Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 28

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 28

I. Mục tiêu cần đạt:

 - kiến thức: HS nắm vững khái niệm: Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm chỉ kiểu văn bản hoặc thể loại. Đó là khái niệm chỉ tính chất nội dung cập nhật (gần gũi, bức thiết đối với đời sống) của văn bản. Văn bản nhật dụng có thể là là thơ, văn xuôi, văn nghị luận

Hệ thống hóa được các chủ đề của văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình Ngữ vănTHCS. Nắm được một số đặc điểm của văn bản nhật dụng.

 - kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.

 - thái độ: Có ý thức trong việc tiếp cận các văn bản nhật dụng, hiểu được tác dũng và vai trò của loại văn bản này trong đời sống.

II . Chuẩn bị:

 - giáo viên:

 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.

 + Phương pháp : Thống kê, phân tích, gợi tìm, giải thích, thuyết trình.

 - học sinh : Bảng hệ thống hóa nội dung các văn bản nhật dụng đã học, vở ghi, SGK.

III . Lên lớp:

1. Ổn định ( 1’)

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 131-132
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: HS nắm vững khái niệm: Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm chỉ kiểu văn bản hoặc thể loại. Đó là khái niệm chỉ tính chất nội dung cập nhật (gần gũi, bức thiết đối với đời sống) của văn bản. Văn bản nhật dụng có thể là là thơ, văn xuôi, văn nghị luận
Hệ thống hóa được các chủ đề của văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình Ngữ vănTHCS. Nắm được một số đặc điểm của văn bản nhật dụng.
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
 - thái độ: Có ý thức trong việc tiếp cận các văn bản nhật dụng, hiểu được tác dũng và vai trò của loại văn bản này trong đời sống.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.
 + Phương pháp : Thống kê, phân tích, gợi tìm, giải thích, thuyết trình.
 - học sinh : Bảng hệ thống hóa nội dung các văn bản nhật dụng đã học, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra vở chuẩn bị của học sinh (1’)
3.Bài mới (84 ’)
GV nêu yêu cầu và hình thức học tập (đây là 2 tiết ôn tập toàn bộ các văn bản nhật dụng trong chương trình THCS) (1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (30’ )Giải thích, đàm thoại
Gọi HS đọc mục I SGK.
Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không hay là khái niệm chỉ kiểu văn bản?
Vậy những đặc điểm chủ yếu của khái niệm này là gì?
Văn bản nhật dụng viết về các đề tài nào?
Chức năng của loại văn bản này là để làm gì?
Nói đến văn bản nhật dụng là phải nghĩ ngay đến tính cập nhật, vậy tính cập nhật là như thế nào?
I. Khái niệm văn bản nhật dụng
Không phải là khái niệm thể loại.
Không phải chỉ kiểu văn bản.
→ Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật.
Đề tài rất phong phú: thiên nhiên, môi trường, văn hóa, giáo dục, chính trị xã hội, đạo đức, nếp sống
Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giánhững vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội.
Tính cập nhật: tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày.
Hoạt động 2 ( 33 ’) vấn đáp, gợi tìm, thống kê để hệ thống hóa nội dung và hình thức các văn bản nhật dụng đã học.
( Lần lượt cho HS trình bày để điền vào bảng hệ thống)
II. Nội dung, hình thức các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
Lớp
Số tt
Tên văn bản
Nội dung
Kiểu- thể loại
6
1
2
3
Cầu Long Biên- nhân chứng lịch sử
Động Phong Nha
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Giới thiệu danh lam thắng cảnh
Quan hệ giữa thiên nhiên và con người → Bảo vệ môi trường sống
-Miêu tả
+ Thuyết minh
-Thuyết minh.
-Thư từ
7
4
5
6
7
Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những con búp bê
Ca Huế trên sông Hương
- Giáo dục, nhà trường, gia đình và trẻ em → Môi trường sống ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người.
-Văn hóa dân gian
-Biểu cảm
-Truyện ngắn
-Truyện ngắn
-Thuyết minh.
8
8
9
10
Thông tin về trái đất năm 2000
Ôn dịch, thuốc lá
Bài toán dân số
-Môi trường 
-Tệ nạn thuốc lá, ma túy
-Dân số và tương lai nhân loại
→ Bảo vệ môi trường
-Thông báo
-Nghị luận
-Nghị luận
9
11
12
13
Tuyên bố thế giớitrẻ em
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Phong cách Hồ Chí Minh
-Quyền sống con người.
-Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
-Hội nhập với thế giới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
-Nghị luận
-Nghị luận 
-Nghị luận
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động (20’ )Giải thích, thuyết trình
Gọi HS đọc mục IV.
Để bảo đảm hiệu quả mong muốn trong việc hoạc loại văn bản đặc biệt này, cần lưu ý các điểm nào?
Chúng ta vừa tổng kết lại phần văn bản nhật dung được học trong chương trình THCS. Qua đây chúng ta nhận thấy như thê nào về nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng? (Sau khi HS trả lời, GV cho HS khác đọc mục ghi nhớ SGK)
III. Phương pháp học văn bản nhật dụng
Đọc thật kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề.
Tạo thói quen liên hệ (thực tế bản thân, thực tế cộng đồng).
Có ý kiến, quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp.
Vận dụng kiến thức các môn học khác để hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại.
căn cứ vào đặc điểm thể loại để phân tích.
kết hợp xem tranh ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học, truyền thông trên các thông tin đại chúng hàng ngày.
* Ghi nhớ SGK
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
1. Yêu cầu đầu tiên của văn bản nhật dụng là gì?
Tính cập nhật của văn bản.
Tính giá trị văn chương của văn bản.
Phương thức của văn bản.
Thể loại của văn bản.
2. Văn bản nào sau đây viết về vấn đề bảo vệ môi trường sống?
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
Cổng trường mở ra.
Bài toán dân số.
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ, nắm vững các kiến thức vừa ôn tập
Chuẩn bị tiết 133: Chương trình địa phương ( phần Tiếng việt) chuẩn bị thật kĩ nội dung trả lời câu hỏi ở SGK và mang theo bảng nhóm.
Nhận xét tiết học.
TIẾT 133
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về tử ngữ địa phương. 
 Hiểu được vai trò của từ ngữ địa phương về nặt tích cực cũng như mặt tiêu cực.
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định và giải nghĩa các từ ngữ địa phương có trong các văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn.
 - thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn và sử dụng từ địa phương phù hợp; tự hào về sự phong phú của vốn từ Tiếng Việt.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.
 + Phương pháp : Thảo luận, gợi tìm, thực hành.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK, bảng nhóm.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra sư chuẩn bị của học sinh (1’)
3.Bài mới ( 40’)
Trong các cộng đồng ngôn ngữ lớn và phân bố rộng về mặt địa lí thường có những lớp từ ngữ đặc thù cho từng vùng địa lí rộng hoặc hẹp. Nước Việt Nam ta chạy dài theo bờ biển Đông từ Bắc vào Nam và nhìn chung hình thành 3 vùng ngôn ngữ lớn: Bắc, Trung và Nam bộ. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu một số từ ngữ đặc thù ở từng vùng địa phương mà ta thường gọi đó là từ địa phương. (1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (32’ ) thảo luận nhóm 
Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1, 2 .(Câu 1: xác định từ địa phương và chọn từ toàn dân tương ứng)
Phân nhóm - thảo luận ( 5’)
+ Nhóm 1: câu 1a.
+ Nhóm 2: câu 1b.
+ Nhóm 3: câu 1c.
+ Nhóm 4: câu 2.
*Các nhóm trình bày nội dung thảo luận vào bảng nhóm.
- Thực hành cá nhân
 Cho HS xác định yêu cầu bài tập 3.
GV treo bảng phụ cho HS xung phong lên điền từ vào.
Hoạt động 2 (7 ’) thực hành cá nhân.
Cho HS xác định yêu cầu bài tập 5.
Cho HS suy nghĩ và trả lời.
I. Xác định từ ngữ địa phương và tìm từ toàn dân tương ứng
Câu 1: Lập bảng đối chiếu
Từ địa phương
Từ toàn dân
a. Thẹo
 Lặp bặp
 Ba
Sẹo
Lắp bắp
Bố, cha
b. Ba
Má
Kêu 
Đâm
Đũa bếp
Nói trổng
Vô 
Bố, cha
Mẹ
Gọi
Thành ra, trở thành
Đũa cả
Nói trống không
Vào 
c. Ba
Lui cui
Nắp
Nhắm
Giùm
Nói trổng
Bố, cha
Lúi húi
Vung
Cho là
Giúp
Nói trống không
Câu 2: So sánh, phân biệt nghĩa của 2 từ phát âm giống nhau.
Kêu → nói to (từ toàn dân)
Kêu → gọi ( từ địa phương)
Câu 3: Lập bảng đối chiếu
.
Từ địa phương
Từ toàn dân
Trái
Chi
kêu
Trống hổng trống hảng
Quả
Gì
Gọi
Trống huếch trống hoác
II. Bình luận cách dùng từ ngữ địa phương 
Câu 5: xét truyện Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng
Không nên để nhân vật bé Thu dùng từ toàn dân vì Thu còn nhỏ chưa có dịp giao tiếp rộng rãi bên ngoài địa phương mình.
Trong lời kể chuyện, tác giả có dùng những từ ngữ địa phương là nhằm thể hiện sắc thái địa phương cho câu chuyện.
4.Củng cố ( 2 )
 Em thấy từ ngữ địa phương như thế nào về vai trò của nó? Cần phát huy hay loại bỏ?
5.Dặn dò (1’ )
Xem lại và nắm vững nội dung kiến thức vừa tìm hiểu.
Chuẩn bị tiết 134-135: Bài viết số 7 – Nghị luận văn học ( Đọc, suy nghĩ 7 đề ở SGK)
Nhận xét tiết học.
.
TIẾT 134-135
I. Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: Tổng hợp các kiến thức đã học về lí thuyết và thực hành kiểu bài văn nghị luận văn học .
 - kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận nói chung.
 - thái độ: Biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng để làm bài văn nghị luận.
 Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chúng minh trong quá trình làm bài.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu , ĐDDH : Đề kiểm tra
 + Phương pháp : Tự luận.
 - học sinh : Giấy kiểm tra, dụng cụ học tập
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Nêu yêu cầu , quy định tiết kiểm tra ( 1’ )
3.Chép đề - Tiến hành kiểm tra ( 86 ’ )
 Đề : Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy.
4.Thu bài ( 1’ )
5.Dặn dò ( 1’ )
Chuẩn bị tiết 136-137: Bến Quê – Nguyễn Minh Châu ( Hướng dẫn đọc thêm)
 Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong phần đọc- hiểu văn bản.
Nhận xét tiết kiểm tra .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI GIANG VAN 9 TUAN 28.doc