Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6 năm 2010

Truyện Kiều _ Nguyễn Du

AMục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

-Nắm những được những nét chủ yếu về cđời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

-Nắm được cốt truyện, gía trị nội dung, gía trị nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được

 Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học thời đại, VHDT và VH nhân loại

- Rèn kỹ năng khái quát và trình bày nội dung (Tóm tắt tác phẩm)

- Giáo dục lòng tự hào về VHDT, tự hào về bậc đại thi hào DT, đồng cảm với tấm lòng của tgiả qua tác phẩm.

 BChuẩn bị:

 GV: Văn bản “Truyện Kiều” và những lời bình về tác giả, tác phẩm

 HS : Đọc vbản, tóm tắt vbản + soạn câu hỏi tìm hiểu

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:19/9/2010	 
 Ngày dạy:20/9/2010
TUẦN 6: 	 
Tiết 26:
Truyện Kiều _ Nguyễn Du
AMục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
-Nắm những được những nét chủ yếu về cđời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
-Nắm được cốt truyện, gía trị nội dung, gía trị nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được 
 Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học thời đại, VHDT và VH nhân loại
- Rèn kỹ năng khái quát và trình bày nội dung (Tóm tắt tác phẩm)
- Giáo dục lòng tự hào về VHDT, tự hào về bậc đại thi hào DT, đồng cảm với tấm lòng của tgiả qua tác phẩm.
 BChuẩn bị:
 GV: Văn bản “Truyện Kiều” và những lời bình về tác giả, tác phẩm
 HS : Đọc vbản, tóm tắt vbản + soạn câu hỏi tìm hiểu
C.Tiến trình lên lớp:
 1Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
 ?Hãy trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của em về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ- Quang Trung và quân tướng nhà Thanh, vua tôi Lê Chiêu thống?
 3..Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Tìm hiểu tác giả
? Hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng đến sáng tác VH của ông?
Hs trả lời
GV: Giới thiệu thêm:9 tuổi mồ côi cha,12 tuổi mồ côi mẹ-> sống với anh cùng cha khác mẹ. Cuộc kiêu binh nổ ra nhà cửa người anh ( Ng Khản)bị phá tan tành,m Nđ về Hà Tĩnh. Từng sống 10 năm lưu lạc quê vợ rồi lại về Hà Tĩnh cảnh sống cũng chẳng hơn gì. Cs thiếu thốn, mới hơn 30 t mà tóc đã bạc phơ....
? Theo em thời đại mà NDu sống có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp sáng tác của ông?
? Sống trong thời đại đó thì cuộc sống, tư tưởng của tgiả ra sao?
? Ông để lại cho đời những tác phẩm văn học nào?
? Với sự nghiệp văn chương như thế,ND có một vị trí ntn trong nền văn học dân tộc và thế giới?
.Hoạt động 2:Giới thiệu tác phẩm “Truyện Kiều”
? Theo em, “TK”ra đời khi nào?Có nguồn gốc từ đâu?
? Ban đầu tác phẩm có tên là gì?Tác phẩm có phải là tác phẩm phiên dịch hay không ?
? Do đâu mà TK nổi tiếng mà KVKT không nổi tiếng?
? Tác phẩm được viết theo thể loại gì?
*.Hoạt động3:Hướng dẫn tóm tắt tác phẩm
? T/phẩm gồm bao nhiêu câu thơ?Được chia làm mấy phần chính?
? Em hãy tóm tắt nội dung theo từng phần?(3 em -3 phần)
GV: Có thể bổ sung thêm những câu thơ thích hợp trong phần tóm tắt của HS)
*.Hoạt động4:Tìm hiểu giá trị ND,NT
? Về mặt nội dung,t/p có mấy giá trị lớn? Đó là những giá trị nào?
? Hãy chỉ rõ nội dung của từng giá trị đó?
 (Giá trị hiện thực:
+Bức tranh hiện thực về XHPK bất công,tàn bạo,cha
đạp lên mạng sống con người 
+Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh,tài hoa
-Gía trị nhân đạo
: +Lên án chế độ PK vô nhân đạo
 +Cảm thương trước số phận bi kịch của con người 
 +Khẳng định,đề cao nhân phẩm,tài năng,ước mơ, khát vọng chân chính của con người ) 
? Vậy những nhân vật nào đại diện cho thế lực tàn bạo trong XHPK?
(Quan lại bỉ ổi:Hồ Tôn Hiến,bọn buôn thịt bán người :Tú Bà,Mã Giám Sinh ,Sở Khanh)
? Nhân vật nào được tác giả xây dựng để gửi gắm ước mơ,khát vọng chân chính về tự do, công lý của con người ? (Từ Hải)
? Tác phẩm đạt được những thành công gì về mặt NT? 
 GV: Giảng thêm về nghệ thuật tác phẩm 
HS: Đọc ghi nhớ /sgk
I.Tác giả:
1.Cuộc đời:
-Nguyễn Du(1765-1820) tên chữ Tố Như,hiệu Thanh Hiên,quê HàTĩnh
_ Yếu tố ảnh hưởng , tác động đến sáng tác văn học:
 +Năng khiếu văn học
 +Truyền thống gia đình
 +Lưu lạc nhiều nơi
 +Trái tim yêu thương con người 
-Sinh trưởng trong một gia đình quí tộc nhiều đời làm quan nổi tiếng văn học
-Ông sống ở thời đại khủng hoảng trầm trọng của chế độ PKVN (cuối TK 18 đầu TK19)
2.Sự nghiệp sáng tác:
-Thơ chữ Hán:3 tập thơ
+Thanh Hiên thi tập
+Bắc hành tạp lục 
+Nam trung tạp ngâm
=>Tổng số:243 bài
-Thơ chữ Nôm:
+Truyện Kiều
+Văn chiêu hồn
+Thác lời trai phường nón
+Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu
=>Là đại thi hào DT, danh nhân VHTG
II.Tác phẩm:
-Ra đời khoảng 1805-1809
-Nguồn gốc: “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (TQ)
-Thể loại:Truyện Nôm(bác học)
1.Tóm tắt tác phẩm:
Gồm :3254 câu,chia 3 phần:
 1.Gặp gỡ và đính ước
 2.Gia biến và lưu lạc
 3.Đoàn tụ(viên)
2.Giá trị nội dung:
+Giá trị hiện thực cao
+Bức tranh hiện thực về XHPK bất công,tàn bạo,cha đạp lên mạng sống con người 
+Số phận bất hạnh của người phụ nữ đưcù hạnh,tài hoa
+Giá trị nhân đạo sâu sắc
: +Lên án chế độ PK vô nhân đạo
 +Cảm thương trước số phận bi kịch của con người 
 +Khẳng định, đề cao nhân phẩm, tài năng,ước mơ, khát vọng chân chính của con người ) 
3.Giá trị nghệ thuật:
-Ngôn ngữ:tinh tế,chính xác,biểu cảm
-Nghệ thuật tự sự phát triển vượt bậc:
 +Kể chuyện
 +Miêu tả (người, cảnh) đặc sắc
*.Ghi nhớ/sgk
 4.Củng cố.
-Học bài+tóm tắt tác phẩm+nắm được gtrị ND,NT
 -Giải câu đố:1 “.Truyện Kiều bạn thuộc từ lâu
 Đố bạn đọc được 2 câu mở đầu?”
 2.Đố bạn kể được câu có(2,3,5 người ),2 câu có 4 mùa?
 5.Dặn dò.
-Soạn :Chị em Thúy Kiều (theo câu hỏi /sgk
D. Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn:19/9/2010
 Ngày giảng: 20/9/2010
Tuần 6
Tiết 27: Chị em Thúy Kiều
 (Trích “Truyện Kiều”-Nguyễn Du)
A Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh:
-Thấy được NT miêu tả nhân vật của ND:khắc họa những nét riêng về nhan sắc,tài năng, tính cách,số phận Thuý Kiều,Thuý Vân bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển
-Thấy được cảm hứng nhân đạo trong “Truyện Kiều”:Trân trọng,ca ngợi vẻ đẹp con người 
-Rèn kỹ năng đọc truyện thơ Kiều,phân tích nhân vật bằng cách so sánh,đối chiếu. Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật
-Tự hào về tài sắc của người phụ nữ
 BChuẩn bị:
 GV: + Đọc văn bản,tài liệu tham khảo
 HS : + Đọc VB +soạn câu hỏi tìm hiểu
C.Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ:?
? Nêu vắn tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của : “ Truyện Kiều”? 
 3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí đoạn trích 
? Đoạn trích nằm ở phần nào của t/p?
(Sau 14 câu thơ giới thiệu chung về gia đình họ Vương, đoạn trích từ câu 15->câu 18)
*.Hoạt động 2:Đọc và tìm hiểu bố cục đoạn trích
GV:Hướng dẫn đọc:Rõ ràng,lưu ý cách ngắt nhịp thơ lục bát
2HS đọc ,GV nhận xét
? Theo em,bố cục đoạn trích chia làm mấy phần? Ý mỗi phần là gì?
(4 phần:+4 câu đầu:Giới thiệu khái quát 2 chị em
 +4 câu tiếp:Vẻ đẹp Thúy Vân
 +12 câu tiếp:Tài,sắc của Thúy Kiều 
 +4 câu cuối:Đức hạnh 2 chị em)
? Em có nhận xét gì về số câu thơ tác giả miêu tả mỗi nhân vật?
(Tổng phân hợp->tạo sự mạch lạc,chặt chẽ trong VBTS)
*.Hoạt động 3;Tìm hiểu đoạn trích
HS: Đọc 4 câu thơ đầu
? Những câu thơ nào gợi tả vẻ đẹp chung của 2 chị em?
? Em hiểu ntn về câu thơ “Mai cốt cách,tuyết tinh thần”?
? Có điều gì đặc biệt trong cách tả của t/giả ? Từ đó,em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của 2 chịem?
GV: chuyển ý: HS: Đọc 4 câu thơ tiếp theo
? Câu thơ đầu nhà thơ khái quát vẻ đẹp của Vân ra sao?
? “Trang trọng”nghĩa là gì?(
? Vậy sự “Trang trọng khác vời”của Vân được thể hiện qua những điểm nào?
? Tác giả đã dùng những hình ảnh thiên nhiên nào để so sánh với
sắc đẹp của Vân? Đó là biện pháp nghệ thuật gì?
? Những từ “đầy đặn,đoan trang,nở nang”gợi người ta liên tưởng đến một vẻ đẹp ra sao?
? Từ vẻ đẹp đó,tác giả muốn dự báo số phận Vân ntn?
(GV: Chốt lại:
 HS: Đọc 12 câu thơ tiếp theo
? Hai câu đầu nói lên nội dung gì?
? Vậy sắc đẹp của Kiều được thể hiện qua những chi tiết nào?
? Khi đặc tả vẻ đẹp của Kiều,tác giả đã dùng bút pháp NT gì?
? Cách tả này có gì giống và khác cách tả Vân?
? Vậy qua câu thơ,em cảm nhận được gì về đôi mắt của Kiều?
? Theo em,chi tiết nào cho thấy sự tác động ảnh hưởng của vẻ đẹp TK đối với xung quanh?
(Đôi mắt nàng nhìn ai có thể gây nên cảnh “nghiêng nước,nghiêng thành”(lấy từ câu thơ chữ Hán,chú giải/sgk)là vẻ đẹp của các mỹ nhân trong VHTQ:Tây Thi,Điêu Thuyền, Dương Quí Phikhông những thế vẻ đẹp còn khiến thiên nhiên phải “ghen,hờn”)
? Từ những chi tiết đặc tả trên,TK hiện lên với một vẻ đẹp ntn? Chi tiết nào cho thấy vẻ đẹp của nàng là đứng đầu trong thiên hạ? (sắc đành đòi một....)
? Sắc đã vậy,còn tài của nàng ra sao?Hãy tìm đọc những câu thơ nói về tài năng của Kiều?
? Kiều có những tài gì?Trong đó tài nào là trội hơn cả?
? Em có cảm nhận gì về tài năng của Kiều?
? Bài ca bạc mệnh do nàng sáng tác và biểu diễn cho ta hiểu thêm gì về tâm hồn nàng?
(Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn “bạc mệnh”do nàng sáng tác chính là ghi lại tiếng lòng của một trái tim nhân ái đa sầu,đa cảm)
? Vậy theo em,vẻ đẹp trong bức chân dung của Kiều được tạo nên từ những yếu tố nào?
? Từ cái sắc,tài,tình đó,em dự cảm gì về tương lai của nàng sau này?Từ ngữ nào trong đoạn trích giúp em khẳng định điều đó?
HS: Đọc 4 câu thơ cuối
? Khép lại đoạn thơ,tác giả muốn nói gì về hai chị em?
(Cuộc sống phong lưu,khuôn phép nho giáo của 2 chị em -> Hoàn thiện thêm vẻ đẹp của hai nàng) 
*.Hoạt động5:Hướng dẫn tổng kết
? Qua đoạn trích,em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả đối với hai nàng?
 ? NT tả người của NDu trong đoạn trích có gì đặc sắc?
(GV tích hợp khi giới thiệu n/vật ở nhiều khía cạnh:Llai lịch, tài năng, chân dung:Vân –sắc, Kiều – sắc, tài)
? Đoạn trích vận dụng những phương thức biểu đạt nào? (Mtả, tự sự, bcảm)
HS đọc ghi nhớ/ sgk:
*Hoạt động 6:Hướng dẫn luyện tập
HS: Thảo luận nhóm:
? Sáng tạo NT của NDu trong đoạn trích so với phần đọc thêm ở điểm nào?
(Thanh Tâm Tài Nhân:chủ yếu kể về 2 chị em(kể Kiều trước Vân sau)
-NDu:Thiên về gợi tả sắc,tài(kể Vân trước làm tôn vẻ đẹp của Kiều
I.Vị trí đoạn trích:
Nằm trong phần “Gặp gỡ và đính ước”
II.Đọc,tìm hiểu bố cục:
III.Tìm hiểu văn bản 
1.Giới thiệu chung 2 chị em:
“Đầu lòng hai ả tố nga”
.....................................
Mai cốt cách tuyết tinh thần”
-Mai cốt cách tuyết tinh thần
-Mỗi vẻ.vẹn mười
=>Vẻ đẹp duyên dáng,thanh cao, trong trắng,hoàn hảo
2.Chân dung Thúy Vân:
-Trang trọng
+Khuôn trăng.nét ngài
+Hoa cười,ngọc thốt
+Mây thua,tuyết nhường
->Hình ảnh ước lệ
=>Vẻ đẹp đoan trang.phúc hậu
->Dự cảm số phận bình yên
3.Chân dung Thúy Kiều:
*.Sắc đẹp:
-Làn thu thủy,nét xuân sơn
-Hoa ghen.liễu hờn
->Hình ảnh ước lệ
=>Vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân
*.Tài năng:
-Đàn,ca ngâm,thi,họa
-Soạn nhạc
->Đa tài,tuyệt hảo
=>hội tụ vẻ đẹp của sắc,tài,tình 
->Dự báo số phận sóng gió bất hạnh
 3. Cảnh sống của hai chị em
“Phong lưu rất mực hồng ..
................................mặc ai”
->Cuộc sống phong lưu sung túc nhưng vô cùng khuôn phép, đoan trang.
IV.Tổng kết:
Ghi nhớ/sgk
V. Luyện tập
 4. Củng cố
 Cảm nhận của em về vẻ đẹp Vân,Kiều?
 a.Em thích vẻ đẹp của ai hơn?Vì sao?
 b.Bức chân dung của nàng nào trội hơn?Lý do?
 (Gợi ý:+Chân dung của Vân tả trước làm nền cho Kiều=>Nghệ thuật đòn bẩy 
 +4 câu miêu tả Vân,12 câu miêu tả Kiều
 +Vẻ đẹp của Vân là ngoại hình,còn Kiều là nhan sắc,tài năng,tâm hồn )
 5. Dặn dò
 -Học bài+thuộc đoạn trích
 -Soạn :Cảnh ngày xuân 
D. Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 20/9/2010 Ngày dạy: 24/9/2010
 Tuần 6 Tiết 27 Cảnh ngày xuân
(Trích : “Truyện Kiều”của Ngu ... ví dụ về mỗi cách phát triển từ vựng?
Kiểm tra vở bài tập của h/s
 3Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động:Tìm hiểu khái niệm thuật ngữ
GV: Hướng dẫn HS phân biệt 2 cách giải nghĩa từ : “muối, nước”
HS: Đọc 2 cách giải thích nghĩa
? Em hãy cho biết cách giải thích nào mà người không có chuyên môn về hóa học không thể hiểu được? Vì sao?
GV: Rút ra tên gọi các từ ngữ ở mỗi cách giải thích.
HS: Đọc những định nghĩa ở mục 2/sgk.
? Em đã học các định nghĩa này ở những môn học nào?
? Những từ ngữ được định nghĩa đó chủ yếu được dùng trong loại VB nào?
GV: lưu ý hs:từ: “chủ yếu”nghĩa là thuật ngữ đôi khi được dùng trong các loại VB khác. Chẳng hạn:mộtVB tin, một phóng sự hay một bài bình luận trên báo chí cũng sử dụng thuậtngữ khi đề
cập –đến những khái niệm liên quan.
? Qua VD1,2 em hiểu thuật ngữ là gì?
HS: đọc ghi nhớ/sgk.
*.Hoạt động2:Tìm hiểu đặc diểm của thuật ngữ
? Em thử tìm xem những thành ngữ trong VD2(mục II)có còn nghĩa nào khác không? (không có nghĩa nào khác)
? Như vậy đặc điểm đầu tiên của thuật ngữ là gì?
GV: giúp HS liên hệ những từ ngữ khác không phải thuật ngữ để tìm sự khác biệt :các từ không phải thuật ngữ có nhiều nghĩa
VD:Từ “đi”-nghĩa :dời chỗ;qua đời”Bác đã đi rồi sao Bác ơi”.
HS: Đọc VD2/sgk
? Cho biết từ “muối”trong VD nào có sắc thái biểu cảm?Đó là sắc thái gì?
(Muối:Là thuật ngữ không có tính biểu cảm, không gợi lên những ý nghĩa bóng bẩy
 Muối là muối .... gì khác 
Muối: là từ thông thường, “gừng cay muối mặn” chỉ những gian nan, vất vả mà con người nếm trải trong cuộc sống.
? Từ VD này, em hãy cho biết đặc điểm thứ 2 của thuật ngữ là gì?
HS: Đọc ghi nhớ/sgk.
*Hoạt động3:Luyện tập
(Có thể lồng BT1 vào phần ghi nhớ)
? Yêu cầu của BT1 là gì?.
GV: gọi 2em lên bảng làm
H s khác nhận xét, gv kết luận, chấm điểm.
HS: đọc bài 2/sgk
? “Điểm tựa” trong đoạn thơ có được dùng như một thuật ngữ môn vật lý không?Ở đây nó có nghĩa là gì?
? Nếu là thuật ngữ môn vật lý thì “Điểm tựa” được hiểu ntn?
(Điểm cố định của đòn bẫy thông qua đó lực tác động được truyền-đến lực cản)
HS: Đọc bài 3 và làm miệng
? Trong trường hợp nào “hỗn hợp “được dùng như một thuật ngữ?Đặt câu với 2 từ “hỗn hợp “đó?
H s làm bài.
Gv chữa bài
GV: Đọc yêu cầu bài 4
? Em hãy định nghĩa “cá”theo thuật ngữ sinh học?
GV: Cách gọi này không nhất thiết phải dựa vào đặc điểm “phải thở bằng mang”
HS: Nhắc lại ghi nhớ2 trước khi làm bài5
HS: Làm nhóm bài5.
? Hiện tượng đồng âm “thị trường”trong 2 ngành:KT học và quang học có vi phạm nguyên tắc trong ghi nhớ 2 không ?Vì sao?
I.Khái niệm thuật ngữ:
-Ví dụ1/sgk.
Cách giải thích nghĩa: “muối, nước”
+Cách 1:Từ ngữ thông thường.
+Cách 2:Thuật ngữ
Ví dụ2/sgk
-Thạch nhũ (Địa lý)
-Ba zơ (Hóa học)
-Aån dụ (Ngữ văn)
-Phân số thập phân(Toán)
=>Dùng trong văn bản khoa học công nghệ.
*Ghi nhớ/sgk.
II.Đặc điểm của thuật ngữ.
- Thành ngữ trong VD 2 chỉ có một nghĩa, mỗi thuậtngữ chỉ một khái niệm và ngược lại.
và ngược lại
-Không có tính biểu cảm
*Ghi nhớ/sgk
III.Luyện tập:
Bài 1:Điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống
-Lực (Vật lý) -Lưu lượng (Địa lý)
-Xâm thực (Địa lý) -Trọng lực (Vật lý)
-Hiện tượng hóa học (Hóa học) -Khí áp (Địa lý)
-Trường từ vựng (Ngữ văn) -Đơn chất (Hóa học)
-Di chỉ (Lịch sử) -Thị tộc phụ hệ (LỊch sử)
-Thụ phấn (Sinh vật) -Đường trung trực (Toán )
Bài 2:
“Điểm tựa”không được dùng như một thuật ngữ(môn vật lý)
Bài 3:
“Hỗn hợp”-Được dùng như một thuật ngữ(ýa)
 -Được dùng như một từ bình thường(ýb)
Ví dụ:+Thức ăn gia súc hỗn hợp
 +Đội quân hỗn hợp của Liên hợp quốc.
Bài 4:
Cá(thuật ngữ) động vật có xương sống,ở dưới nước,bơi bằng vây,
thở bằng mang.
-Theo cách hiểu thông thường của ngườiViệt (cá voi,cá heo,cá sấu)là động vật ở dưới nước.
Bài 5:Hiện tượng đồng âm trong kinh tế học và quang học
 không vi phạm nguyên tắc: một thuật ngữ-một khái niệm. Vì nó được dùngng trong hai lĩnh vực trong hai lĩnh vực khoa học khác nhau.
(GV lấy thêm VD minh họa cho HS
VD:+Trong Sinh học:Vi rút có nghĩa là: “một sinh vật cực nhỏ,
đơn giản,chưa có cấu tạo tế bào gây ra các bệnh truyền hiễm.
 +Trong tin học:Vi rút có nghĩa là: “một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi, phá những thông tin lưu trữ”)
 4. Củng cố
Thế nào là thuật ngữ? Lấy ví dụ? 
 5. Dặn dò:-Học bài
-Hoàn thành các bài tập
 -Nhớ lại bài viết số1 để trả bài.
D * Rút kinh nghiệm:	
 Ngày soạn:26/9/2010 
 Tuần6 Ngày dạy:27/9/2010
Tiết 30: Trả bài làm văn số 1
 AMục tiêu cần đạt:
Giúp HS: + Nhận thấy kết quả bài làm rút kinh nghiệm, phát huy điểm tốt,sửa chữa những sai sót về các mặt: ý tứ,bố cục,câu,chính tả
 +Rút kinh nghiệm bài làm sau tốt hơn
 +Rèn kỹ năng diễn đạt,sửa chữa lỗi sai
 BChuẩn bị:
 GV: Bài viết của HS+bảng phụ (ghi những VD sai của HS)
 HS : Nhớ lại đề và bài làm của mình
C.Tiến trình lên lớp:
 1Ổn định lớp
.GV:Củng cố lại một số kiến thức văn thuyết minh(biện pháp nghệ thuật,yếu tố miêu tả)
 2. Chữa,trả bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Tìm hiểu đề bài,dàn ý
HS: nhắc lại đề bài viết
? Yêu cầu nội dung,hình thức của đề là gì?
GV: Hướng dẫn HS làm dàn ý
Hs trả lời
Gv gợi ý, dẫn dắt để hs lập dàn ý được đầy đủ, chi tiết
Gv treo dàn ý mầu để hs tham khảo.
? Em sẽ vận dụng những biện pháp nghệ thuật gì?yếu tố miêu tả ra sao? Vận dụng vào phần nào ý nào của bài?Tác dụng ra sao?
*.Hoạt động 2;Gv nhận xét bài làm của HS về ưu, nhược điểm (có VD đi kèm)
Hs tự chỉ ra ưu điểm trong bài viết của mình.
Gv chỉ ra ưu , nhược cụ thể
1.Ưu điểm:
-Bài làm đúng thể loại,yêu cầu,phương pháp thuyết minh
-Cung cấp những tri thức khách quan,chính xác,đầy đủ cụ thể về một loài cây 
-Có kết hợp yếu tố miêu tả,biện pháp nghệ thuật phù hợp
-Bố cục rõ ràng,chặt chẽ
-Trình bày sạch đẹp,khoa học
 Tiêu biểu :
 9A1: A Dũng, A My, Y Nảnh, Trang
 9A 2: Len, Nhiều. Nín 
 2.Nhược điểm:
 -Mở bài chưa có nêu được đối tương thuyết minh
 -Tri thức chưa chính xác, khách quan,chưa khái quát,chưa sâu 
( vd : Thân cây màu nâu sẫm, lá màu xanh, hoa toả mùi rất thơm. Cách thức trồng cây để đạt năng suất cao là phải chăm tưới nước, bắt sau, 
 - Diễn đạt còn dài dòng,lặp ý,lủng củng
( VD: Ở VN có rất nhiều cây loại cây nhưng vẫn khiến nhiều người khen ngon vẫn là cây lúa.
 -Câu chưa đúng cấu trúc ngữ pháp(quá dài hoặc thiếu thành phần chính)
 ( VD: Mỗi khi mùa thu đến. Bọn trẻ lại háo hức trung thu / - Dùng từ chưa chính xác , vụng về:
 - Tri thức không chuẩn xác:
 -Chữ cẩu thả,tẩy xóa nhiều
 -Trình bày giống dàn ý (gạch đầu hàng,dấu *)
 -Trình bày chưa rõ ràng giữa các ý,đoạn văn
 -Chưa sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật
 -Sa vào văn biểu cảm hoặc miêu tả
 Cụ thể: 
 9A1: Thiu, Phiếu
 9 A2: Sa Rơ, Ga La Ty....
*3.Kết quả: Lớp 9/7 Lớp 9A1 9A 2
 Điểm khá,giỏi: 6 3
 Điểm TBình:19 15
 Điểm yếu:8 16
 Điểm kém:0
*.Hoạt động3:Chữa lỗi chung:GV đưa ra những Vd sai ,lớp phát hiện lỗi sai và sửa lại(bảng phụ)
CÂU SAI
LỖI
SỬA LẠI
*.Hoạt động 4;GV trả bài,HS đổi bài cho nhau và nhận xét 
GV: Đọc bài làm tốt nhất cho lớp tham khảo ( A Dũng
Đề bài:Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
I.Tìm hiểu đề:
-Yêu cầu nội dung:Thuyết minh những tri thức khách quan xác thực về cây lúa
-Yêu cầu hình thức:Thuyết minh kết hợp biện pháp nghệ thuật có sử dụng yếu tố miêu tả
II.Dàn ý: 3 phần
Đáp án ở tiết 14,15
III.Nhận xét bài làm:
 1. Ưu điểm
 2. Nhược điểm
IV. Sửa lỗi:
V. Trả bài, ghi điểm
 3. Hướng dẫn về nhà: 
 -Xem lại bài
 - Phát huy những ưu điểm ,khắc phục những tồn tại,chuẩn bị cho bài viết số 2
4. Dặn dò 
 -Soạn bài:Mã Giám Sinh mua Kiều
 -(Đọc đoạn trích,soạn câu hỏi tìm hiểu)
D. Rút kinh nghiệm:
BÀI MT TRONG VĂN TỰ SỰ Ở TUẦN 8
Ngày soạn Ngày dạy
Tiết 5:
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
trong văn bản thuyết minh
A.Mục tiêu cần đạt: 
 + giúp HS: -Ôn tập,củng cố,hệ thống hóa k/thức về VBTM;nâng cao thông qua việc kết hợp với các b/pháp NT
 -Rèn kỹ năng biết vận dụng 1số b/pháp NT trong VBTM
B.Chuẩn bị: 
GV: Một số đề văn thuyết minh,1 số đoạn VD về văn th/minh
HS:Chuẩn bị 1 số dàn ý văn th/minh/sgk
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: ?Kể tên 1 số biện pháp NT có thể sử dụng trong VBTM? Tác dụng của những biện pháp NT đó?
Bài mới .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động:Tìm hiểu yêu cầu của các đề văn th/minh
HS: đọc đề bài /sgk
GV: nhắc lại y/cầu
-Nội dung:Công dụng,c/tạo,l/sử,chủng loại
-Hình thức:kể chuyện,tự thuật,hỏi đáp theo lối ẩn dụ,nhân hóa
*.Hoạt động2:Gvchọn 2 đềø cụ thể,HS lập dàn ý và viết mở bài
? Em hãy nhắc lại bố cục 3 phần của văn t/m?
->Đại diện nhóm 1 trình bày dàn ý đã chuẩn bị, các nhóm khác theo dõi,bổ sung
? Dựa vào dàn ý,em thấy bài t/m sử dụng những p/p t/minh nào?
? Em sẽ vận dụng những b/pháp NT gì để t/m đ/tượng?
(kể chuyện,tự thuật,nhân hóa đối đáp,y/tố m/tả)
GV: gợi ý 1 số cách MB
-Từ câu đố: “Mùa hè chẳng thấy tôi đâumùa hè”
-Từ tình huống thực tế:nóng nực,bà bảo mang quạt ra 
-Từ đoạn thơ nói về chiếc quạt của thằng Bờm
HS: trình bày MB(2 em)
GV: g/thiệu cho HS 1 số k/thức về các loại quạt:thể loại công dụng cụ thể
*.Hoạt động4:HS trình bày dàn ý chi tiết và viết mở bài cho đề 2
 1.Mở bài:G/thiệu khái quát về chiếc nón
 2.Thân bài: G/thiệu cụ thể:
 -Lịch sử:Có từ xa xưa,nhiều vùng quê chuyên làm nón truyền thống(Huế,QBình,Hà Tây)
 _Phân loại : (hình dáng nét khác biệt cơ bản của mỗi loại) 
 -Qui trình làm nón: Vật liệu: Tre,lá cọ (dừa)
 Tạo khung hình chóp gồm 16 vòng từ lớn đến bé;là lá->lợp lá lên khung->khâu->sấy,làm bóng,buộc quai
 -Công dụng:+Che mưa nắng
 +Tạo nét đẹp duyên dáng cho người phụ nữ
 +Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
 (phép NT sử dụng:kể,tự thuật,nhân hóa,thơ ca y/tố m/tả)
 3.Kết bài:Vị trí của nón trong h/tại và tương lai(có thể dùng phép so sánh với các vật dụng khác như:mũ,ô,)
*.Hoạt động 5:GV nhận xét tiết luyện tập của HS ,tuyên dương những HS,nhóm chuẩn bị bài tốt,nhấn mạnh tác dụng của yếu tố m./tả trong VBTM 
I.Đề bài:Thuyết minh 1 trong số các đồ dùng sau:Cái bút,cái quạt,cái kéo,chiếc nón
*Yêu cầu:
-Nội dung:G/thiệu tri thức k/quan về đ/tượng
-Hình thức:Sử dụng b/pháp NT
*Dàn ý:Thuyết minh cái quạt
1.Mở bài:G/thiệu khái quát về cái quạt
2.Thân bài:G/thiệu cụ thể
-Định nghĩa:Quạt là loại đồ dùng để làm cho k/khí ch/động tạo thành gió
-Phân loại: Nhiều loại quạt
+Quạt giấy
+Quạt nan
+Quạt điện(máy):trần,bàn,tường,thông gió,hơi nước
+Quạt hòm
+Quạt kéo
-Cấu tạo(h/động,chất liệu,h/dáng)
-Giá trị,công dụng:về KT,VH,Đ/S..
3.Kết bài:Vị trí của quạt trong hiện tại và tương lai(điều hòa môi trường sống,bạn đồng hành của DTVN) 
. *Hướng dẫn về nhà:-Lập dàn ý và viết mở bài cho 2 đề còn lại
 -Soạn bài “Đấu tranh cho 1 TGHB”
 (Đọc VB,soạn câu hỏi /sgk,tìm hiểu tình hình TG về v/đ chiến tranh) 
--- - - ----P-----------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6.doc