Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 24

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 24

Hướng dẫn đọc thêm:

CON CÒ

 ( Chế Lan viên )

1. MỤC TIÊU

 1.1.Kiến thức:

 - HS biết:

 +Hiểu và cảm nhậnđược giá trị nghệ thuật đọc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.

 +Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cị trong bi thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thing ling v những lời ru ngọt ngo.

 - HS hiểu:

 +Tc dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

 1.2. Kỹ năng:

 - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

1.3. Thái độ:

 Giáo dục cho học sinh tinh thần kính yêu tấm lịng của những người mẹ.

2. TRỌNG TÂM

 - Tc dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 22 - Tiết: 111,112
Tuần: 24 
 Hướng dẫn đọc thêm:
CON CÒ
 ( Chế Lan viên )
1. MỤC TIÊU
 1.1.Kiến thức: 
 - HS biết:
 +Hiểu và cảm nhậnđược giá trị nghệ thuật đọc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.
 +Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cị trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời ru ngọt ngào.
 - HS hiểu:
 +Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
 1.2. Kỹ năng:
 - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
1.3. Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh tinh thần kính yêu tấm lịng của những người mẹ.
2. TRỌNG TÂM
 - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
 - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài thơ
 3.2.Học sinh: chuẩn bị bài, vở bài tập 
4. TIẾN TRÌNH
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 
 4.2- Kiểm tra miệng:
Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Phân tích hình ảnh cừu và sĩi của Buy-phơng ? 8đ
 - Loài cừu thì luôn sợ sệt., tụ tập thành bầy, không biết trốn tránh nguy hiểm
-Loài chó sói thì luôn ồn ào với những tiếng la hú khủng khiếp để tấn công những con vật to lớn,Nhà khoa học Buy-phông viết về loài cừu và chó sói bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học để làm nổi bật đặc tính cơ bản của chúng.
Phân tích hình ảnh cừu và sĩi của La-phong Ten ? 8đ
 - Loài cừu thì thân thương và tốt bụng, có tình mẫu tữ cảm động.
 - Loài sói thì đáng thương bất hạnh.
 - Gã vô lại, đói dài, luôn bị ăn đòn
 Dù có sử dụng yếu tố hư cấu, tưởng tượng nhưng LaPhong- ten không hư cấu một cách tùy tiện mà ông dựa trên đặc tính vốn có của hai con vật này để xây dựng nên hình ảnh của chúng.
Câu 2: Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học, gồm cả phần tự nghiên cứu bài mới:
a. Bài học hôm nay viết về vấn đề gì? 2đ
 - Tấm lịng người mẹ qua hình ảnh con cị. 2đ
b.Tác giả bài thơ này là ai ? 2đ
 - Chế Lan Viên 2đ
 4.3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy - Trò 
 Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài
Nguyễn Khoa Điềm cĩ bài “Khúc hát ru ...lưng mẹ "; cịn Chế Lan Viên thì bay bổng, bay cao với đơi cánh Cị trong lời ru thấm hơi xuân của mẹ hiền đưa võng ru con những trưa hè nắng lửa. Người ta cũng nĩi nhiều về ý nghĩa và vai trị của hát ru đối với tuổi thơ và cả cuộc đời con người. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay nĩ đã trở nên rất khĩ khăn với khơng ít những người mẹ trẻ và đĩ là một thiệt thịi đáng kể với trẻ thơ. "Con Cị” đã nhắc nhở một cách thấm thía về tình mẹ và vai trị của hát ru.
Hoạt động 2: Đọc - Tìm hiểu chú thích
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
- GV- HS nhận xét.
Yêu cầu: Giọng thủ thỉ tâm tình như lời ru.
- Gọi HS đọc chú thích *.
* Bài thơ làm theo thể thơ nào?
 Thể tự do, các câu thơ dài ngắn không đều nhau.
* Bài thơ chia làm mấy đoạn?
* Tìm nội dung mỗi đoạn?
- Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ thời thơ ấu.
- Đoạn 2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người.
- Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời con người.
Hoạt động 3: Phân tích bài thơ.
- GV gọi HS đọc đoạn 1, đoạn 2.
* Qua hình tượng con cò tác giả nhằm nói về điều gì?
- Gọi HS đọc đoạn 1: Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu như thế nào?
- Đọc hoàn chỉnh những câu ca dao.
- Gọi HS đọc đoạn 2:
* Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này được phát triển như thế nào trong mối quan hệ với em bé, với tình mẹ?
* Cuộc đời con người trải qua tuổi năm nôi, đến tuổi đến trường và tới khi trưởng thành đều gắn với hình ảnh cò trắng, điều này có ý nghĩa gì ?
- GV gọi HS đọc đoạn 3.
* Hình ảnh con cò trong đoạn 3 có gì phát triển so với hai đoạn trên? Nhà thơ khái quát quy luật gì của tình mẹ?
- Khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc “Con dù lớn...vẫn theo con”.
* Bốn câu thơ cuối gợi cho em liên tưởng gì(?)
* Qua đọc diễn cảm bài thơ em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong bài thơ?
-Sáng tạo hình ảnh biểu tượng: 
 + Cánh cò tuổi thơ.
 + Cánh cò lòng mẹ.
 + Cánh cò kỷ niệm.
* Nêu những nghệ thuật độc đáo của bài thơ?
* Nêu ý nghĩa văn bản ?
- GV gọi HS đọc to phần ghi nhớ SGK.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập 
1. Đọc thược lòng bài thơ.
2.Viết một đoạn bình khổ thơ mà em thích. ( khổ 2 )
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc.
2. Chú thích:
- Tác giả: Chế Lan Viên (1920-1989) quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ơng nổi tiếng từ phong trào Thơ mới. Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại Việt nam thế kỉ XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Tác phẩm: Bài thơ Con cị sáng tác 1962.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình tượng bao trùm bài thơ: 
 Là hình tượng con cò. Biểu tượng của tình mẹ bao la qua lời ru ngọt ngào của mẹ. Tỉm hiểu hình tượng con cị để hiểu và cảm nhận được ý nghĩa biểu tượng vừa thống nhất vừa cĩ sự phát triển qua các đoạn thơ.
2. Hình ảnh biểu tượng con cò trong đoạn thơ 1.
 - Tượng trưng người mẹ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống nuôi con.
 - Qua lời ru của mẹ hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ.
à Hình ảnh con cị được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao quen thuộc dùng làm lời hát ru. Qua những lời ru ấy của mẹ, hình ảnh con cị đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vơ thức.
3. Hình ảnh con cò trong đoạn thơ 2.
 - Cánh cò từ trong lời ru của mẹ trở lên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con người trong suốt cuộc đời trên mỗi chặng đường.
 - Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ, dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
àCánh cị từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời.
4. Hình ảnh con cò trong đoạn 3.
 Biểu tượng tấm lòng người mẹ ở bên con cho đến suốt cuộc đời: “Dù ở gần con... cò mãi yêu con” -> Cả đời mẹ đắm đuối vì con.
à Hình ảnh con cị được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lịng người mẹ, luơn ở bên con đến hết cuộc đời.
B. Nghệ thuật
 -Viết theo thể thơ tự do, tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ.
 - Sáng tạo nên những câu thơ mang âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật được giọng suy ngẫm, triết lí của bài thơ.
 - Xây dựng những hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng tưởng tượng độc đáo.
C. Ý nghĩa văn bản
 Đề cao ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời ruvới cuộc đời mỗi người.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
2. Cánh cò từ trong lời ru của mẹ trở lên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con người trong suốt cuộc đời trên mỗi chặng đường. Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ, dịu dàng và bền bỉ của người mẹ. Cánh cị từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời.
 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
 - Đối vời bài học ở tiết học này:
 + Thuộc văn bản, tác giả tác phẩm.
 + Nắm giá trị nhân văn cao đẹp và tài năng sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên.
 + Phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ yêu thích nhất trong bài thơ.
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Soạn: “Mùa xuân nho nhỏ” 
 + Tác giả, tác phẩm, tình cảm của nhà thơ. 
 + Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
-Nội dung:----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Phương pháp: -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:-----------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 22 - Tiết: 113,114
Tuần:24
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ 
1. MỤC TIÊU
 1.1.Kiến thức: 
 - HS biết:
 Hiểu cách làm bài nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lí.
 - HS hiểu:
 Cách làm bài nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lí.
 1.2. Kỹ năng:
 Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận một vấn đề tư tưởng đạo lí. 
 1.3. Thái độ:
 Giáo dục lịng biết ơn thơng qua đề bài trong sách.
2. TRỌNG TÂM
 - Cách làm bài nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lí.
 - Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận một vấn đề tư tưởng đạo lí. 
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ
 3.2.Học sinh: bài soạn
4. TIẾN TRÌNH
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 
 4.2. Kiểm tra miệng:
 Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ
 a. Thế nào là nghị luận vấn đề về tư tưởng đạo lí? 8đ
 - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuôc lĩnh vực tư tưởng,đạo đức, lối sống, có ý nghĩ quan trọng với cuộc sống con người.
 - Về nội dung: làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh đối chiếu, phân tích để chỉ ra chỗ đúng chỗ sai của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
 - Về hình thức: bài văn có bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) rõ ràng; luận điểm đúng đắn; lập luận chặt chẽ, mạch lạc, lời văn rõ ràng, sinh động.
 Câu 2: Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học, gồm cả phần tự nghiên cứu bài mới
a. Kiểm tra đoạn viết về nhà 
 - Viết tốt 2đ 
 4.3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Xác định loại đề
* Đề yêu cầu nội dung gì?
 Yêu cầu về nội dung: Phân tích cách cảm, hiểu và bài học về đạo lý rút ra từ câu tục ngữ.
* Em hãy giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ?
* Nước là gì?
- Nước là sự vật tự nhiên, có vai trò đặc biệt trong đời sống.
* Nguồn là gì?
- Nguồn là nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
- Nguồn: Là nơi làm ra thành quả, là lịch sử, là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình.
- Đạo lý uống nước nhớ nguồn là đạo lý của người hưởng thụ, thành quả  ... hơ?
?Nêu ý nghĩa của bài thơ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
I.Đọc và tìm hiểu chú thích:
 1-Đọc.
 2-Tìm hiểu chú thích:
 - Tác giả: Thanh Hải (1930 – 1980) tên là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ôâng là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
- Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác (11/1980), trong lúc tác giả nằm trên giường bệnh trước khi nhà thơ qua đời 1 tháng (mất tháng 12 tại Huế do bệnh.)
- Thể thơ: 5 chữ 
-Mạch cảm xúc củ bài thơ: Từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiên khát vọng được dâng hiến” mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của đời chung.
II. Đọc- Phân tích::
1.Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên
 Bằng vài nét phác họa, tác giả đã vẽ lên khung cảnh mùa xuân với:
- Không gian cao rộng: Dòng sông, mặt đất, bầu trời.
- Màu sắc tươi thắm: sông xanh, bông hoa tím biếc.
- Âm thanh rộn ràng, tươi vui: chim chiền chiện hót vang trời.
 -> Vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.
 2 .Mùa xuân của đất nước:
-Nhiệm vụ chiến đấu.
 - Lao động xây dụng đất nước.
 -> lực lượng chính của đất nước:
- Chồi non gắn với họ -> Hay chính họ đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
- Sức sống của mùa xuân: Nhịp điệu hối hả, âm thanh xôn xao , hình ảnh so sánh đẹp: đất nước như vì sao
->Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.
3-Tâm niệm của nhà thơ:
 Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước.
+ Làm con chim hót.
+ Làm một nhành hoa.
+ Nhập một nốt trầm xao xuyến.
-Hình ảnh đẹp, tự nhiên cấu trúc lặp tạo sự đối xứng chặt chẽ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như chim muôn, hoa lá tỏa hương sắc cho đời.
- Nhan đề:”Mùa xuân nho nhỏ” Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp phần tinh tuý của mình vào mùa xuân lớn của đất nước , của cuộc đời chung.
->Khát vọng, mong muốn được sống có ý nghĩa , được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả.
4. Lời ca ngợi quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế
 Giai điệu quê hương thiết tha, sâu lắng: Nam ai, nam bình
*Nghệ thuật:
-Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
-Kết hợp hài hòa giữa những hình thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
-Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô,
* Y nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước, khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
Ghi nhớ: (sgk tr 58) 
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
*Hoạt động 3: 
1. Đọc thược lòng bài thơ.
2.Viết một đoạn bình khổ thơ mà em thích. 
Ví dụ khổ 4
III. Luyện tập:
2. Nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp phần tinh tuý của mình vào mùa xuân lớn của đất nước , của cuộc đời chung.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
-Đối vời bài học ở tiết học này:
+Thuộc văn bản, tác giả tác phẩm
+Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và tâm niêm của tác giả.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Soạn: “Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.”
+ Đọc các ví dụ 
+ Tìm đối tượng của bài nghị luận
+ Các bước của bài nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lí.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
-Nội dung:----------------------------------------------------------------------------------------Phương pháp: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:-----------------------------------------------------------
Bài 22 - Tiết: 115
Tuần: 24
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 
1. MỤC TIÊU
 1. 1. Kiến thức: 
 - HS biết những lỗi sai của mình trong quá trình làm bài.
 - HS hiểu và nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng xã hộinhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
1.2. Kỹ năng: 
 Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt. 
1.3. Thái độ: 
 Giáo dục HS ý thức việc làm đúng sai của mình trong cuộc sống qua câu chuyện và ý thức về cách dùng từ, diễn đạt, dấu câu, lỗi chính tả khi làm bài.
2.TRỌNG TÂM 
 Sửa lỗi học sinh và lập dàn ý.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: bảng phụ ghi phần sai của HS, giáo án
 3.2. Học sinh: 
4.TIẾN TRÌNH
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 
 4.2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 4.3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài
 Qua mỗi bài viết Tập làm văn, tiết trả bài là một công việc quan trọng nhằm giúp các em suy nghĩ, đối chiếu và tự nhận xét bài của chính mình theo yêu cầu đề bài.Vì vậy, trong tiết trả bài vănnghị luận về sự việc, hiện tượng trong xã hội,các em hãy tự đánh giá ưu nhược của mình qua bài làm nhé.
Hoạt động 2: GV ghi đề bài lên bảng.
- Gọi HS đọc đề bài
 Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung
- Đề bài yêu cầu nội dung gì ?
- Xác định thêể loại ?
- HS trình bày.
- GV nhận xét ưu khuyết điểm của HS.
Hoạt đợng 3: GV hướng dẫn HS xây dựng dàn bài
* Phần đầu cần giới thiệu như thế nào?
* Nội dung em sẽ trình bày theo trình tự thế nào ?
* Hậu quả sự việc ra sao?
* Cảm nghĩ của em về sự việc?
- GV sửa chữa, treo bảng phụ.
Hoạt động 4: Nhận xét
+ Đa sớ HS có hiểu đề, trình bày có cảm xúc, phù hợp thể loại.
+ Mợt sớ bài viết hay, xúc đợng bởi tình cảm chân thật.
- Tờn tại:
+ Mợt sớ bài viết còn sơ sài, chưa xoáy sâu vào nợi dung
+ Một số bài lang mang, không tập trung
+ Lỗi dùng từ, đặt câu, dấu câu.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS sửa lỡi.
- GV treo bảng phụ ghi những lỡi của HS
- Gọi HS sửa bài
- GV nhắc lại nội dung và phương pháp của bài văn cần có 
-Nội dung:
 Bài văn phải cĩ đủ 4 bước trong thân bài
+Biểu hiện
+ Nguyên nhân
+ Đúng, sai
+Giải pháp
-Phương pháp:
 +Sử dụng đúng thể loại nghị luận cĩ luận điểm, luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng.
+ Bài viết có đủ bố cục ba phần
Hoạt động 6: Đọc bài văn hay
GV đọc bài hay, đoạn văn hay cho HS nghe
Hoạt đợng 7: GV phát bài cho HS 
I. Đề bài: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học và còn những sai phạm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
 2.Tìm hiểu chung:
 - Nội dung: Suy nghĩ về hiện tượng chơi điện tử của lứa tuổi học sinh.
 - Thể loại: văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
3. Khái quát các ý cần trình bày:
 Dàn ý 
a. Mở bài: hiện nay trong HS còn bộ phận không nhỏ ham chơi gam. Đây là hiện tương không tốt. 1, 5 đ
b. Thân bài: 7đ
 (1) Biểu hiện:
- Trốn học, không thuộc bài.
- Thường xuyên đến các chỗ chơi gam.
- Không tập trung vào vần đề học.
 (2) Tác hại:
- Tốn thời gian
- Aûnh hưởng sức khỏe
- Kết quả học tập sa sút.
-Tự phá hủy tương lai.
(3) Nguyên nhân:
- Không làm chủ bản thân
- Bạn bè rủ rê
- Gia đình không quản lí
- Xã hội có nhiều tiệm gam
(4) Biện pháp:
-Làm chủ bản thân
-Gia đình, xã hội hợp tác chặt chẽ hơn ( có quy định về thời gian, đối tượng chơi_
-Thành lập đoàn kiểm tra giám sát.
c. Kết bài:1,5đ 
 Tuy In-ter-net có lợi nhưng vẫn có mặt hại của nó, cần ý thức không sa đà nghiện gam
 4. Khái quát về ưu khuyết điểm:
- Ưu điểm:
5. Sửa lỗi sai
Phần sai
Lỗi
Phần đúng
Khẳn định ,sử lí,sợ hảy, nói truyện 
-Bản hỏi gì?
-Sao không nói? Nghĩ gì thế? Hả?
-Kỉ niệm thời đi học ai cũng có kỉ niệm vui buồn đáng nhớ
-- Bạn hỏi vì? Trên đường này thì đi hết con đường này là đến nhà của bà hai bán bánh canh không. Ờ nhà nội của con Hồng. Mà là ai mà đến đây. Bạn có phải là Lan không? Tại sao bạn biết tên tôi. Tôi là Hồng đây
mà. Bạn mới về hả
Chính tả
 Dùng từ 
 Đặt câu
(thiếu CN) 
Diễn đạt
Dựng đoạn
Khẳng định. xử lí, 
Sở hãi, nói chuyện
-Bạn ấy hỏi gì?
-Sao bạn không nói ? Bạn đang nghĩ gì thế?
-Thời đi học ai cũng có những kỉ niệm vui buồn đáng nhớ
- Bản hỏi gì?
- Đi hết con đường này là đến nhà của bà hai bán bánh canh phải không?
- Ờ, là nhà nội của con Hồng đó. Mà bạn là ai mà đến đây?
- Bạn có phải là Lan Không?
- Tại sao bạn biết tên tôi?
- Tôi là Hồng đây mà.
-Bạn mới về hả?
6.Đọc bài văn hay:
7.Phát bài:
* Thống kê điểm:
Lớp 
TSHS
 Điểm 5 trở lên
91
36
92
35
92
34
 4.4.Câu hỏi , bài tập củng cố:
 GV củng cố lại nội dung kiến thức của thể loại nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống làm cho bài văn cụ thể, sinh động hấp dẫn.
 4.5 Hướng dẫn HS tự học:
 - Đối với bài học của tiết học này:
 + Xem lại dàn ý.
 + Đọc lại bài của mình.
 - Đối với bài học của tiết học tiếp theo:
 Soạn: “Mùa xuân nho nhỏ”
 + Tác giả, tác phẩm
 + Tâm trạng và tấm lịng của tác giả khi đến viếng lăng cĩ những biểu hiện như thế nào?
5. RÚT KINH NGHIỆM :
-Nội dung:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Phương pháp:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc