Văn bản: CON CÒ.
(Chế Lan Viên)
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ngợi ca tình mẹ và những lời hát ru ngọt ngào.
- Thấy được sự sáng tạo trong việc vận dụng ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của nhà thơ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng.
-Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình .
3. Thái độ: -Giáo dục lòng kính yêu mẹ và thấy được giá trị của những lời hát ru đối với cuộc sống con người
II. Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
- HS: Đọc kĩ bài học,trả lời câu hỏi trong bài
Tuần 25 Ngày soạn : 18/02/2013 Tiết 120 Ngày dạy : 20/02/2013 (Hướng dẫn đọc thêm) Văn bản: CON CÒ. (Chế Lan Viên) I Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ngợi ca tình mẹ và những lời hát ru ngọt ngào. - Thấy được sự sáng tạo trong việc vận dụng ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của nhà thơ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng. -Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình . 3. Thái độ: -Giáo dục lòng kính yêu mẹ và thấy được giá trị của những lời hát ru đối với cuộc sống con người II. Chuẩn bị : - GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài. - HS: Đọc kĩ bài học,trả lời câu hỏi trong bài III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông- ten có ý nghĩa như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình. HĐ 2:Phương pháp vấn đáp tái hiện - HS quan sát chú thích sgk. - H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ? - HS trả lời - GV nhận xét, khái quát lại những nét chính về tác giả, tác phẩm - GV hướng dẫn cách đọc-GV đọc mẫu một đoạn , gọi HS đọc tiếp - HS đọc một số chú thích trong SGK. - GV khái quát lại những từ khó. HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não,phương pháp thuyết trình . - HS: đọc đoạn 1 và nhắc lại nội dung chính H: Trong đoạn thơ,em thấy những câu thơ nào quen thuộc? Vì sao nó lại quen thuộc với em? ( Là những câu ca dao mẹ hát ru ta ngủ khi ta còn tấm bé ) H: Vậy những câu thơ đó lấy ý từ những câu ca dao nào. Đọc lại những câu ca dao đó? H: Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao của t/giả? GV:giảng thêm về cách vận dụng ca dao của t/g: Không trích dẫn nguyên văn câu ca dao mà chỉ vài từ để đưa vào mạch thơ , để khơi gợi cảm xúc H: Vậy h/ảnh con cò trong các bài ca dao trên mang ý nghĩa biẻu tượng gì? (- Con cò bay lảĐồng Đăng :Gợi ra khung cảnh quen thuộc của c/s ngày xưa,từ làng quê đến phố xá. H/ảnh con cò gợi lên sự nhịp nhàng,thanh thản bình yên của c/s ít có biến động thửa xưa -Con cò mà đi ăn đêm.xáo măng: h/ảnh tượng trưng cho người mẹ,người phụ nữ nhọc nhằn,vất vả kiếm sống) H: Từ h/ảnh con cò với những biểu tượng phong phú trong ca dao, người mẹ đã hát ru con như thế nào? H: Theo em,em bé sẽ đón nhận được gì từ lời ru của mẹ? - H: Khi còn trong nôi, từ hình ảnh cò em liên tưởng đến ai? Người đó làm gì cho em? - H: Khi đi học, cò xuất hiện gần gũi với em như thế nào? - H: Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì? ( Sự thật thì làm gì có việc những con cò đứng quanh nôi đứa trẻ, cò ôm em bé ngủ? . Đó chỉ là một cách nói độc đáo với hình ảnh mới lạ xuất phát từ sự liên tưởng phong phú của tác giả mà thôi. Con cò ở đây là con cò trong lời ru của mẹ chứ không phải là con cò trong thực tế. Hình ảnh con cò bay quanh nôi, kết bạn với con: cùng con ngủ, cùng con đi học, bay vào trong vần thơ con viết chứng tỏ rằng lời ru của mẹ đã theo con suốt cuộc đời.. - H: Khi khôn lớn con muốn làm gì? - H: Tại sao con muốn làm thi sĩ? - H: Ý nghĩa của hình tượng cò gắn bó với cuộc đời con là gì? - GV liên hệ giáo dục. - HS đọc đoạn còn lại. - H: Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tấm lòng người mẹ? - H: Hai câu "Con dù lớn .... vẫn theo con" đã khái quát một quy luật tình cảm, đó là quy luật gì? - -HS trả lời ,lớp nhận xét -GV nhận xét bổ sung, bình giảng về qui luật tình mẫu tử - H: Em có nhận xét gì về khúc ru trong đoạn cuối? HĐ 4 Phương pháp vấn đáp,khái quát - H: Em hãy khái quát lại toàn bộ nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - HS đọc ghi nhớ sgk. I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả - tác phẩm(sgk) 2.Đọc, tìm hiểu chú thích: -Đọc -Tìm hiểu chú thích: II. Phân tích: 1.Hình tượng cò và ý nghĩa biểu trưng của nó. Con cò bay lả bay la... → Sự vất vả trong hành trình cuộc sống. - Con cò mà đi ăn đêm→ Lặn lội kiếm sống. => Thân phận người phụ nữ nhọc nhằn, lam lũ. → Hình ảnh cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức qua âm điệu ngọt ngào của những lời ru→ Cảm nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ.=> Thơ mộng, êm ái, vô tư như chính tuổi thơ của em. 2.Hình ảnh con cò gần gũi với tuổi thơ và từng chặng đường đời của mỗi người. -Khi còn trong nôi: + Cò vào trong nôi + Hai đứa đắp chung đôi → Cò hóa thân trong người mẹ che chở, lo lắng cho từng giấc ngủ của con. - Khi đi học: + Con theo cò đi học + Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân → Hình tượng người mẹ luôn quan tâm, chăm sóc, nâng bước con đi. - Khi con khôn lớn: + Con làm thi sĩ → tâm hồn con được cò chắp cánh bao ước mơ, con sẽ viết tiếp hình ảnh của cò trong những vần thơ của mình. => Cò là hiện thân của mẹ, bền bỉ, âm thầm nâng bước con suốt chặng đường đời. 3. Hình ảnh cò gợi suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của mẹ và lời ru. - Dù ở gần ... mãi yêu con → Mẹ ở bên con suốt đời. - Con dù lớn ... vẫn theo con → Lòng mẹ luôn ở bên con, là chỗ dựa vững chắc cho con suốt cả cuộc đời. => Ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru. III. Tổng kết. - Ghi nhớ sgk. 4 .Củng cố: -Giáo viên củng cố lại bài 5.Dặn dò: -Về nhà học bài . -Chuẩn bị bài :trả bài làm văn số 5 IV.Rút kinh nghiệm TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 I. Mục tiêu: - Giúp HS tự đánh giá bài làm, thấy được ưu, khuyết điểm và tự sửa chữa trong bài văn tới. - Rèn kỹ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa lỗi. - Giáo dục HS có ý thức tốt hơn trong quá trình làm bài. II. Chuẩn bị: - GV: Bài đã chấm + ưu, khuyết điểm - HS: Lập dàn ý bài văn. III.Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1 - GV gọi HS nhắc lại đề bài. - GV ghi đề lên bảng. **Đề bài: Đặt một đề văn với chủ đề về việc phá hoại môi trường, cảnh quan,hoặc phá hại rừng , hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về vấn đề đó. *DÀN BÀI: -Học sinh tự đặt một đề văn với chủ đề về việc phá hoại môi trường, cảnh quan hoặc phá hại rừng - GV gọi 2 HS lên bảng trình bày dàn bài. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, rút ra dàn bài chung. 1. Mở bài: 1đ -Giới thiệu được hiện tượng, tầm quan trọng của môi trườnghoặc của rừng đối với đời sống nhân loại - Con người phá hoại một cách vô thức. Đặc biệt là hiện tượng phá hoại môi trường, cảnh quan ,phá hại rừng ... 2. Thân bài: 8đ.(Tùy vào chủ đề học sinh lựa chọn mà có cách làm khác nhau ) a.Thực trạng của hiện tượng: b.Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó + Do thói quen vứt rác bừa bãi. +Do một số người ý thức kém thiếu ý thức bảo vệ môi trường . +Hoặc phá rừng làm nương rẫy c.Tác hại: huỷ hoại môi trường sống của con người như: +Mất mĩ quan. +Có nguy cơ phát sinh dịch bệnh. +Tạo ra thói quen xấu ảnh hưởng đến nhân cách. +Phá rừng làm xói mòn đất ,biến đổi khí hậu . d. Suy nghĩ: (Trọng tâm) - Cần làm gì để chấm dứt như cơ trên - Vai trò của tuyên truyền giáo dục trong vấn đề này - Bản thân mỗi học sinh cần có hành động thiết thực gì để bảo vệ môi trường(nhắc nhở tuyên truyền mọi người; bản thân gương mẫu hành động.....) 3. Kết bài: 1đ Khẳng định vấn đề: Bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ cuộc sống của mình - Ưu điểm: + Đa số các em nắm được yêu cầu của đề, bài viết đúng thể loại, đúng yêu cầu. + Bố cục rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch sẽ. + Diễn đạt logic, trong sáng,... + Đã có sự đầu tư vào bài làm. +Một số em làm bài tốt :Y Kí ,Y Lệ ,Y Lốp ,A Hiếm , - Tồn tại: + Một số em không làm được bài. + Diễn đạt chưa rã ràng, lan man. + Dùng từ ngữ chưa chính xác, đặt câu không hợp lí. + Trình bày cẩu thả, bẩn, sai lỗi chính tả nhiều. + Chất lượng bài viết chưa cao. +Một số em làm bài chưa tốt như A Sáng ,A Cơm ,A Quang,A Thánh HĐ 3: GV trả bài cho HS. - HS đọc một số bài viết tiêu biểu - GV tiến hành sửa lỗi cho HS Lớp 9 Giỏi khá Trung bình Yếu kém Tổng số 47 0 8 29 10 0 HĐ 4: Củng cố - dặn dò: - Xem lại bài làm, ôn tập lại kiến thức văn tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả nội tâm. - Chuẩn bị bài Viếng lăng Bác IV.Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: