Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 11

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 11

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 Huy Cận

I.MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

-HS biết:

 +Nguồn cảm hứng dào dạt của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng CNXH.

 +Những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh , bút pháp nghệ thuật, ngôn gữ trong một sáng tác của nhà thơ thuôc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.

-HS hiểu:

+Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. +Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

+Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

 2. Kỹ năng:

 -Đọc- hiểu một tác phẩm hiện đại.

 -Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

 -Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả đề cập đến trong tác phẩm.

 

doc 31 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 Tiết CT:51
Ngày dạy: 1/10/2010 Tuần CM: 11
 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
 Huy Cận 
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: 
-HS biết:
 +Nguồn cảm hứng dào dạt của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng CNXH.
 +Những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh , bút pháp nghệ thuật, ngôn gữ trong một sáng tác của nhà thơ thuôc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.
-HS hiểu:
+Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. +Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
+Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
 2. Kỹ năng:
 -Đọc- hiểu một tác phẩm hiện đại.
 -Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
 -Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả đề cập đến trong tác phẩm.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục tình cảm yêu quê hương, yêu lao động, sẵn sàng góp phần mình xây dựng quê hương đất nước. Tích hợp môi trường
II.TRỌNG TÂM:
-Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn lúc hoàng hôn, về đêm và lúc bình minh và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
-Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Chân dung tác giả Huy Cận, bảng phụ ghi bố cục
 2. Học sinh: soạn bài, vở bài tập
iV. TIẾN TRÌNH:
 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:: 9A5......................9A4......................
 2 Kiểm tra miệng :: 
Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
 a.Đọc thuôc lòng khổ thơ đầu và nêu nghệ thuật bài thơ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính? 8đ
*Nghệ thuật : 5đ
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, cĩ tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
-Sử dụng ngơn ngữ đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung , nghịch ngợm.
-Đọc thuôc lòng khổ 1 3đ
b.Đọc thuôc lòng khổ thơ cuối và nêu ý nghĩa bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính? 8đ
*.Ý nghĩa bài thơ: 5đ
Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống Mỹ xâm lược.
-Đọc thuôc lòng khổ cuối 3đ
Câu 2: Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học, gồm cả phần tự nghiên cứu bài mới:
a. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá tác giả là ai? 2đ
-Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá tác giả Huy Cận 3đ
b. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá sáng tác vào thời gian nào? 2đ
 Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá sáng tac vào năm 1958 2đ
 3.Bài mới: Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Sự chuyển biến và trưởng thành của thơ Huy Cận là kết quả trự tiếp của những ngày càng ngập sâu vào cuộc đời- hiện thân khỏe khoắn nhất cho sự sống. Gương mặt của cuộc đời là gương mặt của nhân quần - lao động - đấu tranh - sáng tạo. Ông đã tìm ra mối hòa điệu của lao động, của con người lao động với mạch sống đang lên từng ngày tươi da thắm thịt của đất nước. Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ tiêu biểu của sự hòa điệu ấy. Đúng như Tố Hữu đã viết :
	Yêu biết mấy những bước đi dáng đứng 
Của đời ta chập chững buổi đầu tiên
	Tập làm chủ tập làm người xây dựng
Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc giọng phấn chấn hào hùng, chú ý các nhịp 4/3, 2-2/3, các vần trắc nối tiếp xen với những vần bằng tạo nên âm hưởng vừa chắc khỏe vừa vang xa trong thể thất ngôn trường thiên 4 câu/ khổ .
- Giáo viên treo chân dung tác giả 
- Em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác giả Huy Cận .
- Giáo viên mở rộng : Thơ Huy Cận viết về thiên nhiên, về vũ trụ thường có một vẻ đẹp riêng “ Khi xưa thơ của Huy Cận hay sầu lắm nhưng khi theo CM thơ Huy Cận tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới” (Xuân Diệu) .
- Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ .
- Học sinh trình bày 
.Giáo viên mở rộng : Bài thơ được viết vào giữa năm 1958 , khi đất nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp , miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới . Niềm vui, niềm tự hào của cuộc sống làm ăn tập thể đã làm cho Huy Cận xúc động viết nên bài thơ này.
- Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, hãy tìm bố cục của bài thơ . 
* Bố cục 3 phần : 
- Hai khổ đầu : Cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người .
- 4 khổ tiếp theo : Cảnh hoạt động của đoàn thuyền .
- 1 khổ cuối : Cảnh đoàn thuyền trở về .
? Từ bố cục em hãy nêu mạch cảm xúc trong bài thơ?
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- Giáo viên đọc khổ thơ đầu ---> khổ thơ này giới thiệu cảnh đoàn thuyền ra khơi . Thiên nhiên ở đây được miêu tả như thế nào ? 
?Nghệ thuật gì được sử dụng ở đoạn 1 này ?
. Giáo viên mở rộng : Lúc đầu tác giả viết Mặt trời xuống biển như cục lửa ---> đổi hòn lửa 
. Hình ảnh liên tưởng so sánh vũ trụ là ngôi nhà lớn, biết tắt lửa, sập cửa, cài then---> thời gian đã về đêm. Màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cài cửa
- Con người lao động được miêu tả có gì đặc biệt ? ( Hay những người lao động ở đây ra khơi lúc đêm khuya, chi tiết này có ý nghĩa gì?) 
. Con người ở đây làm việc ngày đêm không nghỉ. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như đã có một sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căng buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi
- Giáo viên liên hệ giáo dục tư tưởng 
- Giáo viên diễn giảng : Đoàn thuyền “lại” ==> không phải là 1 chiếc mà là nhiều chiếc không phải lần đầu ...
- Khi ra khơi tâm trạng của người lao động như thế nào ? 
?Em hãy so sánh hai hình ảnh giữa con người và biển cả?
?Đoàn thuyền đánh cá ngoài khơi được miêu tả như thế nào ? Tác giả sử dụng bút pháp có gì đặc biệt?
 “Thuyền ta... biển bằng”
Có nét hiện thực của công việc đánh cá, nhưng được thi vị hóa, mơ mộng hóa : thuyền lái bằng gió, buồm hóa buồm trăng, trăng gõ nhịp ...
Hình ảnh “ Đêm thở... Hạ Long” --> từng đợt sóng nhấp nhô mặt biển “ đêm thở” .
- Những người đánh cá ngoài khơi được khắc họa như thế nào ?
 Nét gì nổi bật ở họ ?
. Nét nổi bật ở họ là niềm vui say sưa bởi tiếng hát không dứt trong toàn bài : hát ra đi, hát gọi cá vào, hát xếp lưới ., dò bụng biển,dàn đan thế trận 
 “Ta hát...trăng cao”
- Em thấy công việc của những người đánh cá như thế nào ? 
. Vất vả, cực nhọc đầy nguy hiểm. tinh thần lạc quan tin tưởng ( hát)--> xem cuộc đánh cá như một cuộc du ngoạn .
- Em có nhận xét gì về biển ? 
 -Nét đặc sắc của biển được chú ý là gì ? Tại sao tác giả lại chú ý nhiều điều đó ? 
- Học sinh thảo luận nhóm nhỏ 
- Giáo viên chốt ý : Biển trong bài thơ là biển đẹp, biển bao dung, biển giàu có. Biển giàu có đó là tài nguyên- nguồn hải sản chúng ta khai thác để xây dựng đất nước ( cá thu...sáng, cá songhồng, vẩy bạcđông, mắt cá huy hoàng) Những hình ảnh này có vẻ đẹp của tranh sơn mài lung linh, huyền ảo, được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực. Trí tưởng tượng nối dài chấp cánh cho hiện thực trở nên kỳ ảo làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên
-THMT: Để giữ được môi trường của biển như thế chúng ta phải làm gì?
- HS thảo luận nhóm nhỏ-trình bày
* GV chốt ý: Không để biển phải bị ô nhiễm, giữ môi trường nước trong lành, giữ gìn vệ sinh bờ biển, không xả rác trên bờ biển...
GV liên hệ thực tế giáo dục HS
I. Đọc- tìm hiểu chú thích : 
 1- Đọc: 
 2- Tìm hiểu chú thích :
- Tác giả : 
 Huy Cận ( 1919- 2005 ). Ông là một trong những nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ : giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.
-Mạch cảm xúc trong bài thơ theo trình tự thời gian đoàn thuyền ra khơi và trở về.
II. Đọc- phân tích : 
*Nội dung:
1.Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi :
- Thiên nhiên đã vào trạng thái nghỉ ngơi. Nhân hóa , so sánh
-Con người ra khơi đánh cá một khí thế hăm hở, tin tường. Cảm hứng lãng mạn .
-> Sự đối lập giữa thiên nhiên và con người như sự giao hòa thiên nhiên giúp con người ra khơi nhanh hơn
2- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trong đểm trăng:
-Thuyền:
 Chi tiết lãng mạn con thuyền kì vĩ lớn lao , ngang tầm với vũ trụ .
-Ngư dân:
 Chinh phục thiên nhiên , có kỹ thuật giàu kinh nghiệm.
.Họ lạc quan tin tưởng.
-Biển: 
Đẹp lộng lẫy, nhiều màu sắc và giàu có
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
 1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển nào?
2.Nêu cảm nghĩ của em về biển quê hương?
1. Hạ Long ( Quảng Ninh)
2.Tự hàovì biển của đất nước ta giàu có
 -Em càng yêu mến.bảo vệ vùng biển quê hương vì đó chính là nguồn tài nguyên vô giá đem lại giàu có cho Tổ quốc .
 5 Hướng dẫn học sinh tự học :
-Đối với bài học tiết học này:
 +Đọc lại bài thơ học thuộc lòng .
 +Phân tích : Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi , cảnh đoàn thuyền đánh cá trong đểm trăng
-Đối với bài học tiết học tiếp theo:
 +Tìm chi tiết khắc họa hình ảnh bình minh trên biển và đoàn thuyền trở về.
 +Khổ thơ cuối có gì đặc biệt so với khổ thơ đầu.
 +Ý nghĩa bài thơ. 
 +Nghệ thuật 
V. Rút kinh nghiệm:
-Nội dung:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Phương pháp:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ... ững nội dung nào ?
* Hoạt động 4 : Giáo viên sửa lổi của học sinh 
Giáo viên treo bảng phụ ghi lỗi của học sinh 
- Gọi học sinh lên bảng sửa .
* Hoạt động 5 : GV nhắc lại một số ưu , tồn của Hs
* Hoạt động 6 : GV đọc bài văn hay
* Hoạt động 7 : Giáo viên phát bài kiểm tra cho học sinh 
1- Đề bài :
1.Chép lại 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” Nêu nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ ấy 3đ
2.Tóm tắt ngắn gọn truyện “người con gái Nam Xương” 2đ
3.Giá trị hiện thực xuyên suốt của những truyện Trung Đại đó là những nội dung nào? 3đ
4. Bằng hiểu biết của mình em hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ dưới xã hội phong kiến ? 2đ
2- Phân tích đề :
-Chép đúng chính tả, nêu đúng nội dung, nghệ thuật tám câu thơ cuối đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích
-Tóm tắt đủ các nội dung chính, ngắn gọn.
-nêu đúng giá trị hiện thực truyện Trung Đại.
-Cảm nhận đúng sâu sắc, có giá trị biểu cảm.
3.Dàn ý:
-Nội dung: Phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực tại phủ phàng, buồn khơng vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận cuộc đời vơ định.
-Nghệ thuật: Tả cảnh ngự tình, câu hỏi tu từ, điệp ngữ tạo nên điệp khúc của tâm trang 1đ
2.Vũ Thị Thiết là người con gái đẹp người đẹp nết được Trương Sinh cưới về . Trương Sinh đi lính, nàng ở nhà nuôâi con, lo cho mẹ chồng chu đáo. Trương Sinh trở về nghi vợ thất tiết đánh đuổi đi. Nàng tự vận và sống dưới thuỷ cung. Trương Sinh thấu được nỗi oan của vợ và lập đàn tràng nhưng Vũ Nương chỉ hiện về trong giây lát.(2đ)
3.Giá trị hiện thực xuyên suốt những truyện Trung Đại:
-Tố cáo bọn vua quan hèn nhát ( vua Lê-Hoàng Lê nhất thống chí)
-Phê phán thói ăn chơi xa hoa trụy lạc bọn vua quan ( Chuyẹân cũ trong phủ chúa Trịnh)
-Tố cáo chế độ gia trưởng , chồng chúa vợ tôi (Chuyện người con gái Nam Xương )
-Tố cáo xã hội đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người ( Truyện Kiều)
-Tố cáo những con người bất nghĩa , bất nhân ( Lục Vân Tiên)
4. Vũ Thị Thiết, Thúy Kiều
-Đấy là những người phụ nữ đẹp 
 -Số phận bất hạnh
 4 Sửa lỗi 
Phần sai
Loại lỗi
Phần sửa đúng
mang mác, mặt dềnh, mới xa, gió cuống 
- Đã phát hoạ được tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều
- Từ “Buồn trông “ đã giúp cho Nguyễn Du sử dụng khá thành công và đặc sắc qua nghệ thuật điệp ngữ “Buồn trông”
 -Chính tả 
-Dùng từ , đặt câu
-Diễn đạt 
man mác, duềnh, mới sa, gió cuốn 
 Nguyễn Du đã khắc họa
- Nguyễn Du sử dụng khá thành công và đặc sắc nghệ thuật điệp ngữ “Buồn trông”
5.Củng cố:
- Ưu điểm :
+ Các em trả lời đúng theo yêu cầu qui định
+ Một số bài trình bày đẹp, chữ viết rõ ràng 
- Tồn tại : 
+ Một số em lười học bài nên còn bỏ trống nội dung, không trả lời 
+ Không thuộc thơ --> viết bậy 
+ Còn sai lỗi chính tả thông thường 
+ Một số bài ghi bỏ dấu chưa đúng, chữ viết khó xem.
6.Đọc bài văn hay: Thúy An 9A 7, Thúy 9A 4
7.Phát bài:
8.Thống kê điểm:
Lớp 
3- 4
5-6
6,5-7,5
8-10 
9A 4
9A 7
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
4.Câu hỏi, bài tập củng cố :
?Trong truyện Trung Đại em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao em thích ?
-HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời , GV cần tôn trọng ý kiến của các em, không nên áp đặt hay gợi ý để các em có điều kiện trình bày theo cảm tính riêng của mình.
5 Hướng dẫn học sinh tự học:
-Đối với bài học ở tiết này:
	+Ôân lại các kiến thức của truyện Trung Đại
	+Nắm nội dung nghệ thuật từng văn bản.
-Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 +Chuẩn bị : bài thơ Bếp lửa- Bằng Việt
 + Tác giả, tác phẩm.
 +Tác giả viết bài thơ này khi nào?
 + Bếp lửa, gợi nhớ về bà và tuổi thơ.
 + Cảm nghĩ của người cháu.
V. Rút kinh nghiệm:
 -Nội dung:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 -Phương pháp:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 21, 22
Ngày dạy:29/10/2011
ƠN TẬP VĂN BẢN ĐỒN THUYỀN ĐÁNH CÁ
I.Kiến thức cơ bản:
*Tác giả : 
 Huy Cận ( 1919- 2005 ). Ông là một trong những nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ : giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.
 -Mạch cảm xúc trong bài thơ theo trình tự thời gian đoàn thuyền ra khơi và trở về.
*Nội dung:
1.Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi :
- Thiên nhiên đã vào trạng thái nghỉ ngơi. Nhân hóa , so sánh
-Con người ra khơi đánh cá một khí thế hăm hở, tin tường. Cảm hứng lãng mạn .
-> Sự đối lập giữa thiên nhiên và con người như sự giao hòa thiên nhiên giúp con người ra khơi nhanh hơn
2- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trong đểm trăng:
-Thuyền:
 Chi tiết lãng mạn con thuyền kì vĩ lớn lao , ngang tầm với vũ trụ .
-Ngư dân:
 Chinh phục thiên nhiên , có kỹ thuật giàu kinh nghiệm.
.Họ lạc quan tin tưởng.
-Biển: 
Đẹp lộng lẫy, nhiều màu sắc và giàu c
3. Bình minh trên biển , đoàn thuyền đánh cá trở về:
-Bình minh rất đẹp. Nhân hóa
-Thành quả lao động thật chói lọi, tưng bừng . Nhân hóa 
-Ngư dân đã tranh thủ thời gian để lao động cống hiến, để xây dựng .
-> Khẳng định niềm tin vào tương lai vào cuộc sống ấm no.
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của ngững con người lao động mới.
II. Bài tập :
1. Viết đoạn văn phân tích khổ thơ thứ 1
 - Thiên nhiên đã vào trạng thái nghỉ ngơi với nghệ thuật nhân hóa , so sánh. Con người ra khơi đánh cá một khí thế hăm hở, tin tường. Cảm hứng lãng mạn . Sự đối lập giữa thiên nhiên và con người như sự giao hòa thiên nhiên giúp con người ra khơi nhanh hơn
2. Viết đoạn văn phân tích khổ thơ cuối cùng 
-Bình minh rất đẹp. Thành quả lao động thật chói lọi, tưng bừng . Nhân hóa gư dân đã tranh thủ thời gian để lao động cống hiến, để xây dựng . Khẳng định niềm tin vào tương lai vào cuộc sống ấm no.
3. Phân tích nghệ thuật của bài thơ?
*Nghệ thuật:
-Bút pháp lãng mạn, với các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, phóng đại.
 +Khắc họa hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, bình minh, hình ảnh biển và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
+Miêu tả hài hòa giữa thiên nhiên và con người
-Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
III. Rút kinh nghiệm:
..
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : NGỮ VĂN 9
THỜI GIAN : 90 PHÚT
A. Văn-Tiếng Việt ( 4điểm )
Câu 1: 2điểm
-Chép lại khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
-Nêu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ ấy.
Câu 2:
-Có mấy phương châm hội thoại? Kể ra ? 1 điểm
-Những thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào : dây cà ra dây muống, lúng búng như ngậm hột thị.
B. Tập làm văn ( 6 điểm)
Em hãy kể lại tiết sinh hoạt cuối tuần, trong tiết sinh hoạt đó em phát biểu ý kiến Nam là một học sinh tốt.
ĐÁP ÁN :
VĂN –TIẾNG VIỆT : 4điểm
Câu 1: 
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi (1điểm ) 
-Sai một lỗi trừ 0,5 đ
-Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, cảm hứng lãng mạn của tác giả (0,5 điểm )
-Nội dung : thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại hoạt động. Thiên nhiên như tiếp sức cho con người ra khơi nhanh hơn. (0,5 điểm )
Câu 2:
-Có năm phương châm hội thoại : phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm lịch sự cách thức (1điểm)
-Hai câu thành ngữ trên liên quan đến phương châm cách thức (1điểm)
 B. TẬP LÀM VĂN : 6 điểm
 Yêu cầu hình thức: 
	-Trình bày sách đẹp , bố cục đủ ba phần
	-Chữ viết dễ đọc, không sai chính tả
* Yêu cầu về nội dung: 	
	1. Mở bài: 1, 5 điểm
	 -Giới thiệu tiết sinh hoạt diễn ra như thường lệ của lớp
	 2. Thân bài: 3điểm
	-Các tổ trực lần lượt báo cáo 
	-Lớp trưởng tổng kết phần xếp loại và phê bình cũng như bình bầu tổ hạng nhất.
	-Lời nhận xét của cô chủ nhiệm và phương hướng tuần sau.
	-Ý kiến của em khi không thấy Nam có tên trong danh sách khen tuần này ( diễn biến tâm trạng, thái độ, hồi họp của em khi chuẩn bị đúng lên phát biểu ý kiến)
	-Thái độ của Nam
	-Thái độ của các bạn và lời nhận xét của cô.
	3. Kết luận :
	-Tâm trạng của em lúc này.
Biểu điểm:
-Đảm bảo hình thức , đảu các ý, có ý hay, diễn đạt tốt. 5-6 đ
-Đảm bảo hình thức , đủ các ý, diễn đạt đôi chỗ chưa lưu loát 4-5đ
-Đảm bảo hình thức, còn thiếu một vài nội dung, diễn đạt chưa mạch lạc, sai nhiều lỗi chính tả. 2-3đ
- Chữ viết chưa đẹp, bài không sạch sẽ, thiếu nhiều ý cơ bản, chưa thông ý, rườm rà 0,5đ-1 đ
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9
Tên chủ đề
Thông hiểu 
Nhận biết 
Vận dụng cấp thấp
 Vận dung cấp cao
Chủ đề 1 :Thơ hiện đại
-Thuộc thơ 1điểm
-Nhận ra nội dung, nghệ thuật 1điểm
Chủ đề 2 : Các phương châm hội thoại
-Kể đủ các phương châm hội thoại 1điểm 
Nhận ra đúng phương châm hội thoại 1điểm
Chủ đề 3 : Văn tự sự
-Nắm được sự việc, nhân vật, diễn biến, bố cục ba phần đúng thể loại văn tự sự.
3 đ
-Nêu được chủ đề, sắp xếp các sự việc hợp lý, dùng ngơn ngữ thích hợp, từ ngữ đoạn văn. 1đ
-Nêu được chủ đề, sắp xếp các sự việc hợp lý, dùng ngơn ngữ thích hợp, từ ngữ đoạn văn. 1đ
-Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo khi làm bài cĩ nhiều ý tưởng hay, ấn tượng. 1đ
5đ
3đ
1đ
1đ
Cộng %
50%
30%
10%
10%
Ngày 15/11/2011
GVBM
Đồng Thị Mười

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc