Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 30

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 30

 Tiết 141. Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 (Trích)

 ( Lê Minh Khuê)

1. Mục tiêu

a. Kiến thức:

 - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của 3 cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên đường Trường Sơn thơì kì chống Mĩ.

 - Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả

b. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyên, nhân vật, nghệ thuật tràn thuật).

c. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh lòng cảm phục, biết ơn, tự hào về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

2. Chuẩn bị.

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/3/2013
Ngày giảng 9c:25/3/2013
9b:25/3/2013
 Tiết 141. Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
	 (Trích)
 ( Lê Minh Khuê)
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
 - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của 3 cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên đường Trường Sơn thơì kì chống Mĩ. 
 - Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả
b. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyên, nhân vật, nghệ thuật tràn thuật).
c. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh lòng cảm phục, biết ơn, tự hào về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
2. Chuẩn bị.
 a. Giáo viên:. Nghiên cứu, soạn giảng.
 b. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: ( 4p’)
 * Câu hỏi: Phân tích đặc sắc của 1 trong những h/ả biểu tượng trong truyện?
Tình huống truyện ngắn “Bến quê” và ý nghĩa của tình huống ấy?
 * Đáp án: 
 - Học sinh chọn một trong số những hình ảnh biểu tượng trong truyện và phân tích ý nghĩa của biểu tượng đó. 
 - Tình huống chính: Nhĩ bị ốm nặng, trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, anh chỉ khao khát được đặt chân lên bờ bên kia con sông gần nhà.
 Ý nghĩa của tình huống đó là: Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên, vượt qua ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. 
 b. Bài mới.
 * Giới thiệu bài: ( 1p’)
 Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang không chỉ có những người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu mà còn biết bao chàng trai cô gái đã góp phần không nhỏ ......
	* Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
GV: Bổ sung: sáng tác của chị luôn bám sát vào những chuyển biến của đời sống, đề cập đến những vấn đề bức xúc của xã hội thời điểm mới. Ngòi bút miêu tả tâm lí của chị rất sắc sảo đặc biệt là khi miêu tả tâm lí phụ nữ.
Các tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ (1978), Đoàn kết (1980), Thiếu nữ áo xanh (1984). Tác giả đã nhận: Giải thưởng văn xuôi Hội nhà xăn Việt Nam (1987)- Tập truyện: “Một chiều xa thành phố”
 Truyện viết năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt.
? Nêu vài nét về tác phẩm?
GV: Yêu cầu đọc: Giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại giữa các nhân vật.
GV cùng học sinh nối nhau đọc hết văn bản. 
? Kể tóm tắt đoạn trích?
? Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Tác dụng?
GV: Truyện viết về chiến tranh cố nhiên có những chi tiết, sự việc về bom đạn, chiến đấu, hi sinh, nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh. Tạo được hiệu quả đó, một phần nhờ ở cách chọn nhân vật kể chuyện.
? Xác định phương thức biểu đạt?
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích trong SGK.
? VB có thể chia thành mấy phần?
GV: Đọc đoạn: “Có ở đâu...chạy về hang”.
? Em nhận xét gì về hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái?
? Công việc của họ ra sao? Nhận xét về công việc của họ.
Bình: Đọc những đoạn truyện này, chúng ta thật khâm phục tinh thần của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời đều còn rất trẻ. Họ tình nguyện vào cái nơi mà cái sự mất- còn chỉ diễn ra trong nháy mắt. Điều gì đã tiếp thêm sức mạnh để họ có được sức mạnh tinh thần to lớn vượt qua mưa bom bão đạn. Phải chăng đó là sức mạnh của lòng yêu nước, của khát vọng độc lập tự do cháy bỏng.
? Em nhận xét gì về hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái?
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa, từng là thanh niên xung phong. Là nhà văn sở trường về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật phụ nữ
- Truyện viết năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt.
HS đọc.
- Tóm tắt đoạn trích:
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba cô gái rất trẻ: Định - Nho - Chị Thao (lớn tuổi hơn một chút)
Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom - đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra - đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm - tách xa đơn vị. Cuộc sống gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng đội. Truyện tập trung miêu tả nhân vật Phương Định - nhân vật chính - cô gái giàu cảm xúc, mơ mộng, hồn nhiên luôn nhớ về những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ, gia đình, thành phố thân yêu. Phần cuối tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật trong một lần phá bom - Nho bị thương và sự lo lắng chăm sóc của hai người đồng đội.
- Ngôi (xưng: tôi)- đặt vào nhân vật Phương Định.
Tác dụng: phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo điều kiện để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. 
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- HS tìm hiểu.
3 phần:
- p1: Từ đầu ..." ngôi sao trên mũ" PĐ kể về công việc và cuộc sống của bản thân vag tổ 3 cô trinh sát mặt đường.
- p2: Tiếp ... cho nhiều đg vào, pha đặc. Chị Thao bảo." Một lần phá bom, Nho bị thương, 2 chị em lo lắng, chăm sóc.
- p3: Còn lại: Sau phút hiểm nguy. Niềm vui của 3 ng trước trận mưa đá đột ngột.
+ Bom đạn - nguy hiểm - ác liệt - gian khổ - khó khăn.
+ Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
 + Nơi tập trung nhiều bom đạn - nguy hiểm - ác liệt.
+ Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn.
+ Hai bên đường không có lá xanh - những thân cây bị tước khô cháy...
+ Một vài thùng xăng - ô tô méo mó han gỉ.
- Công việc:
+ Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom.
+ Đếm - phá bom chưa nổ.
+ Những công việc mạo hiểm với cái chết - khó khăn - gian khổ.
+ Luôn căng thẳng thần kinh.
+ Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh.
+ Chúng tôi bị bom vùi luôn.
 + Khi bò trên cao điểm chỉ thấy hai con mắt lấp lánh cười: Hàm răng trắng khuôn mặt nhem nhuốc - “những con quỷ mắt đen”.
+ Chạy trên cao điểm cả ban ngày.
+ Thần chết không thích đùa: nằm trong ruột quả bom.
+ Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ĩ.
+ Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy trên những nền đất có nhiều quả bom chưa nổ.
+ Thời tiết nóng bức: trên 300
+ Xong việc thở phào, chạy về hang.
- Vô cùng gian khổ, khốc liệt, nguy hiểm.
I. Đọc và tìm hiểu chung. (15’)
1. Tác giả, tác phẩm: 
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa, từng là thanh niên xung phong. Là nhà văn sở trường về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật phụ nữ.
- Truyện viết năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt.
2. Đọc - Thể loại
3. Chú thích
4. Bố cục:
II. Phân tích. 
 1. Cuộc sống ở nơi cao điểm: (20’)
a. Hoàn cảnh sống, chiến đấu: 
=> Vô cùng gian khổ, khốc liệt, nguy hiểm.
c. Củng cố, luyện tập. ( 3p’)
Phát biểu cảm nghĩ của em về hoàn cảnh sống, chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn?
 d. Hướng dẫn về nhà. ( 2p’)
 - Kể tóm tắt đoạn trích
 - Tìm hiểu tiếp văn bản ( điểm chung và riêng trong tính cách của 3 cô gái thanh niên xung phong). 
4. Nhận xét sau tiết dạy.
* Nội dung:
* Phương pháp:
* Thời gian:
Ngày soạn:22/3/2013
Ngày giảng 9c: 26/3/2013
9b: 28/3/2013
	 Tiết 142. Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (tiếp)
	 (Trích)	
 (Lê Minh Khuê)
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
 - Những nét chung và riêng trong tính cách của ba cô gái thanh niên xung phong. Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của 3 cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ. Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả
b. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyên, nhân vật, nghệ thuật tràn thuật).
c. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh lòng cảm phục, biết ơn, tự hào về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
2. Chuẩn bị.
 a. Giáo viên:. Nghiên cứu, soạn giảng.
 b. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
 * Câu hỏi: Tóm tắt văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
 * Đáp án: Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba cô gái rất trẻ: Định - Nho - Chị Thao (lớn tuổi hơn một chút). Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom - đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra - đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm - tách xa đơn vị. Cuộc sống gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng đội. Truyện tập trung miêu tả nhân vật Phương Định - nhân vật chính - cô gái giàu cảm xúc, mơ mộng, hồn nhiên luôn nhớ về những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ, gia đình, thành phố thân yêu. Phần cuối tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật trong một lần phá bom - Nho bị thương và sự lo lắng chăm sóc của hai người đồng đội. 
 b. Bài mới.
* Giới thiệu bài. ( 1’)
Tiết trước chúng ta đã thấy được hoàn cảnh sống, chiến đấu và công việc vô cùng khó khăn nguy hiểm của ba cô gái thanh niên xung phong tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Phần tiếp theo của văn bản sẽ giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và thế giới nội tâm của họ.
* Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV: Họ là những cô gái trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau, nhưng đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường.
? Qua đọc và tìm hiểu văn bản em thấy ở họ có những phẩm chất chung nào?
GV: Tuy nhiên, dù trong một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng mỗi người vẫn có những nét cá tính.
? Vậy em hãy chỉ ra những nét cá tính riêng ở mỗi người?
? Tìm những chi tiết thể hiện nét cá tính của Phương Định?
 GV: Phương Định có một thời học sinh hồn nhiên, sống vô tư bên mẹ trong một căn buồng nhỏ ở thành phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh => Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội - nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khối liệt của chiến trường.
- Phương Định luôn giành sự yêu thương quan tâm tới chị Thao, Nho và đồng đội trong đơn vị, đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà cô bắt gặp hàng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
Mặc dù quen với công việc nguy hiểm - phá bom - một ngày có thể phá tới năm quả bom - nhưng mỗi lần phá bom lại là một lần thử thách với thần kinh ... I. Phần thể hiện trên lớp (35’)
1. Thảo luận ở tổ:
- Trình bày đầy đủ theo bố cục 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu hiện tượng sự việc.
+ Thân bài: Tình hình sự việc, ý kiến và nhận định rõ ràng có lập luận, thuyết minh th/phục.
+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ bản thân.
2. Trình bày trước lớp:
c. Củng cố, luyện tập. ( 3’)
 GV: - Nhận xét, đánh giá giờ học.
 - Nhấn mạnh những ưu – nhược điểm mà học sinh cần nhận thức rõ để viết bài văn nghị luận đạt hiệu quả hơn.
 - Lưu ý: 
 + Có bố cục đầy đủ: MB,TB, KB; 
 + Có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng; 
 + Về kết cấu có chuyển mạch, chuyển ý, đọc lên thấy có sức thuyết phục.
 d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. ( 2’)
 - Hoàn thiện lại bài viết của mình
 - Tiếp tục ôn luyện kiến thức về văn nghị luận.
Ngày soạn:26/3/2013
Ngày giảng 9c: 30/3/2013
9b:29/3/2013
 Tiết 144. Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
 Đánh giá các ưu, nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt: kiểu bài, nội dung, sử dụng các phương thức biểu đạt, từ đó có hướng sửa chữa các tồn tại. 
b. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng viết văn nghị luận về một tác phẩm văn học.
c. Thái độ:
 Có ý thức trong bài viết của mình, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm để bài sau viết tốt hơn.
2. Chuẩn bị.
a. GV: Chấm +chữa + trả bài.
b. HS: Xem lại đề + nắm chắc lí thuyết.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: (Không)
b. Bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 1p’)
 Các em đã viết bài tập làm văn số 7 văn nghị luận về một tác phẩm văn học. Bài viết của các em đã đạt được thành công gì & sai sót ra saoChúng ta sẽ cùng đánh giá trong tiết trả bài hôm nay.
	* Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV gọi học sinh nhắc lại đề bài.
Hướng dẫn HS làm dàn ý. 
? Phần mở bài phải đảm bảo những yêu cầu gì?
? Phần thân bài cần nêu những nội dung gì?
Có thể đưa ra mấy luận điểm ? 
? Hệ thống luận cứ và luận chứng đưa ra là gì?
? Phần kết bài có nội dung gì?
? Phần mở bài phải đảm bảo những yêu cầu gì?
? Phần thân bài cần nêu những nội dung gì?
? Có thể đưa ra mấy luận điểm ? Là những luận điểm nào?
? Hệ thống luận cứ và luận chứng đưa ra là gì?
? Kết bài như thế nào?
GV: Nhận xét ưu, nhược điểm chung.
* ưu điểm:
- Hầu hết các em hiểu đề, xác định đúng đề bài, có ý thức viết bài. 
- Bố cục khá rõ ràng, liên kết tốt, diễn đạt lưu loát.
- Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, bài viết có hình ảnh
* Nhược điểm:
- Mở bài chưa hay, kết bài sơ sài. 
- Lập luận chưa thật sắc nét, luận điểm chưa rõ.
- Diễn đạt không thoát ý, tối nghĩa, dùng từ không chính xác.
 - Chưa đảm bảo bố cục 3 phần 
 - Chữ viết xấu, cẩu thả, không viết hoa, gạch đầu dòng
Sửa lỗi cơ bản 
Đọc bài tiêu biểu (Giỏi- Khá- Trung bình - Yếu)
9B: Nam , Lợi
9C: Nghệ, Vạ.
Yêu cầu học sinh trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm.
- HS
- Giới thiệu truyện ngắn “ Làng” và nhân vật ông Hai, đồng thời đánh giá ngắn gọn thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật này.
- Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với tình yêu nước. 
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật 
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai và khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật. 
- Giới thiệu truyện ngắn và nhân vật đánh giá ngắn gọn thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật này 
Xây dựng được hệ thống luận điểm
- Tình cảm cha con sâu nặng ở nhân vật bé Thu.
+ Trước khi nhận ra ông Sáu là cha ( Thái độ, hành động, lời nói.)
+ Khi nhận ông Sáu là cha. ( Thái độ, hành động, lời nói.)
 - Tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu.
+ Mấy ngày ở nhà.
+ Khi ở chiến khu.
Khẳng định tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le.
- Khẳng định vẻ đẹp ở 
các nhân vật.
- HS chú ý lắng nghe.
- Học sinh tự nhận ra và sửa lỗi.
- HS cùng giáo viên sửa những lỗi mắc phải trong bài kiểm tra.
I. ĐỀ BÀI (2p’)
* Lớp 9B:
Suy nghĩ của em đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
 * Lớp 9C:
 Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân.
II. Dàn bài (7’)
* Lớp 9C
 A. Mở bài 
 - Giới thiệu truyện ngắn “ Làng” và nhân vật ông Hai, đồng thời đánh giá ngắn gọn thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật này.
 B. Thân bài 
 - Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với tình yêu nước. 
 + Khi tản cư, ông Hai chỉ nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em, đồng đội theo dõi tin tức kháng chiến ( dẫn chứng).
 + Khi nghe tin làng theo giặc: sững sờ, đau khổ ( Dẫn chứng)
 + Khi nghe tin làng được cải chính: ông Hai rạng rỡ, hào hứng kể chuyện làng và rất tự hào về lang của mình. 
 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật 
 + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật 
 + Các chi tiết miêu tả nhân vật ( nghẹ tin làng theo giặc, khi nói chuyện với bà Hai, khi tin đồn được cải chính )
 + Các chi tiết miêu tả nội tâm ông Hai thông qua đối thoại, độc thoại. 
 C. Kết bài: 
 - Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai và khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật. 
* Lớp 9B
A. Mở bài :- Giới thiệu truyện ngắn “Chiếc lược ngà”và nhân vật bé Thu, ông Sáu đánh giá ngắn gọn thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật này 
B. Thân bài: Xây dựng được hệ thống luận điểm
- Tình cảm cha con sâu nặng ở nhân vật bé Thu.
+ Trước khi nhận ra ông Sáu là cha ( Thái độ, hành động, lời nói.)
+ Khi nhận ông Sáu là cha. ( Thái độ, hành động, lời nói.)
 - Tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu.
+ Mấy ngày ở nhà.
+ Khi ở chiến khu.
C. Kết bài: Khẳng định tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le.
III. Nhận xét chung (3’)
1.Ưu điểm :
2. Nhược điểm:
IV.Sửa Lỗi ( 11p’)
- Lỗi bố cục.
- Lỗi lập luận. 
- Lỗi sử dụng câu từ. 
- Lỗi chính tả. 
V. Đọc bài tiêu biểu (10p’)
VI. Trả bài, lấy điểm (6P’)
c. Củng cố: ( 1')
GV nhận xét giờ trả bài.
d. Hướng dẫn về nhà. ( 2p’)
 - GV nhấn mạnh: Nghị luận về một tác phẩm văn học.
 - Về nhà các em tập viết nốt những đề còn lại trong SGK.
- Chuẩn bị bài: Biên bản.
Ngày soạn: 27/3/2013
Ngày giảng 9c: 30/3/2013
9b: 30/3/2013
	 Tiết 145. Tập làm văn: BIÊN BẢN 
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
 - Mục đích, yêu cầu, nội dung của biê bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
 b. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng viết một biên bản sự vụ hoặc hội nghị
c. Thái độ:
 - Có ý thức viết văn bản đúng mẫu. 
2. Chuẩn bị.
 a. Giáo viên:.Nghiên cứu, soạn giảng 
 b. Học sinh: Đọc, nghiên cứu bài- sưu tầm biên bản để tham khảo.
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: (Không)
 b. Bài mới.
* Giới thiệu bài: ( 1p’)
 Khi cần ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác một sự việc nào đó đang sảy ra, vừa mới sảy ra, người ta sử dụng loại văn bản hành chính công vụ nào? Tiết học hôm nay...
* Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV: Học sinh đọc hai biên bản (SGK)
? Hai biên bản trên viết để làm gì?
? Cụ thể, mỗi biên bản ghi chép sự việc gì?
? Biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung, hình thức?
? Em hãy cho biết thế nào là biển bản? Đặc điểm của biên bản?
? Theo em, ai là người chịu trách nhiệm về tính chính xác của biên bản?
? Kể tên một số loại biên bản thường gặp?
Quan sát lại 2 biên bản mẫu
? Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào?
? Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản?
? Phần kết thúc biên bản gồm có những mục nào?
? Lời văn của biên bản theo em phải đảm bảo yêu cầu gì?
GV: Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 và đứng tại chỗ trả lời.
Gọi 3 em lên bảng trình bày.
Giáo viên sửa, cho điểm.
Đọc bài tập 2.
Yêu cầu đúng quy định.
Học sinh theo dõi và nhận xét.
- Văn bản 1: SGK
- Văn bản 2: SGK
- Ghi chép sự việc đang xảy ra, mới xảy ra.
- Văn bản 1: Sinh hoạt chi đội -> Hội nghị.
- Văn bản 2: Trả lại phương tiện -> Sự vụ.
- Nội dung: Cụ thể, chính xác, trung thực, đầy đủ.
- Hình thức: Lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác.
- Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép trung thực, đầy đủ
- HS
- Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính chính xác của biên bản. 
- Biên bản đại hội chi đoàn.
- Biên bản kiểm kê thư viện.
- Biên bản về việc vi phạm luật giao thông.
- Biên bản về việc gây mất trật tự công cộng.
- Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và chức trách của từng người.
- Diễn biến và kết quả của sự việc.
Nội dung của văn bản cần trình bày ngắn gọn, đầy đủ, chính xác.
- Thời gian kết thúc, chữ ký và họ tên của các thành viên.
- HS
Đọc ghi nhớ (SGK)
- HS
- Học sinh tập viết (ra nháp). 
I.Đặc điểm của biên bản. (12’)
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang sảy ra hoặc vừa mới sảy ra. 
- Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính chính xác của biên bản. 
- Tuỳ theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: Biên bản hội nghị, biên bản sự vụ.
II. Cách viết biên bản (15)
 1. Phần mở đầu:
Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và chức trách của từng người.
2. Phần nội dung:
Diễn biến và kết quả của sự việc.
Nội dung của văn bản cần trình bày ngắn gọn, đầy đủ, chính xác.
3. Phần kết thúc:
Thời gian kết thúc, chữ ký và họ tên của các thành viên.
- Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.
* Ghi nhớ (SGK – tr126)
III. Luyện tập( 12’)
1.Bài 1:
 Lựa chọn tình huống viết biên bản.
- Ghi lại diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội.
- Chú công an ghi lại biên bản một vụ tai nạn giao thông.
- Nghiệm thu phòng thí nghiệm
2. Bài 2: Tập viết biên bản.
Ghi lại: Phần mở đầu, phần nội dung (các mục lớn), phần kết thúc.
Bài 2: Tập viết biên bản.
 Ghi lại: Phần mở đầu, phần nội dung (các mục lớn), phần kết thúc.
Trường THCS
Đội TNTP Hồ Chí Minh
 BIÊN BẢN CUỘC HỌP CHI ĐỘI LỚP.
 Tuần:  
- Khai mạc lúc giờngày thángnăm; tại lớp
- Thành phần tham dự: số người có mặt, vắng mặt, đại biểu.
- Lí do cuộc họp: Giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Chủ toạ: ..
Thư kí: 
 * Nội dung và diễn biến của cuộc họp:
Chủ toạ trình bày ý nghĩa của việc giới thiệu đội viên ưu tú cho đoàn, tiêu chuẩn đối với người được giới thiệu, cách giới thiệu chọn lựa.
Các đội viên phát biểu, giới thiệu, phân tích và thảo luận.
Biểu quyết danh sách giới thiệu.
Chủ toạ khẳng định kết quả cuộc họp và tuyên bố bế mạc.
 Chủ toạ Thư kí
 ( Họ tên và chữ kí) ( Họ tên và chữ kí) 
 c. Củng cố, luyện tập. ( 3p’)
 ? Thế nào là biên bản? Em đã học những kiểu văn bản hành chính công vụ nào? 
 ? Hãy so sánh với biên bản để tìm ra những điểm giống và điểm khác nhau cơ bản?
 d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. ( 2p’)
 - Hoàn thiện bài tập 2 vào vở.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập viết biên bản.
4. Nhận xét sau tiết dạy.
* Nội dung:
* Phương pháp:
* Thời gian:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc