Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 9 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 9 năm 2010

Lục Vân Tiên gặp nạn

Tuần 9

Tiết 41

A/- Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs:

 1. Kiến thức

 - Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn trích, nhận biết được thái độ, tình cảm và niềm tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường mà nhân hậu.

 - Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích gần gũi, giản dị với cách kể chuyện dân gian.

 2. Kĩ năng

 - Rèn luyện kỹ năng đọc, kể chuyện, phân tích được sự đối lập thiện- ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

 3. Thái độ

 - Giáo dục lòng yêu mến, kính trọng những người có lối sống thanh cao, hết lòng vì việc thiện.

B/- Chuẩn bị:

GV: : Đọc văn bản, “Truyện Lục Vân Tiên”, đoạn trích, tài liệu.

 Hs:Trả lời câu hỏi trong SGK.

 

doc 37 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 9 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 10/10/2010
 Ngày dạy: 1/10/2010
Lục Vân Tiên gặp nạn 
Tuần 9
Tiết 41 
A/- Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs:
 1. Kiến thức
 - Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn trích, nhận biết được thái độ, tình cảm và niềm tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường mà nhân hậu.
 - Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích gần gũi, giản dị với cách kể chuyện dân gian.
 2. Kĩ năng
 - Rèn luyện kỹ năng đọc, kể chuyện, phân tích được sự đối lập thiện- ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
 3. Thái độ
 - Giáo dục lòng yêu mến, kính trọng những người có lối sống thanh cao, hết lòng vì việc thiện.
B/- Chuẩn bị: 
GV: : Đọc văn bản, “Truyện Lục Vân Tiên”, đoạn trích, tài liệu.
 Hs:Trả lời câu hỏi trong SGK. 
C/- Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
?Đọc thuộc đoạn đầu của đoạn trích: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” . 
?Nêu cảm nhận của em về tính cách của Vân Tiên?
 3.Khởi động: 
Hoạt động 1: PP vấn đáp- thuyết trình: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 2: Đọc, tiếp xúc văn bản
? Em hãy xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?( GV: Hướng dẫn đọc: Nhịp thơ lục bát, giọng kể chuyện, lời nói của nhân vật Vân Tiên và ngư ông.....
2 Hs đọc, Gv nhận xét.
GV: kiểm tra Hs 1 vài chú thích sgk (nghênh ngang, vầy lửa)
? Trong đoạn trích có mấy sự việc chính ? ( 2: LVT gặp nạn và LVT được cứu giúp)
? Hãy phân chia bố cục đoạn trích theo 2 sự việc đó ?
( Từ đầu -> “tấm lòng”: Hành động tội ác của Trịnh Hâm
 Còn lại: Việc làm nhân đức, cuộc sống trong sạch, nhân cách của ngư ông)
GV : Qua đoạn trích nói lên chủ đề gì? (Thiện - ác)
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật Trịnh Hâm:
Kĩ thuật động não
HS: Đọc lại đoạn đầu.
? Trịnh Hâm được miêu tả ở phương diện nào? 
(lời nói, hành động, nội tâm)
? Em hãy kể lại sự việc Vân Tiên gặp nạn bằng lời văn của mình ?
? Dựa vào phần tóm tắt văn bản, em hãy xác định mối quan hệ giữa Vân Tiên với Trịnh Hâm ?
? Là bạn bè nhưng tại sao Trịnh Hâm lại hại VT như vậy?
? Vậy động cơ nào mà Trịnh Hâm lại hại VT 
? Nhưng hại bạn trong hoàn cảnh bạn bị mù thì em có suy nghĩ gì về con người T/Hâm ? 
? Vậy để hại VT, T/Hâm đã lên kế hoạch và hành động ntn ?
? Em hãy phân tích kế hoạch và hành động của Trịnh. Hâm đối với VT ?
Gv: Phân tích thêm cho HS thấy sự sắp đặt âm mưu khác chu đáo.kỹ lưỡng của THâm trong kế hoạch hại VTiên
? Em có nhận xét gì về trình tự chi tiết mà tác giả đưa ra ở đoạn này ?
Hs thảo luận nhóm 5p , đại diện đưa ra kết quả, HS khác nhận xét, gv kết luận
? Từ việc phân tích các tình tiết trên, em cảm nhận gì về con người T/.Hâm (hành động, tính cách ?).
Hs trả lời, gv nhận xét, kết luận.
Gợi ý:Vì sao gọi hành động của T/.Hâm là bất nhân, bất nghĩa ?
? Dụng ý tác giả muốn nói gì về hiện thực XH thông qua hình ảnh T/.Hâm ? 
? Hành động độc ác của T/.Hâm khiến em liên tưởng đến nhân vật nổi tiếng nào trong truyện cổ dân gian nước ta ? (Lý Thông trong “Thạch Sanh”). Là hiện thân của cái ác đang leo thang và hoành hành trong xã hội cần......
GV: chuyển ý: 
 * Hoạt động 4 : Tìm hiểu nhân vật ngư ông :
 - HS: đọc đoạn còn lại :
? Hình ảnh của ngư ông là tượng trưng cho những người nào trong c/s bình thường ?
? Em hãy thuật lại những việc làm của ngư ông và gia đình để cứu sông Vân Tiên ? 
? Tác giả đã dùng ngôn ngữ ra sao ? Nhịp thơ như thế nào ? 
? Em nhận xét gì về hành động cứu người của gđ ông ngư ?
(GV: bình thêm hành động cứu người của g/đ ngư ông
? Khi hiểu được hoàn cảnh sống của Vân Tiên , ngư ông có thái độ gì ? 
? Khi thấy Vân Tiên tỏ thái độ băn khoăn do dự ông trấn an chàng bằng câu nói nào?
? Em cảm nhận được gì ở ngư ông qua câu nói ấy ? Từ câu nói này em liên tưởng đến câu nói của ai có nội dung tương tự ? Qua lời nói cho em hiểu gì về ngơ ông?
GV: bình thêm 
? Vậy ông ngư đã nói về cuộc sống lao động của mình ntn ?
? Hãy trình bày sự cảm nhận của em về cuộc sống của ngư ông ?
? Xây dựng nhân vật ông ngư, NĐC muốn gửi gắm khát vọng gì ?
GV: Bình thêm
* Hoạt động4: Hướng dẫn tổng kết 
? Em hãy khái quát những nét NT chính của văn bản ? (kết cấu, lối kể chuyện, ngôn ngữ)
GV: Nhấn mạnh thêm kết cấu theo mô típ truyện dân gian
? Tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích là gì ?
HS: Đọc Ghi nhơ/sgk.
? Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua đoạn trích?
I. Tìm hiểu chung:
 1. Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần thứ hai của truyện
 2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
II- Tìm hiểu văn bản:
 1. Nhân vật Trịnh Hâm:
- Động cơ: Ganh ghét, đố kỵ trước tài năng của Vân Tiên.
 -Hại bạn ngay cả khi bạn đã sa cơ lỡ vận-> độc ác, bất nhân.
- Hại bạn có toan tính định sẵn.
+Thời gian gây tội ác: “đêm khuya...tờ” khi mọi người đã ngủ yên.
+ Không gian hành động: giữa trời nước mênh mông.
+ Bất ngờ xô bạn xuống nước, đợi bạn không thể kêu cứu mới giả tiếng kêu trời để dễ bề phủi tội.
-Nghệ thuật: Sắp xếp tình tiết hợp lý
->Là kẻ có tâm địa ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác, bất nhân. Cái ác thành bản chất ngấm vào máu thịt Trịnh Hâm.
.
2, Hình ảnh ngư ông:
 * Việc làm: cứu vớt VT
 - Vớt ngay lên bờ
 - Hối con vầy lửa
 - Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
-> Ngôn ngữ mộc mạc,cách kể chuyện tự nhiên
=> Hành động khẩn trương chu đáo, nhiệt tình, ân cần
 *Lời nói:
Ngươi ở cùng tahẩm hút một nhà cho vui
 + Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn
=> Tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng cưu mang người bị nạn.
* Cuộc sống Ngư ông:
-> Trong sạch, ngoài vòng danh lợi, tự do, phóng khoáng, hòa nhập cùng thiên nhiên.
-> Khát vọng tác giả:
 + Một cuộc sống tốt đẹp
 + Niềm tin vào cái thiện con người lao động bình thường.
=> Quan điểm nhân dân tiến bộ.
III- Tổng kết:
- Nghệ thuật: Lối kể chuyện bình dị, kết cấu giống truyện dân gian, ngôn ngữ mộc mạc, dân dã.
 Nội dung: Ghi nhớ/sgk.
 4. Củng cố: 
- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn trích, nhận biết được thái độ, tình cảm và niềm tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường mà nhân hậu.
 5. Dặn dò
 - Học bài, thuộc đoạn trích. Chương trình địa phương
 + Sưu tầm tên tác phẩm, tác giả viết về địa phương em đang sống (những tác phẩm hay viết về địa phương )
+ Viết 1 bài ngắn gọn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một tác phẩm viết về địa phương mà em sưu tầm hoặc tự sáng tác bài văn, thơ về địa phuơng.
 +Lập bảng thống kê các tác giả ở những vùng miền trong chương trình NV9 (theo bảng đã lập ở lớp 8) (Tổ1:tác giả miền Bắc; tổ 2:miềnTrung; tổ3:miền Nam)
 D Rút kinh nghiệm:
 Tuần 9 Ngày soạn: 4/10/2010
 TIẾT 42: Ngày dạy: 11/10/2010
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)
A/-Mục đích cần đạt Giúp hs:
 1. Kiến thức.
 - Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm bắt được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phuơng mình.
 2. Kĩ năng.
 - KNBH: Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả tác phẩm văn học địa phương.
3. Thái độ
 - Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học của địa phương.
B/- Chuẩn bị:
 Gv: Sưu tầm những t/p, tác giả viết về địa phương (tranh ảnh kèm theo)
 Hs: Sưu tầm t /p, tác giả địa phương + câu hỏi phần bài tập (bảng phụ)
 những tác giả nơi khác nhưng viết về Gia Lai-Tây Nguyên.
C/- Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp.
 2. KTBC: ?Nêu nội dung,nghệ thuật chính trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”?
 3. Khởi động:
 Hoạt động 1: PP vấn đáp
Sau 1975, em biết địa phương em có những nhà văn , nhà thơ nào? viết về đề tài gì?
Hs trả lời
Gv giới thiệu nội dung bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động2
:Các tổ tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị bài của các bạn và bảng phụ thống kê kết quả của các bạn vào phiếu của tổ về những tác phẩm, tác giả địa phương mà các bạn đã sưu tầm được.
* :Kĩ thuật sơ đồ KWL
 Gv lập bảng thống kê, đại diện các tổ lên bảng điền vào những nội dung mà các tổ đã sưu tầm. Từ đó, Hs cả lớp sẽ bổ sung vào bảng thống kê của mình những tác phẩm, tác giả còn thiếu .
? Các nhà văn thơ Gia Lai có sự đóng góp ntn vào sự phát triển của VH nước nhà ? (làm cho nền VH nước nhà thêm đa dạng, phong phú hơn bởi có thêm những tác phẩm hay về mọi miền Tây Nguyên)
? Ở địa phương em có nhà văn nào tham gia vào Hội nhà văn VN ? Với những tác phẩm tiêu biểu nào ?
? Hãy kể tên những tác phẩm viết về Tây Nguyên mà em được học (đọc thêm) ? Tác giả của những tác phẩm đó là ai ?
( “Đất nước đứng lên” – Nguyên Ngọc
 “Tháng ba Tây Nguyên; Mẹ Tây Nguyên; PleiKu mưa” – Phạm Đức Long
 “PleiKu của tôi; Về PleiKu” – Phạm Thanh Hương
 “Bài ca chim Chơ Rao” – Thu Bồn
 “Bóng cây Kơ-nia” – Anh Ngọc
 “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành
 “Thác I-a-ly” – Thiên Hương
 “Một thoáng Biển Hồ” – Trần Dũng
 “Thành phố xanh” – Quốc Thành
 “I-a-ly sự mê hoặc ngọt ngào” – Văn Phát
? Em hãy đọc hoặc tóm tắt 1 trong những tác phẩm về Tây Nguyên mà em đã sưu tầm ?
* Hoạt động 3: Gv hướng dẫn Hs luyện tập:
Gv gọi Hs (đã chuẩn bị trước ở nhà) trình bày, Hs khác bổ sung, Gv sửa chữa, nhận xét.
Gv có thể giới thiệu tác phẩm văn học tiêu biểu của địa phương để hướng dẫn Hs tìm hiểu (Tác giả người địa phương viết về những vẫn đề gần gũi với đời sống hôm này đó là tập truyện ký: Bí ẩn rừng xanh của hai tác giả Gia Lai: Bùi Quang Vinh và Ngọc Tấn.
 - Những vấn đề gần gũi trong cuộc sống hôm nay từ sau 1975:
 + Nạn buôn gỗ lậu (những trò xảo thuật trong buôn bán, thói ăn chơi “nữ quái rừng xanh”)
 Gv giới thiệu tác phẩm “Rừng xà nu”, “ Đất nước đứng lên”
 *Hoạt động 4:
 Gv hướng dẫn Hs lập bảng thống kê các tác phẩm, tác giả ở các vùng miền trong chương trình NV9:
Gv gọi Hs đại diện của các tổ lên trình bày phần chuẩn bị của tổ mình.
I.:Những tác giả, tác phẩm ở địa phương (bảng thống kê).
STT
Tác giả (tuổi, quê quán, chức danh)
Tác phẩm tiêu biểu
1
2
3
4
5
Nguyễn T.Thanh Loan (1963) Bình Định, mẹ người Nam Hà, Tổng biên tập báo văn nghệ Gia Lai
Văn Công Hùng (1958) Huế, phó tổng biên tập báo VNGL.
Bùi Quang Vinh (1957) Quảng Nam, Hội viên hội VHNT G.Lai.
Nguyễn Ngọc Tấn (1859) Quảng Bình. Hội viên hội VHNT G.Lai (có nhiều bài báo in báo địa phương và trung ương)
Nguyễn Toàn (Kon Tum)
- Giữa cõi âm dương
- Trương ca ngựa trắng bay về
- Bí ẩn rừng xanh:
- Bí mật núi Ngọc Linh
Gieo hạt
II/ Luyện tập
 4. Củng cố:
- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học của địa phương.
 5. Dặn dò: - Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (ôn lại lý thuyết và làm bài tập)
D.Rút kinh nghiệm:.
Tuần:9 Ngày soạn:11/13/2010
Tiết 43: Ngày dạy: 13/10/2010
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
A/- Mục đích yêu cầu: Giúp Hs:
 1. Kiến thức
 - Nắm vững hơn hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ)
 2. Kĩ năng.
 - KN BH:Rèn luyện kỹ năng hệ th ... ước hoặc trên mặt nước bằng hoạt động của cơ thể)
? Câu trả lời của Ba có được xem là câu nói bình thương không? Vì sao? (Không, chưa đáp ứng được ndung mà người hỏi y/cầu)
? Từ đó, em có thể rút ra được điều gì trong gtiếp?
HS: Kể lại câu chuyện “Lợn cưới – áo mới”?
? Vì sao truyện lại gây cười?
(các n/v nói nhiều hơn những gì cần nói)
? Lẽ ra anh có lợn và anh có áo chỉ cần nói ntn để người nghe dễ hiểu?
? Qua câu chuyện em cần tuân thủ điều gì khi g/tiếp?
*.Hoạt động 2:Tìm hiểu phương châm về chất
HS: Đọc mẩu chuyện cười/sgk
? Truyện cười này nhằm phê phán điều gì?
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
? Em thử lấy một VD trong c/s mà điều noi ra không có bằng chứng xác thực?
? Điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp?
? Điều cần tránh ở VD1,2 có gì khác nhau?
? Trường hợp ở VD nào ta vẫn có thể chấp nhận được trong g/tiếp?Với yêu cầu gì?
? Em hãy sửa lại 2 câu nói trên để có thể chấp nhận được?
HS: Đọc ghi nhớ 2/sgk
HS: Lấy thêm VD minh họa cho p/c về chất
*.Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
HS: Đọc yêu cầu BT1
? Những câu đó mắc lỗi gì?Hãy chỉ ra những lỗi đó?
GV: Gia súc hàm chứa nghĩa : “nuôi ở nhà”
 Chim :Tất cả các loài chim đều có 2 cánh
HS: Đọc yêu cầu BT2 và làm miệng
? Những cách nói trên liên quan đến p/c hội thoại nào?
? Cách nói nào là tuân thủ p/c về chất?
HS: Đọc và làm miệng bài3
? Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong câu chuyện? Chỉ ra chi tiết đó?
GV: Đọc yêu cầu bài4
? Em hãy giải thích vì sao người ta lại dùng cách diễn đạt ở câu a và b như vậy?
Bài 5 :GV: Cho HS làm theo 2 dãy bàn:Từng bàn của từng dãy giải nghĩa từng câu thành ngữ
? Các câu thành ngữ trên vi phạm p/c hội thoại nào?
GV: Chốt lại nội dung bài học
I.Phương châm về lượng:
-Ví dụ1/sgk.
->Không nên nói ít hơn những gì mà người g/tiếp đòi hỏi
*Ví dụ 2/sgk 
->Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói
*Ghi nhớ 1/sgk
2.Phương châm về chất:
Ví dụ1/sgk
->Không nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật
Ví dụ2:(GV đưa tình huống)
->Không nói những điều mà mình không cóbằng chứng xác thực
*.Ghi nhớ 2/sgk
3.Luyện tập:
Bài 1: Lỗi trong các câu sau:
Sử dụng từ ngữ trùng lập
a.Thừa :nuôi ở nhà
b.Thừa: có 2 cánh
->vi phạm p/c về lượng
Bài 2: Điền từ thích hợp:
a.Nói có sách,máchcó chứng(tt)
b.Nói dối c.Nói mò 
d.Nói nhăng,nói cuội 
e. Nói trạng
->Vi phạm p/c về chất
Bài 3:Câu hỏi: “Rồi có nuôi được không ?”Không tuân thủ p/c về lượng(câu hỏi thừa)
Bài4:Cách diễn đạt:
a.Tôn trọng p/c về chất->Thông báo thông tin chưa có bằng chứng chính xác
b.Tôn trọng p/c về lượng->không nhắc lại nội dung trùng lặp(cũ)
Bài 5:Giải nghĩa thành ngữ:
->Vi phạm p/c về chất
 *Hướng dẫn về nhà:-Học bài, hoàn thành các bài tập vào vở
 -Soạn bài:Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 (Đọc VB tìm hiểu,VB luyện tập,trả lời câu hỏi) 
 *Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: 26/8/2008 Ngày dạy: 27/8/2008
Tiết 4:
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: -Củng cố kiến thức VBTM
 -Hiểu việc sử dụng một số biện pháp NT trong VBTM làm cho VB thêm sinh động,hấp dẫn
 -Rèn luyện kỹ năng biết sử dụng một số biện pháp NT trong VBTM 
Chuẩn bị: 
GV: Xem lại kiến thức VBTM
HS :Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp: 
 Bài mới : Giới thiệu: Ở phần làm văn lớp 8, các em đã làm quen với những kiểu VB nào?
 (Thuyết minh, nghị luận, tường trình)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động1:Ôn lại VBTM và phương pháp TM(lớp 8)
? Vậy thế nào là văn TM?
? Mục đích của VB TM là gì?
? VBTM có những tính chất gì?( Khoa học. chính xác, đầy đủ)
? Hãy kể tên các phương pháp TM thường dùng? 
*.Hoạt động2:Đọc và tìm hiểu VB: “Hạ Long – Đá và Nước”
HS: Đọc VB
? Bài văn TM đặc điểm gì của đối tượng? (Sự kì lạ của đá và nước ở vịnh Hạ Long)
? Em hãy tìm câu văn nêu khái quát sự kì lạ của vịnh Hạ Long?
? Như vậy, vấn đề thuyết minh ở đây có dễ dàng không? Vì sao?
? Em thử nêu một số đối tượng TM trừu tượng khác? 
? Thông thường nếu t/m về danh lam thắng cảnh, ta thường gthiệu những khía cạnh nào?
( - Vị trí địa lý: Nằm ở đâu trên bản đồ đất nước, thuộc hoặc giáp tỉnh nào? 
 - Diện tích: Rộng khoảng bao nhiêu?
 - Đặc điểm địa hình: Bao nhiêu hòn đảo lớn, nhỏ, động đá, hang đá, hình thù ntn?)
? Nếu t/m như vậy, thì em đã dùng phương pháp t/m gì?Đã nêu bật được sự kì lạ của Hạ Long chưa?
(Phương pháp:gthiệu, liệt kê, số liệu -> chưa đạt yêu cầu)
? Theo dõi VB,em thấy tác giả dùng những phương pháp t/m nào?
(Giới thiệu,phân tích,liệt kê,so sánh)
? Ngoài những PPTM ấy,t/giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Lấy VD minh họa?
GV giảng thêm
? Những biện pháp NT đó được t/giả sử dụng nhằm mục đích gì?
? Nếu gọi bài văn này là một VB hoàn chỉnh thì em có nhận xét gì về bố cục?
(Rõ ràng,chặt chẽ:đoạn 1 :Lời nhận xét ngắn gọn, chính xác mối quan hệ giữa Đá và Nước tạo nên vẻ kỳ lạ cho Hạ Long thì những đoạn tiếp theo giới thiệu,phân tích ý cho đoạn 1
Cụ thể:+Giải thích vai trò của nước “Tạo nên sự di chuyển..cách”
 +Phân tích những nghịch lý trongthiên nhiên :Sự sống của Đá vàNước ,sự thông minh của thiên nhiên ,qua sự liên tưởng,tưởng tượng phong phú
 Đoạn cuối là triết lý: “Trên thế giới này chẳng có gì là vô tư cả ngay cả Đá)
? Tóm lại t/giả đã trình bày sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? Trình bày được như thế là nhờ biện pháp NT gì?
HS: Đọc ghi nhớ /sgk
 ? Có phải bất cứ VBTM nào cũng sử dụng biện pháp NT không ? 
*.Hoạt động3:Luyện tập
HS: Đọc VB “Ngọc hoàng xử tội Ruồi xanh”
? Bài văn có tính chất TM không ?Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? (Tính chất chung về họ,giống,loài,về các tập tính sinh hoạt,sinh đẻ,đặc điểm cơ thể->thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh,ý thức diệt ruồi)
? Bài viết đã sử dụng những phương pháp TM nào?
? Bài TM này có gì đặc biệt?
(Gợi ý:Hình thức,nội dung)
? Tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì?
? Các BP NT này có tác dụng ntn?
HS: Llàm miệng bài2 
? Đọc đoạn VB và tìm biện pháp NT được sử dụng?
I.Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp NT trong VBTM:
1. Ôn tập VBTM
- Khái niệm
-Mục đích
- Phương pháp
2. Văn bản: “Hạ Long – Đá và Nước”
Sử dụng biện pháp tưởng tượng,liên tưởng,nhân hóa,yếu tố miêu tả
=>Hạ Long trở thành một thế giới sống có hồn
*.Ghi nhớ /sgk
II.Luyện tập:
Bài 1:Văn bản: “Ngọc hoàng xử tội Ruồi xanh”
-.Bài văn có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp những tri thức khách quan về loài ruồi một cách có hệ thống.
-Phương pháp thuyết minh:
 +Địnhnghĩa
 +Phân loại: Các loại ruồi
 +Số liệu:Số vi khuẩn,số lượng sinh sản 
 +Liệt kê:Mắt lưới,chân tiết chất dịch
-Điểm đặc biệt của VB:
+Hình thức:Giống VB tường trình một phiên tòa
+Nội dung:Giống một câu chuyện kể về loại ruồi
-Sử dụng các biện pháp NT
Kể chuyện(một vụ xử án)
Có đối thoại,tự thuật(Ruồi xanh tự thuật về mình)
Nhân hóa loài vật(ruồi,chim chóc,nhái,thằn lằn)-
>VB hấp dẫn,sinh động,lôi cuốn bạn đọc
Bài2: Biện pháp NT là lấy sự ngộ nhận hồi nhỏ(qua đối thoại) làm đầu mối câu chuyện +kể
(GV: Đoạn văn t/m tập tính chim cú dưới dạng một sự ngộ nhận (định kiến mê tín)thửa bé. Sau lớn lên đi học nhờ kiến thức khoa học mới có dịp nhận ra sự nhầm lẫn đó)
*.Hướng dẫn về nhà: 
 -Học bài
-Làm bài tập3/SBT-tr16
-Chuẩn bị bài tập cho tiết luyện tập
(Lập dàn ý:Thuyết minh cái quạt,cái bút,chiếc nón;
Tổ1,2:Cái quạt Tổ3:Cái nón Tổ 4:Chiếc nón)
	*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 27/8/2008 Ngày dạy: 28/8/2008
Tiết 5:
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A.Mục tiêu cần đạt: 
 + Giúp HS: -Ôn tập,củng cố,hệ thống hóa kiến thức về VBTM;nâng cao hơn thông qua việc kết hợp với các biện pháp NT
 -Rèn kỹ năng biết vận dụng một số biện pháp NT trong VBTM
B.Chuẩn bị: 
GV: Một số đề văn thuyết minh,một số đoạn VD về văn thuyết minh
HS:Chuẩn bị một số dàn ý văn thuyết minh/sgk
 C.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: ?Kể tên một số biện pháp NT có thể sử dụng trong VBTM? Tác dụng của những biện pháp NT đó?
 2Bài mới .
Hoạt động của thầy và tro
Nội dung
*Hoạt động:Tìm hiểu yêu cầu của các đề văn th/minh
HS: Đọc đề bài /sgk
GV: Nhắc lại yêu cầu
-Nội dung:Công dụng,cấu tạo,lịch sử,chủng loại
-Hình thức:kể chuyện,tự thuật,hỏi đáp theo lối ẩn dụ,nhân hóa
*.Hoạt động2:GV chọn 2 đề cụ thể,HS lập dàn ý và viết mở bài
? Em hãy nhắc lại bố cục 3 phần của văn t/m?
->Đại diện nhóm 1 trình bày dàn ý đã chuẩn bị, các nhóm khác theo dõi,bổ sung
? Dựa vào dàn ý,em thấy bài t/m sử dụng những phương pháp TM nào?
? Em sẽ vận dụng những biện pháp NT gì để t/m đối tượng?
(Kể chuyện,tự thuật,nhân hóa đối đáp,yếu tố miêu tả)
GV: Gợi ý một số cách mở bài
 -Từ câu đố: 
 “ Mùa đông chẳng thấy tôi đâu
 Vì tôi ngủ suốt bao lâu thyáng ngày
 Hạ về tôi thổi tôi quay
 Tan trời nóng bức hây hây gió hè”
-Từ tình huống thực tế:nóng nực,bà bảo mang quạt ra 
-Từ đoạn thơ nói về chiếc quạt của thằng Bờm
HS: Trình bày mở bài(2 em)
GV: Giới thiệu cho HS một số kiến thức về các loại quạt:Thể loại công dụng cụ thể
*.Hoạt động4:HS trình bày dàn ý chi tiết và viết mở bài cho đề 2
 1.Mở bài:Giới thiệu khái quát về chiếc nón
 2.Thân bài: Giới thiệu cụ thể:
 -Lịch sử:Có từ xa xưa,nhiều vùng quê chuyên làm nón truyền thống(Huế,Quảng Bình,Hà Tây)
 _Phân loại : (Hình dáng nét khác biệt cơ bản của mỗi loại) 
 -Qui trình làm nón: Vật liệu: Tre,lá cọ (dừa)
 Tạo khung hình chóp gồm 16 vòng từ lớn đến bé;là lá->lợp lá lên khung->khâu->sấy,làmbóng,buộc quai
 -Công dụng:+Che mưa nắng
 +Tạo nét đẹp duyên dáng cho người phụ nữ
 +Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
 (Phép NT sử dụng:kể,tự thuật,nhân hóa,thơ ca yếu tố miêu tả)
 3.Kết bài:Vị trí của nón trong hiện tại và tương lai(có thể dùng phép so sánh với các vật dụng khác như:mũ,ô,)
*.Hoạt động 5:GV nhận xét tiết luyện tập của HS ,tuyên dương những HS,nhóm chuẩn bị bài tốt,nhấn mạnh tác dụng của yếu tố miêu tả trong VBTM 
I.Đề bài:Thuyết minh một trong số các đồ dùng sau:Cái bút,cái quạt,cái kéo,chiếc nón
*Yêu cầu:
-Nội dung:Giới thiệu tri thức khách quan về đối tượng
-Hình thức:Sử dụng biện pháp NT
*Dàn ý:Thuyết minh cái quạt
1.Mở bài:Giới thiệu khái quát về cái quạt
2.Thân bài:Giới hiệu cụ thể
-Định nghĩa:Quạt là loại đồ dùng để làm cho không khí chuyển động tạo thành gió
-Phân loại: Nhiều loại quạt
+Quạt giấy
+Quạt nan
+Quạt điện(máy):trần,bàn,tường,thông gió,hơi nước
+Quạt hòm
+Quạt kéo
-Cấu tạo(hoạt động,chất liệu,hình dáng)
-Giá trị,công dụng:về kinh tế, văn hoá, đời sống..
3.Kết bài:Vị trí của quạt trong hiện tại và tương lai(điều hòa môi trường sống,bạn đồng hành của DTVN) 
. *Hướng dẫn về nhà:-Lập dàn ý và viết mở bài cho 2 đề còn lại
 -Soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”
 (Đọc VB,soạn câu hỏi /sgk,tìm hiểu tình hình thề giới về chiến tranh) 
	 *Rút kin h nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc