Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(Ngô gia văn phái )
A. Mục tiêu : Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học sinh.
B. Chuẩn bị :
- GV: Giáo án , bảng phụ
- HS: Soạn bài trước.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
HĐ 1: Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao bà cung nhân già (Mẹ của tác giả) phải cho chặt bỏ những cây quý đẹp trước nhà mình? Chỉ 1 sự việc đó đã nói lên điều gì về chúa trịnh và chính quyền của ông ta?
- Cuộc sống của Thịnh Vương trịnh Sâm như thế nào ?
Tuần 5 Ngày soạn: 12/9/08 Tiết 23 – 24 Ngày dạy: 17/9/08 Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Ngô gia văn phái ) A. Mục tiêu : Giúp HS - Cảm nhận được vẻ hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước. - Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động. - Giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học sinh. B. Chuẩn bị : - GV: Giáo án , bảng phụ - HS: Soạn bài trước. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1: Khởi động a. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao bà cung nhân già (Mẹ của tác giả) phải cho chặt bỏ những cây quý đẹp trước nhà mình? Chỉ 1 sự việc đó đã nói lên điều gì về chúa trịnh và chính quyền của ông ta? - Cuộc sống của Thịnh Vương trịnh Sâm như thế nào ? b. Bài mới : Hoạt động Nôi dung HĐ 2: - GV gọi HS đọc phần chú thích về tác giả SGK. -H: Em biết gì về tác giả Ngô gia văn phái? - H: Nêu vài nét về tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí ? - H: Chí là loại văn như thế nào? - GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp tác phẩm. - Sau khi HS đọc xong gọi 3 em lần lượt thay nhau để tóm tắt tác phẩm. - H: Giải thích nghĩa của từ : Đốc suất đại binh ? - H: Tác phẩm chia làm mấy đoạn, nêu ý chính của mỗi đoạn? - HS trao đổi thảo luận và phát biểu ? - GV nhận xét. - H: Trong khoảng thời gian không dài từ 20 -11 đến 30 – 12 -1788 khi nhận được tin báo cấp của Đô Đốc Nguyễn văn Tuyết, Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định như thế nào ? Ông đã làm được những việc gì ? Điều đó chứng minh ông là con người có phẩm chất gì ? - HS phân tích thảo luận, khái quát, phát biểu ? - GV nhận xét, chốt ý. - GV chuyển ý. (Chuyển tiết 24) - Không chỉ là một người có hành động xông sáo và nhanh gọn mà chúng ta còn có thể nhận xét gì về trí tuệ của vua Quang Trung? - H: Tìm các chi tiết thể hiện sự sáng suốt nhạy bén của Nguyễn Huệ ? (Dùng người: Thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ tại tam điệp khi Sở và Lâu đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội. Ông hiểu sở trường của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc.) - H: Việc tuyển quân nhanh, gấp gợi cho em suy nghĩ gì? - H: Tìm các chi tiết hình ảnh thể hiện ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng của Nguyễn Huệ? - H: Tài dụng binh như thần của Qung Trung – Nguyễn Huệ được thể hiện qua chi tiết nào? - HS đọc các chi tiết hình ảnh trong SGK và GV liệt kê trên bảng. - GV cho HS thống kê các mưu kế đánh giặc của Nguyễn Huệ. - Hành binh thần tốc đánh cho giặc không kịp trở tay. - Khi tiến đánh một đồn, tuyệt đối giữ bí mật không cho quân về cấp báo “bắt gọn quân do thám “ - Dùng mưu cướp tinh thần của giặc”lặng lẽ vây kín làng ấy vạn người” - Dùng ván phủ rơm thấm nước, chọn lính khoẻ mạnh cứ ra người một bức khi tiến giáp lá cà quăng ván chém bừa. - Dùng voi dày đạp - H: Tóm lại, hình ảnh vua Quang Trung hiện lên trong tác phẩm như thế nào? - H: Vì sao các tác giả Ngô gia trung thành với nhà Lê lại viết về QT _ NH hay và chân thực như vậy? (Đây là đặc điểm thể hiện rõ tính chất thể loại tiểu thuyết lịch sử của tác phẩm.) - HS trả lời, GV chốt, HS ghi. - H: Tôn Sĩ Nghị là một kẻ như thế nào? Kết cục của hắn là gì? - HS thuật lại sự thất bại thảm hại của quân thù ? - H: Hành động phản dân hại nước của vua Lê là gì? - H: Vua Lê đã phải chịu nỗi nhục gì khi đi cầu cạnh nhà Thanh? - H: Thái độ của tác giả như thế nào đối với vua Lê? HĐ 3 - H: Cảm nhận của em về đoạn trích ? HĐ 4 - HS phác họa hình ảnh QT – NH. I. Đọc – hiểu khái quát 1. Tác giả, tác phẩm: a.Tác giả : - Tập thể tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở Hà Tây. - Tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du b. Tác phẩm : - Là tiểu thuyết lịch sử, viết bằng chữ Hán, chịu ảnh hưởng lối viết tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc. - Ra đời cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 * Chí: lối văn ghi chép sự vật, sự việc, vừa có tính văn vừa có tính sử. 2. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích. - Đốc suất đại binh: chỉ huy, cổ vũ đoàn quân lớn. 3. Bố cục : 3 phần a. Từ đầu Hôm ấy là ngày 25 tháng chạm năm mậu thân (1788) : Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân ra Bắc đánh giặc. b. Vua Quang Trung kéo vào thành Cuộc hành quân thần tốc và những chiến thắng vẻ vang của Quang Trung. c. Phần còn lại: Sự thảm hại của bè lũ xâm lược, Tôn Sĩ Nghị và bọn Vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống. II. Đọc – Hiểu chi tiết. 1. Hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ. - Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế - Xuất binh ra Bắc - Tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An - Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. → Nguyễn Huệ luôn là người hành động xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết. - Trí tuệ sáng suốt nhạy bén. + Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. + Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người + Lời phủ dụ quân lính - Ý chí quyết thắng tầm nhìn xa trông rộng : + Mới khởi binh → khẳng định chiến thắng. + Tính kế ngoại giao sau chiến thắng - Tài dùng binh như thần. + Từ Phú Xuân đến Nghệ An 4 ngày, vừa tuyển quân vừa duyệt binh trong vòng 1 ngày, tiến quân thần tốc đến ngày 7/1 ăn tết ở Thăng Long. => Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. 2. Bọn xâm lược và những kẻ tay sai bán nước: * Tôn Sĩ Nghị -Tổng chỉ huy quân Thanh. - Mưu cầu, lợi riêng, bất tài, không biết mình, biết địch, kiêu căng chủ quan tự mãn. → Thất bại thảm hại * Số phận của triều đình bán nước bù nhìn Lê Chiêu Thống. - Cõng rắn cắn gà nhà → mưu cầu lợi ích riêng - Mất tư cách quân vương. => Lòng thương cảm và ngậm ngùi của tác giả. III. Tổng kết : - Ghi nhớ SGK IV. Luyện tập: Vẽ Quang Trung trong trận Ngọc Hồi hoặc khi dẫn đầu đoàn quân tiến vào thăng long. HĐ 5: Củng cố - dặn dò: * HS làm bài tập trắc nghiệm: 1. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người? a. Cách xử trí với các tướng sĩ ở Tam Điệp. b. Phủ dụ quân lính ở Nghệ An. c. Thân chinh cầm quân ra trận. d. Mở tiệc khao quân. 2 Trong những đoạn văn nói về cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gởi gắm ở đó một chút cảm xúc của người bề tôi cũ, đó là cảm xúc gì? a. Sự căm phẫn. b. Lòng thương cảm c. Thái độ bênh vực. d. Sự nuối tiếc. - Về nhà học bài, chuẩn bị “Sự phát triển của từ vựng” * Đáp án: Câu 1 – a ; 2 – b . B. Rút kinh nghiệm: . ....... ... ...
Tài liệu đính kèm: