bác. Các bác thợ rèn khác đã lên tiếng bênh vực cho chị BLăng-sốt. Tối hôm đó, bác Phi-líp đến cầu hôn chị BLăng-sốt và bác đã bế bổng Xi-mông trên tay và nói "Bố con là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn. Bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con. Hôm sau, Xi-mông đến trường nói với các bạn như vậy và lần này chẳng đứa nào cười được nữa.
T : Gọi học sinh đọc chú thích ? (Tb)
T : Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần ? giới hạn và nội dung từng phần? 
HS: Đoạn trích chia làm 4 phần :
	+ Phần 1 : Đầu -> khóc hoài : Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
	+ Phần 2 : Tiếp -> một ông bố : Xi-mông gặp bác Phi-líp.
	+ Phần 3 : Tiếp -> bỏ đi rất nhanh : Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà và nhận làm bố của em.
	+ Phần 4 : còn lại : Ngày hôm sau ở trường.
T : Mỗi phần là một sự việc chính - các sự việc rất sinh động.
T : Trong văn bản này có mấy nhân vật ? đó là những nhân vật nào ? (Tb)
HS: Trong văn bản này có ba nhân vật có tên: Em bé Xi-mông, mẹ em là chị BLăng- sốt và bác Phi-líp. Ngoài ra còn có những nhân vật nhà văn không đặt tên là các bạn của Xi-mông và thầy giáo.
T : Chúng ta sẽ tìm hiểu ba nhân vật có tên -> bộc lộ chủ đề của truyện.
II. Phân tích: (..’)
1. Nhân vật Xi - Mông :
T : Qua phần tóm tắt truyện và bằng sự hiểu biết của mình, em hãy trình bày sự hiểu biết của em về chú bé Xi-mông ? (Kh)
HS: Là một đứa trẻ độ 7, 8 tuổi - không có bố -> Đây chính là nỗi đau của chú.
T : Trong văn bản trích này, không chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi - Mông. Nhưng ở đoạn đầu của truyện, tác giả cho biết : "nó độ bảy, tám tuổi - nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại" - dáng dấp ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh đau đớn của Xi-mông, em là con chị BLăng-sốt. Em không biết bố mình là ai, em mang tiếng là một đứa trẻ không có bố và thường bị bạn bè trêu chọc -> Đây là nỗi đau đớn của Xi-mông.
T : Gọi học sinh đọc đoạn: từ đầu đến chỉ khóc hoài ? (Kh)
T : Đoạn văn kể, tả lại chuyện gì ? (Kh)
 HS: - Đoạn văn kể lại chuyện Xi- mông ra bờ sông với tâm trạng đau đớn, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. Bên cạnh đó, đoạn văn còn tả cảnh đẹp bên bờ sông- nơi Xi- mông ngồi khóc.
T: Đoạn văn kể, tả tâm trạng đau khổ đến tuyệt vọng vô bờ của Xi-mông vì bị bạn bè trêu chọc, sỉ nhục cho rằng nó là đứa trẻ không có bố. Nỗi đau ấy đã dẫn đến một quyết định táo bạo: bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố.
T : Ra đến bờ sông, Xi-mông gặp điều gì ? em có suy nghĩ ntn về hình ảnh đó?
HS: Ra đến bờ sông, Xi-mông cảm nhận được cảnh thiên nhiên rất đẹp: Trời ấm áp, dễ chịu vô cùng. ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ, nước lấp lánh như gương. Em thèm được ngủ trên mặt cỏ, dưới nắng ấm áp ... Khi gặp con nhái, em bắt nó, bật cười với nó -> Xi-mông rất trẻ con, hồn nhiên và ngây thơ. Thấy cảnh thiên nhiên đẹp, thấy một con nhái đã quên đi ý nghĩ tự tử - cảnh vật thiên nhiên còn khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ => Nỗi đau lại trở về trong em.
T : Nỗi đau của Xi-mông được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào ? (Tb)
 HS: Nỗi đau của Xi-mông được tác giả khắc hoạ qua tiếng khóc và cách nói năng của em : 
	- Và Xi-mông [...] có cái cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc.
	- Và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, em quì xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ [...] Những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.
T : Hãy chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn này ? (G)
HS: Tác giả miêu tả rất khéo và chân thật diễn biến tâm trạng của một trẻ thơ đang gặp phải nỗi bất hạnh đáng thương : Đau khổ - ra sông để cho chết đuối - gặp cảnh thiên nhiên đẹp đã quên nỗi đau - cười - nhớ đến nhà, đến mẹ lại khóc
T : Tâm trạng nhân vật thiếu nhi hiện ra qua cảnh thiên nhiên, hành động cử chỉ, tiếng khóc nức nở, triền miên không dứt là chi tiết được tô đậm rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi và cá tính rụt rè nhút nhát của Xi-mông. Khi nghĩ đến nhà, đến mẹ Xi-mông thấy buồn vô cùng, nỗi khổ tâm lại trở về dâng lên và em lại khóc. Tác giả đặc tả tiếng khóc trẻ thơ vì không có bố. Tiếng khóc ấy cũng có những cung bậc khác nhau và ngày càng tăng theo nỗi đau không có bố của Xi-mông lúc một mình ở bờ sông : người em run lên -> những cơn nức nở lại kéo đến -> chỉ khóc hoài. => Đúng là diễn biến tâm trạng của một đứa trẻ trong hoàn cảnh đáng thương.
T : Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Xi-mông ở đoạn này ? (Kh)
- Xi- mông vô cùng đau khổ tuyệt vọng vì em là đứa trẻ không có bố.
GV: Điều gì đến với Xi-mông khi cậu bé đang tuyệt vọng? tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
* Luyện tập: HS đọc toàn bộ văn bản và tóm tắt nội dung.
 c) Củng cố, luyện tập : (2') 
GV: Khái quát toàn bộ nội dung tiết học.
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà : (2'
	- Tóm tắt nội dung văn bản, nắm chắc nội dung tiết học (tâm trạng của Xi-mông khi ở bờ sông)
	- Chuẩn bị tiếp phần còn lại, tiết sau học tiếp.
Rút kinh nghiệm sau tiết học:
Về thời gian:....
Về nội dung: 
 - Về kiến thức:..
============================
Ngày soạn : 29/3/2012 Ngày dạy: 02/4/2012 Dạy lớp: 9B
 Tiết 152. Văn bản: 
BỐ CỦA XI – MÔNG (tiếp)
- Guy-đơ Mô-pa-xăng 
1. Mục tiêu bài dạy. Tiếp tục giúp HS:
 	a) Về kiến thức: Hiểu được Mô-pat-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào. 
	b) Về kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích truyện.
	c) Về thái độ: Qua đó, giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.
b) HS : Soạn bài, SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định : Sỹ số lớp 9B.............. (Vắng ...........................................)
 a) Kiểm trabài cũ:
* Câu hỏi: Tóm tắt nội dung phần trích “Bố của Xi-mông”? cho biết tâm trang của Xi-mông khi ở bờ sông được tác giả miêu tả như thế nào? 
	* Đáp án – Biểu điểm: 
	- HS tóm tắt nội dung theo đúng yêu cầu (5 điểm)
- Tâm trạng của Xi- mông khi ở bờ sông vô cùng đau khổ tuyệt vọng.
* Giới thiệu bài: Điều gì đã dến với Xi mô ... g tác, vừa là sợi dây truyền cho 
 CN VN1 VN2
mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
	e - Anh thứ sáu và cũng tên là sáu.
 CN VN
Bài tập 2 : (T.147): Câu đặc biệt.
 T : Xác định câu đặc biệt ? ( mỗi tổ làm một câu - gọi trả lời ).
	a - Có tiếng nói léo xéo ở gian trên.
	 tiếng mụ chủ ...
	b - Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi !
	c - Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.
	 - Hoa trong công viên.
	 - Những quả bóng sút vô tội vạ của bon trẻ con trong một góc phố
	 - Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu...
	 - Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
II. Câu ghép :
Bài tập 1 - 2 : (T.147 - 148): Tìm câu ghép. 
 T : Hãy tìm câu ghép trong các đoạn trích ? XĐ quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép ? (Thảo luận nhóm - 2 bàn tìm 1 câu - gọi, trả lời)
a - Anh gửi vào tác phẩm ... một lời nhắn nhủ, anh muốn .... chung quanh. -> Quan hệ bổ sung.
	b - Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. -. Quan hệ nguyên nhân.
	c - Ông lão vừa nói ... vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng -> Quan hệ bổ sung.
	d - Còn nhà hoạ sỹ ... nín bặt, vì cảnh ... kỳ lạ - > Quan hệ nguyên nhân.
	e - Để người con gái ... bàn, anh lấy ...cô gái -> quan hệ mục đích.
Bài tập 4 : (T.149) Tạo câu ghép từ 2 câu đơn.
T : Làm thế nào để tạo được câu ghép từ 2 câu đơn theo các kiểu quan hệ ? (Kh)
HS: Bằng cách thêm vào các quan hệ từ/ cặp quan hệ từ chỉ các kiểu quan hệ đó, bỏ dấu chấm: 
 * Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập.
	+ Quan hệ nguyên nhân : (Vì) quả bom tung lên và nổ trên không, (nên) hầm của Nho bị sập.
	+ Qhệ điều kiện : Nếu quả tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.
 * Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập 
	+ Qhệ tương phản : Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập 
	+ Quan hệ nhựơng bộ : Hầm Của Nho không bị sập tuy quả bom nổ khá gần.
III. Biến đổi câu :
Bài tập 1 (T.149) : Câu rút gọn .
 T : Tìm câu rút gọn trong đoạn trích ? (Tb)
	- Quen rồi. - Ngày nào ít : ba lần.
Bài tập 2 : (T.149)
T : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập ? (Tb)
T : Những câu nào vốn là bộ phận của câu đứng trước được tách ra ? (Kh)
	Câu vốn là một bộ phận của câu đứng trước tách ra :
a - Và làm việc có khi suốt đêm.
b - Thường xuyên.
c - Một dấu hiệu chẳng lành.
T : Tác giả tách câu như vậy nhằm mục đích gì ? (Kh)
HS: Tác giả tách câu như vậy để nhấn mạnh n.dung của bộ phận được tách ra.
Bài tập 3 (T.149) : Tạo câu bị động .
T : Làm thế nào để tạo được câu bị động từ những câu cho sẵn ? (G)
HS: Chuyển từ chỉ đối tượng chịu tác động của chủ thể lên đầu câu làm chủ ngữ, thêm động từ bi / được vào trước vị ngữ 
	Mỗi tổ làm một câu - gọi 3 học sinh lên bảng làm - chữa.
a - Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b - Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
c - những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau: 
Bài tập 1 (T.150) : Xác định câu nghi vấn.
 T : Những câu nào là câu nghi vấn ? Có được dùng để hỏi không ? (Tb)
	+ Ba con, sao con không nhận ( dùng để hỏi ).
	+ Sao con không biết là không phải (dùng để hỏi).
Bài tập 2 (T.150) :
 T : Xác định câu cầu khiến ? chúng được dùng để làm gì ? (Tb)
	2 tổ làm một đoạn trích - gọi học sinh trả lời - chữa .
	+ Đoạn trích a : - Ở nhà trông em nhá. ( dùng để ra lệnh )
	 - Đừng có đi đâu đấy ( dùng để ra lệnh ).
	+ Đoạn trích b : - Thì má cứ kêu đi ( dùng để yêu cầu ).
	- Vô ăn cơm ( dùng để mời )
 c) Củng cố, luyện tập: 
	Kết hợp trong giờ học 
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà : (2') 
- Ôn tập các kiến thức đã tổng kết.
- Làm bài tập 3 ( mục III ).
- Ôn tập các tác phẩm truyện hiện đại VN để kiểm tra 1 tiết.
Rút kinh nghiệm sau tiết học:
Về thời gian:....
Về nội dung: 
Về phương pháp:..
==================================
Ngày soạn : 03/4/2012 Ngày dạy: 07/4/2012 Dạy lớp: 9B
 Tiết 155.
KIỂM TRA VỀ TRUYỆN
1. Mục tiêu bài dạy. 
 	a) Về kiến thức: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong trương trình Ngữ Văn lớp 9, học kỳ II.
	b) Về kỹ năng: Rèn luyện và đánh giá kỹ năng tổng hợp kiến thức; phân tích truyện; kĩ năng viết văn (sử dụng từ ngữ, viết câu, đoạn văn và bài văn ). 
	c) Về thái độ: GD yêu quê hương đất nước; có ý thức học tập tốt.
	 * Ổn dịnh tổ chức: Sĩ số lớp 9B:./ Vắng:
2. Nội dung đề: 
	2.1. Hình thức kiểm tra: Tự luận)
 	2.2. Khung ma trận đề:
            Mức độ
Tên
 chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1, Làng
(Ch)
Nhớ thông tin về tác phẩm (C1)
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 1
10%
Số câu:1
Số điểm: 1
10%
2, Lặng lẽ Sa Pa
(Ch)
Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện truyện (C2)
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 1
10%
Số câu:1
Số điểm: 1
10%
3, Chiếc lược ngà
(Ch)
Nhớ cốt truyện
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 1
10%
Số câu:1
Số điểm: 3 
 20% 
4, Bến Quê
(Ch)
Nêu và phân tích ý nghĩa của một số hình ảnh trong truyện.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 4
40%
Số câu: 1
Số điểm: 4
40% 
Số câu:1
 Số điểm:4 
50% 
 5, Những ngôi sao xa xôi
(Ch)
Phát biểu cảm nghĩ về tuổi trẻ Việt Nam
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 3
30%
Số câu:1
 Số điểm:3 
30%
Cộng
Số câu:2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm: 4 
 Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 5
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
 2.3. Nội dung câu hỏi theo ma trận:
Câu 1. (1đ) : Giới thiệu những nét cơ bản về tác phẩm Làng của Kim Lân.
Câu 2. (1đ): Cho biết ý nghĩa nội dung truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Câu 3. (1đ): Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Câu 4. (4đ) : Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có nhiều hình ảnh, chi tiết thực nhưng lại mang ý nghĩa biểu tượng. Hãy nêu và phân tích ý nghĩa biểu tượng của một số hình ảnh, chi tiết như thế.
Câu 5. (3đ) : Từ các nhân vật trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi , hãy nêu cảm nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước bằng một đoạn văn nghị luận (không quá 15 dòng)?
3. Đáp án - Biểu điểm:
Câu 1 : (1đ)
Giới thiệu được xuất xứ và nội dung chính của truyện ngắn Làng:
- Làng của Kim Lân được viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tác phẩm viết về tình cảm bao trùm và phổ biến của nhân dân ta trong những năm kháng chiến: tình yêu quê hương, đất nước. (0,5 điểm)
- Truyện có đặc sắc về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật, góp phần diễn tả thành công tình yêu nước qua những tình cảm yêu làng thắm thiết, sâu nặng hòa quyện với lòng nhiệt thành kháng chiến rất riêng, rất cụ thể, sinh động của nhân vật ông Hai. (0,5 điểm)
Câu 2: (1đ)
Ý nghĩa nội dung truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long:
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có nội dung ca ngợi những người lao động bình thường. Với mọi công, có khi rất thầm lặng và sự tận tụy, họ đã góp phần xay dựng và làm đẹp cho cuộc sống, cho đất nước. Truyện cũng gợi ra những suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của công việc lao động, về mối quan hệ của mỗi người với toàn xã hội.
Câu 3 : (1đ) :
Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, đảm bảo ý cơ bản sau:
	- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận cha vì vết thẹo trên mặt không giống với bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ông Sáu như một người xa lạ. Đến khi bé Thu nhận ra cha, khi tình cảm cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông sáu phải ra đi.
	- Tại khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con của mình vào việc làm chiếc lược ngà để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ngà cho một người bạn để gửi cho con.
Câu 4 : (4đ)
- Trong truyện ngắn Bến quê hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất, khiến cho những biểu tượng không bị tước đi tính tạo hình và giá trị biểu cảm, chẳng hạn như:
	+ Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện thực ra cũng mang một ý nghĩa khái quát, biểu tượng. Đó là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc như một bến sông quê, một bãi bồi,... rộng ra là quê hương, xứ sở.
	+ Đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế trên lề đường. Chi tiết này gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự chùng chình, vòng vèo mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi.
Câu 5 : (3đ)
HS viết được đoạn văn nghị luận thể hiện những suy nghĩ cá nhân về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước từ các nhân vật trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi. Về cơ bản, cần nêu được:
- Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi cho thấy vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn: tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan.
- Họ chính là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc: hăng hái ra trận, anh dũng và quả cảm, bất chấp mọi nguy hiểm, sẵn sàng quên hạnh phúc cá nhân vì tổ quốc.
Thang điểm: 
+ Hình thức: Đoạn văn đảm bảo bố cục ba phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết thúc đoạn; đảm bảo kiểu bài, độ dài; trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. (1 điểm)
+ Nội dung: đảm bảo như đáp án. (3 điểm)
* Hướng dẫn HS học ở nhà: 
 - Xem lại kiến thức cơ bản về thơ hiện đại.
 - Xem lại nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
4. Nhận xét sau khi chấm bài:
- Kiến thức: ..
- Kĩ năng: .....
- Cách trình bày, diễn đạt: ...
.
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày 05 tháng 4 năm 2012
Tổ trưởng
Nguyễn Thị Hãn
Họ và tên:
 Lớp: 9B
Ngày 07 tháng 5 năm 2012
KIỂM TRA VĂN (Phần truyện)
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài
Câu 1. (1đ) : Giới thiệu những nét cơ bản về tác phẩm Làng của Kim Lân.
Câu 2. (1đ): Cho biết ý nghĩa nội dung truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Câu 3. (1đ): Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Câu 4. (4đ) : Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có nhiều hình ảnh, chi tiết thực nhưng lại mang ý nghĩa biểu tượng. Hãy nêu và phân tích ý nghĩa biểu tượng của một số hình ảnh, chi tiết như thế.
Câu 5. (3đ) : Từ các nhân vật trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi , hãy nêu cảm nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước bằng một đoạn văn nghị luận (không quá 15 dòng)?

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 33(2).doc