Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 27

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 27

I. Mục tiêu cần đạt:

 - kiến thức: HS cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của rình mẫu tử; Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghã tượng trưng.

 - kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do, phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại và độc thoại của bài thơ

- thái độ: Thương yêu, kính trọng cha mẹ, trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.

II . Chuẩn bị:

 - giáo viên:

 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.

 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, bình giảng, đọc diễn cảm.

 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.

III . Lên lớp:

1. Ổn định ( 1’)

 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

Câu hỏi 1: Qua khổ thơ đầu bài “ Nói với con” của Y Phương thì “con” được lớn lên như thế nào?

Câu hỏi 2: Những đức tính tốt đẹp nào của “ người đồng mình”được người cha nêu trong bài. Qua đó, người cha mong muốn gì ở con?

3.Bài mới ( 36’)

Tình mẫu tử là một ttrong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi nhất, phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ. Chế Lan Viên phát triển tứ thơ từ hình ảnh con cò trong ca dao, Nguyễn Khoa Điềm làm khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thì đại thi hào Ấn Độ Ra-bin-đra-nat Ta-go lại có Mây và sóng (1’).

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 126
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: HS cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của rình mẫu tử; Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghã tượng trưng.
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do, phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại và độc thoại của bài thơ
- thái độ: Thương yêu, kính trọng cha mẹ, trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.
 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, bình giảng, đọc diễn cảm.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi 1: Qua khổ thơ đầu bài “ Nói với con” của Y Phương thì “con” được lớn lên như thế nào?
Câu hỏi 2: Những đức tính tốt đẹp nào của “ người đồng mình”được người cha nêu trong bài. Qua đó, người cha mong muốn gì ở con?
3.Bài mới ( 36’)
Tình mẫu tử là một ttrong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi nhất, phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ. Chế Lan Viên phát triển tứ thơ từ hình ảnh con cò trong ca dao, Nguyễn Khoa Điềm làm khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thì đại thi hào Ấn Độ Ra-bin-đra-nat Ta-go lại có Mây và sóng (1’).
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (10’ ) Vấn đáp,đọc diễn cảm
Cho HS dựa vào SGK để nêu đôi nét về tác giả.
GV cung cấp thêm:
Sinh 7 tháng 5 năm 1861
 Kolkata, Ấn Độ 
Mất 7 tháng 8 năm 1941 (80 tuổi)
 Kolkata, Ấn Độ 
Nghề nghiệp Nhà thơ, Nhà viết kịch, Triết gia 
Quốc gia Anh Ấn 
Giai đoạn sáng tác Thời kỳ phục hưng Bengal 
D. R. Bendre, André Gide, Yasunari Kawabata, Kuvempu, Gabriela Mistral, Pablo Neruda, Octavio Paz
Chữ ký 
(
Đọc thơ: giọng thay đổi phù hợp lời kể, lời thoại của bé với mẹ, với mây và sóng.
( GV cùng HS đọc 1-2 lần)
Xác định bố cục bài thơ.
Hoạt động 2 (22 ’) Phân tích, bình giảng, thảo luận.
*Gọi HS đọc lại bài thơ.
Cho HS thảo luận : “Đứa bé kể cho mẹ nghe ai đã gọi em và bày cho em những trò chơi gì?”(4’)
Theo em những người trên mây và sóng là ai? ( là thế giới kì ảo trong truyện cổ tích, thần thoại,)
Trò chơi ấy có hấp dẫn không? Em bé đã phản ứng như thế nào? Vì sao?
Vì sao em bé không từ chối ngay lập tức lời rủ rê ấy mà lại hỏi: “ Nhưng làm thế nào”
Bé đã nghĩ ra những trò chơi nào?
GV bình giảng.
Em hiểu thế nào về câu “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.(mẹ con ta có thể ở khắp nơi, không ai có thể tách rời, phân biệt).
Em nhận xét gì về trò chơi của bé nghĩ ra? (mẹ là thiên nhiên, thiên nhiên là mẹ luôn mở rộng vòng tay chở che và bảo bọc lấy con→ Giáo dục tình yêu thiên nhiên, lòng hiếu thảo)
Hoạt động 2 (3 ’)
Em hãy nêu những nhận xét về sự đặc sắc của nghệ thuật và chủ đề bài thơ.
I. Đọc – Hiểu khái quát
Tác giả (SGK)
Rabindranath Tagore tại Kolkata, khoảng 1915 
Đọc.
Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầuxanh thẳm→ Câu chuyện của bé với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ nhất của bé.
+ Phần 2: Còn lại→ Câu chuyện của bé với mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi thứ 2 của em bé.
II. Đọc – Hiểu chi tiết
1. Sự mời mọc, rủ rê của những người sống trên mây và trong sóng
Trên mây: Chơi suốt ngày với bình minh vàng vầng trăng bạc.
Trong sóng: Ca hát suốt ngày, ngao du khắp nơi.
Trò chơi rất hấp dẫn nhưng em từ chối vì em thương mẹ, không muốn rời mẹ.
Bé không từ chối ngay vì trẻ em nào cũng thích đi chơi ( tâm lí) nhưng tình yêu mẹ đã khắc phục sự ham muốn đó.
2.Trò chơi của bé
Trò chơi thứ 1:
Con là mây, mẹ là trăng, con ôm lấy mẹ( mây ôm lấy trăng), mái nhà là bầu trời.
Trò chơi thứ 2: 
Con là sóng, mẹ là bến bờ, con lăn vào lòng mẹ ( sóng vỗ bờ) và cười giòn tan.
Trò chơi sáng tạo, thú vị hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẹ con.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK )
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
 Câu 1: Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là gì?
Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và con cái.
Ca ngợi tình yêu và lời ru của mẹ đối với con.
Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng và tình cảm đối với thiên nhiên.
Ca ngợi lòng biết ơn của con cái với cha mẹ.
Câu 2: Dòng nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nghệ thuật của bài Mây và sóng ?
Nghệ thuật đối thoại và sử dụng từ ngữ chọn lọc.
Nghệ thuật đối thoại và xây dựng hình ảnh so sánh.
Nghệ thuật đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
Nghệ thuật đối thoại và sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ, nằm vững các ý vừa phân tích..
Chuẩn bị tiết 127: Ôn tập về thơ (lập bảng thống kê theo yêu cầu SGK)
Nhận xét tiết học.
..
TIẾT 127
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình ngữ văn 9.
 Củng cố kiến thức cơ bản về thể loại thơ trữ tình.
 Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945. 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
 - thái độ: HS biết học tập và ghi nhớ các chủ đề tư tưởng qua các tác phẩm thơ.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.
 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, thống kê , gợi tìm.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK, bảng nhóm.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi 1: Em bé kể cho mẹ nghe ai đã gọi em và bày cho em những trò chơi gì? Em có thái độ như thế nào? Vì sao?
Câu hỏi 2: Em bé đã nghĩ ra những trò chơi nào? Em có nhận xét gì về trò chơi của bé?
3.Bài mới ( 39’)
Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 gồm có cả thảy là 11 bài, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại toàn bộ các tác phẩm ấy.
Hoạt động 1: Vấn đáp, gợi tìm (16’)
 1.Bảng thống kê
TT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Tình đồng chí của người lính cách mạng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp hết sức tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh →sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội Cụ Hồ.
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thức, vừa lãng mạn: Đầu súng trăn treo.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, lạc quan và ý chí chiến đấu vì miền nam của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Tứ thơ độc đáo: những chiếc xe không kính.
Giọng điệu tự nhiên khỏe khoắn, pha chút ngang tàng.
Lời thơ gần với văn xuôi.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
7 chữ
Cảm xúc tươi khỏe về thiên nhiên và lao động tập thể qua cảnh một chuyến ra khơi đánh cá của những ngư dân Quảng Ninh.
Cảm hứng vũ trụ lãng mạn. Nhiều hình ảnh đẹp, nên thơ, giàu tưởng tượng, âm hưởng rộn ràng, phấn chấn. Một bài ca lao động hào hùng.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
7+8 chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu →lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Biểu cảm + miêu tả + kể chuyện + bình luận.
Hình ảnh bếp lửa sáng tạo gắn liền với hình ảnh người bà.
Giọng thơ bồi hồi, cảm động.
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu 8 chữ
Tình yêu con gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng tương lai của người mẹ dân tộc Tà-ôi ytrong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Điệp khúc, xen kẽ lời ru của mẹ và lời ru của tác giả
Hình ảnh mới mẻ, sáng tạo: hát ru em bé lớn trên lưng mẹ.
6
Ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
5 chữ
Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính chiến đấu gắn bó với thiên nhiên, với ánh trăng, với đất nước thân yêu và bình dị, nhắc nhở thái độ sống nghĩa tình, thủy chung.
Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng.
Giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu.
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống con người.
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
5 chữ
 Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước,thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.
- Nhạc điệu trong sáng, tha thiết.
- Tứ thơ sáng tạo , tự nhiên, hình ảnh đẹp, nhiều sức gợi.
- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ từ vụng: so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ.
9
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
8 chữ
 Lòng thành kính, xúc động và biết ơn của nhà thơ- Cũng là nhân dân Miền nam đối với chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác Hồ.
Giọng điệu trang trọng tha thiết.
Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm.
Ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
1977
5 chữ
Chuyển biến của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu.
Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ gợi cảm.
11
Nói với con
Y Phương
1980
Tự do
Lời trò chuyện với con thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu sắc.
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 2: Gợi tìm (8’)
Các tác phẩm thơ kể trên thể hiện như thế nào về cuộc sống đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?
2.Cuộc sống đất nước và tư tưởng tình cảm của con người được thể hiện trong tác phẩm thơ
- Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hy sinh nhưng rất anh hùng: Đồng chí, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người: Đoàn thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con. Con cò, Bếp lửa.
- Tư tưởng, tình cảm của con người:
 + Tình yêu quê hương, đất nước.
 + Tình đồng chí, đồng đội,lòng kính yêu,thương nhớ và biết ơn Bác Hồ.
 + Tình cảm mẹ con, cha con, bà cháu gần gũi, thiêng liêng, chặt bền, gắn liền với những tình cảm chung – với nhân dân, đất nước.
Hoạt động 3:Thảo luận (9’)
Tìm những điểm chung và riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong 3 bài thơ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Mây và sóng, con cò. ( Thảo luận 4’ và ghi bảng nhóm)
3.Những nét chung và riêng trong 3 bài thơ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Mây và sóng, con cò.
a. Những điểm chung:
- Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.
- Sử dụng lời hát ru, lời nói của mẹ con.
b. Những điểm riêng:
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Con cò
Mây và sóng
Sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước. Hình tượng sáng tạo: hát ru con lớn trên lưng mẹ.
Từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru phát triển và ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ thương con, ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người.
Hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Tình yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp dẫn hơn tất cả những vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác trong thiên nhiên, vũ trụ.
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 4: Gợi tìm (6’)
Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.
4. Hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng:
Tình đồng chí, đồng đội gần gũi, giản dị, thiêng liêng.
Tình cảm lạc quan, bình tĩnh, tư thế ngang tàng, ý chí kiên cường, dũng cảm.
Gắn bó với thiên nhiên, đất nước với đồng đội.
Vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội Cụ Hồ, những người lính cách mạng trong những hoàn cảnh khác nhau.
4.Dặn dò (1’ )
Về nhà thực hiện câu số 5: Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh trong các bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cò.
Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
Chuẩn bị tiết 128: Nghĩa tường và hàm ý ( tiếp).Các nhóm mang theo bảng nhóm.
Xem lại nội dung ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết (phần thơ) tiết 129
Nhận xét tiết học.
TIẾT 128
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: HS nhận biết được 2 điều kiện để sử dụng hàm ý.
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng hàm ý.
 - thái độ: HS có ý thức sử dụng và giải đoán hàm ý đúng lúc, đúng nơi.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.
 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, thực hành, bảng nhóm.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi 1: Nghĩa tường minh là nghĩa như thế nào? Có phải câu nói nào cũng đều có nghĩa tường minh hay không?
Câu hỏi 2: Thế nào là hàm ý? Có phải câu nói nào cũng đều có hàm ý không?
3.Bài mới ( 36’)
Chúng ta biết rằng, không phải bao giờ người nói (viết) cũng sử dụng được hàm ý và cũng không phải lúc nào người nghe (đọc)cũng hiểu được hàm ý của người nói (viết). Vậy muốn sử dụng có hiệu quả hàm ý thì cần có những điều kiện nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua bài Nghĩa tường minh hàm ý (tt).(1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (15’ ) Thảo luận, gợi tìm.
GV treo bảng phụ bài tập.
Gọi HS đọc.
Thảo luận nhóm (3’) : Xác định hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không nói thẳng ra?
Trong 2 câu nói trên, câu nào có hàm ý rõ hơn?
Tại sao chị Dậu lại phải nói rõ hơn?
Chi tiết nào cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
Để sử dụng được hàm ý một cách có hiệu quả thì người nói (viết) phải như thế nào? (đưa hàm ý vào câu nói (viết), tùy theo đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp mà lựa chọn câu cho phù hợp→ có ý thức đưa vào)
Phía người nghe (đọc) thì phải như thế nào? (chú ý đến hoàn cảnh nảy sinh câu nói (viết), thái độ của người nói (viết)→ năng lực giải đoán)
Vậy để sử dụng hàm ý thì cần có những điều kiện nào? ( sau khi HS phát biểu, GV sửa chữa bổ sung và gọi 1 HS đọc ghi nhớ SGK)
GV kể cho HS nghe câu chuyện “Thừa một con” và yêu cầu xác định câu nói có hàm ý? Nêu hàm ý của câu nói ấy.
Hoạt động 2 ( 20 ’) thực hành giải bài tập
- Theo nhóm
Nhóm 1 ( Câu 1a)
Nhóm 2 ( Câu 1b)
Nhóm 3 ( Câu 1c)
Nhóm 4 ( Câu 2 )
 Câu 3 thực hiện cá nhân ( HS có nhiều cách lựa chọn câu để điền vào chỗ trống miễn sao có hàm ý từ chối là được 
VD: - Bố mẹ mình bận đi công việc.
 - hoặc Mình phải ôn thi)
 Câu 4 ( hướng dẫn về nhà) Tìm hàm ý của nhà văn Lỗ Tấn qua việc ông so sánh hi vọng với con đường.
 Câu 5 (hướng dẫn về nhà) Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và sóng ( trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go). Viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
I.Điều kiện sử dụng hàm ý
* Xét đoạn trích
1.Câu Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi → Sau bữa này, con không còn được ăn ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con.
Câu Con sẽ ăn ở nhà cự Nghị thôn Đoài → Mẹ đã bán con cho cụ Nghị ở Thôn Đoài.
Đây là một điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra.
2.Câu nói thứ 2 của chị Dậu có hàm ý rõ hơn. 
Vì cái Tí chưa hiểu hàm ý ở câu 1.
Chi tiết cái Tí giãy nảy,òa lên khóc và hỏi “ U bán con thật đấy ư” → cái Tí đã hiểu ý trong câu nói của mẹ.
Ghi nhớ (SGK )
II. Luyện tập
1. Xác định hàm ý trong câu nói :
a.Câu Chè đã ngấm rồi đấy.
- Người nói: Anh thanh niên → Mời 2 người vào uống nước chè.
- Người nghe: Ông họa sĩ và cô kĩ sư (hiểu hàm ý nên Ông theo liền anh thanh niên).
b.Câu Chúng tôi cần bán các thứ này đi để
- Người nói: Anh Tấn → Chúng tôi không thể cho chị được.
- Người nghe: thiếm Hai Dương (hiểu hàm ý nên nói Ôi dào! Thật là càng giàu cólại càng giàu có).
c.Câu Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây. (câu nói 1)
 Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều. (câu nói 2).
- Người nói: Thúy kiều (cả 2 câu)
Câu nói 1:Quyền quý như tiểu thư mà có lúc phải quỳ trước con hoa nô này.→ mỉa mai.
Câu nói 2: Làm ác sẽ gặp ác, không có gì ngạc nhiên → đe dọa.
- Người nghe: Hoạn Thư ( hiểu ý nên hồn lạc phách xiêu; khấu đầu; kêu ca).
2. Xác định hàm ý:
Câu nói Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
- Người nói : bé Thu → kêu chắt nước cơm.( bé không nói thẳng ra vì trước đó bé đã nói rồi Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái).
- Người nghe: anh Sáu ( Không cộng tác đối thoại Anh Sáu vẫn ngồi im).
Sử dụng hàm ý không thành công.
3.Điền vào chỗ trống
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Hàm ý là phần thông báo:
Trái ngược với nghĩa tường minh.
Thông báo nhiều nghĩa hơn nghĩa tường minh.
Ẩn đằng sau nghĩa tường minh.
Cùng một nội dung với nghĩa tường minh.
Câu 2: Dùng hàm ý khi nào?
Không biết nói rõ ý.
Muốn người nghe không hiểu.
Muốn chấm dứt cuộc đối thoại.
Khi không muốn nói thẳng ý mình.
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 4, 5 còn lại.
Chuẩn bị tiết 129: Kiểm tra 1 tiết ( Phần thơ đã ôn )
Nhận xét tiết học.
TIẾT 129
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn 9
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng viết: cảm nhận, phân tích một đoạn, một vấn đề trong thơ.
 - thái độ: Tự xác định kiến thức thơ ca của mình để có hướng rèn luyện tốt hơn.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Đề kiểm tra ( nhà trường ra đề)
 + Phương pháp : Trắc nghiệm, tự luận.
 - học sinh : Ôn tập theo nội dung tiết 127.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (1’)
3.Sinh hoạt nội quy, phát đề (1’)
4.Tiến hành kiểm tra : (41’)
5.Dặn dò (1’ )
Về nhà tiếp tục xem lại kiến thức phần thơ đã ôn tập.
Chuẩn bị tiết 130: Trả bài viết số 6 (Xem lại đề bài viết, nhớ lại nội dung bài viết số 6)
Nhận xét tiết kiểm tra
TIẾT 130
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: HS thấy được khả năng cảm nhận về một tác phẩm truyện được học 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
 - thái độ: Biết nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu , nhược điểm của mình thông qua việc sửa bài.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Bài viết của HS (đã chấm),bảng thống kê điểm, thống kê những lỗi của HS.
 + Phương pháp : Phân tích, diễn giảng.
 - học sinh : Sổ tay ghi chép.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Nêu yêu cầu tiết học ( 2’ )
 GV nêu yêu cầu tiết học .( dựa vào mục tiêu cần đạt )
 Gọi 2 HS đọc lại đề bài viết số6 – Giáo viên ghi đề bài lên bảng .
Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
3.Trả -sửa bài kiểm tra ( 36’ )
a. Gợi ý tìm hiểu đề
Nghị luận về đoạn trích tác phẩm tác phẩm truyện.
Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Nêu cảm nhận về đoạn trích.
b. Nêu nội dung cần đạt của bài viết 
*Đáp án
MB: Giới thiệu nội dung đoạn trích, tác phẩm, tác giả , cảm nhận ban đầu về đoạn trích..(1,5 đ)
 (Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, đoạn trích kể lại một cuộc gặp gỡ đầy xúc động của cha con anh Sáu , hoàn cảnh của con người trong chiến tranh)
TB: Trình bày cảm nghĩ về đoạn trích.(7 đ)
Tóm tắt đoạn trích : Anh Sáu về thăm gia đình , bé Thu không nhận ra ba vì vết thẹo trên mặt , em đối xử với ba như người xa lạ , khi em nhận ra thì đến lúc chia tay . Ở khu căn cứ , anh Sáu dồn hết tình cảm để làm cho con chiếc lược ngà , rồi anh hy sinh trong một trận càn và chỉ kịp trao cây lược cho một người bạn.(2 đ)
Thái độ và tình cảm của bé Thu: Bé Thu không chịu nhận ba , khi nhận ra và biểu lộ tình cảm thì anh Sáu lại phải ra đi → tình cảm con đối với cha.( dẫn chứng minh họa ) (1đ)
Tình cảm của một người cha: ( 2 đ)
 + Ân hận , day dứt về chuyện đánh con
+ Dồn nén tất cả tình cảm của mình vào món quà cho con : Chiếc lược ngà
+ Mong gặp con để tận tay trao món quà
 +Anh Sáu làm xong chiếc lược ngà nhưng chưa kịp tặng con thì đã phải hy sinh → tình cảm của cha đối với con. .( dẫn chứng minh họa )
Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật: (2 đ)
* Nội dung: Phụ tử tình thâm là một nét đẹp văn hóa của người phương Đông nói chung và người Việt nam nói riêngTác giả ca ngợi tình phụ tử thật cảm động
 * Nghệ thuật:
Xây dựng tình huống bất ngờ nhưng hợp lí.
Diễn biến tình cảm và hành động của nhân vật sinh động.
Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ.
KB: Nhận định, đánh giá chung về đoạn trích. ( 1,5 đ)
 ( suy gẫm về chiến tranh và cuộc sống con người , về tình cảm cha con)
 * GV nhận xét bài viết HS, nêu ra những sai sót chung.
 * Tổng hợp số điểm- Trả bài - Cho HS nêu ý kiến - Ghi điểm vào sổ.
Lớp
Số HS
Số bài
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
Trên Tb
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
Cộng
4.Chọn – đọc bài tiêu biểu ( 5’ )
 Chọn 1-2 bài hay , tiêu biểu để đọc trước lớp kết hợp phân tích cái hay và chưa hay trong bài .
5.Dặn dò (1’ )
Về đọc lại bài viết để thấy những điểm mạnh và yếu của mình ( chú ý các lỗi chính tả , cách dùng từ , đặt câu đã được GV sửa bằng mực đỏ )
Chuẩn bị tiết 131-132 : Tổng kết phần văn bản nhật dụng ( đọc kĩ nội dung trình bày ở Tr. 94,95,96/SGK ).
Nhận xét tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI GIANG VAN 9 TUAN 27.doc