Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 - Tuần 20 đến 25

Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 - Tuần 20 đến 25

Tuần 20

ÔN TẬP

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG

A/ Mục tiêu bài dạy:

- HS hiểu rõ hơn về văn nghị luận

- Kỹ năng sử dụng trong cuộc sống. Trong các bài làm văn

- Chữa một số đề thi có liên quan

B/ chuẩn bị:

Thầy: Đọc kỹ SGK

Trò: Ôn tập lại

C/ Lên lớp:

- ổn định:

- Kiểm tra bài cũ:

- Bài mới:

I/ Nghị luận về một sự việc- hiện tượng trong đời sống

 Đề bài: Hiện nay ngành GD đang phát động phong trào: “ Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD”. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này.

Dạng đề bài : Hiện nay hiện tương vứt rác bừa bãi ở cả nông thôn và thành thị trở thành hiện tượng đáng báo động. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này.

( Hiện tượng tham nhũng, mê tín dị đoan, bệnh thành tích, tai nạn giao thông, chất độc màu da cam, H5N1, những tấm gương trong học tập , xem thêm đề trong SGK )

Đề bài1: Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” . Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?

 

doc 30 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 - Tuần 20 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ôn tập
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
A/ Mục tiêu bài dạy:
- HS hiểu rõ hơn về văn nghị luận
Kỹ năng sử dụng trong cuộc sống. Trong các bài làm văn
Chữa một số đề thi có liên quan
B/ chuẩn bị:
Thầy: Đọc kỹ SGK 
Trò: Ôn tập lại
C/ Lên lớp:
ổn định :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
I/ Nghị luận về một sự việc- hiện tượng trong đời sống
 Đề bài: Hiện nay ngành GD đang phát động phong trào: “ Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD”. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này.
Dạng đề bài : Hiện nay hiện tương vứt rác bừa bãi ở cả nông thôn và thành thị trở thành hiện tượng đáng báo động. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này.
( Hiện tượng tham nhũng, mê tín dị đoan, bệnh thành tích, tai nạn giao thông, chất độc màu da cam, H5N1, những tấm gương trong học tập , xem thêm đề trong SGK)
Đề bài1: Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” . Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Dàn ý:
1/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2/ Thân bài:
Nêu bản chất, biểu hiện của vấn đề:
*NX: Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục , trở thành căn bệnh khá trầm trọng và phổ biến hiện nay. Nó thể hiện qua một số biểu hiện chính sau:
 - Tiêu cực: 
 + Xin điểm, chạy điểm
 + Mua bằng cấp
 + Xin, chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn
 + Đuờng dây chạy điểm vào THPT, Đại học.
 + Thi hộ, thi thuê.
 + Chạy chức chạy quyền
Bệnh thành tích trong giáo dục :
 +Báo cáo không đúng thực tế
 + Bao che khuyết điểm để lấy thành tích
 + Coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng
 +HS: Học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm
 + Số GSTS, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo
Phân tích đúng sai lợi hại:
Lợi: trước mắt cho cá nhân- không cần bỏ công sức nhiêu nhưng vẫn đạt kết quả cao
Hại là rất nghiêm trọng để lại hậu quả lâu dài: 
 +Các thế hệ HS được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công việc hiện đại, đất nớc ít nhân tài
 + Tạo thói quen cho HS ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo
 + Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội
Nguyên nhân của hiện tượng này là : 
Do gia đình : Không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao
Do nhà trờng: Muốn HS có thành tích cao để báo cáo
Do XH: Hệ thống luật cha nghiêm, cụ thể; cha thực sự coi trọng nhân tài(ĐB là những cơ quan nhà nước); nhận thức của nhiều ngời còn hạn chế 
Cách khắc phục: 
Phải giáo dục nhận thức cho HS , và toàn XH để họ hiểu rằng chỉ có kiến thức thực sự họ mới có chỗ đứng trong XH hiện đại 
 XH phải thực sự coi trọng những ngời có kiến thức, có thực tài và lấy đó là tiêu chuẩn chính để sử dụng họ
Phải có một hệ thống pháp luật, luật giáo dục chặt chẽ, nghiêm ngặt, xử lý nghiêm nhữnh sai phạm. Cách ra đề thi coi chấm thi phải đổi mới để sao cho HS không thể hoặc không dám tiêu cực
3/ Kết bài: 
Thâu tóm lại vấn đề
 KĐ, PĐ , rút ra bài học cho bản thân ( Rút ra tư tưởng đạo lý)
Tuần 22 :
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
A/ Mục tiêu bài dạy:
- HS hiểu rõ hơn về văn nghị luận
Kỹ năng sử dụng trong cuộc sống. Trong các bài làm văn
Chữa một số đề thi có liên quan
B/ chuẩn bị:
Thầy: Đọc kỹ SGK 
II/ ôn tập nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Dạng đề
1.Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Trăm hay không bằng tay quen”
Lý thuyết
1. Mở bài
-Dẫn dắt vấn đề:
- Nêu vấn đề:
Thực hành
1. Mở bài :
- Dựa vào nội dung: Bàn về MQH giữa lí thuyết và thực hành
- “ Trăm hay không bằng tay quen”
Dạng đề bài tơng tự : 
2. “Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn”
3. “Cái nết đánh chết đẹp” 
4.“Nhiễu điều thơng nhau cùng”
5. “Bầu ơi  một giàn”
6. “Là lành đùm lá rách
7. “Công cha  đạo con
8. “Uốngnớc nhớ nguồn"
9. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
10. “Gần mực thì đen
Gần đèn thì rạng”
11.“Học thầy không tày học bạn”
“Không thầy đố mày làm nên”
12. “Có tài mà không có đức là ngời vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
13. “Thời gian là vàng”
14. “Tri thức là sức mạnh”
15. “ Xới cơm thì xới lòng ta
So đũa thì phải so ra lòng ngời” 
2. Thân bài : 
a. Giải thích:
- Nghĩa đen:
- Nghĩa bóng:
- Nghĩa cả câu:
2. Thân bài:
a. Giải thích :
- Trăm hay: Học lí thuyết nhiều qua sách, báo , ở nhà trờng 
- Tay quen : Làm nhiều, thực hành nhiều thành quen tay.
- Học lí thuyết nhiều không bằng thực hành nhiều.
b. KĐ: đúng, sai
- Khảng Định:
- Quan niệm sai trái:
- Mở rộng :
b. Khẳng định : Đúng, sai
 b1. Khẳng định: 
- Câu tục ngữ trên đúng. Vì sao?
+ Chê học lý thuyết nhiều mà thực hành ít (dẫn chứng) 
+ Khen thực hành nhiều ( dẫn chứng)
 b2. Quan niệm sai trái :
- Nhiều ngời chỉ chú trọng học lí thuyết nhiều mà không thực hành (Và ngợc lại).
 b3. Mở rộng :
- Có ý cha đúng: Đối với những công việc phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao.
 - Học phải đi đôi với hành vi :
+ Lí thuyết giúp thực hành nhanh hơn, chính xác hơn hiệu quả cao hơn.
+ Thực hành giúp lí thuyết hoàn thiện, thực tế hơn
3. Kết bài:
- Giá trị đạo lí đối với đời sống mỗi con ngời.
- Bài học hành động cho mọi người, bản thân
3. Kết bài :
Nhận thức cho mỗi ngời trong đời sống phải chú trọng nhiều đến thực hành.
- Gợi nhắc chúng ta hoàn thiện hơn
- Trong cuộc sống hiện đại : 
 Học phải đi đôi với thực hành
Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí " Uống nước nhớ nguồn"
GV yêu cần HS lập dàn ý chi tiết
HS làm bài
GV Nhận xét, chữa dàn ý.
A. Mở bài:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu đó là câu " Uống nước nhớ nguồn". Câu thành ngữ nói lên lòng biết ơn đối với những người đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.
B. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen:
Nước là sự vật có trong tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống.
Nguông là nơi nước bắt đầu chảy.
Uống nước là tận dụng môi trường tự nhiên để tông tại và phát triển.
+ Nghĩa bóng:
Nước là thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử của cộng đồng dân tộc.
Uống nước là hưởng thụ cái thành quả của dân tộc
Nguồn là những người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
Nhớ nguồn: là lòn biết ơn cho ông. bà, tổ tiên của dân tộc.
- Nhận định đánh giá:
+ Đối với những người được giáo dục chu đáo có biểu hiện sâu sắc và có lòng tự trọng thì luôn có ý thức trân trọng, giữ gìn phát huy những thành quả đã có của quê hương.
+ Đối với những kẻ kém hiểu biết thì nảy sinh tư tưởng sùng ngoại, thái độ coi thường, chê bai thành quả dân tộc.
+ Ngày nay khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp của dân tộc mỗi chúng ta không chỉ khắc sâu thêm lòng biết ơn tổ tiên mà còn phải có trách nhiệm nỗ lực học tập và lao động tốt hơn để góp phần công sức nhỏ bé của mình vào kho tàng di sản dân tộc.
C. Kết bài:
Hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ chúng ta hãy tự xem xét và điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình. Nghĩa là mỗi chúng ta không chỉ có quyền được hưởng thụ mà còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của dân tộc.
GV yêu cầu HS viết bài, trình bày trước lớp
GV nhận xét, sửa.
Tuần 24:
Tác phẩm.
Mùa xuân nho nhỏ.
Thanh Hải.
A.Mục tiêu:
-HS cảm nhận được xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ cống hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống là để cống hiến cho cuộc đời chung.
-Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn .
-Rèn kĩ năng đọc ,cảm tụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
B. Phương pháp.
- Đọc, nêu – gqvđ. Phân tích, bình giảng.
C. Chuẩn bị:
- GV: G/án; Tliệu liên quan.
- HS: Học và soạn bài theo hệ thống câu hỏi(Sgk)
D. Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra. (0p) 
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề.(1p) Dẫn vào bài.
2. Triển khai bài.
I/ Tác giả.
II/ Đoạn văn cảm thụ.
1/ Một bạn học sinh đã giới thiệu Thanh Hải và bài thơ mùa xuân nho nhỏ bằng một đoạn văn sau. Em hãy nhận xét và sửa lại các lỗi về kiến thức, từ và câu mà bạn mắc phải( chú ý giử nguyên ý và hạn chế thêm bớt từ).
 Thanh Hải ( 1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoan. Ông quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết vào tháng 11 năm 1978 trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm đã thể hiện niềm yêu tha thiết cuộc sống và ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước của nhà văn.
a- Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình nhan đề là Mùa xuân nho nhỏ. Nhan đề đó có gì đặc biệt và gợi cho em suy nghĩ gì?
b- Hãy chép lại 8 câu thơ thể hiện rõ ý nghĩa hình ảnh mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ cùng tên.
c- Viết đọan văn khoảng 10 câu theo cách tổng - phân – hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong các câu thơ trên?
Bài làm
* Đoạn văn :
 Thanh Hải ( 1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoan. Ông quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Thanh Hải viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết vào tháng 11 năm 1980 trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm đã thể hiện niềm yêu tha thiết cuộc sống và ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước của nhà văn.
2/ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ tiếng lòng tha thiết, tình yêu đối với đất nước, cuộc đời, thể hiện khát khao chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của dân tộc. Bài thơ theo thể năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, gần gũi với dân ca. Những hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần diễn tả ước nguyện khiêm nhường mà vô cùng thiêng liêng, cao đẹp của nhà thơ.
a/ Hãy chép lại đoạn văn trên sau khi chữa hết lỗi về ngữ pháp và thay hai trong ba từ nhà thơ ở đoạn văn bằng những từ khác để tránh lặp từ.
b/ Việc thay từ như vậy đã làm thay đổi phép liên kết câu như thế nào?
c/ Khổ đầu và khổ thơ thứ tư của bài thơ có những hình ảnh thơ lặp lại, đó là những hình ảnh nào?
Bằng một đoạn văn ngắn, hãy trình bày ý nghĩa sự trở lại của những hình ảnh đó? 
Bài làm
3/
Phân tích giá trị nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải ).
 Bài làm.
 Đoạn thơ trích trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã chuyển tải được cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được miêu tả tập trung ở hai câu thơ: Từng ... rên không. Đám mây có vẻ như muốn được tham gia vào khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp ấy. ở đây tác giả đã dùng hình ảnh so sánh và nhân hoá để thể hiện thành công cảm nhận của mình: Nắng mùa hạ vẫn còn nhưng nhạt dần.
5/ Câu 1/II-đề 14 trang 38.
Cho đoạn thơ:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
 ( Sang thu- Hữu Thỉnh ).
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh đám mây mùa hạ trong khổ thơ trên.
Bài làm.
 Đoạn thơ trên trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh đã diễn tả thật hay, thật đẹp về một bức tranh thu sống động, khiêu gợi hồn thơ. Không gian từ hạ sang thu đã được cụ thể hoá bằng những hình ảnh có thể cảm nhận được bằng thị giác: Sông thì dềnh dàng không còn cuồn cuộn chảy như mùa hè, nó trở nên duyên dáng gần người hơn. Cánh chim thì vội vã bay đi tránh rét. Sự đối lập giữa hai hành động đềnh dàng và vội vã, làm cho mùa thu như đang rùng mình thay áo mới. Nhưng có lẽ cái hay hơn cả, cô đọng hơn cả trong cả khổ thơ này là hình ảnh đám mây mùa hạ- một đám mây còn sót lại trên bầu trời mùa hè với chút nắng ấm. Bằng sự cảm nhận tinh tế hay sức liên tưởng, tưởng tượng của nhà thơ quá dồi dào mà thu về nhà thơ đã nhìn thấy, hình dung thấy trên bầu trời một đám mây thật khác lạ vắt nửa mình sang thu. Trong sự thật, chẳng có đám mây nào như thế, vì làm sao có sự phân chia rạch ròi, mắt có thể nhìn thấy trên bầu trời? Nhưng chính cái hình ảnh đám mây mùa hạ nối với mùa thu đang dềnh dàng chuyển mùa làm cho người đọc cảm nhận được cả không gian thu và cảnh thu thật đẹp.
6/ Đề 13 – Câu 1/II trang 30.
Viết đoạn văn khoảng 6 câu trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ cuối bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
 Bài làm.
 Hai câu thơ trên được trích ở khổ thơ cuối trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Trước hết đó là một cách hiểu với ý nghĩa cụ thể. Sang thu, khi đất trời chuyển mùa thì mưa sấm cũng ít đi, cũng bớt dần. Hàng cây không còn giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa, đó là hiện tượng của tự nhiên. Còn tầng nghĩa thứ hai mang tính chất triết lí, tượng trưng hơn, đó là những suy nghĩ của nhà thơ về dân tộc, về con người, khi đã từng trải, con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời.
Tác phẩm.
 Nói với con. 
 Y Phương.
A-Mục tiêu: 
 * HS :
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
	- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
 - Giáo dục thái độ trân trọng tình cảm thắm thiết trong gđ.
B. Phương pháp.
- Đọc, nêu-gqvđ, phân tích, bình giảng.
C. Chuẩn bị:
- GV: G/án; Tài liệu liên quan.
- HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
D. Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra. (5p) Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Sang thu”, phân tích sự biến chuyển của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu trong một khổ thơ của văn bản (tự chọn).
I/ tác giả.
 - Nhà thơ Y Phương có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948, tại quê gốc: xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, hiện ở Hà Nội. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1988).
Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng. Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du. 
- "Trong số các tác giả thơ xuất hiện từ sau 1975 đến nay, Y Phương là một nhà thơ có bản sắc tương đối rõ, một giong điệu đáng chú ý trong nền thơ Việt Nam nói chung và trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng. Thơ Y Phương là tiếng hát ngợi ca con người và cuộc sống miền núi (Tiếng hát tháng Giêng), là sự thức tỉnh ý thức và tinh thần dân tộc (Lời chúc), là khẳng định sức sống mãnh mẽ của dân tộc mình (Đàn then). Thơ Y Phương lúc nào cũng toát ra tình yêu và lòng nhân ái. Thắm thiết và mạnh mẽ hơn cả trong thơ Y Phương là tình yêu quê hương, làng bản. Bản sắc dân tộc trong thơ Y Phương thể hiện rõ nét nhất trong một loạt bài thơ viết về tình quê hương: Tên làng, Nói với con, Người khai sinh bài ca, Bài ca thứ 9, Sông Hiến đang yêu... Yêu quê hương tức là yêu dân tộc mình, tự hào và gắn bó với dân tộc mình, đó cũng là một cảm hứng lớn trong thơ của Y Phương. Điều quan trọng hơn là từ tình cảm của mình. Y Phương đã khái quát được số phận của cả một dân tộc. Nét độc đáo của Y Phương còn được bộc lộ rõ ở một số bài thơ viết về tình yêu. ở đó, ông đã thể hiện tâm hồn của một người miền núi chân thật, mạnh mẽ và trong sáng với cách tư duy sống động bằng hình ảnh của người dân tộc. Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt những màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, một phong cách mới (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Sđd).
- Tác phẩm đã xuất bản: Người hoa núi (kịch bản sân khấu, 1982); Tiếng hát tháng giêng (thơ, 1986); Lửa hồng một góc (thơ, in chung, 1987); Lời chúc (thơ, 1991); Đàn then (thơ, 1996).
Nhà thơ đã được nhận: Giải A, cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, Giải thưởng loại A giải thưởng văn học 1987 của Hội Nhà văn Việt Nam Giải A, giải thưởng (Hội đồng văn học dân tộc) Hội Nhà văn Việt Nam 1992.
II/ Đoạn văn cảm thụ
1/ Cảm nhận của em về những câu thơ mở đầu Nói với con của Y Phương.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
 Bài làm.
 Bốn câu thơ trên mở đầu cho bài thơ Nói với con của Y Phương đã gợi cho người đọc hình dung một mái ấm gia đình hạnh phúc. Đối với con người, gia đình là khởi đầu, là cội nguồn sinh dưỡng nuôi lớn trưởng thành. Và người con trong bài thơ cũng được nuôi dưỡng, chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. Lời thơ thật đặc biệt, bằng cách nói liệt kê: chân phải, chân trái, một bước, hai bước, tác giả đã cho ta thấy sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ dành cho người con. Đó là cách hình dung cụ thể của người miền núi, nhưng sâu sa hơn đó còn là để diễn tả ý trừu tượng khiến cho lời thơ trở nên mộc mạc, gần gũi: chạm tiếng nói, tới tiếng cười. Mỗi bước đi của người con đều được người cha dạy dỗ, đưa lối, chỉ đường, mỗi bước đi của người con đều có được tình yêu thương, quan tâm của lòng mẹ. Những câu thơ đó chính là lời của người cha nói với con lần đầu tiên để nhắc nhở con về tình cảm gia đình ruột thịt, về cội nguồn của mỗi con người.
2/ Cho đoạn thơ sau:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
 ( Nói với con – Y Phương ).
Viết đoạn văn ngắn có dùng dẫn chứng trực tiếp để nêu suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con trong các câu thơ trên?
Bài làm.
 Khổ thơ trên nằm trong bài Nói với con của Y Phương đã được người cha ca ngợi về những đức tính cao đẹp của người đồng mình bằng những hình ảnh đầy ấn tượng. Đó là: Người đồng mình thô sơ da thịt, những con người chân chất khoẻ khoắn. Họ mộc mạc mà không nhỏ bé về tâm hồn ý chí, họ tự chủ trong cuộc sống. Đó là những con người tự đục đá kê cao quê hương, lao động cần cù, không lùi bước trước khó khăn. Họ giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc. Họ yêu quê hưong, lấy quê hương làm chỗ dựa cho tâm hồn. Nói với con về những điều đó, người cha mong con biết tự hào về truyền thống của quê hương. Tự hào về dân tộc để tự tin trong cuộc sống.
3/ Cho câu mở đầu như sau:
Đoạn đầu của bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương đã thể hiện tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
- Hãy triển khai thành một đoạn văn tổng-phân-hợp trong đó có một câu ghép, một thành phần tình thái và một câu sử dụng phép nối.
 Bài làm.
 Đoạn đầu của bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương đã thể hiện tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con. Với bốn câu thơ đầu nhà thơ đã mở ra các hình ảnh thật cụ thể: 
 Chân phải bước tới cha
 Chân trái bước tới mẹ
 Một bước chạm tiếng nói
 Hai bước tới tiếng cười.
ở đây, tác giả muốn nói rằng từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của người con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. Ngoài đón nhận tình cảm của cha mẹ người con còn được sống trong một cuộc sống lao động bình yên trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Tuy cuộc sống có vất vả, khó khăn nhưng người đồng mình vẫn gắn bó, quấn quýt bên nhau: Đan lờ cài nan hoa- Vách nhà ken câu hát. Có lẽ, thiên nhiên không chỉ che chở, nuôi dưỡng người con mà còn giáo dục cả về tâm hồn và lối sống.
4/ Em hiểu cách nói: 
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
 Và: Thô sơ da thịt
nghĩa là gì?
Bài làm:
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Có nghĩa là người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn với quê hương dẫu cực nhọc, đói nghèo. Người cha mong muốn con phải có tình nghĩa thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí niềm tin của mình.
5/ Cho câu mở đầu như sau:
Trong đoạn thơ cuối, qua việc ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng mình, người cha-nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
a/ Đề tài của đoạn văn có câu mở đầu trên là gì?
b/ Hãy triển khai thành một đoạn văn diễn dịch từ 8-10 câu, trong đó có một câu ghép, một câu phủ định, một câu bị động, một thành phần phụ chú và một phép nối.
Bài làm
a/ Đề tài: Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.
b/ Đoạn văn.
 Trong đoạn thơ cuối, qua việc ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng mình, người cha-nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.Với ba câu thơ: Sống như sông như suối- lên thác xuống ghềnh- Không lo cực nhọc. Tác giả đã cho ta thấy những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của người đồng mình. Tuy người đồng mình vất vả, cực nhọc nhưng họ rất mạnh mẽ, bền bỉ gắn bó với quê hương, xây dựng đổi quê hương. Từ đây, người cha muốn con mình phải sống có tình nghĩa thuỷ chung đối với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình. Đức tính cao đẹp của người đồng mình còn được tác giả thể hiện qua hai câu thơ: Con ơi tuy thô sơ da thịt- Chẳng mấy ai nhỏ be đâu con. Người đồng mình mộc mạc giàu chí khí và niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không bao giờ nhỏ bé về tâm hồn, ý chí vượt lên. Chính những con người họ đã dựng lên quê hương- một quê hương đầy truyền thống tốt đẹp. Từ đây, người cha cũng mong muốn con mình biết tự hào về truyền thống quê hương tươi đẹp và mong con tự tin mà vững bước trên đường đời.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_ngu_van_9_tuan_20_den_25.doc