Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 31 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 31 - Trường THCS Lê Hồng Phong

RÔ - BIN - XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

( Trích Rô-bin-xơn Cru-xô )

- Đe-ni-ơn Đi-phô -

A. Mục tiêu cần đạt:

- Thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống ở đảo hoang.

- Thấy được hình thức tự truyện của văn bản.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

 Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.

- Vận dụng để viết một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.

3. Thái độ: Sống có nghị lực, lạc quan khi gặp khó khăn.

C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,

D. Tiến trình dạy học :

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng (P ,KP . )

2. Bài cũ :

 Trình bày những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi? Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi?

 Ba nữ thanh niên xung phong sống, chiến đấu trong hoàn cảnh ra sao ? Ở họ nổi lên nét phẩm chất đáng quý nào ?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Trong cuộc sống thường xảy ra những điều mà ta không mong muốn. Có người đã gục ngã trước những trở ngại ấy, tuy nhiên cũng không ít người biết vượt lên và sống lạc quan. Đó chính là nghị lực sống, là tinh thần lạc quan. Nhân vật Rô - bin - xơn trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là người có nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 31 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 Ngày soạn: 06/04/2013
TIẾT 146 	 Ngày dạy: 08/04/2013
RÔ - BIN - XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
( Trích Rô-bin-xơn Cru-xô )
- Đe-ni-ơn Đi-phô -
A. Mục tiêu cần đạt:
- Thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống ở đảo hoang.
- Thấy được hình thức tự truyện của văn bản.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức : 
 Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
- Vận dụng để viết một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
3. Thái độ: Sống có nghị lực, lạc quan khi gặp khó khăn.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng (P,KP.)
2. Bài cũ : 
C Trình bày những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi? Ý nghĩa nhan đề Những ngôi sao xa xôi?
C Ba nữ thanh niên xung phong sống, chiến đấu trong hoàn cảnh ra sao ? Ở họ nổi lên nét phẩm chất đáng quý nào ? 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong cuộc sống thường xảy ra những điều mà ta không mong muốn. Có người đã gục ngã trước những trở ngại ấy, tuy nhiên cũng không ít người biết vượt lên và sống lạc quan. Đó chính là nghị lực sống, là tinh thần lạc quan. Nhân vật Rô - bin - xơn trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là người có nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. 
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm:
CTóm tắt những nét chính về tác giả Đi-phô? 
 C Em biết gì về xuất xứ của đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”? 
CTác phẩm Rơ-bin-xơn ngồi đảo hoang đđược viết theo thể loại nào ?
- Gv viên giới thiệu một vài nét sơ lược về đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản:
- Yêu cầu đọc giọng trầm tĩnh, pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt. 
- GV cùng HS đọc đoạn đầu văn bản, nhận xét cách đọc.
- Giải thích các từ khó. Bổ sung thêm một số từ : đạn ghém: đạn dùng cho súng săn, nổ to; Ma-rốc: một nước ở Bắc phi.
C Xác định ngôi kể? Tác dụng?
-> Ngôi thứ 1, GV tích hợp với bài ngôi kể. 
CVăn bản có thể chia bố cục ntn? Nêu nội dung từng phần?
- Từ đầunhư dưới đây: Cảm giác chung khi tự ngắm bản thân và bộ dạng chính mình.
 - Tiếp .bên khẩu súng của tôi:Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn.
- Còn lại: Diện mạo của vị chúa đảo.
Ma-rốc: một nước ở Bắc phi.
CTác giả sử dụng kết hợp chủ yếu những phương thức biểu đạt nào?
- GV chuyển ý
-Yêu cầu HS theo dõi đoạn 1.
C Nhân vật “tôi”-Rô-bin-xơn đã tự cảm nhận về chân dung bản thân mình ntn?
CEm có nhận xét gì về giọng điệu ở đoạn đầu? Qua đó cho chúng ta biết điều gì về cuộc sống của Rô-bin-xơn?
C Qua cách miêu tả và giọng điệu rất hóm hỉnh, hài hước, em nhận thấy trang phục của Rô-bin-xơn hiện ra như thế nào?
C Nhận xét về nghệ thuật?
C Nhân vật đã miêu tả lại trang bị của mình qua những chi tiết nào?
C Các thứ đồ lề như cưa, rìu, gùi, túi, súng, đều được đeo trên người. Vậy em nhận thấy trang bị của chàng ở đây như thế nào?
CNhận xét về nghệ thuật miêu tả trang phục và trang bị? Qua việc giới thiệu về trang phục, trang bị em cảm nhận được gì?
- HS: đọc đoạn “Còn về diện mạo của tôi” đến hết.
C Miêu tả diện mạo, chàng chú ý đến những chi tiết nào?
C Da và râu được miêu tả ra sao?
CQua chi tiết đó, em nhận thấy diện mạo của chàng ra sao?
C Thông thường, trong bức hoạ chân dung, gương mặt chiếm vị trí quan trọng nhất, được hoạ sĩ quan tâm trước hết, sau đó mới đến trang phục và các thứ khác. Vậy trong đoạn trích này, các phần đó được xếp ở đâu? Và độ dài của nó so với các dòng miêu tả trang phục?
CThử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện?
à Trên bộ mặt, chỉ nói thoáng qua về nước da, Rô-bin-xơn lại chỉ đặc tả về bộ ria mép của chàng. Ta không biết gì về các bộ phận khác trên khuôn mặt như mắt, mũi, mồm, tóc, tai,Điều này một phần do nhân vật muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì khôi và những đồ lề lỉnh kỉnh mang theo người của chàng là chính. Nhưng có lẽ là do phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn chỉ có thể kể về những gì chàng nhìn thấy được. Không phải ngẫu nhiên, trên khuôn mặt, chàng chỉ kể về bộ ria mép to tướng của mình mà thôi. Nếu truyện kể từ ngôi thứ ba số ít, người kể chuyện khắc hoạ chân dung Rô-bin-xơn, trật tự miêu tả có lẽ sẽ khác. Và ở đây, cũng có thể đó là một cách để nhân vật gián tiếp nói lên cuộc sống của mình.
C Qua cách miêu tả trang phục, trang bị, diện mạo của nhân vật, em hình dung cuộc sống của Rô-bin-xơn ở đảo hoang này như thế nào?
Gợi ý: vì sao chàng phải ăn mặc và trang bị như vậy?
C Cuộc sống gian khổ, khó khăn, vất vả như vậy, nhưng chàng có than phiền về nó không? Giọng điệu của chàng khi miêu tả trang phục, diện mạo của mình như thế nào?
CQua giọng kể đó và bức chân dung tự hoạ chúng ta vừa tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về tinh thần của Rô-bin-xơn trong đoạn trích?
à Cuộc sống của Rô-bin-xơn gay go như vậy, nhưng khi khắc hoạ bức chân dung của mình, chàng không lần nào thốt ra lời than phiền đau khổ. Rô-bin-xơn trong trang phục kì dị, chẳng khác nào người rừng, lại kèm theo các thứ đồ lề lỉnh kỉnh lại càng lố lăng hơn. Nhưng bức chân dung ấy hiện lên trước mắt chúng ta như vị chúa đảo trị vì trên đảo quốc của mình. Giọng kể hài hước của nhân vật – nhấn mạnh tinh thần lạc quan: bị rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn nhưng cố gắng bám chắc vào cuộc sống, không phải là để sống lay lắt, mà luôn phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt hơn. Chàng không để thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục thiên nhiên. Phải nói rằng chàng quả là một con người đáng khâm phục.
* Tổng kết
CChúng ta thấy điều gì đằng sau bức chân dung của nhân vật ? Bài học rút ra cho bản thân em sau khi học văn bản này là gì? 
 - HS trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. HS đọc ghi nhớ sgk/130.
CEm hãy nêu lên ý nghĩa của tác phẩm?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
 Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm: (sgk)
- Xuất xứ : (sgk)
- Thể loại: : Tiểu thuyết 
II. Đọc-tìm hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2 Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
2.3 Phân tích
a. Tự cảm nhận chung về chân dung mình. 
- Anh hình dung mình đang đi dạo trên quê hương, đất nước mình: Hoảng sợ, cười sằng sặc (bộ dạng kỳ lạ, quái đản, tức cười lắm)
-> Giọng dí dỏm, hài hước, tự giễu mình.
=> Cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt nơi đảo hoang mà anh đã trải qua 10 năm.
b. Trang phục và trang bị của chúa đảo. 
*) Trang phục:
- Mũ: to, cao lêu đêu làm bằng da dê để che nắng, che không cho mưa hắt vào cổ.
- Ao: bằng da dê, vạt áo dài đến bắp đùi.
- Quần: bằng da một con dê đực già, lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân,..
- Tất, giày không có nên tự tạo cho mình một đồ dùng giống như ủng.
à Cách miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới– trang phục kì lạ, tiện dụng.
*) Trang bị:
- Thắt lưng rộng bản bằng da dê: đeo cưa, rìu.
- Hai cái túi làm bằng da dê: đựng thuốc súng, đạn ghém.
- Gùi sau lưng, khoác súng bên vai, dù trên đầu.
->Kể đan xen miêu tả. 
à Vật dụng lỉnh kỉnh trông thật kì quái. Nó là kết quả của lao động sáng tao, của nghị lực và tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh sống 
c. Diện mạo:
- Da dẻ: nó không đến nỗi đen cháy..
- Râu: có lúc để mọc dài hơn một gang tay, hàng ria ở môi trên xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo,..tôi chẳng dám nói cặp ria mép ấy dài đến nỗi đến mức có thể dùng treo mũ.
à Dáng vẻ bên ngoài rất kì quái, gần như người rừng.
- Giọng kể nghiêm trang, trân trọng, chi tiết tiêu biểu.
-> Diện mạo kì dị, khác thường.
=> Cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả, nguy hiểm và tinh thần lạc quan, vui vẻ, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, thin nhin khơng thể khuất phục, của Rô-bin-xơn.
3. Tổng kết:
a) NT:
- Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước.
b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí cử con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
III. Hướng dẫn tự học
- Tóm tắt tác phẩm; hình dung, tái hiện dược bức chân dung tự họa của Rô- bin-xơn.
- Viết đoạn văn miêu tả hoặc phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.
- Soạn bài: Tổng kết về ngữ pháp. 
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 31 Ngày soạn: 06/04/2013
TIẾT 147, 148 	 Ngày dạy: 08/04/2013
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
A. Mục tiêu cần đạt:
 Hệ thống hóa những kiến thức về từ loại, cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức : Hệ thống hóa những kiến thức về từ loại, cụm từ ( danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác ).
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức về từ loại, cụm từ.
- Nhận diện và biết sử dụng thành thạo từ loại đã học
3. Thái độ: Cảm nhận được sự giàu và đẹp của của Tiếng Việt, từ đó góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng (P,KP.)
2. Bài cũ : Kiểm tra 15 phút (Đề, đáp án kèm theo).
Thống kê chất lượng:
Lớp
Tổng
> = 8
> = 5
< 5
< = 3
9A3
30
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tiếng Việt rất giàu và đẹp. Điều này không chỉ thể hiện ở từ vựng mà còn biểu hiện thông qua đặc điểm về ngữ pháp. TCT này chúng ta sẽ hệ thống lại kiến thức về ngữ pháp đã hoc từ lớp 6 đến lớp 9...
* Tiến trình bài học: 
Hoạt động của GV& HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về từ loại :
C Kể tên những từ loại Tiếng Việt đã học từ lớp 6?
- Gv gọi 2 HS lên bảng thi đua viết nhanh tên các từ loại đã học.
- Gv nhận xét kết quả thi đua.
C Trình bày khái niệm của các từ loại: danh từ, động từ, tính từ ? Nêu ví dụ minh họa?
- Gv gọi nối tiếp theo hàng dọc, HS đứng tại chỗ nhắc lại khái niệm của các từ loại đó.( nếu HS trước trả lời sai thì HS tiếp theo hoàn thành câu trả lời thay bạn).
C Mỗi từ loại kể trên có đặc điểm và phân loại cụ thể ra sao?
- Gv giao nhiệm vụ theo dãy bàn để HS hoàn thành câu trả lời ra bảng phụ : dãy 1: danh từ; dãy 2: động từ; dãy 3: tính từ . 
- Gv treo bảng phụ, gọi đại diên các nhóm nhận xét lẫn nhau. HV nhận xét, chốt ý
A. TỪ LOẠI:
1.Danh từ, động từ, tính từ:
1.1 Lí thuyết:
a. Khái niệm:
b. Đặc điểm:
c. Phân loại
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1/130: Xác định danh từ, động từ, tính từ ?
Bài 2,3/130: Hãy thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc từ loại nào?
GV hướng dẫn HS điền vào bảng ở bài tập 4
* Tìm hiểu sự chuyển loại của từ : GV nhắc lại khái niệm về hiện tượng chuyển loại của từ.
( HS thảo luận bài 5)
Bài 5/131: Trong đoạn trích sau,các từ in đậm cốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc loại nào?
* Ôn tập các từ loại khác 
- Thực hiện các hoạt động ôn tập tương tự như ở mục (1).
- HS thảo luận bài 1/132
- Bài 2/133: Tìm từ chuyên dùng cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào?
( các từ: à, ư, hử, hở, hả,. Chúng thuộc từ loại tình thái từ )
* Tiết 2
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập về cụm từ :
C Kể tên những cụm từ đã học ? Mỗi cụm từ nêu một ví dụ và đặt câu ?
C Từ những câu em đã đặt có chứa các cụm từ, em hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp và lần lượt xác định chức năng ngữ pháp của các cụm từ ấy?
- Gv lần lượt hướng dẫn HS giải các bài tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
 Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
1.2 Bài tập:
Bài 1/130
Danh từ
Động từ
Tính từ
a. lần 
b.
c. lăng, làng
d.
e.
Đọc 
Nghĩ ngợi
Phục dịch, đập
Hay
Đột ngột
Phải, sung sướng
Bài 2, 3/130
a. Danh từ có thể kết hợp với các từ : những, các, một.
những, các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáo.
b. Động từ có thể kết hợp với các từ : hãy, đã, vừa.
hãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
c. Tính từ có thể kết hợp với các từ : rất, hơi, quá.
rất, hơi, quá + hay, đột ngột, phải, sung sướng
Bài 5/131
Tròn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như động từ.
Lí tưởng là danh từ, trong câu văn này nó được dùng như tính từ.
Băn khoăn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ.
2.Các từ loại khác 
2.1 Lí thuyết:
a. Khái niệm :
- Số từ, lượng từ:
- Phó từ:
- Chỉ từ:
- Số từ:
- Quan hệ từ:
- Trợ từ:
- Thán từ:
- Tình thái từ
b. Đặc điểm
- Khả năng kết hợp.
- Chức vụ ngữ pháp
2.2 Bài tập :
Bài 1/132
Số từ
Đại từ
L. từ
 C. từ
Phó từ
Q
HT
Trợ từ
Tình t.từ 
Thán từ
Ba, năm
Tôi, bao nhiêu,
bao giờ,
bấy giờ
những
ấy, đâu
Đã, mới, đã,
đang
ở, của, nhưng,
như.
Chỉ, cả , ngay, chỉ
hả
Trời ơi
II.Cụm từ
1. Ôn lí thuyết:
1.1 Khái niệm:
- Cụm danh từ :
- Cụm động từ:
- Cụm tính từ:
1.2 Cấu tạo, chức năng?
* Cấu tạo:
- Cụm danht ừ
- Cụm động từ:
- Cụm tính từ.
* Chức năng:
- Cụm danht ừ
- Cụm động từ:
- Cụm tính từ.
2 Bài tập :
 Bài 1/133
tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
một nhân cách rất Việt Nam
một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
Những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng
Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
* Dấu hiệu để nhận biết: có phụ ngữ đứng trước và đứng sau danh từ trung tâm
Bài 2/133:
đã đến gần anh
sẽ chạy xô vào lòng anh
sẽ ôm chặt lấy cổ anh
vừa lên cải chính
* Dấu hiệu để nhận biết: có phụ ngữ đứng trước đã , sẽ, vừa và đứng sau động từ trung tâm
Bài 3/133
 Thành phần trung tâm:
a. Việt Nam, bình dị, Việt Nam, Phương Đông, mới, hiện đại.
b. êm ả.
c. phức tạp, phong phú, sâu sắc.
Những từ trên là tính từ, ở đây có 2 danh từ Việt Nam, Phương Đông được dùng như tính từ.
* Các yếu tố phụ đi kèm với nó: rất, sẽ không, hơn
III.Hướng dẫn tự học:
- Viết đoạn văn chỉ ra được các loại từ đã học trong đoạn văn ấy.
- Soạn bài : Luyện tập viết biên bản
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 31 146147148.doc