Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Tuyên bố thế giới và sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Tuyên bố thế giới và sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Văn bản: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VÀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay,tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

B. Chuẩn bị:

- GV: giáo án, bảng phụ.

- HS: soạn bài trước ở nhà.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

HĐ 1: Khởi động

a. Kiểm tra bài cũ.

- Sự gần gũi và khác biệt giữa chiến tranh hạt nhân và động đất, sóng thần là ở những điểm nào ?

- Mỗi người chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình?

- Kể ra những mối nguy cơ mang tính chất toàn cầu hiện nay?

b. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Tuyên bố thế giới và sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3	Ngày soạn: 25/8/08
Tiết 11- 12	Ngày dạy: 02/9/08
Văn bản: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VÀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay,tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
B. Chuẩn bị:
- GV: giáo án, bảng phụ.
- HS: soạn bài trước ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HĐ 1: Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ. 
- Sự gần gũi và khác biệt giữa chiến tranh hạt nhân và động đất, sóng thần là ở những điểm nào ?
- Mỗi người chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình?
- Kể ra những mối nguy cơ mang tính chất toàn cầu hiện nay?
b. Bài mới:
Bác Hồ từng viết:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan”.
Trẻ em Việt Nam cũng giống như trẻ em trên thế giới hiện nay đang đứng trước những thuận lợi to lớn về sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhưng đồng thời cũng đang gặp những thách thức, những cản trở không nhỏ ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển của trẻ em. Một phần văn bản tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em tại hội nghị cao cấp thế giới họp tại liên hiệp quốc (Mĩ ) cách đây 15 năm (1990) đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này.
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2:
- GV yêu cầu học sinh đọc mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết từng mục. Có thể để mỗi học sinh đọc một mục.
- GV nhận xét cách đọc của học sinh 
- H: Văn bản này xuất xứ từ đâu?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó trong Sgk.
- H: Văn bản này thuộc kiểu loại nào?
- H: Văn bản có thể chia làm mấy phần, nêu ý nghĩa chính của mỗi phần?
- HS trao đổi thảo luận, phát biểu tự do.
- H: Ngoài 4 phần trên văn bản còn có những phần nào?
(Văn bản còn có 2 phần những cam kết
 và những bước tiếp theo).
- H: Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản?
- H: Nội dung và ý nghĩa của từng mục
 vừa đọc ?
- HS nhận xét.
- H: Tại sao lại cần họp hội nghị cấp cao thế giới để bàn về vấn đề này?
- GV chuyển ý.
(Chuyển tiết 12)
- GV gọi HS đọc từ mục 3 đến mục 7 (Có thể mỗi em đọc một mục).
- H: Vai trò và vị trí của mục 3 và 7?
- H: Các mục 4,5,6 đã chỉ ra thực tế cuộc sống của trẻ em như thế nào?
- H: Các từ hàng ngày, mỗi ngày, bắt đầu các mục 4, 5, 6 có tác dụng gì?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV giải thích thêm nạn buôn bán trẻ em, trẻ em mắc HIV, trẻ em sớm phạm tội, trẻ em các nước Nam Á sau động đất sóng thần.
- HS đọc mục 8 & 9.
- H: Cơ hội mà mục 8 nêu ra là gì?
-H: Nêu những cải thiện của bầu chính trị xã hội?
- H: Đảng và nhà nước Việt Nam đã quan tâm đến trẻ em như thế nào?
*Những quan tâm của đảng và nhà nước Việt Nam về vấn đề trẻ em được thực hiện trong một số chính sách, việc làm trong các lĩnh vực giáo dục (Trường cho trẻ em câm, điếc, các bệnh viện nhi, hệ thống các trường mầm non, các công viên, nhà hát, nhà xuất bản giành cho trẻ em).
- GV gọi học sinh đọc và phát hiện sự sắp xếp một cách có dụng ý các nhiệm vụ từ mục 10-17. 
- H: Em có nhận xét gì về ý và lời văn của phần này?
- H: Phân tích nhiệm vụ cụ thể của từng mục?
- HS thảo luận, trả lời. 
- GV nhận xét.
- HĐ 3
- H: Tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay?
- HS khái quát lại nội dung bài học.
- HS đọc ghi nhớ sgk
HĐ 4:
- HS thảo luận nhóm. Các nhóm phát biểu ý kiến của nhóm mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
I. Đọc – hiểu khái quát.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích.
a. Đọc.
b. Tìm hiểu chú thích.
- Tăng trưởng: Phát triển theo hướng tốt đẹp, tiến bộ.
- Vô gia cư: Không gia đình, không nhà ở.
2. Kiểu loại văn bản:
* Văn bản nhật dụng: Tuyên bố thuộc loại nghị luận chính trị xã hội.
3. Bố cục:
a. Mở đầu: Lí do của bản tuyên bố 
b. Sự thách thức của tình hình: Thực trạng của trẻ em trên thế giới trước các nhà lãnh đạo chính trị các nước.
c. Cơ hội: Những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ quan trọng .
d. Nhiệm vụ: Những nhiệm vụ cụ thể .
=> Văn bản tuyên bố rất rõ ràng, mạch lạc, liên kết các phần chặt chẽ.
 II. Đọc – Hiểu chi tiết
1. Mở đầu :
- Mục 1 : Làm nhiệm vụ mở đầu, nêu vấn đề giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cao cấp thế giới.
- Mục 2. : Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hoà bình hạnh phúc => Đó cũng chính là nguyên nhân và cũng là mục đích của vấn đề .
2. Sự thách thức : 
- Mục 3 và 7: Mở đầu và kết thúc của phần Sự thách thức. 
- Các mục 4, 5, 6: Cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt của trẻ em trên thế giới. + Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, chủ nghĩa khủng bố phân biệt chủng tộc, xâm lược, sống tha hương, bị bóc lột, bị lãng quên.
+ Bị thảm hoạ đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, mù chữ.
+ Chết (40.000 cháu / ngày) vì suy dinh dưỡng, bệnh tật.
3. Những cơ hội : 
- Mục 8 nêu ra 2 cơ hội :
+ Đoàn kết, liên kết chặt chẽ các quốc gia để cùng nhau giải quyết các vấn đề sẽ tạo ra sức mạnh toàn diện và tổng hợp của cộng đồng.
+ Công ước về quyền trẻ em khẳng định, về mặt pháp lý, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi trẻ em được thực sự tôn trọng.
- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới: giải trừ quân bị một số tài nguyên to lớn được chuyển sang mục đích phi quấn sự, trong đó có tăng cường phúc lợi trẻ em.
4. Những nhiệm vụ:
Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em và trẻ em sơ sinh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hàng đầu và có thể thực hiện được nhờ những điều kiện thuận lợi nhiều mặt. Hiện nay, các đối tượng được quan tâm hàng đầu (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn, các bà mẹ), đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội, từ bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội.
→Ý và lời văn dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng.
- Mục 15: Nêu vấn đề giáo dục, tính tự lập, tự do, tinh thần trách nhiệm và tự tin của trẻ em trong nhà trường và trong sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội .
- Mục 16 : Bàn về vấn đề giải quyết từ cơ sở kinh tế tầm vĩ mô và cơ bản.
- Mục 17: Nêu ra phương hướng thực hiện những nhiệm vụ trên cần ở sự nỗ lực liên tục, sự phối hợp đồng bộ giữa các nước, sự hợp tác quốc tế.
III. Tổng kết:
- Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của từng nước, của cả cộng đồng thế giới vì nó liên quan đến tương lai của đất nước, tương lai của nhân loại : Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai,vì tương lai con em chúng ta Đó là những khẩu hiêu phổ biến khắp nơi.
- Qua việc thực hiên vấn đề này thể hiện trình độ văn minh của một đất nước ,một xã hội, một thể chế chính trị cao hay thấp, tiến bộ hay lạc hậu, nhân đạo, nhân ái, phản động hay vô nhân đạo
- Vấn đề được cộng đồng quốc tế giành sự quan tâm, thích đáng, toàn diện và cụ thể trong hàng loạt những nhiệm vụ và cam kết, từng bước đi có tính toán, cân nhắc.
IV. Luyện tập:
- Nêu những việc làm mà em biết thể hiện sự quan tâm của đảng và chính quyền địa phương nơi em ở đối với trẻ em. Trình bày cụ thể ?
- Nêu những liên hệ bản thân, những suy nghĩ của em khi nhận được sự chăm sóc và giáo dục đặc biệt của gia đình, nhà trường, xã hội.
HĐ 5: Củng cố - dặn dò
- Vấn đề cốt lõi mà văn bản trên đề cập là gì?
- Lý giải tính chất nhật dụng của văn bản?
- Về học bài, chuẩn bị “Các phương châm hội thoại - tt”
D. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 11.12.doc