Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 14

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 14

 LẶNG LẼ SA PA

 Nguyễn Thành Long

1. MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

-HS biết:thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại về những con người lao động mới trong thời kì chống Mĩ cứu nước.

-HS hiểu:

 +Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Lặng lẽ Sa Pa.

 +Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.

 +Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.

 1.2. Kỹ năng:

-Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt truyện

-Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 -Cảm nhận một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm

 

doc 81 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14 Tiết : 66
Ngày dạy:14/11/2011Tuần CM: 14
 LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long
1. MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức: 
-HS biết:thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại về những con người lao động mới trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
-HS hiểu:
 +Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Lặng lẽ Sa Pa.
 +Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
 +Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
 1.2. Kỹ năng:
-Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt truyện
-Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 -Cảm nhận một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm 
 1.3. Thái độ: 
-Giáo dục các em tinh thần vượt khó khăn, gian khổ khi làm nhiệm vụ, luôn luôn tìm thấy ý nghĩa trong công việc mình làm.
2.TRỌNG TÂM:
-Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
-Cảm nhận một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm 
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: bảng phụ có ghi phần hướng dẫn về nhà.
 3.2. Học sinh:soạn bài, vở bài tập.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1- Ổn định tổ chức và kiểm diện : 9A...................9A4.........................
 4.2- Kiểm tra miệng : 
Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
a Phân tích diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây8đ
-Nỗi đau đớn ,bẽ bàng, ông bàng hoàng.
 -Thái độ bán tin bán nghi 
- Dáng vẻ , điệu bộ., cử chỉ cho thấy oÂng đau khổ, xấu hổ, tủi nhục và uất ức.
-Nỗi băn khoăn ông kiểm điểm từng người, trằn trọc không ngủ, không dám gặp ai, trò chuyện cùng đúa con gái út.
-Nỗi ám ảnh nặng nề, tâm lí đè nặng.
-Có sự chọn lựa: đi nơi khác hay về làng sinh sống
-Quyết định đau đớn: vừa yêu làng vừa thù làng.
àTâm trạng của ông khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trong của người dân làng chợ Dầu, của người dân Việt Nam.
b.Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Làng 8đ
*Nghệ thuật: 
-Tạo tình huống truyện gay cấn : tin thất thiết được chính những người tản cư từ phía làng chợ Dầu lên nói ra.Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động . lời nói. (dối thoại và độc thoại).
*Ý nghĩa văn bản : Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của nông dân trong thời kháng chiến chống Pháp..
Câu 2: Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học, gồm cả phần tự nghiên cứu bài mới:
a.Lặng lẽ Sa Pa của tác giả nào? 2đ
-Tác giả Nguyễn Thành Long 2đ
b.Truyện ngăn Lặng lẽ Sa Pa viết về ai? 2đ
-Viết về anh thanh niên làm việc trên độ cao 2.600 mét. 2đ
4.3.Bài mới: Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển, hội nhập kinh tế Quốc tế, nhiều người luôn miệt mài đóng góp công sức xây dựng quê hương đất nước, họ luôn suy nghĩ đúng đắn “ Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Thế nhưng vẫn conø một bộ phận không nhỏ những người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân.Vậy cách sống nào đúng đắn nhất đối với mỗi người chúng ta? Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hôm nay sẽ giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống của mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu về chú thích.
- GV hướng dẫn HS đọc chậm, cảm xúc sâu lắng. GV có thể chọn đọc một trong 3 đoạn sau( do thời gian có hạn):
+ Đoạn bác lái xe sắp giới thiệu với bác hoạ sĩ và cô kĩ sư một người cô độc nhất thế gian.
+ Đoạn những suy nghĩ của hoạ sĩ, của cô gái.
+ Đoạn cuối: “ Trời ơi, chỉ còn 5 phút!...=>
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
?Em nêu đôi nét về tác giả ?
.Nhà văn Tô Hoài gọi Nguyễn Thành Long là cây truyện ngắn và kí.
- Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn hiện đại, được sáng tác nhân chuyến đi thực tế ơ ûLào Cai vào mùa hè 1970 của tác giả. Truyện được rút ra từ Giữa trong xanh in năm 1972.
?Nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản:
- Em hãy nhận xét về cốt truyện của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?
. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nhân vật chính là anh thanh niên chỉ xuất hiện trong nửa giờ nhưng để lại trong lòng người đọc những tình cảm tốt đẹp.
? Em hãy cho biết những câu thơ nào miêu tả cảnh đẹp của Sa Pa?
“Những cây thông cao chỉ quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua , cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”
?Qua những câu thơ ấy em cảm nhận cảnh ở Sa pa như thế nào?
 - Em nào hãy cho cô và các bạn biết tình huống cơ bản của truyện?
. HS trả lời, GV sửa chữa: Tình huống truyện xảy ra khi bác lái xe dừng xe cho khách nghỉ trên đỉnh Sa pa, nơi anh thanh niên làm việc .Bác lái xe giới thiệu ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ làm quen với anh thanh niên. Đây là lần đầu tiên họ gặp nhau, nhưng trong một khoảng thời gian thật ngắn ngủi, giữa họ đã có một sự cảm thông, quý mến, thân tình. Cuộc gặp gỡ bất ngờ ở nơi heo hút ấy đã để lại trong tâm tưởng mỗi người những tình cảm, ấn tượng tốt đẹp.
?Em hãy cho biết hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên như thế nào?
 Anh chỉ mới 27 tuổi, sống “ cô độc nhất thế gian” trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét “ chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. + Công việc: đo gió, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất.
- HS trình bày.
.GV chốt ý giáo dục HS: bao nhiêu người khác thì đang bon chen công việc nhàn nhã tại thành thị, thì anh lại trèo núi băng rừng đến làm việc tại đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, bất chấp những đêm bão tuyết, rét cắt da cắt thịt è GD HS.
?Tuy sống một mình nhưng anh thanh niên có những phẩm chất tốt nào?Biểu hiện của những phẩm chất ấy?
- HS thảo luận, trao đổi.
- HS khác bổ sung.
. GV: Tuy làm việc ở nơi heo hút nhưng anh không cảm thấy cô đơn mặc dù “ rất thèm gặp con người”, bởi anh đã dồn hết thời gian và tâm sức cho công việc rồi trồng hoa, nuôi gà, đọc sách.
* Anh thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống cho mọi người “Phát hiện đám mây khôthật hạnh phúc” “Khi ta làm việc thì ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia, công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”
Nhưng nói về công việc và cuộc sống của mình anh rất khiêm tốn. Anh cho rằng còn bao người hơn anh: về sự cô độc thì “anh bạn trên đỉnh Phan- xi- păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn”; về sự say mê, hết mình trong công việc thì “ ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa” hay” đồng chí nghiên cứu sét ở cơ quan”, đang vẽ bản đồ sét thì đáng ca ngợi hơn nhiều. Đức tính khiêm tốn ấy càng làm ngời sáng nhân cách của anh.
- Tác giả khắc hoạ nhân vật chính là anh thanh niên có điểm gì độc đáo ở cách miêu tả ?
*Anh thanh niên hiện ra dần dần từ đối thoaiï, suy nghĩ của các nhân vật khác trong cuộc gặp gỡ chốc lát để mọi người và cả người đọc cảm nhận về anh.
- Em cảm nhận về anh như thế nào nhất là ở đoạn chuyện trò với mọi người trong 30 phút?
* Hiện ra xong rồi lại khuất đi để ta suy ngẫm về con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước giữa Sa Pa lạnh lẽo.
?Từ những phẩm chất tốt đẹp đó em có suy nghĩ gì về hình ảnh anh thanh niên?
I. Đọc –tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc:
 2.Tìm hiểu chú thích:
 - Tác giả: Nguyễn Thành Long ( 1925 -1991), có những đóng góp cho nền văn học hiện đại ở thể loại truyện và kí.
 - Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa được ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả.
II. Đọc-tìm hiểu văn bản:
1.Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp của Sa pa:
-Phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng hiện lên qua cái nhìn của người họa sĩ già.
2.Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp:
a.Hình ảnh anh thanh niên:
 - Hoàn cảnh sống: vô cùng khắc nghiệt.
-> Dự báo thời tiết ( Khí tượng thuỷ văn).
-Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:
 + Có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí và nghị lực to lớn.
 +Sống giản dị, ngăn nắp.
 + Biết sắp xếp công việc một cách hợp lí: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách,
 +Tác phong vừa hồn nhiên, vừa chững chạc và thái độ chân tình, nhân hậu.
 +Đức tính khiêm tốn.
->Đây là hình ảnh điển hình của thế hệ trẻ thời kì mới, ý thức nhiệm vụ, đặt lợi ích tập thể lên trên.
 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
? Em hãy cho biết cảm nhận chung của bản thân về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
Dẫn chứng: Anh biếu củ tam thất cho vợ bác lái xe vừa ốm dậy, tặng cô kĩ sư một bó hoa do tự mình trồng, biếu ông hoạ sĩ và các hành khách một làn trứng để ăn trưa. Hành động của anh đã thể hiện rõ
? Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có mấy nhân vật ?
-Anh thanh niên là nhân vật để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng đẹp:
 + Về ngoại hình
+ Lao động chính là niềm vui sống của anh.
+Anh còn có một tấm lòng nhân hậu cao đẹp, anh là một tri thức sống lịch sự, ấm áp tình người.
-Bốn nhân vật
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 +Đọc kĩ các nội dung đã học và luyện tập.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 - Chuẩn bị nội dung còn lại 
 + Hình ảnh các nhân vật khác( bác lái xe, ông hoạ sĩ ... ã học
 5. Rút kinh nghiệm:
Tiết 
Ngaỳ dạy
 LUYỆN TẬP
 VỀ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 1.MỤC TIÊU
 a. Kiến thức: giúp HS củng cố kiến thức về các phương châm hội thoại
 b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu
 c. Thái độ: Biết cách ứng xử
2. CHUẨN BỊ: 
 a. Giáo viên: giáo án, bảng phụ ghi ví dụ
 b. Học sinh: ôn lại các phương châm hội thoại
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: vấn đáp, hợp tác
4. TIẾN TRÌNH 
 4.1 Ổn định tổ chức: điểm danh 9A3.....................................9A4............................
 4.2 KTBC: GV cho HS nhắc lại năm phương châm đã học
 4.4 Giảng bài mới: các em đã biết chúng ta học trong chương trình lớp chín có 5 phương châm hội thoại, tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững hơn về các phương châm hội thoại này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: HS nhận biết các phương châm hội thoại
- GV sử dụng bảng phụ ghi ví dụ
Các ví dụ sau đây đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Hỏi: Anh đã ăn cơm chưa?
 Trả lời: Từ lúc tôi mặc cái áo mới hàng hiệu này tôi vẫn chưa ăn cơm.
b. Con bò to bằng con voi.
c. Hỏi: Anh đi đâu đấy?
 Trả lời: Con mèo đen đã chết.
d.Hỏi: Anh làm ơn cho tôi hỏi đường lên núi Bà đi lối nào?
 Trả lời: Tới ngã tư và rẽ phải
e. Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
* Có thể hiểu :
- Con có thích ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
- Con có ăn vụng quả táo mẹ để trên bàn không?
-GV liên hệ thực tế giáo dục HS
* Hoạt động 2 : HS kể tình huống giao tiếp mà trong đó có phương châm hội thoại không được tuân thủ
- GV chia 5 nhóm cho HS thảo luận, mỗi nhóm một phương châm
- HS cử đại diện trình bày
- HS nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét
I.Nhận biết các phương châm hội thoại
 a. Phương châm về lượng
 b. Phương châm về chất
 c. Phương châm quan hệ
 d. Phương châm lịch sự
 e. Phương châm cách thức
II. Luyện tập
 4.4 Củng cố và luyện tập
 HS nhắc lại định nghĩa năm phương châm đã học
 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà
 - Ôn lại các phương châm đã học
 - Ôn lại văn tự sự
5. RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết:
Ngày dạy
LUYỆN TẬP VỀ VĂN TỰ SỰ
1. MỤC TIÊU: 
 a. Kiến thức: giúp HS củng cố kiến thức về văn tự sự
 b. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết văn tự sự
 c. Thái độ: có ý thức viết đúng văn tự sự
2. CHUẨN BỊ
 a. Giáo viên: Giáo án
 b. Học sinh: ôn bài lí thuyết văn tự sự
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: vấn đáp, thực hành
4. TIẾN TRÌNH
 4.1 Ổn định tổ chức: điểm danh 9A3...................................9A4...................................
 4.2 KTBC: HS nhắc lại các yếu tố góp phần làm cho bài văn tự sự sing động, hấp dẫn hơn.
 4.3 Giảng bài mới: Ở những bài kiểm tra trước các em đã viết được bài văn tự sự dự trên cơ sở có thật hoặc tưởng tượng, hôm nay các em sẽ viết bài văn tự sự tưởng tượng gặp gỡ một nhân vật trong tác phẩm văn học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: GV cho HS ghi đề bài và gợi ý
- Xác định phương thức?
* Tự sự (tưởng tượng)
- Nêu yêu cầu của đề bài?
* Tưởng tượng, một lần mình gặp và tâm sự với bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng sau khi bé Thu nhận ông sáu là cha.
- Mở bài gồm ý nào?
- Thân bài sẽ trình bày như thế nào?
- Kết luận gồm ý nào?
 Hoạt động 2: HS viết đoạn
- GV cho HS viết 4 đoạn theo dàn ý
- HS trình bày
- HS khác nhận xét, GV nhận xét
- GV cho 4 HS đọc nối tiếp thành một bài văn hoàn chỉnh
I. Đề bài
 Hãy tưởng tượng, một lần mình gặp và tâm sự với bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng sau khi bé Thu nhận ông sáu là cha.
II. Dàn ý
 1. Mở bài: Giới thiệu tình huống gặp gỡ, thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật (tưởng tượng)
 2. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ
 Tâm sự của bé Thu
- Trước khi nhận ông sáu là cha
 + Lúc mới gặp: ngơ ngác, lạ lùng, sợ hãi
 + Khi ông sáu vỗ về: Bướng bỉnh, ương ngạnh
 + Khi nghe bà ngoại kể chuyện thì ân hận, ray rức
- Khi nhận ông sáu là cha: xúc động, cử chỉ, lời nói, hành động
3. Kết luận: Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng em về nhân vật và ước mơ cho tương lai.
 4.4 Củng cố và luyện tập
 GV cho HS nhắc lại các yếu tố góp phần làm cho bài văn tự sự sinh động.
 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà
 - Chuẩn bị SGK ngữ văn 9 tập 2
 - Vởå bài tập ngữ văn 9 tập 2
5. RÚT KHINH NGHIỆM 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: 18/11/2011
Tiết :27, 28
ÔN TẬP VĂN BẢN LẶNG LẼ SA PA
I.Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả, tác phẩm:
 - Tác giả: Nguyễn Thành Long ( 1925 -1991), có những đóng góp cho nền văn học hiện đại ở thể loại truyện và kí.
- Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa được ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả.
2. Nội dung :
1.Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp của Sa pa:
-Phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng hiện lên qua cái nhìn của người họa sĩ già.
2.Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp:
a.Hình ảnh anh thanh niên:
 - Hoàn cảnh sống: vô cùng khắc nghiệt.
-> Dự báo thời tiết ( Khí tượng thuỷ văn).
-Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:
 + Có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí và nghị lực to lớn.
 +Sống giản dị, ngăn nắp.
 + Biết sắp xếp công việc một cách hợp lí: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách,
 +Tác phong vừa hồn nhiên, vừa chững chạc và thái độ chân tình, nhân hậu.
 +Đức tính khiêm tốn.
->Đây là hình ảnh điển hình của thế hệ trẻ thời kì mới, ý thức nhiệm vụ, đặt lợi ích tập thể lên trên.
 b. Bác hoạ sĩ:
 + Là người yêu đời, say mê sáng tạo, luôn trăn trở về nghệ thuật 
+Bác hiểu sự hy sinh thầm lặng.
+Thấy cuộc sống đẹp dúng nghĩa qua hình ảnh anh thanh niên.
c.Cô kĩ sư : “bàng hoàng” vì khám phá cuộc sống dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, yên tâm hơn có niềm tin, nghị lực về con đường mà cô chọn lựa và đang đi tới.
d.Bác lái xe: là người tạo tình huống giới thiệu anh thanh niên
àLòng yêu mến, cảm phục với những con người đang cống hiến quên mình cho nhân dân cho Tổ quốc.
3. Nghệ thuật:
-Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
-Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nỗi tâm
-Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
-Kết hợp kể , tả và nghị luận.
- tạo chất trữ tình trong tác phẩm.
4.Ý nghĩa văn bản:Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến di thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
II. Bài tập : 
Lớp chia nhóm thảo luận
Bài tập 1 :Em hãy phân tích nét đẹp của phẩm chất anh thanh niên.
Anh chỉ mới 27 tuổi, sống “ cô độc nhất thế gian” trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét “ chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. 
 + Công việc: đo gió, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất.
Bao nhiêu người khác thì đang bon chen công việc nhàn nhã tại thành thị, thì anh lại trèo núi băng rừng đến làm việc tại đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, bất chấp những đêm bão tuyết, rét cắt da cắt thịt
 Tuy làm việc ở nơi heo hút nhưng anh không cảm thấy cô đơn mặc dù “ rất thèm gặp con người”, bởi anh đã dồn hết thời gian và tâm sức cho công việc rồi trồng hoa, nuôi gà, đọc sách.
* Anh thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống cho mọi người “Phát hiện đám mây khôthật hạnh phúc” “Khi ta làm việc thì ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia, công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”
Nhưng nói về công việc và cuộc sống của mình anh rất khiêm tốn. Anh cho rằng còn bao người hơn anh: về sự cô độc thì “anh bạn trên đỉnh Phan- xi- păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn”; về sự say mê, hết mình trong công việc thì “ ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa” hay” đồng chí nghiên cứu sét ở cơ quan”, đang vẽ bản đồ sét thì đáng ca ngợi hơn nhiều. Đức tính khiêm tốn ấy càng làm ngời sáng nhân cách của anh.
*Anh thanh niên hiện ra dần dần từ đối thoaiï, suy nghĩ của các nhân vật khác trong cuộc gặp gỡ chốc lát để mọi người và cả người đọc cảm nhận về anh.
* Hiện ra xong rồi lại khuất đi để ta suy ngẫm về con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước giữa Sa Pa lạnh lẽo.
Bài tập 2 : Từ kiến thức đã học em hãy vẽ bản đồ tư duy cho toàn bài học.
III. Rút kinh nghiệm :-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc