Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 22 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 22 năm 2010

I. Mục tiêu:

- Giúp HS nắm định nghĩa các thành phần biệt lập và nội dung ,nghệ thuật của văn bản Tiếng nói của văn nghệ.

- Rèn luyện kỹ năng đặt câu ,nêu cách cảm nhận của mình sau khi học xong hoặc đọc một tác phẩm văn nghệ nào đó.

-Thái độ tự giác trong việc tự học ,tìm hiểu thêm nhiều tác phẩm văn nghệ.

 II. Chuẩn bị :

 -GV: Nghiên cứu kĩ các bài trên ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.

 - HS: Xem bài trước ở nhà

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 1.Ôn định lớp:Kiểm tra sĩ số học sinh

 2. Kiểm tra bài cũ: không

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 22 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22	Ngày soạn: 10/01/2011
Tiết: 	8	Ngày dạy: 11/01/2011
 ÔN TẬP TỔNG HỢP 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm định nghĩa các thành phần biệt lập và nội dung ,nghệ thuật của văn bản Tiếng nói của văn nghệ.
- Rèn luyện kỹ năng đặt câu ,nêu cách cảm nhận của mình sau khi học xong hoặc đọc một tác phẩm văn nghệ nào đó.
-Thái độ tự giác trong việc tự học ,tìm hiểu thêm nhiều tác phẩm văn nghệ.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ các bài trên ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Xem bài trước ở nhà 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:Kiểm tra sĩ số học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: không 
 3. Bài mới :
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp,trao đổi
-H:Nhắc lại khái niệm thế nào là thành phần biệt lập?
-H:Đặt câu có thành phần biệt lập?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và cho thêm ví dụ minh họa.
H:Nhắc lại khái niệm thế nào là thành phần tình thái?
-H:Đặt câu có thành phần tình thái?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và cho thêm ví dụ minh họa
-H:Nhắc lại khái niệm thế nào là thành phần cảm thán?
-H:Đặt câu có thành phần cảm thán?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và cho thêm ví dụ minh họa.
-HS viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em sau khi được thưởng thức mộttácphẩm văn nghệ(truyện,thơ,phim, ảnh),trong đoạn văn đó có chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán?
-Học sinh viết trong 7 phút.
-GV gọi một số em đứng lên đọc và chỉ ra thành phần tình thái và thành phần cảm thán trong đoạn văn.
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét 
-GV cho học sinh làm thêm bài tập bổ sung (gv ghi bài tập ra bảng phụ)
- HS lần lượt trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét,bổ sung
HĐ 3.Phương pháp vấn đáp,trao đổi
-H:Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản :Tiếng nói của văn nghệ?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung và lưu ý cho học sinh những điều cần nhớ.
-GV cho học sinh làm bài tập phần luyện tập .
-H:Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa ,tác động của tác phẩm ấy đối với mình
-Học sinh làm trong 10’
- GV gọi một số học sinh đọc bài làm của mình. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét,bổ sung
*Ôn tập Tiếng Việt .
I.Nhắc lại khái niệm 
1.Thành phần biệt lập
+Đặt câu có thành phần biệt lập
2.Thành phần tình thái
+Đặt câu có thành phần tình thái.
2.Thành phần cảm thán
+Đặt câu có thành phần cảm thán
3.Bài tập 
Bài tập 4/19
Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em sau khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ(truyện,thơ,phim, ảnh),trong đoạn văn đó có chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán?
Bài tập bổ sung :
Theo em ,vì sao người viết văn trong một số trường hợp lại sử dụng các thành phần tình thái và cảm thán?
-Đáp án:
+Thứ nhất : người nói có nhu cầu bộc lộ sự nhận xét ,phán đoán ,thái độ ,tình cảm của mình khi nói về các sự vật ,hiện tượng con người cụ thể nào đó.
++Thứ hai: thành phần tình thái và cảm thán khiến cho việc thể hiện những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm thêm sinh động ,gần gũi với đời sống.
*Ôn tập văn bản .
I.Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản :Tiếng nói của văn nghệ 
3.Bài tập phần luyện tập sgk /17
-Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa ,tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-Về nhà coi lại bài ,hoàn thành bài tập .
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 23	Ngày soạn: 16/01/2011
Tiết: 	9	Ngày dạy: 18/01/2011
 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN. 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc ,hiện tượng đời sống ,cách làm bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống
- Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn về bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
-Thái độ tự giác trong việc viết về bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ các bài trên ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Xem bài trước ở nhà 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:Kiểm tra sĩ số học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: không 
 3. Bài mới :
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp,trao đổi.
-H:Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc ,hiện tượng đời sống.
-H:Nhắc lại cách làm bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung và lưu ý cho học sinh những điều cần nhớ.
-GV cho học sinh làm thêm bài tập bổ sung 
-H:Em hãy nêu một số vấn đề ,hiện tượng trong đời sống có thể bàn luận để thành một bài văn nghị luận?
H:Theo em ,việc thể hiện thái độ ,cách đánh giá nhận xét của người viết trong bài văn nghị luận 
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
-Học sinh viết đoạn đoạn văn.(lần lượt bài tập 3+4)
- HS lần lượt trình bày .
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét,bổ sung
*Ôn tập tập làm văn..
I.Nhắc lại 
+Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc ,hiện tượng đời sống.
+Cách làm bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
-Cần hiểu và nhớ được cách làm ,thứ tự các việc phải làm khi viết một bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
-Cần hiểu và nắm đựơc yêu cầu về nội dung bài một bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống:mở bài ,thân bài ,kết bài nói gì.
3.Bài tập 
Bài tập 1
Em hãy nêu một số vấn đề ,hiện tượng trong đời sống có thể bàn luận để thành một bài văn nghị luận.
-Đáp án:
Có rất nhiều sự việc ,hiện tượng trong đời sống có thể trở thành đề tài một bài nghị luận .Chẳng hạn :vấn đề học sinh quay cóp ,cây xanh đối với đô thị ,giá cả leo thang 
Bài tập 2:
Theo em ,việc thể hiện thái độ ,cách đánh giá nhận xét của người viết trong bài văn nghị luận 
Đáp án:
-Cách thể hiện thái độ ,cách đánh giá nhận xét của người viết trong bài văn nghị luận là cần thiết ,bởi vì:đây chính là một yêu cầu cơ bản về nội dung của bài viết .Thiếu nội dung này dù cho người viết có trình bày sự hiểu biết về xá hội của mình đến đâu thì bài viết cũng chưa thể gọi là hoàn chỉnh.
Bài tập 3
Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về tệ đổ rác ra đường phố.
Bài tập 4
Em hãy viết một doạn văn ngắn nêu ý kiến của mình về vấn đề vệ sinh ăn uống hiện nay. 
4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-Về nhà coi lại bài ,hoàn thành bài tập.
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 24	Ngày soạn: 24/01/2011
Tiết: 	10	Ngày dạy: 25/01/2011
 ÔN TẬP VĂN BẢN ( Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm lại nội dung và nghệ thuật của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và học tập được cách viết bài văn nghị luận thông qua văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
-Thái độ tự giác trong việc phát huy những điểm mạnh và cần khắc phục những điểm yếu trong tính cách người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ các bài trên ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Xem bài trước ở nhà 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:Kiểm tra sĩ số học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: không 
 3. Bài mới :
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp,trao đổi
-H:Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản 
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
GV cho học sinh làm thêm bài tập bổ sung 
-H:Em thử tìm xem ,người Việt Nam qua bài viết của tác giả Vũ Khoan có những điểm mạnh và điểm yếu gì?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
H:Em thử tìm xem ,tính cách thói quen ,cách ứng xử của người Việt Nam được tác giả sử dụng những thành ngữ ,tục ngữ gì để diễn đạt?
- HS lần lượt trình bày qua các câu tục ngữ ,thành ngữ đã học.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
-H:Đọc xong văn bản này ,em suy nghĩ gì về việc tu dưỡng bản thân mình với tư cách là một người Việt Nam của thế kỉ XXI?
H:Theo em ,tại sao tác giả lại cho rằng trong những hành trang đi vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất ?
H:- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
H:Bài viết này ,theo em tác giả hướng vào đối tượng bạn đọc nào là chủ yếu?
- HS lần lượt trình bày .
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét,bổ sung
*Ôn tập văn bản 
I.Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản :Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
3.Bài tập bổ sung:
Bài tập 1
Em thử tìm xem ,người Việt Nam qua bài viết của tác giả Vũ Khoan có những điểm mạnh và điểm yếu gì?
Bài tập 2:
Em thử tìm xem ,tính cách thói quen ,cách ứng xử của người Việt Nam được tác giả sử dụng những thành ngữ ,tục ngữ gì để diễn đạt?
Bài tập 3
Đọc xong văn bản này ,em suy nghĩ gì về việc tu dưỡng bản thân mình với tư cách là một người Việt Nam của thế kỉ XXI?
Đáp án:
-Đọc xong bài này học sinh có thể hiểu hơn bản tính của con người Việt Nam ,cả những điểm mạnh và điểm yếu .Qua đó với tư cách là người Việt Nam ,học sinh tự rút ra những bài học về việc tu dưỡng bản thân mình .
Bài tập 4
-Theo em ,tại sao tác giả lại cho rằng trong những hành trang đi vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất ?
Đáp án:
Trong những hành trang đi vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất vì:
+Từ cổ chí kim con người luôn là động lực của sự phát triển.
+Chuẩn bị hành trang con người chính là chuẩn bị cho mọi vấn đề khác.
Bài tập 5
Bài viết này ,theo em tác giả hướng vào đối tượng bạn đọc nào là chủ yếu?
Đáp án:
Bài viết này ,tác giả hướng vào nhiều đối tượng ,song có lẽ đối tượng lớn nhất mà tác giả muốn hướng đến là thế hệ trẻ Việt Nam chủ nhân của đát nước trong thế kỉ XXI .
4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-Về nhà coi lại bài ,hoàn thành bài tập.
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 26	Ngày soạn: 12/02/2011
Tiết:	11	Ngày dạy: 14/02/2011
 ÔN TẬP TỔNG HỢP 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm lại nội dung và nghệ thuật của văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten;các thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú và đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết hai cách nhìn của nhà khoa học và nhà thơ đối với hình tượng chó sói và cừu ;biết đặt câu có thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú ,quan sát về đặc điểm về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
-Thái độ tự giác trong việc sử dụng có hiệu quả thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú,và thái độ yêu thích bài nghị bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ các bài trên ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Xem bài trước ở nhà 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:Kiểm tra sĩ số học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: không 
 3. Bài mới :
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não.
-H:Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
-Khi khảo sát hình tượng cừu và chó sói thì nhà khoa học Buy phông và nhà thơ La Phông –Ten đã có cách nhìn nhận khác nhau ,việc so sánh ấy có tác dụng gì?
-Hs thảo luận theo cặp trong 3’
-Đại diện các cặp trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung .GV nhận xét bổ sung.
HĐ 3.Phương pháp vấn đáp,trao đổi
-H:Nhắc lại khái niệm thế nào là thành phần gọi -đáp?
-H:Đặt câu có thành phần gọi -đáp?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và cho thêm ví dụ minh họa.
-H:Nhắc lại khái niệm thế nào là thành phần phụ chú?
H:Đặt câu có thành phần phụ chú?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và cho thêm ví dụ minh họa.
-Học sinh đọc bài tập 3
-H;Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích và cho biết chúng bổ sung cho điều gì?
- HS lần lượt trình bày câu a,b,c,d.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
-Học sinh đọc bài tập 4
-H:Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu liên quan đến những từ ngữ nào trước đó?
- HS lần lượt trình bày câu a,b,c,d.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
-Học sinh đọc bài tập 5
-H:Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới ,trong đó có câu chứa thành phần phụ chú?
- HS viết trong 7’
-Học sinh trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
HĐ4.Phương pháp vấn đáp,trao đổi
-H:Em hãy cho biết ,thế nào là một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
-Học sinh trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
-H:Để làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí ,người viết cần vận dụng những thao tác gì?
-HS lần lượt trình bày,lớp nhận xét, bổ sung.GV nhận xét ,bổ sung .
-H:Theo em ,để làm tốt một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ,người viết cần có những kiến thức gì?
*Ôn tập văn bản 
I.Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản :Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten
II.Bài tập 
-Giữa cái nhìn của một nhà thơ với cái nhìn của một nhà khoa học là hoàn toàn khác nhau :một bên thuần túy khảo sát con vật dưới góc độ một nhà khoa học tự nhiên Buy phông và một bên là nhà thơ La Phông –Ten nhìn nhận con vật dưới góc độ của một nhà văn –thường nhìn nhận vấn đề dưới cái nhìn nhân văn ,nhân ái .Sự so sánh ấy đã làm nổi bật cách nhìn nhận thế giới của một nhà thơ.
*Ôn tập tiếng việt 
I.Nhắc lại khái niệm 
1.Thành phần gọi -đáp
+Đặt câu có thành phần gọi -đáp
2.Thành phần phụ chú 
+Đặt câu có thành phần phụ chú 
II.Bài tập
 Bài 3/33
a, “kể cả anh”giải thích “mọi người”
b, “Các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” giải thích “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này” .
c, “những người chủ thực sự của đất nước trong TK mới”giải thích “lớp trẻ”.
d, (1)Có cái ngờ (2) thương thương quá đi thôi
-> Thái độ người nói trước sự việc trong câu.
Bài 4/33 
Các thành phần phụ chú a,b,c dùng giải thích cho cụm từ đứng trước . 
+a,Mọi người-phụ chú đặt sau dấu gạch ngang.
+b,Những người năm giữ chìa khóa của cánh của này:phụ chú đặt giữa hai dấu gạch ngang.
+c,Lớp trẻ -phụ chú đặt giữa hai dấu gạch ngang.
+d,Cô bé nhà bên-phụ chú đặt trong dấu ngoặc đơn.
Bài tập 5/33
*Ôn tập tập làm văn.
-Khái niệm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
-Để làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí ,người viết cần vận dụng những thao tác :giải thích ,chứng minh,so sánh đối chiếu phân tích để chỉ ra chỗ đúng sai của một tư tưởng nào đó.
-Để làm tốt một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ,người viết cần có những kiến thức :
+Kiến thức xã hội .
+Kiến thức về các môn khoa học xã hội ,đặc biệt là kiến thức về văn học ,lịch sử
4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-Về nhà coi lại bài ,hoàn thành bài tập.
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 24	Ngày soạn: 24/01/2011
Tiết: 	10	Ngày dạy: 25/01/2011
 ÔN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm lại nội 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và học tập được cách viết bài văn nghị luận thông qua văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
-Thái độ tự giác trong việc phát huy những điểm mạnh và cần khắc phục những điểm yếu trong tính cách người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ các bài trên ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Xem bài trước ở nhà 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:Kiểm tra sĩ số học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: không 
 3. Bài mới :
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp,trao đổi
-H:Nhắc lại khái niệm thành phần gọi –đáp? Và đặt câu có thành phần gọi đáp?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
H:Nhắc lại khái niệm thành phần phụ chú và đặt câu có thành phần phụ chú ?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
GV cho học sinh làm thêm bài tập bổ sung 
-H:Em thử tìm xem ,người Việt Nam qua bài viết của tác giả Vũ Khoan có những điểm mạnh và điểm yếu gì?
- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
H:Em thử tìm xem ,tính cách thói quen ,cách ứng xử của người Việt Nam được tác giả sử dụng những thành ngữ ,tục ngữ gì để diễn đạt?
- HS lần lượt trình bày qua các câu tục ngữ ,thành ngữ đã học.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
-H:Đọc xong văn bản này ,em suy nghĩ gì về việc tu dưỡng bản thân mình với tư cách là một người Việt Nam của thế kỉ XXI?
H:Theo em ,tại sao tác giả lại cho rằng trong những hành trang đi vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất ?
H:- HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung 
H:Bài viết này ,theo em tác giả hướng vào đối tượng bạn đọc nào là chủ yếu?
- HS lần lượt trình bày .
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét,bổ sung
*Ôn tập Tiếng Việt 
I.Nhắc lại khái niệm 
1.Thành phần gọi –đáp 
2.Thành phần phụ chú 
3.Bài tập bổ sung:
Bài tập 1
Em thử tìm xem ,người Việt Nam qua bài viết của tác giả Vũ Khoan có những điểm mạnh và điểm yếu gì?
Bài tập 2:
Em thử tìm xem ,tính cách thói quen ,cách ứng xử của người Việt Nam được tác giả sử dụng những thành ngữ ,tục ngữ gì để diễn đạt?
Bài tập 3
Đọc xong văn bản này ,em suy nghĩ gì về việc tu dưỡng bản thân mình với tư cách là một người Việt Nam của thế kỉ XXI?
Đáp án:
-Đọc xong bài này học sinh có thể hiểu hơn bản tính của con người Việt Nam ,cả những điểm mạnh và điểm yếu .Qua đó với tư cách là người Việt Nam ,học sinh tự rút ra những bài học về việc tu dưỡng bản thân mình .
Bài tập 4
-Theo em ,tại sao tác giả lại cho rằng trong những hành trang đi vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất ?
Đáp án:
Trong những hành trang đi vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất vì:
+Từ cổ chí kim con người luôn là động lực của sự phát triển.
+Chuẩn bị hành trang con người chính là chuẩn bị cho mọi vấn đề khác.
Bài tập 5
Bài viết này ,theo em tác giả hướng vào đối tượng bạn đọc nào là chủ yếu?
Đáp án:
Bài viết này ,tác giả hướng vào nhiều đối tượng ,song có lẽ đối tượng lớn nhất mà tác giả muốn hướng đến là thế hệ trẻ Việt Nam chủ nhân của đát nước trong thế kỉ XXI .
4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-Về nhà coi lại bài ,hoàn thành bài tập.
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 13 tuan 3.doc