Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Kiều ở lầu ngưng bích

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Kiều ở lầu ngưng bích

Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

A.Mục tiêu: Giúp hs:

 - Hiểu đư¬ợc tâm trạng cô đơn, buồn tủi, th¬ương nhớ của Kiều, cảm nhận đ¬ược tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu của nàng. Thấy rõ bộ mặt ghê tởm của bọn buôn thịt bán người Mã Giám Sinh, thươ¬ng cảm cho nàng.

 - Thấy đ¬ược nghệ thuật miêu tả nội tâm đ¬ược thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, miêu tả ng¬ười tài tình của tác giả

 - Giáo dục HS cảm thông với nỗi đau của ng¬ười khác và có lòng th¬ương ng-ười.

B.Chuẩn bị:

 - GV: Nghiên cứu kĩ 2 văn bản ở SGK+SGV, soạn bài

 - HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở SGK, những yêu cầu của GV

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 HĐ 1: Khởi động:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Kiều ở lầu ngưng bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	Ngày soạn: 25/9/08
Tiết 31	Ngày dạy: 30/9/08	
Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A.Mục tiêu: Giúp hs:
 	- Hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn tủi, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu của nàng. Thấy rõ bộ mặt ghê tởm của bọn buôn thịt bán người Mã Giám Sinh, thương cảm cho nàng.
 	- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, miêu tả người tài tình của tác giả
	- Giáo dục HS cảm thông với nỗi đau của người khác và có lòng thương người.
B.Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ 2 văn bản ở SGK+SGV, soạn bài
 - HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở SGK, những yêu cầu của GV
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 HĐ 1: Khởi động:
	a.Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về?
 b. Bài mới	
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2:
- H: Nêu vị trí của đoạn trích?
- GV giới thiệu cách đọc, gọi hs đọc.
- HS tìm hiểu chú thích SGK.
- H: Văn bản có thể chia ra làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS phân đoạn,GV nhận xét, chuyển ý.
- HS đọc lại sáu câu thơ đầu.
- H: Hai chữ “Khóa xuân” trong hai câu thơ đầu gợi lên tình cảnh gì của Kiều?	
- H: Em có nhận xét gì về thời gian, không gian ở lầu Ngưng Bích?
- H: Trong không gian, thời gian như vậy Thúy Kiều rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
 - GV chuyển ý.
- HS đọc 8 câu thơ tiếp.
- H: Khi nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ đến điều gì? Vì sao?
- H: Tại sao Kiều lại nhớ Kim Trọng sâu sắc như vậy?
- H: Em hiểu gì về chữ “son” trong câu“Tấm soncho phai”?
- H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả tâm trạng của Kiều? Đó là tâm trạng gì?
- H: Vì sao Kiều lại nhớ đến Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ? Điều đó có hợp lí không? Vì sao?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- H: Nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều được thể hiện qua những từ ngữ nào?Qua đó em hình dung Kiều đang nghĩ gì khi nhớ về cha mẹ?
- H: Xác định những thành ngữ, điển cố mà tác giả đã sử dụng? Nêu tác dụng?
- H: Đến đây ta có thể nhận xét gì về Kiều?
- HS thảo luận.
- GV chốt ý.
- HS đọc đoạn còn lại.
- H: Điệp ngữ “Buồn trông” có tác dụng gì trong khổ thơ cuối?
- HS thảo luận nhóm.
- H: Mỗi hình ảnh trong khổ thơ cuối gắn với một tâm trạng của Thúy Kiều, đó là những tâm trạng gì?
- HS thảo luận nhóm.
- H: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây? Em có nhận xét gì về ảnh vật trong đoạn cuối? 
- H: Ảnh hưởng của cảnh vật đó đến tâm trạng của Thúy Kiều như thế nào? Qua đó em dự cảm điều gì?
- HS thảo luận, trả lời.
HĐ 3.
- H: Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là gì?
-H: Thái độ của tác giả đối với nhân vật như thế nào?
 HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ 4
- GV yêu cầu HS đọc. Nhận xét.
I. Đọc - Hiểu khái quát
1. Vị trí đoạn trích
- Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục:
II. Đọc - Hiểu chi tiết
	1. Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều
- Khoá xuân→bị giam lỏng
- Không gian: bốn bề, bát ngát, xa, gần, nọ, kia → mênh mông, hoang vắng
- Thời gian: mây sớm, đèn khuya→ tuần hoàn, khép kín.
=> Lẽ loi,cô độc hoàn toàn.
 2. Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.
a. Nhớ thương Kim Trọng
- Nhớ buổi thề nguyền đính ước.
- Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ mình trong vô vọng.
=> Độc thoại nội tâm=> đau đớn, xót xa, khẳng định lòng chung thủy.
b. Nhớ cha mẹ
- Xót người tựa cửa
→ hình dung cha mẹ đang ngóng tin mình.
-Thành ngữ: quạt nồng ấp lạnh
- Điển cố: Sân lai, gốc tử.
→ Lo lắng, xót xa, ân hận vì không chăm sóc được cho cha mẹ.
=> Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
	3. Tâm trạng buồn lo của Kiều
- Điệp ngữ “Buồn trông”→ điệp khúc của tâm trạng Thúy Kiều.
- Cánh buồm→Buồn nhớ quê hương
- Hoa trôi man mác→ nhớ người yêu, xót xa cho duyên phận mình.
- gió cuốn... ầm ầm..kêu quanh ghế ngồi →Buồn lắng, hãi hùng trước cảnh ngộ của mình.như báo trước dông bão xô đẩy, vùi dập
=> Cảnh vật được nhìn từ xa, giàu màu sắc, âm thanh, nỗi buồn từ man mác → kinh sợ → dự cảm giông tố sẽ nổi lên vùi dập cuộc đời Kiều.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật: 
- Tả cảnh ngụ tình.
2. Nội dung:
- Tác giả cảm thương cho tình cảnh của Thúy Kiều, qua đó ca ngợi vẻ đẹp thủy chung, nhân hậu trong tâm hồn Thúy Kiều.
- Ghi nhớ :sgk
IV.Luyện tập: Đọc diễn cảm lại đoạn trích
 HĐ 5: Củng cố - dặn dò:
 * HS làm BTTN trên bảng phụ.
 1. Qua đoạn trích, ta thấy Kiều là người như thế nào?
 a. Ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình.
 b. Giàu lòng vị tha.
 c. Mạnh mẽ, giàu nhiệt huyết.
 2. Cụm từ “Tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nối nào?
 a. Ẩn dụ.	b. Hoán dụ.
 c. Nhân hóa.	d. So sánh.
 - Về nhà học thuộc lòng đoạn trích, chuẩn bị “Miêu tả trong văn bản tự sự”
 * Đáp án: 1 – b; 2 - a
D. Rút kinh nghiệm: ...
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 31.doc