Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 13

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 13

Tiết : 61 LÀNG

 Ngày dạy Kim Lân

1. MỤC TIÊU:

 a.Kiến thức: giúp HS :

 - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.

 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

 b. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

 c. Thái độ:

 Giáo dục HS lòng yêu nước, yêu cách mạng, tinh thần kháng chiến

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 61 LÀNG
 Ngày dạy Kim Lân
1. MỤC TIÊU:
 a.Kiến thức: giúp HS :
 - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.
 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
 b. Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
 c. Thái độ:
 Giáo dục HS lòng yêu nước, yêu cách mạng, tinh thần kháng chiến
2. CHUẨN BỊ:
 a. Giáo viên: chân dung Kim Lân, bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm
 b. Học sinh: Soạn bài, vở bài tập
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: đọc diễn cảm, gợi tìm, đàm thoại, dùng lời giảng có nghệ thuật
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1- Ổn định tổ chức: 9A3................................9A4.............................
 4.2- Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi :
 ? Đọc thuộc lòng bài thơ Ánh Trăng- Nguyễn Duy. ( 4 điểm)
 - HS đọc đúng, diễn cảm.
 ? Em hiểu gì về cử chỉ giật mình của tác giả trong câu thơ cuối bài thơ Ánh trăng (4 điểm).
 . Đáp án : Cái giật mình là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái giật mình của sự ăn năn, tự trách, tự thấy mình phải thay đổi cách sống.
Cái giật mình tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên.
 -Bài tập trắc nghiệm:(GV sử dụng bảng phụ)
 ? Chủ đề của bài thơ Ánh Trăng là gì ? ( 1 điểm)
 A. Tả cảnh đêm trăng, ánh trăng ở thành phố.
 B. kể chuyện về những kỉ niệm cuộc đời chiến đấu và công tác của tác giả.
 C. Lời tự vấn lương tâm.
 D. Qua câu chuyện Ánh trăng, vầng trăng, tác giả tự thấy “ giật mình vì đã lãng quên quá khứ gian khổ.
 . Đáp án : Câu D
 ? Bài thơ Ánh Trăng thuộc thể loại nào ? ( 1 điểm)
 A.Thơ trữ tình. C. Thơ trữ tình - tự sự ( mang nhiều yếu tố tự sự)
 B.Thơ tự sự. D. Thơ tự sự - trữ tình( mang nhiều yếu tố trữ tình).
 . Đáp án : Câu C. 
 4.3- Giảng bài mới: Anh đi anh nhớ quê nhà
 Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương...
 Câu ca dao trên đã giúp chúng ta thấy được tình cảm của mỗi người dân Việt Nam luôn gắn bó với làng quê của mình suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống nhờ làng, chết nhờ làng. Không có gì khổ bằng phải bỏ làng tha hương cầu thực, lâm vào cảnh sống nơi đất khách...tình cảm đó được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt: kháng chiến chống Pháp, để viết nên truyện ngắn đặc sắc: Làng.
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung bài học
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn chữ to , chú ý những từ ngữ địa phương( liếp : phên; ghét thậm : ghét lắm; vưỡn: vẫn,...)
- Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc 
- Giáo viên treo chân dung tác giả Kim Lân
- Em hãy trình bày đôi nét về tác giả Kim Lân ?
- Học sinh trình bày, học sinh khác bổ sung.
- GV chốt ý:
.Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
- Gv hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
- Giáo viên nêu tóm tắt phần đầu của truyện mà SGK lượt bớt 
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- Để khắc họa nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống truyện như thế nào? Tình huống này có tác dụng gì ? 
- HS thảo luận nhóm nhỏ.
- GV chốt ý --> giáo dục học sinh.
. Tạo nên một cái nút thắt của câu chuyện, gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão đáng thương và đáng trọng ấy. Tình huống này cho thấy lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến bao trùm và chi phối tình cảm quê hương của ông Hai.
I- Đọc-tìm hiểu chú thích :
 1- Đọc : 
 2-Tìm hiểu chú thích:
 - Tác giả: 
 + Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn
 + Kim Lân am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân .
 - Tác phẩm : ( SGK ) 
II. Đọc-tìm hiểu văn bản : 
 1- Tình huống cơ bản của truyện :
- Khi ở nơi tản cư, lúc nào ông Hai cũng da diết nhớ về làng và tự hào về nó, thì bỗng nghe được tin dân làng Chợ Dầu yêu quý của ông trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại Cụ Hồ.
 4.4 Củng cố và luyện tập: GV treo bảng phụ, 
 - Truyện ngắn Làng viết về đề tài gì ?
 A. Người tri thức C. Người nông dân.
 B. Người phụ nữ. D. Người lính
 . Đáp án: Câu C
 - Tác giả đặt ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình?
 A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe nhờ người khác đọc.
 B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.
 C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai
 D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng Chợ Dầu của mình.
 . Đáp án: Câu B.
 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học: GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung tiết 2(TT):
 + Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
( thử thách của tình yêu làng).
 + Nhận xét về ngôn ngữ và lời kể của nhà văn. 
5. Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết : 62 LÀNG(TT)
 Ngày dạy Kim Lân
 1. MỤC TIÊU: ( như tiết 61 )
 2. CHUẨN BỊ:
 a. Giáo viên: bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm, giáo án.
 b. Học sinh: Soạn bài, vở bài tập
 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: đọc diễn cảm, gợi tìm, đàm thoại,sử dụng lời giảng có nghệ thuật
 4. TIẾN TRÌNH:
 4.1- Ổn định tổ chức: kiểm diện 9A3...........................9A4...........................................
 4.2- Kiểm tra bài cũ : GV gọi một HS nhắc lại tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai .
 . Khi ở nơi tản cư, lúc nào ông Hai cũng da diết nhớ về làng và tự hào về nó, thì bỗng nghe được tin dân làng Chợ Dầu yêu quý của ông trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại Cụ Hồ. 
 4.3-Giảng bài mới: Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn , là nơi gắn bó thân thiết nhất khi ta lọt lòng cũng như khi về với đất mẹ quê hương. Vì vậy, mỗi người có những cách thể hiện tình cảm của mình với quê hương khác nhau mà đặc biệt nhất là trong thời kỳ chiến tranh. Tình cảm yêu làng của nhân vật ông Hai được thử thách như thế nào qua tình huống các em vừa nêu? Tiết học hôm nay cô trò ta hiểu được tình cảm ấy.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai .
- Em hãy tóm tắt phần truyện kể về nhân vật ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng?
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
. GV: Cái tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo giặc nghe được từ một người tản cư đã khiến ông Hai luôn dằn vặt đau khổ vì ông vốn là người làng Chợ Dầu.Không dám trò chuyện cùng ai, ông đành trò chuyện với con út để tỏ tấm lòng trong sạch, ngay thẳng của mình với làng quê, với đất nước và kháng chiến.
- Trước khi nghe tin dữ, ông Hai ở đâu? Tâm trạng ông thế nào? Ý nghĩa nghệ thuật của chi tiết này là gì?
- HS thảo luận nhóm nhỏ, trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
. GV: Ông Hai ở phòng thông tin. Tâm trạng của ông rất phấn chấn: “Ruột gan ông lão cứ múa lên, vui quá!”.
Ý nghĩa của chi tiết này là chuẩn bị cho ông Hai nhận tin buồn.Vui vì kháng chiến khắp nơi thắng lợi bao nhiêu nhận được tin buồn càng làm cho ông Hai cụt hứng và đau khổ bấy nhiêu.
- Khi nghe tin do những người tản cư từ Gia Lâm cho biết : cả làng chúng nó Việt gian theo Tây, tâm trạng của ông Hai như thế nào ?
- Học sinh thảo luận .
- Học sinh trình bày .
. GV: Cử chỉ đầu tiên của ông là lảng chuyện, cười cái cười nhạt thếch của sự bẽ bàng, rời quán về nhà( ở nhờ)...
- Từ lúc nghe được cái tin dữ ấy thì diễn biến tâm trạng của ông Hai như thế nào ?
- Ở ông Hai, tình cảm yêu làng có quan hệ như thế nào với lòng yêu đất nước?
. Tình yêu làng quê gắn với lòng yêu nước. Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình cảm ấy đã dẫn đến một cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai.
+ Bị đẩy vào tình thế bế tắt, tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình đi “ Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn nối tiếp tơi bời” trong đầu ông “ Đi đâu bây giờ?”. “ Không ai muốn chứa chấp dân làng Việt gian”, “ Mà dẫu vì có ....cụ Hồ người ta chẳng ...đi đến đâu”.
+ hay là quay về làng?...Cũng có thể, “ Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...”
==> Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắt, đòi hỏi phải được giải quyết.
- Cuối cùng ông đã lựa chọn cách nào để giải quyết mâu thuẫn nội tâm ?
- HS trình bày.
- HS khác bổ sung.
. Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông : “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê.
- Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không  ... câu chuyện có những không khí của cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu, tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật.
 - Những hình thức độc thoại, độc thoại nội tâm: giúp nhà văn khắc họa được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu - cái làng mà ông luôn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện - của ông theo giặc, nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn.
- Qua những ví dụ cô trò ta vừa phân tích, em nào hãy rút ra kết luận về nội dung bài học :
- Đối thoại là gì ?
- Độc thoại và độc thoại nội tâm?
- HS trình bày.
- GV chớt ý, gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ Tr. 178.
* Hoạt đợng 2 : GV hướng dẫn HS luyện tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập : Phân tích tác dụng của hình thức đới thoại trong đoạn trích.
- GV gợi dẫn giúp HS tìm lượt lời của nhân vật ơng Hai và bà Hai.
==> Nhận xét .
- HS thảo luận, trình bày.
-HS nhóm khác nhận xét, bở sung.
- GV sửa chữa, HS ghi vào vở bài tập.
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
 Ví dụ : ( SGK/ Tr.176 - 177)
 - Đối thoại: 
 Hai người phụ nữ nói chuyện với nhau
- Độc thoại:
Ông Hai nói với chính mình (thành lời). 
- Độc thoại nội tâm:
 Ông Hai hỏi chính mình (không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai ).
- Tác dụng của những hình thức đối thoại trên:
 + Tạo không khí thật.
 + Biểu lộâ thái độ người tản cư.
 + Tạo tình huống đi sâu vào nội tâm.
 + Chuyện kể sinh động hơn.
 Ghi nhớ : (SGK/Tr.178)
II- Luyện tập :
1.Lời thoại của ông Hai và bà HaiàTác giả làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc
 .
 4.4 Củng cố và luyện tập:
 GV treo bảng phụ cho HS chơi trò chơi chọn câu trả lời đúng về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ( GV có 4 bảng ghi chữ :
 + Bảng 1 : độc thoại.
 + Bảng 2+ 3 : độc thoại nội tâm.
 + Bảng 4 : đối thoại.
 ==> HS sẽ đính vào 4 ví dụ )
Ví dụ 1: Ông lão ôm thằng con lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó khẽ hỏi:
 - Húc kia!Thầy hỏi con nhé, con là ai?
 - Là con thầy mấy lị con u.
 - Thế nhà con ở đâu?
 - Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
Đối thoại
- Ví dụ 2 : 
“ Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa.Ai người ta buôn bán mấy.Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...”
Độc thoại nội tâm
tâ ttta a tâ tâmttâm tâm
- Ví dụ 3 :
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
 Tin sương luống những rày trông mai chờ,...
Độc thoại
- Ví dụ 4 :
 “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
Độc thoại nội tâm
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Về nhà xem và học kỹ nội dung bài học.
 - Đọc lại một số tác phẩm đã học để chọn lựa ví dụ : đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
 - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 còn lại ở nhà : Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 - Chuẩn bị bài mới : Luyện nói : Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
 + Chuẩn bị ở nhà 3 đề ở SGK / Tr. 179.( Lập đề cương cho bài nói ==> đến lớp trình bày).(Nhóm 1,2: đề 1, nhóm 3,4: đề 2, nhóm 5,6: đề 3)
5 .Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết: 65
Ngày dạy:
LUYỆN NÓI :TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
1. MỤC TIÊU:
 a.Kiến thức: giúp học sinh:
 Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học về văn bản tự sự.
 b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
 c. Thái độ: giáo dục ý thức khi kể cần có sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
2. CHUẨN BỊ:
 a. Giáo viên: bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm, giáo án
 b. Học sinh: chuẩn bị bài 
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: hợp tác.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1- Ổn định tổ chức: kiểm diện. 9A3..................................9A4...................................
 4.2- Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi :
 - Em hãy cho biết: Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Cho ví dụ một trong ba hình thức thể hiện này.( 8 điểm)
 . Đối thoại : là những hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
 - Độc thoại : là lời của một người nào đó với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn khi không thành lời thì không gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
- HS cho ví dụ đúng bất kì một trong ba hình thức trên.
- GV treo bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.(2đ)
 ? Câu nào sau đây là lời đối thoại ?
 A. - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó !
 B. - Hà, nắng gớm, về nào...
 C. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ?
 D. Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.
 . Đáp án : câu A
 4.3- Giảng bài mới: Trong thực tế, các em thường ngại nói, ngại phát biểu trước tập thể lớp. Kết quả là ngay khi đã trở thành cán bộ công chức, thậm chí giữ những chức vụ quan trọng,...nhiều người vẫn còn ít khi “ dám nói” trước tập thể hoặc rất khó khăn, lúng túng, không mạch lạc, rõ ràng,..Tiết luyện nói hôm nay là một trong những tiết học quan trọng giúp em bước đầu có những thói quen và kỹ năng nói tốt khi giao tiếp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.(4’ )
- GV yêu cầu HS đọc các đề bài ở SGK/Tr.179.
- GV yêu cầu HS mở vở chuẩn bị bài và kiểm tra chéo lẫn nhau phần chuẩn bị bài.
- GV kiểm tra chung và yêu cầu HS báo cáo danh sách những em không chuẩn bị bài.
- GV phân công các nhóm lập dàn ý đại cương một trong 3 đề bài.
- Các nhóm làm việc: nhóm 1,2 đề 1; nhóm 3,4 đề 2; nhóm 5,6 đề 3.( 15 phút)
- GV đi kiểm tra đôn đốc các nhóm làm việc.
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn học sinh tập nói trước lớp : 20 phút.
- GV nêu yêu cầu của việc nói trước lớp
a- Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính sẽ nói.
b-Nói nên có lời mở đầu, sau đó nói nội dung và lời kết thúc.
c-Nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc; tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
- Lần lượt gọi HS lên nói.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
I. Chuẩn bị dàn ý:
 1- Đề 1:
 Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
* Gợi ý :
 a- Diễn biến của sự việc:
 - Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em.
 - Sự việc gì ? Mức độ : “có lỗi” đối với bạn ?
- Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết ?
 b- Tâm trạng :
 - Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt?Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?
- Em có những suy nghĩ cụ thể như thế nào?
2- Đề 2:
 Kể lại một buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn tốt.
 * Gợi ý :
 a. Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp:
 - Là một buổi sinh hoạt định kỳ hay kết thúc (học kì, nămê học)?
 - Có nhiều nội dung hay chỉ một nội dung là phê bình, góp ý cho bạn Nam?
 - Thái độ của các bạn đối với nam ra sao ?
b. Nội dung ý kiến của em:
 - Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu lầm bạn Nam : khách quan, chủ quan, cá tính của bạn Nam, quan hệ của bạn Nam,...
 - Những lí lẽ và dẫn chứng dùng để khẳng định bạn Nam là người bạn tốt .
 - Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam và bài học chung trong quan hệ bạn bè.
3- Đề 3 :
 Dựa vào nội dung phần đầu của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương ( từ đầu đến “ Bấây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
 * Gợi ý :
a. Xác định ngôi kể:
 Nếu đóng vai Trương Sinh thì ngôi kể là ngôi thứ nhất và xưng “ tôi’.
 b. Xác định cách kể :
 - Phân tích sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Trương Sinh. Nói cách khác, các em phải “hóa thân” vào nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện.
 - Các nhân vật và các sự việc còn lại chỉ có vai trò như một cái cớ để nhân vật “tôi” giải bày tâm trạng của mình.
II. Luyện nói trước lớp :
 4.4 Củng cố và luyện tập: GV cho HS nhắc lại yêu cầu nói trước lớp ? Tác dụng của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự?
 4.5 Hướng dẫn học sinh tự họcở nhà:
 - Tiếp tục luyện nói theo những gợi ý.
 - Tập viết thành bài viết hoàn chỉnh.
 - Chuẩn bị bài :Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa( đäoc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, trả lời câu hỏi trong SGK) 
5 .Rút kinh nghiệm: 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc