Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 21

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 21

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 ( Trích )

 Nguyễn Đình Thi

I.MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

-HS biết:

 +Cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật

 -HS hiểu:

 +Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

 +Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống con người.

 +Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.

 2. Kỹ năng:

-Đọc-hiểu một văn bản nghị luận.

-Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận

-Thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ

3. Thái độ:

-Giáo dục ý thức ham đọc sách, học hỏi và rút kinh nghiệm qua những trang sách, báo. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh

 

doc 29 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T CT : 96, 97
Tuần CM : 21 Ngày dạy : / / 2013 
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 ( Trích )
 Nguyễn Đình Thi
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: 
-HS biết:
 +Cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật
 -HS hiểu:
 +Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
 +Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống con người.
 +Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
 2. Kỹ năng:
-Đọc-hiểu một văn bản nghị luận.
-Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận
-Thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ
3. Thái độ: 
-Giáo dục ý thức ham đọc sách, học hỏi và rút kinh nghiệm qua những trang sách, báo. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh
II. CHUẨN BỊ:
 1. Đối với Giáo viên GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS : SGK, vở bài tập nhận xét việc chuẩn bị của HS
2. Đối với Học sinh bảng phụ ghi bố cục
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:: 9A1......................9A3.....................
 2 Kiểm tra miệng :: 
Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
a.Em hãy nêu phương pháp đọc sách đúng đắn và ý nghĩ văn bản Bàn về đọc sách ? Nêu nghệ thuật văn bản ? 10đ
 *Phương pháp đọc sách đúng:
-Đọc kỹ, vừa đọc vừa suy ngẫm.
-Đọc sách cũng cần phải có kế hoạch và có hệ thống.
*Ý nghĩa văn bản:
 Tầm quan trọng , ý nghĩa của việc đọc sách và cách lụa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
-Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
-Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
-Lựa chon ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị
Câu 2: Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học, gồm cả phần tự nghiên cứu bài mới:
a.Văn bản Tiếng nói văn nghệ nói lên nội dung như thế nào? .Văn bản Tiếng nói văn nghệ viết vào thời kì nào? 10 đ
-Mỗi tác phẩm văn nghệ đều chứa đụng những tư tương , tình cảm say sưa, vui buồn, yêu ghét của người nghệ sĩ về cuộc sống, về con người. 
-Viết năm 1948- thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 
 3. Tiến trình bài học: 
Văn nghệ có nội dung phong phú và có sức mạnh vô cùng to lớn .Các nghệ sĩ sáng tác tác phẩm đều nhằm gửi gắm tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình trong đó. Nguyễn Đình Thi đã đề cập tới những vấn đề này qua văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ”. Văn nghệ phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Văn nghệ khám phá thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người. Thế giới bên trong con người : văn nghệ là sự gửi gắm tư tưởng, thái độ tình cảm của người nghệ sĩ, thông qua hình tượng nhằm cải tạo thế giới ở cách sống của tâm hồn.Vậy, sức mạnh của văn nghệ như thế nào? Tiết học tiếp theo cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* HOẠT ĐỘNG 1:
- GV hướng dẫn HS đọc mạch lạc, diễn cảm, rõ ràng.
- GV cùng HS đọc hết một lần toàn đọan trích. GV nhận xét cách đọc. 
?Em hãy trình bày một số nét sơ lược về tác giả, tác phẩm.?
GV giang thêm :
-Tiểu luận: Mấy vấn đề về văn học
-Tiểu thuyết:Xung kích 1951, Vỡ bờ
-Kịch : Cái bóng trên tường 1982
Nguyễn Trãi ở Đông Quan 1979
-Thơ: Đất nước 1948
(Dây thép gai đâm nát trời chiều)
?Nêu phương thức biểu đạt chính?
- Xác định thể loại của văn bản:
+ Thể loại nghị luận về một vấn đề văn nghệ ( lập luận giải thích và chứng minh)
- GV cho HS giải thích một số từ ngữ khó :
+ Phật giáo diễn ca : bài thơ dài, nôm na, dễ hiểu về nội dung đạo Phật.
+ Phẫn khích: kích thích căm thù, phẫn nộ.
+ Rất kị : rất tránh, không ưa, không hợp, phản đối.
- Em hãy nêu bố cục của văn bản.
- HS có thể nêu nội dung bố cục :
- Đoạn 1: “Từ đầutâm hồn”
 èNội dung của văn nghệ là phản ánh thực tại khách quan, lời gửi, lời nhắn nhủ của nhà nghệ sĩ tới người đọc, người nghe.
- Đoạn 2 : phần còn lại.
 è Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
* HOẠT ĐỘNG 2: 
- GV gọi HS đọc đoạn Từ đầu đời sống chung quanh.
? Tác phẩm nghệ thuật xây dựng lấy chất liệu từ đâu? 
-Chất liêu ở thực tại đời sống khách quan, nhưng không sao chép giản đơn, chụp ảnh nguyên xi thưc tại., mà khi sáng tác một tác phẩm nghệ thuật nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn một lời nhắn nhủ của riêng mình.
Gọi HS đọc phân tiếp theo.
?. Đọc hai câu thơ em có cảm nhận về cảnh mùa xuân như thế nào?
-Mùa xuân đẹp lạ lùng, chỉ bằng đôi nét chấm phá với màu sắc hài hòa dịu nhẹ. 
?Do đâu mà Nguyễn Du lại viết lên cảnh đẹp như thế?
-Do tác giả rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên mỗi mùa xuân như lại tái sinh, tươi trẻ mãi.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
?Đọc những câu thơ ấy em hãy nhận xét tác giả đang có tâm trạng thế nào ?
-Tâm hồn reo vui, say sưa, sung sướng.
GV đọc những câu thơ của Bác:
“Oa, oa, oa
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha.”
?.THTTHCM :Ta thấy người viết thể hiện tình cảm gì của Bác trong bốn câu thơ ấy?
-Lòng thương người của Bác 
?.Hay đọc xong Truyện Kiều em thấy tác giả đã gửi gắm điều gì qua tác phẩm?
-Rất nhiều điều, nhưng cái nổi bật là tấm lòng nhân hậu thương cho số phận cô gái tài hoa, bạc mệnh.
?Vậy mỗi tác phẩm nghệ thuật chứa đựng những gì của người nghệ sĩ ?
+Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ; thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác
( “Anh gửi vào tác phẩmgóp vào đời sống chunq quanh”).
- Để minh chứng cho nhận định trên, tác giả đưa ra phân tích những dẫn chứng văn học nào? Tác dụng của những dẫn chứng văn học đó ?
- HS thảo luận nhóm nhỏ, trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* GV: Truyện Kiều: 2 câu thơ tả cảnh xuân đẹp làm ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả miêu tả, cảm thấy trong lòng luôn có sự sống tái sinh. Cái chết thảm khóc của An-na Ca-rê-nhi a làm cho người đọc bâng khuâng thương cảm khó quên, hay đóng quyển Truyện Kiều lại rối mà lòng ta còn nỗi niềm vướng vấn khôn nguôi.
?Như vậy mỗi tác phẩm nghệ thuật mang lại điều gì cho độc giả?
-Nếu chỉ rút ra “ Trăm năm trong cõi người tachữ tài” thì tác phẩm của Nguyễn Du sẽ biến thành thứ “Phật giáo diễn ca” cũng như An-na Ca rê- nhi na sẽ biến thành” Bác ái giáo diễn thuyết “Không lời gửi của Nguyễn Du hay Tôn-xto6i cho nhân loại phức tạp hơn nhiều, phong phú hơn nhiều.
- Em hãy so sánh về nội dung của văn nghệ so với nội dung các bộ môn khoa học khác như lịch sử, địa lí?
2 Các bộ môn khoa học khác như XH học, lịch sử, địa lí ,. khám phá, miêu tả, và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay XH, các quy luật khách quan.==>Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người.văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
-Đọc Chiếc lược ngà ta cảm thông với hoàn cảnh của nhân dân ta thời chiến tranh, đọc “Tôi đi học” ta thấy thấp thoáng hình ảnh của mình trong đó, đọc “ Những ngày thơ ấu” ta cảm thương cho số phận của bé Hồng. Dường như chỉ có tác phẩm nghệ thuật mới có thể lột tả tâm trạng con người, diễn tả ngóc ngách tình cảm con người, những điều mà ta không thể nói được.
TIẾT 97
* HOẠT ĐỘNG 3 :
-Trước hết các em cần hiểu vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ.
?.Nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao ?
* GV chốt ý: Cuộc sống của chúng ta sẽ đơn điệu, khó khăn, đầy sự đau khổ buồn chán, thiếu sự rung cảm và ước mơ trong cuộc sống“ Mỗi tác phẩm....óc ta nghĩ”.
Những người nhà quê lam lũ suốt đời đầu tắt mặt tối vậy mà họ khác hẳn đi khi hát ghẹo nhau một câu ca dao:
Thò tay mà ngắt ngọn ngò
Thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ.
Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhản thì lồng sang đây
Ta thấy cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, một lay động những tình cảm, những ý nghĩ khác thường
?Vậy văn nghệ có vai trò như thế nào trong đời sống con người?
Văn nghệ giúp chúng ta tự nhận thức chính bản thân mình, giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính
 mình.
- Văn nghệ đối với đời sống con người:
- Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ được sống. Góp phần làm tươi mát khắc khổ hằng ngày, giữ cho đời sống cứ tươi mát.
Giúp con người biết sống và mơ ước vượt qua bao khó khăn gian khổ hiện tại.
* Cho HS đọc “có lẽtình cảm”
?Qua do tác giả nói vai trò của văn nghệ với cuộc sống như thế nào?
-Văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống, đặt hoàn cảnh viết bài tiểu luận này là thời kì đầu kháng chiến chống Pháp cho nên tiếng nói văn nghệ phải gắn với cuộc sống chiến đầu và sản xuất đầy gian khổ của dân tộc, cho nên văn nghệ phải phản ánh vấn đề nóng hổi đó của dân tộc.
-Như vậy mỗi nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa phải là một chiến sĩ thưc sự dùng ngòi bút của mình làm vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù , không thể :”Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây. Để tâm hồn treo ngược ở cành cây “ nữa, mà phải
Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền.
Cũng như nhà yêu nước lỗi lạc Nguyễn Đình Chiểu cũng ông đã mù nhưng với ngòi bút sắc bén của mình ông đã đặt ra một tiêu chí:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
THTTHCM: Hay gần đây với chúng ta Bác Hồ cũng đã mạnh mẽ khi Bác thể hiện quan niệm của Bác về văn nghệ qua hai cau thơ sau :
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”
-Bác Hồ có nói:”Văn học nghệ th ... ghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? 10đ
-Nghị luận về một sự việc, hiện tương đời sống bàn về một sự việc, hiện tương có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
Câu 2: Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học, gồm cả phần tự nghiên cứu bài mới
Kiểm tra vở soạn của HS
 3. Tiến trình bài học: 
Muốn làm tốt kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hay bất kì một kiểu bài nào thì cách thức làm bài (hay thao tác làm bài TLV) là một việc làm cấp thiết cũng giống như các em xây nhà cần có nền móng.Vậy làm thế nào cho tốt, tiết học này, cô sẽ hướng dẫn các em những thao tác đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
- GV gọi HS đọc 4 đề bài trên bảng phụ ( mụcI-SGK/Tr.22)và trả lời câu hỏi theo từng đề cụ thể như sau :
- Đối tượng mà các đề bài bàn luận về hiện tượng gì ?
?Yêu cầu về nội dung, hình thức của các đề trên ?
1- Đề 1: 
 - Vấn đề HS nghèo vượt khó.
 - Nội dung:
 + Bàn luận về một tấm gương nghèo vượt khó.
 + Nêu suy nghĩ của mình về những tấm gương đó.
 - Phạm vi giới hạn( tư liệu): Vốn sống và hiểu biết của cá nhân.
 2- Đề 4:
 - Vấn đề : tấm gương HS nghèo vượt khó, học giỏi của trạng nguyên Nguyễn Hiền.
 - Nội dung:
 + Bàn về con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền.
 + Nêu suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đó.
-Yêu cầu về phạm vi giới hạn(tư liệu)?
- Phạm vi giới hạn( tư liệu): 
 + Câu chuyện về Nguyễn Hiền.
 + Vốn sống và hiểu biết của cá nhân
- Dựa trên sự phân tích đề 1-4,sự chuẩn bị ở nhà đề 2-3, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đề bài trên?
v Giống nhau: + Cả 2 đề đều có sự việc về các hiện tượng thuộc đời sống thực đó là những tấm gương vượt khó, học giỏi.
 + Đề yêu cầu người viết phải “ nêu suy nghĩ của mình” hoặc “nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình” về các sự việc, hiện tượng tốt được ca ngợi, biểu dương.
 - Khác nhau :
+Đề 1: yêu cầu phải phát hiện sự việc, hiện tượng tốt; tập hợp tư liệu (vốn sống trực tiếp, vốn sống gián tiếp) để bàn luận và nêu suy nghĩ về các sự việc, hiện tượng tốt đó.
+ Đề 4: cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể để người viết phân tích, bàn luận, và nêu những nhận xét,suy nghĩ của mình.
- HS tự đặt đề bài nghị luận:
 - Đồng phục trong nhà trường.
 - Nhà trường và vấn đề an toàn giao thông.
- Nhà trường và vấn đề tệ nạn học đường.
- Phong trào xanh-sạch- đẹp.
- Gương người tốt việc tốt ở trường. . . 
* HOẠT ĐỘNG 2:
- GV yêu cầu HS đọc văn bản mẫu trong SGK và thực hiện các bước:
+ Bước 1: tìm hiểu đề.
. Đề thuộc loại gì ?
. Đề nêu sự việc, hiện tượng gì ?
. Đề yêu cầu làm gì ?
 + Đề nêu hiện tượng người tốt việc tốt, cụ thể là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả.
v Đề yêu cầu nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng đó.
- GV hướng dẫn HS tìm ý :
+ Nghĩa đã làm gì để giúp mẹ?
+ Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào?
 . Thương yêu, giúp đỡ mẹ.
 . Kết hợp học với hành.
 . Biết sáng tạo.
+ Vì sao Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ?
 * Vì Nghĩa là tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà ai cũng có thể làm được.
+ Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì cuộc sống sẽ như thế nào?
* Cuộc sống sẽ tốt đẹp bởi không còn HS lười biếng, hư hỏng hoặc thậm chí là phạm tội.
- Em có nhận xét gì về dàn ý trong SGK? Em có bổ sung gì không ?
- Bổ sung ý 1 cho thân bài: Nêu và phân tích từng việc làm của Nghĩa.
- Em hãy nhắc lại nhiệm vụ của từng phần: mở bài, thân bài, kết bài nghị luận.
- GV yêu cầu HS viết từng đoạn văn theo dàn ý của bài.
- GV hướng dẫn HS cách viết mở bài 
( trực tiếp, gián tiếp, tương phản,...)
; viết đoạn thân bài( theo mô hình: đoạn văncó câu chủ đề đứng ở các vị trí khác nhau; đoạn văn không có câu chủ đề;phép liên kết đoạn văn); đoạn kết bài ( theo lối tóm lược, mở rộng và nâng cao, lối đầu cuối tương ứng)
==> GV minh họa (dẫn chứng)
- Khi các em làm bài xong, có cần đọc lại và sửa chữa không? Vì sao?
- Gv chốt ý, gọi HS đọc ghi nhớ.
* HỌAT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề 3 trong sách 
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV sửa chữa. Sau đó GV treo bảng phụ lên có ghi dàn ý sẵn để các em thep dõi.
?Mở bài cần giới thiệu như thế nào?
?HS chơi gam có những biểu hiện nào?
?Tác hại của chơi gam ra sao?
?Có những nguyên nhân nào dẫn các bạn đến mê chơi gam?
?Em hãy đưa ra những biện pháp khắc phục ?
?Em có suy nghĩ gì về trò chơi này?
* Gv chia lớp nhiều nhóm thảo luận viết từng đoạn cho dàn ý vừa thành lập để được bài văn hoàn chỉnh
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
.
-Đối tượng: những sự việc, hiện tượng của đời sống.
-Yêu cầu về nội dung : nêu một sự việc, hiện tượng.
 Về hình thức: mệnh lệnh làm bài.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: 
 1- Tìm hiểu đề và tìm ý:
 a- Tìm hiểu đề:
 +Thể loại : nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
b- Tìm ý :
2- Lập dàn ý :( SGK)
3- Viết bài :
4- Đọc lại bài viết và sửa chữa:
* Ghi nhớ : (SGK/Tr.24)
III. Luyện tập :
 Đề bài:Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mài chơi nên sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Gợi ý: Dàn ý 
a.Mở bài: hiện nay trong HS còn bộ phận không nho ûham chơi gam. Đây là hiện tương không tốt.
b.Thân bài:
1.Biểu hiện:
-Trốn học, không thuộc bài
-Thường xuyên đến các chỗ chơi gam
-Không tập trung vào vần đề học
2.Tác hại:
-Tốn thời gian
-Aûnh hưởng sức khỏe
-Kết quả học tập sa sút.
-Tự phá hủy tương lai.
3.Nguyên nhân:
-Không làm chủ bản thân
-Bạn bè rủ rê
-Gia đình không quản lí
-Xã hội có nhiều tiệm gam
4.Biện pháp:
-Làm chủ bản thân
-Gia đình, xã hội hợp tác chặt chẽ hơn ( có quy định về thời gian, đối tượng chơi_
-Thành lập đoàn kiểm tra giám sát.
c.Kết bài:Tuy In-ter-net có lợi nhưng vẫn có mặt hại của nó, cần ý thức không sa đà nghiện gam
 4. Tổng kết :
? Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? 
-Đối tượng: những sự việc, hiện tượng của đời sống.
-Yêu cầu về nội dung : nêu một sự việc, hiện tượng.
 Về hình thức: mệnh lệnh làm bài.
5 Hướng dẫn học tập :
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Cách làm một bài nghị luận về sự viecä, hiện tượng đời sống.
+ Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng của đời sống địa phương trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc , hiện tượng ấy.
+Hoàn chỉnh bài viết phần luyện tập về tác hại của trò chơi điện tử.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Soạn: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”
+Đọc văn bản
+Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
+Tìm luận điểm chính và hệ thống luận cứ cho bài văn
+Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy:
Tiết : 
ÔN TẬP CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT SỰ VIỆC TRONG ĐỜI SỐNG
I. Kiến thức cơ bản:
*. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống : 
 -Nghị luận về một sự việc, hiện tương đời sống bàn về một sự việc, hiện tương có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
*.Những yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về sự việc, hiện tương đời sống:
 +Về nội dung:cần nêu rõ được sự việc, hiện tương có vấn đề, phân tích các mặt đúng sai, mặt lợi, mặt hại.
+Về hình thức:có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch lạc.
II.Luyện tập:
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
Đối tượng: những sự việc, hiện tượng của đời sống.
-Yêu cầu về nội dung : nêu một sự việc, hiện tượng.
 Về hình thức: mệnh lệnh làm bài.
 Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 +Thể loại : nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 Đề bài:Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mài chơi nên sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Gợi ý: Dàn ý 
a.Mở bài: hiện nay trong HS còn bộ phận không nho ûham chơi gam. Đây là hiện tương không tốt.
b.Thân bài:
1.Biểu hiện:
-Trốn học, không thuộc bài
-Thường xuyên đến các chỗ chơi gam
-Không tập trung vào vần đề học
2.Tác hại:
-Tốn thời gian
-Aûnh hưởng sức khỏe
-Kết quả học tập sa sút.
-Tự phá hủy tương lai.
3.Nguyên nhân:
-Không làm chủ bản thân
-Bạn bè rủ rê
-Gia đình không quản lí
-Xã hội có nhiều tiệm gam
4.Biện pháp:
-Làm chủ bản thân
-Gia đình, xã hội hợp tác chặt chẽ hơn ( có quy định về thời gian, đối tượng chơi_
-Thành lập đoàn kiểm tra giám sát.
c.Kết bài:Tuy In-ter-net có lợi nhưng vẫn có mặt hại của nó, cần ý thức không sa đà nghiện gam
*GV chia lớp nhiều nhóm thảo luận mỗi tổ một đoạn viết cho hoàn chỉnh bài văn
III.Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc