Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Viết bài tập làm văn số 3

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Viết bài tập làm văn số 3

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – LỚP 9

 VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .

 - Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày

 - Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS qua chất lượng bài làm để có những điều chỉnh phù hợp.

 - Giáo dục HS kính trọng thầy cô giáo, cố gắng học tập tốt không phụ lòng thầy cô.

II. Chuẩn bị :

 - GV: Ra đề và đáp án (Tổ chuyên môn và chuyên môn trường duyệt)

 - HS: Học lại phương pháp làm văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Xem 4 đề ở SGK trang 191.

III.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

HĐ 1. GV chép đề lên bảng

 * Đề bài : Nhân ngày 20 - 11, hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy (cô) giáo cũ.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Viết bài tập làm văn số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	Ngày soạn: 13/11/2010
Tiết 68-69	Ngày dạy: 18/11/2010
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – LỚP 9
 VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .
 - Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày
 - Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS qua chất lượng bài làm để có những điều chỉnh phù hợp.
 - Giáo dục HS kính trọng thầy cô giáo, cố gắng học tập tốt không phụ lòng thầy cô.
II. Chuẩn bị : 
 - GV: Ra đề và đáp án (Tổ chuyên môn và chuyên môn trường duyệt)
 - HS: Học lại phương pháp làm văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Xem 4 đề ở SGK trang 191.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động:	
HĐ 1. GV chép đề lên bảng
 * Đề bài : Nhân ngày 20 - 11, hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy (cô) giáo cũ.
 HĐ 2. 
 - HS chép lại đề và tiến hành làm bài.
 - GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài.
 * Đáp án.
 1. Yêu cầu:
 a. Thể loại: Văn tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận.
 b. Nội dung: 
+Mở bài (1.5 đ)
 - Giới thiệu về kỉ niệm(kỉ niệm đáng nhớ đó vào năm học lớp mấy, đó là kỉ niệm gì)
+Thân bài : (7đ)
 - Câu chuyện diễn biến như thế nào ( mình đã làm gì, trước khi làm có suy nghĩ gì, khi làm xong rồi tâm trạng của em thế nào ? Lớp phản ứng việc làm của em ra sao? Tâm trạng của em lúc ấy như thế nào, em nghĩ thầy hoặc cô sẽ sử lí em như thế nào? Cô hoặc thầy giáo chủ nhiệm đã có thái độ, lời nói và cử chỉ như thế nào? ) (4đ)
(Tùy vào kỉ niệm học sinh kể mà giáo viên linh hoạt cho điểm cho phù hợp).
 - Các yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận là phải tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và suy nghĩ chân thực, sâu sắc của mình về tình cảm thầy trò .(3đ)
+Kết bài (1.5 đ)
-Tâm trạng của em khi kể lại câu chuyện ,kỉ niệm đó đối với em như thế nào?
 2. Biểu điểm. 
 -Điểm 9 -10: Làm bài hoàn chỉnh về mặt hình thức (3phần rõ ràng),nội dung đầy đủ các ý .Bài làm có sự kết hợp văn tự sự với miêu tả nội tâm và nghị luận.Trong quá trình viết bài có sự sáng tạo độc đáo ,diễn đạt mạch lạc ,trôi chảy ,không có lỗi chính tả . 
 -Điểm 7-8: Làm hoàn chỉnh về mặt hình thức ,diễn đạt trôi chảy ,có sự sáng tạo nhưng chưa đặc sắc ,Bài làm có sự kết hợp văn tự sự với miêu tả nội tâm và nghị luận mắc dưới 5 lỗi chính tả .
 -Điểm 5-6: Hình thức trình bày được ,kể được câu chuyện nhưng cách diễn đạt chưa trôi chảy,chưa có sự sáng tạo trong bài viết ,mắc dưới 10 lỗi chính tả .
 -Điểm 3-4: Bài làm bố cục chưa trọn vẹn .Nội dung sơ sài ,diễn đạt lủng củng ,sai nhiều lỗi chính tả .
 - Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài ,chỉ viết được một đoạn văn rời rạc ,không đảm bảo về nội dung ,hình thức.
 -Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn .
4. Củng cố: 
- Thu bài và nhận xét giờ làm bài.
- 5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại nội dung và yêu cầu của đề ra.
-Chuẩn bị bài:Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Duyệt của chuyên môn trường Duyệt của tổ chuyên môn. Giáo viên 
 ra đề+đáp án
 NguyễnTrọng Hiệp Nguyễn Thị Anh Diệp Đồng Thị Ngọc
Tuần 14	Ngày soạn: 22/11/2012
Tiết 69-70	Ngày dạy: 24/11/2012
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – LỚP 9
 VĂN TỰ SỰ
 Thời gian:90’
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .
 - Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày
 - Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS qua chất lượng bài làm để có những điều chỉnh phù hợp.
 - Giáo dục HS nhớ về trường cũ ,nhớ về các thầy cô giáo ,kính trọng thầy cô giáo và cố gắng học tập tốt không phụ lòng thầy cô.
II. Chuẩn bị : 
 - GV: Ra đề và đáp án ( Chuyên môn trường duyệt)
 - HS: Học lại phương pháp làm văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Xem 4 đề ở SGK trang 191.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động:	
*HĐ 1. GV chép đề lên bảng
 Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một mùa hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn kể lại buổi thăm trường đó.
 * HĐ 2. 
 - HS chép lại đề và tiến hành làm bài.
 - GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài.
 * Đáp án.
 1. Yêu cầu:
 a. Thể loại: Văn tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận.
 b. Nội dung: 
 +Mở bài (1.5 đ)
-Tưởng tượng ra hoàn cảnh, lí do về thăm trường. 
+Thân bài : (7đ)
 -Cảm xúc của mình khi đứng trước ngôi trường cũ.
-Tưởng tượng lại hình ảnh ngôi trường cũ trước đây mình theo học 
-Miêu tả cảnh tượng của trường với những đổi thay.
-Tâm trạng của bản thân trước những đổi thay đó.
+Kết bài (1.5 đ)
 -Kết thúc buổi thăm trường.
-Suy nghĩ về ngôi trường cũ sau 20 năm.
 -Tâm trạng của em khi kể lại buổi thăm trường đó và có ý thức kính trọng thầy cô giáo và cố gắng học tập tốt không phụ lòng thầy cô.
(Tùy vào bài làm học sinh kể mà giáo viên linh hoạt cho điểm cho phù hợp).
 - Các yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận là phải tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại buổi thăm trường và suy nghĩ chân thực, sâu sắc của mình về tình cảm của mình đối với ngôi trường ,thầy cô .
2. Biểu điểm. 
 -Điểm 9 -10: Làm bài hoàn chỉnh về mặt hình thức (3phần rõ ràng),nội dung đầy đủ các ý .Bài làm có sự kết hợp văn tự sự với miêu tả nội tâm và nghị luận.Trong quá trình viết bài có sự sáng tạo độc đáo ,diễn đạt mạch lạc ,trôi chảy ,không có lỗi chính tả . 
 -Điểm 7-8: Làm hoàn chỉnh về mặt hình thức ,diễn đạt trôi chảy ,có sự sáng tạo nhưng chưa đặc sắc ,Bài làm có sự kết hợp văn tự sự với miêu tả nội tâm và nghị luận mắc dưới 5 lỗi chính tả .
 -Điểm 5-6: Hình thức trình bày được ,kể được câu chuyện nhưng cách diễn đạt chưa trôi chảy,chưa có sự sáng tạo trong bài viết ,mắc dưới 10 lỗi chính tả .
 -Điểm 3-4: Bài làm bố cục chưa trọn vẹn .Nội dung sơ sài ,diễn đạt lủng củng ,sai nhiều lỗi chính tả .
 - Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài ,chỉ viết được một đoạn văn rời rạc ,không đảm bảo về nội dung ,hình thức.
 -Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn .
*Lưu ý:Do đặc thù của môn tập làm văn nên tùy vào bài làm học sinh mà giáo viên cho điểm sao cho phù hợp.
 4. Củng cố: 
- Thu bài và nhận xét giờ làm bài.
- 5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại nội dung và yêu cầu của đề ra.
-Chuẩn bị bài:Ôn tập Tiếng Việt 
IV. Rút kinh nghiệm : ..
 Duyệt của CMT	 GV ra đề và đáp án 
 Nguyễn Trọng Hiệp Đồng Thị Ngọc 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 68,69.doc