Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản Mây và sóng

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản Mây và sóng

 Văn bản MÂY VÀ SÓNG

 (R.Ta - go)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1.Kiến thức

-Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên mây và sóng.

-Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.

2.Kĩ năng

-Đọc-hiểu một văn bản dịch thuộc thể thơ văn xuôi

-Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ

3.Thái độ

- Giáo dục HS không nên vì quá ham chơi mà làm cha mẹ lo lắng . Phải yêu thương cha mẹ .

II. Chuẩn bị

- GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài, tư liệu về Ta-go

- HS: Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1.Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:- Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Nói với con” của Y Phương và nêu cảm nhận của em về bài thơ đó

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản Mây và sóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 	Soạn ngày: 26/02/2011
Tiết 136	Dạy ngày : 28/02/2011
 Văn bản MÂY VÀ SÓNG 
	 (R.Ta - go)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1.Kiến thức 
-Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên mây và sóng.
-Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
2.Kĩ năng 
-Đọc-hiểu một văn bản dịch thuộc thể thơ văn xuôi
-Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ
3.Thái độ 
- Giáo dục HS không nên vì quá ham chơi mà làm cha mẹ lo lắng . Phải yêu thương cha mẹ .
II. Chuẩn bị
- GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài, tư liệu về Ta-go
- HS: Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:- Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Nói với con” của Y Phương và nêu cảm nhận của em về bài thơ đó 
3. Bài mới
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
Hoạt động 2: Phương pháp vấn đáp tái hiện ,giải thích –minh họa 
- HS đọc chú thích sgk (*)
?: Trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ta -go? 
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-GV giải thích minh họa thêm về nhà thơ .
? Bài thơ có xuất xứ như thế nào?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-GV nhận xét ,bổ sung 
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích sgk.
? Bài thơ có thể chia ra làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS chia đoạn, GV nhận xét, chuyển ý.
Hoạt động 3: Phương pháp vấn đáp tái hiện ,giải thích –minh họa ,thuyết trình 
,thảo luận theo cặp 
? Đối tượng nào đã quyến rủ em bé xa mẹ?
? Mây đã mời gọi em bé như thế nào?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-GV nhận xét ,bổ sung và bình giảng 
 ? Cuộc dạo chơi với sóng diễn ra như thế nào?
.-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-GV nhận xét ,bổ sung và bình giảng 
?: Em cảm nhận gì về những cuộc dạo chơi đó?
- GV chuyển ý.
- H:? Trước sức hấp dẫn của Mây và Sóng em bé có muốn đi không? Chi tiết nào thể hiện điều đó? 
? Điều đó có ý nghĩa gì?
- HS thảo luận theo cặp trong 3’
-Đại diện các cặp trả lời ,lớp nhận xét bổ sung 
-GV nhận xét bổ sung và thuyết trình 
?Em bé có đi cùng Mây và Sóng không? Vì sao?
- GV diễn giảng.
? Sau khi từ chối những cuộc chơi hấp dẫn kia, em bé đã làm gì?
 ?Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi nào để thay thế cho trò chơi với Mây và Sóng?
? So với trò chơi của Mây và Sóng thì trò chơi của em bé có điều gì đặc biệt? Từ đó em có nhận xét gì?
-Học sinh trả lời .lớp nhận xét bổ sung 
- GV bình, liên hệ.
? Câu thơ cuối có ý nghĩa như thế nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ 4.Phương pháp khái quát 
? Nghệ thuật bài thơ có gì đặc sắc? (Ngôn ngữ, hình ảnh,bố cục ...)
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-GV nhận xét ,bổ sung 
?Nội dung nổi bật của bài thơ là gì?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-GV nhận xét ,bổ sung 
- Giáo dục HS không nên vì quá ham chơi mà làm cha mẹ lo lắng . Phải yêu thương cha mẹ .
- HS đọc ghi nhớ sgk.
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả, tác phẩm.
a. Tác giả:
- R. Ta-go (1861 - 1941), là nhà thơ, nhà hoạt động chính trị lớn của Ấn Độ.
- Sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
- 1913 được giải thưởng No-ben về văn học.
b. Tác phẩm.
- Viết bằng tiếng Ben-gan, sau đó dịch ra tiếng Anh, in trong tập "Trăng non" (1915).
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
+Đọc 
+Chú thích 
3. Bố cục: 2 phần
- Lời của em bé với Mây
- Lời của em bé với Sóng
II. Phân tích 
1. Sức hấp dẫn của Mây và Sóng.
- Mây:
+ Chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc chiều tà.
+ Bình minh vàng
+ Vầng trăng bạc
- Sóng:
+ Ca hát từ sáng đến tối.
+ Ngao du khắp nơi.
=> Hấp dẫn và đầy quyến rũ
2. Hình ảnh em bé.
- Hỏi đường đi → muốn đi dạo chơi cùng Mây và Sóng 
→ phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ thơ.
-
 Từ chối lời rủ rê của Mây và Sóng vì không thể xa mẹ.
- Sáng tạo trò chơi:
+ Con là mây, mẹ là trăng
 Hai bàn tay con ......xanh thẳm.
+ Con là sóng, mẹ là bến bờ
 Con lăn ... vào lòng mẹ.
→ Yêu mẹ tha thiết, không muốn rời xa mẹ.
- Không ai ... ở chốn nào
=> Tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt, không thể chia cắt.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
-Bố cục bài thơ thành hai phần giống nhau ,nhưng không trùng lập về ý và từ 
2. Nội dung: 
- Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
*Ghi nhớ/SGK
4. Củng cố 
-Học sinh làm bài tập trắc nghiệm 
1.Nếu em bé từ chối ngay những lời mời gọi thì:
	a. Thiếu tính chân thật vì đứa trẻ nào lại chẳng ham chơi.
	b. Khẳng định được tình yêu thương đối với mẹ.
	c. Thể hiện được tinh thần nhân văn sâu sắc.
	d. Cả a, b và c.
2. Chủ đề của bài thơ là:
	a. Tình mẫu tử thiêng liêng.
	b. Những cám dỗ cuộc đời.
	c. Hạnh phúc quanh ta.
	d. Tình quê hương sâu sắc.
-gv củng cố lại bài 
5. Dặn dò:
-Về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
-Chuẩn bị "Ôn tập thơ"
IV. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................
...........

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 126.doc