Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 4

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 4

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 (TRÍCH TRUYỀN KỲ MẠN LỤC)

 Nguyễn Dữ

1.MỤC TIÊU

 1.1.Kiến thức:

 - HS biết:

 + Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyền kỳ và sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.

 +Bước đầu làm quen với thể loại truyền ky.

 +Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của nguyễn Dữ trong tác phẩm.

 - HS hiểu:

 Hiện thực số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ; mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.

 1.2. Kĩ năng:

 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền ky.

 - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài: 4 - Tiết:16,17
 Tuần: 4 
 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 (TRÍCH TRUYỀN KỲ MẠN LỤC)
 Nguyễn Dữ
1.MỤC TIÊU 
 1.1.Kiến thức: 
 - HS biết:
 + Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyền kỳ và sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
 +Bước đầu làm quen với thể loại truyền ky.ø
 +Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của nguyễn Dữ trong tác phẩm.
 - HS hiểu:
 Hiện thực số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ; mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
 1.2. Kĩ năng:
 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền ky.ø
 - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
 - Kể lại được truyện.
 1.3.Thái độ:
 - Giáo dục HS trong cuộc sống không nên đa nghi.
 - Biết trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ.
 - Biết đấu tranh chống lại những định kiến, quan niệm hẹp hòi.
2 . TRỌNG TÂM
 - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm
 - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
3. CHUẨN BỊ
 3.1.Giáo viên: bảng phụ 
 3.2.Học sinh: vở bài tập, soạn bài
4. TIẾN TRÌNH
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2.Kiểm tra miệng
 * Câu 1: Kiểm tra bài cũ:
 a. Em hãy nêu lên tầm quan trọng của vấn đề sống còn, bảo vệ, chăm sóc và phát triển của trẻ em.Kể các quyền trẻ em mà em biết? (8 điểm).
 à Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu trong việc xây dựng một xã hội tiến bộ. Đây là một vấn đề được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, vì liên quan trực tiếp đến tương lai của toàn nhân loại. Cho nên trong bản Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30- 9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
 à Những quyền của trẻ em: Quyền được sống còn.
 Quyền được bảo vệ.
 Quyền được phát triển.
 Quyền được tham gia. 
 b. Nêu những thách thúc lớn đối với trẻ em hiện nay và nhiệm vụ của các tổ chức thế giới? (8đ)
 à Trẻ em trên thế giới hiện nay bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc và những thảm họa của đói nghèo lạc hậu.Đó là những thách thức đối với các chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân. 
 - Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trên toàn thế gới là một vấn đề mang tính nhân bản 
 - Tăng cường chế độ về sức khỏe và dinh dưỡng.
 - Phát triển giáo dục, củng cố gia đình, xây dựng môi trường....
 - Bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ, tham gia vào sinh hoạt xã hội.
* Câu 2 : Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học, gồm cả phần nghiên cứu bài mới:
 a. Nêu đôi nét về Nguyễn Dữ ( 2đ) 
 à Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Tuy học rộng, tài cao nhưng ông tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà. Sáng tác của ông thể hiện cái nhìn tích cực đối với văn học dân gian.
 b. Em hiểu thế nào là truyền kỳ mạn lục? (2đ)
 à Là ghi chép tản mạn những điều kỳï lạ được lưu truyền; là một tập truyện ngắn bằng văn xuôi chữ Hán, có xen lẫn văn biền ngẫu và thơ.
4.3.Bài mới : Sống trong xã hội phong kiến, người phụ nữ vốn là nạn nhân của xã hội, họ không có quyền quyết định số phận của mình, có những nỗi oan nghiệt đã dẫn họ đến cái chết, chúng ta sẽ tìm hiểu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương để thấy một trong những nỗi oan mà họ đã gánh lấy.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài
Sống trong xã hội phong kiến, người phụ nữ vốn là nạn nhân của xã hội, họ không có quyền quyết định số phận của mình, có những nỗi oan nghiệt đã dẫn họ đến cái chết, chúng ta sẽ tìm hiểu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương để thấy một trong những nỗi oan mà họ đã gánh lấy.
Hoạt động 2:GV hướng dẫn Hs đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
- GV hướng dẫn HS đọc: Giọng truyền cảm, phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại thể hiện tâm trạng của từng nhân vật.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
* Em hãy tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm?
* Nguyễn Dữ (?) - học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585). Ông là một nhà nho sống ở thế kỷ XVI-thời kỳ khủng hoảng của các tập đoàn phong kiến (Mạc đoạt quyền Lê, họ Trịnh phù Lê diệt Mạc). Chế độ phong kiến bộc lộ nhiều mặt yếu kém thuộc bản chất, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Phần lớn cuộc đời của ông ẩn cư ở Thanh Hóa.Nguyễn Dữ không để lại tác phẩm nào ngoài “Truyền kì mạn lục”.
* Em hiểu thế nào là truyền kỳ mạn lục?
▲Là ghi chép tản mạn những điều kỳï lạ được lưu truyền; là một tập truyện ngắn bằng văn xuôi chữ Hán, có xen lẫn văn biền ngẫu và thơ.
* GVmở rộng: Đây là tác phẩm được Nguyễn Dữ sáng tác lấy hứng thú từ tích có sẵn mà viết lại mới tức phóng tác chứ không phải sưu tầm.
 *Chuyện người con gái Nam Xương”là truyện thứ mấy của tập truyện này?
à Thứ 16. 
-Nhân vật mà Nguyễn Dữ chọn để kể: Nhân vật thường là người phụ nữ, trí thức.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó.
* Em hãy tìm đại ý của văn bản?
 -HS thảo luận, trình bày.
 - HS khác bổ sung.
* GV chốt ý (HS kết hợp ghi vở BT)
Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng phải chịu số phận oan khuất. 
- Theo em văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- HS thực hiện ở vở bài tập
 ▲Đoạn trích chia làm 3 phần:
-Phần 1: Từ đầu “lo liệu như cha mẹ đẻ của mình”.
èCuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng.
-Phần 2: “Qua năm sau” “việc trót đã qua rồi”
è Nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương.
-Phần 3: phần còn lại
è Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi.Vũ Nương được giải oan.
- GV gọi HS tóm tắt nội dung cơ bản của truyện.
-HS trình bày.
- GV nhận xét.
 Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.
- Mở đầu truyện, Nguyễn Dữ đã giới thiệu gì về nhân vật Vũ Nương? (Ngoại hình, tính cách...) 
- HS trình bày, HS khác nhận xét.
- GV sửa chữa.
* Sau khi tìm hiểu truyện, các em thấy nhân vật Vũ Nương được miêu tả ở nhiều hoàn cảnh khác nhau.Ở từng hoàn cảnh, đức tính của Vũ Nương được bộc lộ. Vậy, em hãy tìm những hoàn cảnh đó?
▲Tình huống1: Trong cuộc sống vợ chồng bình thường.
Tình huống 2:-Khi tiễn chồng ra trận
Tình huống 3 -Khi chồng ra trận
Tình huống 4 -Khi chồng trở về
Tình huống 5:-Sau một năm ở Thủy cung.
- GV treo bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận:
-Nhóm 1,2:
 Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng cư xử như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
- Nhóm 3:
 Khi chồng ra trận, Vũ Nương là người vợ như thế nào?
- Nhóm 4: 
 Khi chồng trở về, nàng đã bị nghi oan điều gì? Thái độ của nàng như thế nào?
- Nhóm 5,6:
 Sau một năm ở Thủy cung, nàng là người như thế nào?
+ Trong cuộc sống vợ chồng bình thường: nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng thất hoà, dù Trương Sinh có tính đa nghi.
 + Khi chồng ra trận:“nàng rót chén ruợu đầy đưa tiễn”, dặn dò chồng chu đáo ân tình “chàng đichỉ mong hai chữ bình an”.
 ▪ Nàng là người mẹ hiền: một mình nuôi dạy con nhỏ.
 ▪ Nàng là người vợ chung thuỷ: Nỗi nhớ cứ kéo dài theo năm tháng:“Bướm lượn đầy vườn” (mùa xuân), “mây che kín núi” (mùa đông).
 ▪ Nàng là người con dâu hiếu thảo: lúc mẹ đau yếu, nàng tận tình thuốc thang, lựa lời khuyên lơn. Khi mẹ chết, nàng lo liệu(ma chay, tế lễ) như đối với cha mẹ đẻ của mình.
+ Khi chồng trở về: Nàng bị nghi oan nên phải tìm đến cái chết để tự giải oan cho mình. 
+ Sau một năm ở Thủy cung: Khi nghe kể chuyện nhà, nàng ứa nước mắt khóc, rồi hiện về trên dòng nước cho thỏa lòng mong nhớ chồng con.
 *Qua phân tích những tình huống trên, em thấy Vũ Nương là người như thế nào?
* Nét đẹp của Vũ Nương giống nhân vật nào trong các truyện mà em biết?
▲ Nét đẹp của Vũ Nương giống nhân vật Tấm (Tấm Cám), Cúc Hoa (Phạm Công Cúc Hoa), Thoại Khanh (Thoại Khanh, Châu Tuấn)
* Em hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương?
- GV liên hệ thực tế GD tư tưởng cho HS
- Nỗi oan của Vũ Nương là gì? Tác giả đã dẫn dắt câu chuyện như thế nào để nỗi oan không thể giải bày?
 - Nêu những nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương?
▲Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng (nhà Trương Sinh giàu và Vũ Nương nghèo; Vũ Nương được mua về). Sự ngăn cách ấy cộng thêm cái thế đàn ông trong xã hội phong kiến “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.
- Trương Sinh nghe chuyện cái bóng từ miệng con nhỏ.
- Trương Sinh đa nghi, ghen tuông mù quáng.
-Theo em trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? Vì sao?
- HS trình bày.
- GV gọi HS nào có ý kiến khác trình bày.
* GV chốt ý: Nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ 3. Vì nếu Trương Sinh không đa nghi đến độ mù quáng thì đã nghe lời giải thích, phân trần của Vũ Nương.
* Trước nỗi oan không được giải bày, Vũ Nương đã lựa chọn như thế nào?
* Vì nàng chọn cái chết? Sự lựa chọn ấy có hợp lí không? Vì sao? 
▲Cái chết của Vũ Nương tố cáo sự bất công trong xã hội phong kiến (XH trọng nam khinh nữ, đồng thời bày tỏ niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của ngươ ... ̀i tập củng cớ: 
 - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp giống và khác nhau như thế nào?
 à Giống nhau: Là lời nói hay ý nghĩ được dẫn lại trong lời người dẫn.
 Khác nhau: 
 + Lời dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên vẹn, đặt trong dấu ngoặc kép.
 + Lời dẫn gián tiếp: có điều chỉnh cho thích hợp.
 - Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp và ngược lại cần làm như thế nào?
 Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
+ Bỏ dấu hai chấm và ngoặc kép.
+ Thay đởi đại từ nhân xưng cho phù hợp.
+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.
+ Thêm từ rằng (là) trước lời dẫn.
+ Khơng nhất thiết dẫn đúng từng từ nhưng đúng về ý.
 - Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
+ Khơi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đởi từ nhân xưng, thêm bớt các từ cần thiết).
+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học 
* Đối với bài học tiết này :
	- Nắm nội dung bài học, xem lại BT đã sữa chữa ở lớp. 
	- Hoàn chỉnh các bài tập
	- Sửa chữa lỡi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp, gián tiếp trong bài viết của bản thân
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Luyện tập tóm tắt văn bản
	- Tìm hiểu các tình huớng trong sgk / 58
	- Đọc, tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
	- Viết đoạn văn ngắn trong đó có dẫn lời của nhân vật
	- Tìm mợt sớ tình huớng trong cuợc sớng cần vận dụng kỹ năng tóm tắt văn bản
5. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Phương pháp :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Bài: 4	 - Tiết: 20
Tuần: 4
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
(Tự học cĩ hướng dẫn)
1. MỤC TIÊU 
 1.1. Kiến thức:
- HS biết:
 + Các yếu tớ của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cớt truyện).
 + Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp yêu cầu của mỡi hoàn cảnh giao tiếp.
 + Củng cớ kiến thức về văn tự sự.
-HS hiểu:
 + Tóm tắt văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
 + Các yếu tớ của thể loại tự sự ( nhân vật, sự việc, cớt truyện).
 +Yêu cầu cần đạt của văn bản tóm tắt văn bản tự sự.
 1.2 Kỹ năng:
 Tóm tắt văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
 1.3 Thái độ:
 Có ý thức trong việc tóm tắt văn bản.
2. TRỌNG TÂM
- Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp yêu cầu của mỡi hoàn cảnh giao tiếp.
- Tóm tắt văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
3. CHUẨN BỊ
 3.1 Giáo viên: bảng phụ ghi tóm tắt văn bản
 3.2 Học sinh: Chuẩn bị bài, vở BT.
4.TIẾN TRÌNH
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 
 4.2. Kiểm tra miệng: KT vở bài tập 
 4.3. Bài mới 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài
Kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự là việc làm có ích cho việc đọc một số tác phẩm văn xuôi Trung đại đầu lớp 9 theo tinh thần tích hợp. Công việc này đòi hỏi các em phải có kỹ năng gì? Tiết học này cô sẽ hướng dẫn kỹ năng đó.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
 GV hướng dẫn HS ôn lại một số kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã học ở lớp 8.
-Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
 ▲ Là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó).
- Cách tóm tắt văn bản?
 ▲ Cần đọc kỹ đề, hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp nội dung ấy theo một trình tự hợp lí, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
 Tìm hiểu sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản.
- GV treo bảng phụ ghi 3 tình huống a,b,c ở SGK, gọi HS đọc.
- Trong ba tình huống trên, người viết đã tóm tắt văn bản chưa? Vì sao?
▲Trong ba tình huống trên: người viết đều tóm tắt văn bản. Vì đó là những chi tiết chính.
- Việc tóm tắt văn bản giúp ích gì cho người đọc, người nghe?
* Từ đĩ em thấy tĩm tắt văn bản nhằm mục đích gì?
▲Tóm tắt văn bản giúp người đọc và người nghe dễ nắm bắt nội dung chính của một câu chuyện. Trong thực tế không phải lúc nào ta cũng có thời gian và điều kiện trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn của tác phẩm văn học. Vì vậy có thể nói: việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống đặt ra.
- Nêu yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự:
- Em hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự?
▲Lớp trưởng báo cáo cho GVCN nghe về một hiện tượng vi phạm nội qui của lớp mình (Sự việc gì? Ai vi phạm? Hậu quả?...)
- Người đi đường kể cho nhau nghe về một vụ tai nạn giao thông (Sự việc xảy ra ở đâu? Như thế nào? Ai đúng? Ai sai?...)
- GV chốt ý--> GD HS: Có thể nói, trong cuộc sống muôn mặt bộn bề, ở đâu hay lĩnh vực nào, chúng ta cũng bắt gặp những tình huống phải vận dụng việc tóm tắt văn bản tự sự chẳng hạn: Cha nói với con, vợ nói với chồng, sếp nói với nhân viên, bạn bè nói chuyện với nhau...
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành tóm tắt văn bản.
- Gọi HS đọc BT 1 ở SGK/ Tr.58-
-Em hãy cho biết các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa?
▲7 sự việc đã nêu khá đầy đủ các sự việc chính.
- Trong các sự việc ấy còn thiếu sự việc gì quan trọng không?
▲ Thiếu sự việc quan trọng: Sau khi Vũ Nương trầm mình mà chết. Một đêm Trương sinh cùng con ngồi bên đèn thì đứa con chỉ chiếc bóng trên vách và bảo là cha đến. Điều đó giúp cho Trương Sinh hiểu là đã nghi oan cho vợ.
 Nghĩa là chàng hiểu ra ngay sau khi vợ chết chứ không phải đến khi Phan Lang kể.
- Nếu phải tóm tắt ngắn gọn, em tóm tắt như thế nào? 
- GV hướng dẫn HS viết bản tóm tắt.
- Việc tóm tắt văn bản tự sự có ý nghĩa gì?
- HS trả lời.
- GV chốt ý và gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động4: Hướng dẫn HS luyện tập
Tóm tắt một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã nghe hoặc chứng kiến.
- HS trình bày.
- GV gọi HS khác nhận xét.
- Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự?
I.Củng cố kiến thức:
 Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
VD:
 3 tình huống trên: đều làø tóm tắt văn bản.
→ Tóm tắt văn bản là nhu cầu tất yếu của cuộc sống nên cần ngắn gọn, dễ nhớ.
- Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự:
+ Dùng để trao đởi vấn đề liên quan đến tác phẩm được tóm tắt.
+ Lưu trữ tài liệu học tập.
+ Giới thiệu tác phẩm tự sự. 
- Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản:
+ Bảo đảm ngắn gọn phù hợp với mục đích sử dụng.
+ Các sự việc chính phải được tở chức thành mợt chỉnh thể thớng nhất, trung thành với cớt truyện.
+ Ngơn ngữ cơ đọng từ ngữ khái quát, câu văn bao quát nhiều sự kiện.
II.Thực hành tóm tắt văn bản:
 1. Đọc ví dụ :Tóm tắt Chuyện Người con gái Nam Xương.ï
 Các sự việc chính và các nhân vật chính nêu ra khá đầy đủ. Thiếu 1 chi tiết quan trọng.
2. Tóm tắt văn bản
 Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sôngHoàng Giang tự vẫn. Một hôm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian,Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
* Ghi nhớ: (SGK/ 59)
 III. Luyện tập
2. Tóm tắt một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã nghe hoăc chứng kiến
 Để dễ ghi nhớ nội dung văn bản.
 Để giới thiệu cho người nghe hiểu nội dung văn bản.
 Thể hiện trình độ sâu rộng của người đọc.
 Giúp người đọc, người nghe nắm bắt được nội dung chính của văn bản.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố 
Tổ chức trị chơi thi đua kể diễn cảm câu chuyện.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học 
* Đối với bài học tiết này:
	- Nắm nội dung văn bản đã tĩm tắt
	- Hoàn chỉnh các bài tập
	- Tập tĩm tắt một văn bản tự sự với mục đích: giới thiệu cho bạn bè biết; đưa vào bài nghị luận để làm dẫn chứng cho đặc điểm cốt truyện.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Sự phát triển của từ vựng
	 - Đọc ví dụ, tìm ví dụ tương tự
 - Định hướng trước câu trả lời
 - Xem phần nghĩa của từ, ẩn dụ, hốn dụ ( lớp 6 )
5. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Phương pháp :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc