ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
I/ LÍ THUYẾT:
1.Văn thuyết minh là gì:
- Là kiểu văn bản sử dụng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích để làm rõ tính chất, đặc điểm cấu tạo. của svht.
2. Các phương pháp thuyết minh
a)Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
-Là phương pháp vận dụng tri thức để nêu khái niệm của svht
- Công thức: CN+ là +VN
+ CN: nêu vấn đề cần định nghĩa, giải thích
+ VN: chỉ ra đặc điểm công dụng của vấn đề nêu ở chủ ngữ
b) Phương pháp liệt kê: Là phương pháp trình bày tri thức theo một trình tự nhất định: đặc điểm, tính chất, thời gian, không gian, cấu tạo tạo sự phong phú trong nội dung thuyết minh, làm tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe.
c) Phương pháp nếu ví dụ, số liệu
-Là phương pháp nêu ra những con số, những dẫn chứng cụ thể đáng tin cậy vào quá trình thuyết minh
ôn tập văn thuyết minh I/ lí thuyết: 1.Văn thuyết minh là gì: - Là kiểu văn bản sử dụng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích để làm rõ tính chất, đặc điểm cấu tạo.. của svht. 2. Các phương pháp thuyết minh a)Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích -Là phương pháp vận dụng tri thức để nêu khái niệm của svht - Công thức: CN+ là +VN + CN: nêu vấn đề cần định nghĩa, giải thích + VN: chỉ ra đặc điểm công dụng của vấn đề nêu ở chủ ngữ b) Phương pháp liệt kê: Là phương pháp trình bày tri thức theo một trình tự nhất định: đặc điểm, tính chất, thời gian, không gian, cấu tạo à tạo sự phong phú trong nội dung thuyết minh, làm tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe. c) Phương pháp nếu ví dụ, số liệu -Là phương pháp nêu ra những con số, những dẫn chứng cụ thể đáng tin cậy vào quá trình thuyết minh d) Phương pháp so sánh - Là phương pháp dùng hình thức so sánh, đối chiếu giữa sự vật, sự việc đang được TM với sự vật, sự việc khác nhằm làm nổi bật bản chất của vấn đề đang được TM e) Phương pháp phân tích, phân loại -Là phân chia vấn đề, đối tượng đang được TM thành nhiều loại, nhiều mặt, nhiều khía cạnh để làm rõ từng ý. 3. Những kiểu bài văn TM thường gặp: - TM về một thứ đồ dùng - TM về loài vật (loài con, loài cây) - TM về một phương pháp, một cách làm - TM về một danh lam thắng cảnh - TM về một thể loại văn học hoặc một tác giả - TM về một phong tục, một trò chơi dân gian 4. Bố cục của bài văn TM a. MB: Giới thiệu đồ vật TM * Mở bài trực tiếp: là đi thẳng vào vấn đề bằng cách nêu định nghĩa hoặc những thông tin chính khái quát về đối tượng được thuyết minh. * Mở bài gián tiếp: - Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để tạo cách nói đòn bẩy nhằm làm nổi bật đối tượng được thuyết minh (văn bản ôn dịch thuóc lá) - Dùng cách nói tranh luận để nêu vấn đề TM (Bài toán dân số) 2. TB: Là phần trọng tâm của VB, gồm nhiều ý sắp xếp theo một trình tự nhất định, mỗi ý tương ứng với một hay nhiều đoạn văn, giữa các đoạn phải có sự liên kết chặt chẽ - Nếu giới thiệu về một đồ vật thì trình bày nguồn gốc, cấu tạo, tính năng, công dụng, cách bảo quản. - Nếu TM về một tác giả văn học thì theo 4 ý: năm sinh, mất (nếu có), quê quán; hoàn cảnh gia đình và xã hôi; sự nghiệp sáng tác (phong cách hoặc đề tài chính); mọt số tác phẩm tiêu biểu. - Nếu TM về một tác phẩm văn học là văn xuôi thì gồm các ý sau: tóm tắt nội dung tác phẩm, giới thiệu đặc điểm tiêu biểu của tác phẩm về giá trị nội dung (giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo); giá trị nghệ thuật; đặc điểm hình thức. 3. KB: ích lợi của đối tượng được TM đối với đời sống. II/ luyện tập: bài tập 1: Vì sao các văn bản sau đây là văn bản thuyết minh? a. Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hi sinh trên đường vào công tác vùng sau lưng địch, để lại một tấm gương cao đẹp của một nhà văn- chiến sĩ. Tác phẩm chính của Nam Cao trước cách mạng: các truyện ngắn Chí Phèo, Trăng sáng, Lão Hạc... truyện dài Sống mòn; sau cách mạng: truyện ngắn đôi mắt, tập nhật kí ở rừng... b. Hằng năm, cứ đến rằm tháng giêng, làng Đồng Vân huyện Đan Phượng xã Đồng Tháp bên dòng sông Đáy thường mở hội thổi cơm thi. Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Hội thi bắt đầu từ việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống lại leo lên... có người phải bỏ cuộc, quang cảnh hết sức vui nhộn. Khi lấy được nén hương mang xuống, Ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa. Người trong đội vót mảnh tre già thành những đũa bông châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo, và không có cơm cháy.... Với những nét đặc sắc của mình, hội cơm thi Đồng Vân đã gớp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay. (Theo Minh Nhương). gợi ý: - hai văn bản nhằm mục đích cung cấp tri thức: + VB1: tri thức về một tác giả- nhà văn Nam Cao + VB2: tri thức về một hội thi thổi cơm - Các VB đều trình bày đặc điểm đối tượng TM bằng phương thức đặc trưng của VBTM: + VB1 phương thức chính là giới thiệu. Người viết đã giới thiệu về tác giả Nam Cao theo trình tự giới thiệu về con người và cuộc đời, giới thiệu về sự nghiệp sáng tác. + VB2 bên cạnh phương thức giới thiệu (về nơi chốn) người viết còn sử dụng phương thức giải thích (cách chơi). - Các Vb có ngôn ngữ chính xác, cô đọng chặt chẽ. bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi a) Mùa hè thời tiết nóng nực, trong ấn tượng mọi người, ai cũng cho rằng uống nước lạnh là cách giải nhiệt, giảm nóng tốt nhất. Trên thực tế thì lại không phải như vậy. Giải nhiệt và giảm nóng tốt nhất không phải là nước lạnh mà là nước chè nóng. (Theo Hoàng Bách-500 điều cấm kị trong c/s hiện đại) b) Con rồng trong huyền tích của người Việt đã trở thành một hình tượng độc đáo ở các loại hình nghệ thuật như: điêu khắc, hội họa, múa của dân tộc Việt Nam. Có những con rồng đá đang ngủ yên ngoài sân đình, nhưng cũng có những con rồng hằng năm được đánh thức dậy trong ngày hội làng. Hai đoạn văn mở bài này rất hấp dẫn. Hãy làm rõ điều đó? gợi ý: Hai đoạn văn mở bài rất hấp dẫn vì: - Đã tạo ra được sự đối lập cũng đồng thời là sự so sánh giữa những con rồng “ngủ yên ngoài sân đình” và những con rồng “hằng năm được đánh thức dậy trong ngày hội làng”, điều này vừa cho thấy sự phong phú của hình tượng con rồng trong nghệ thuật của người VN vừa gợi lên h/ả sinh động của múa rồng. - Đưa ra một quan niệm sai lầm nhưng rất phổ biến trong nhận thức của mọi người. Từ đó mới dẫn tới vấn đề cần TM: vấn đề giảm nóng bằng nước chè nóng cũng là một bất ngờ với phần lớn chúng ta. Mở bài như thế có sức lôi cuốn người đọc. Bắt buộc họ phải đọc phần tiếp theo của VB. Bài tập 3: Đoạn văn sau sử dụng các phương pháp thuyết minh nào? Trong những ngày hè nóng nực, nhiệt độ lên đến 40 C, có một nhà khoa học người Anh đã chia ra nhiều nhóm người và cho uống các loại nước nóng lạnh khác nhau để đo mức độ giảm nhiệt trong cơ thể. Kết quả cho thấy: nhóm người uống nước lạnh cao thì nhiệt độ cơ thể chỉ giảm đi 0,5 C; nhóm người uống nước chè nguội, nhiệt độ cơ thể giảm đi 0,5-0,8 C; nhóm người uống nước chè nóng ấm, nhiệt độ cơ thể giảm 0,8-1,5 C; nhóm người uống nước chè nóng giảm 1-2 C. Uống nước chè nóng tuy không cảm thấy mát mẻ, nhưng dần dần cảm thấy người nhẹ nhõm. Lí do là nước chè nóng có thể làm cho lỗ chân lông thông hơi, toát mồ hôi nhanh hơn, do đó làm cho nhiệt lượng trong cơ thể tỏa đi, đạt được hiệu quả hạ nhiệt. Còn uống nước lạnh thì chỉ có miệng và dạ dày, ruột hấp thụ nhiệt lượng, nhiệt độ lớp da trên toàn thân thể chưa kịp giảm đi thì cơn khát đã lại đến, nhiệt độ cơ thể lại tăng lên rất nhanh. Đồng thời uống nước lạnh làm cho nội tạng gặp lạnh đột ngột, có thể làm cho dạ dày và ruột bị co giật, ảnh hưởng đến công năng tiêu hóa. (Theo Hoàng Bắc- 500 điều cấm kị trong cuộc sống hiện đại) gợi ý: Đọan văn sử dụng các phương pháp TM sau: -Phương pháp nêu ví dụ -Phương pháp phân tích: chia theo từng nhóm người. -Phương pháp nêu số liệu: ứng với từng nhóm người khác nhau có một số liệu khác nhau. Các con số này khi được so sánh với nhau tự nó đã cho thấy ưu điểm của việc uống nước chè nóng với mục đích hạ nhiệt. Bài tập 4: Hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả Tế Hanh và bài thơ “Quê hương” Gợi ý: * Tác giả Tế Hanh: - Năm sinh, năm mất, quê quán. - Sự nghiệp sáng tác: + Tham gia cách mạng từ tháng 8.1945, TH đã trải qua các công tác văn hóa giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948 ông ở trong ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ, ủy viên thường vụ Hội văn nghệ TƯ. Năm 1957 khi thành lập Hội nhà văn VN, ông là Uỷ viên thường vụ Hội khóa I,II. Ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội nhà văn, giữ các chức vụ quan trọng. + Ông thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của phong trào Thơ Mới + Thi đề quen thuộc của ông trước cách mạng là tình yêu và cảnh sắc làng quê. Tình yêu ấy được thần thánh hóa và không thoát ra khỏi nẻo đường nhỏ hẹp chán nản. + Phần sau in đậm trong thơ ông lại là một tình yêu dành cho quê hương đất nước. - Các tác phẩm chính: * Tác phẩm “Quê hương”: - Hoàn cảnh sáng tác: quê hương là nguồn cảmh hứng lớn trong suốt cuộc đời thơ của ông. B/t được làm vào năm 1939 khi ông đang là học sinh sống xa nhà. Mượn lời thơ giản dị TH đã diễn tả nỗi nhớ quê hương da diết, không nguôi. Không phải là nỗi nhớ những gì cao xa phù phiếm mà tất cả đều mộc mạc, giản dị chân thành và đơn sơ đến nao lòng. - Nghệ thuật: + Phương thức biểu đạt: MT+ BC + Hệ thống các từ ngữ, h/ả phong phú, giàu sức gợi hình gợi cảm với một loạt NT như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.. đã góp phần tái hiện một bức tranh rộng lớn về làng chài ven sông. Bài tập 5: Những văn bản sau thuộc kiểu văn bản nào? vì sao? a) Đàn đáy là một nhạc cụ họ dây, chỉ gảy. Xưa kia, chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25 cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22 cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35 cm, dày 7-9 cm. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài khoảng 1,2 m gắn 10-12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có 3 dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với một nốt sol, đô, pha. Tiếng đàn ấm, dịu và đục đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa, có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm. (Từ điển bách khoa Việt Nam) b) Những cây hoa lan thuộc về họ lan, một họ thực vật lớn nhất trong lớp cây một lá mầm, gồm nhiều loài nhất. Cho đến đầu thập kỉ vừa qua, toàn thế giới có khoảng 100.000 loài lan, xếp trong tám chi. Trong số 100.000 loài lan ấy có khoảng 25 nghìn loài lan rừng và 75 nghìn loài lan lai. bài tập 1: Vì sao các văn bản sau đây là văn bản thuyết minh? a. Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau cách ... ê mình dẫu “thô sơ da thịt” nhưng họ không “nhỏ bé” mà rất giàu chí khí và nghị lực (2). Chính những con người với sự lao động cần cù đã tạo nên những truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương (3). Bằng những h/ả thơ độc đáo kết hợp với lối nói của người miền núi người cha đã truyền cho con vẻ đẹp, sức mạnh của truyền thống quê hương(4). Song điều mà người cha muốn con “khắc cốt ghi xương” là phải biết tự hào với dân tộc mình, quê hương mình để đủ tự tin, đủ bản lĩnh vững bước trên đường đời(5). Lời người cha nói càng trở nên tha thiết, chân tình(6). Cha nhắc con khi “lên đường” không bao giờ được sống tầm thường, sống “bé nhỏ” trước thiên hạ(7). Phải biết giữ lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của người “đồng mình”(8). Những câu thơ ngắn gọn nhưng lại là cả một tấm lòng bao la của người cha (9) Câu 5: Phân tích bài thơ: “Sang thu” của Hữu Thỉnh 1. Mở bài: * Cách 1: - Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh: là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở nông thôn và về mùa thu. - Giới thiệu tác phẩm: B/t sáng tác năm 1977 cho thấy những cảm nhận hết sức tinh tế của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ chuyển sang thu. * Cách 2: Đề tài 2. Thân bài: a) Thông thường, các nhà thơ nhận ra dấu hiệu mùa thu qua h/ả quen thuộc của “lá vàng”như trong thơ cổ, hay những h/ả mang tính ước lệ tượng trưng như: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” như trong thơ XD cách đây hai phần 3 thế kỉ. b) Vốn là người hiểu biết nhiều về nông thôn nên HT đã đưa vào trong thơ những h/ả đơn sơ, mộc mạc mà vô cùng quen thuộc của quê hương. -Tín hiệu đầu tiên là “hương ổi” phả vào trong gió se. - Chữ “phả” là ĐT chỉ sự lan tỏa rất mạnh. Hương ổi thơm náo nức được gió mùa thu đưa trong không gian cứ lan tỏa thoang thoảng bay khiến những ngọn gió cũng trở nên thơm tho. - Sương cũng là một trong những dấu hiệu của mùa thu. Dưới con mắt của thi sĩ thì “sương chùng chình qua ngõ”(Giải thích từ chùng chình)+ NT nhân hóa đã thi vị hóa những làn sương biến chúng thành những cô bé, cậu bé nghịch ngợm cứ đung đưa náu mình trong ngõ xóm, chùng chình chẳng muốn ta đi. Nó “chùng chình” nửa ở, nửa đi, chính nó dường như cũng đang phân tâm, vô định, như đang lưư luyến chờ đợi ai hay tiếc nuối một điều gì đó? - NT: Cảm nhận thu sang bằng tất cả các giác quan. Tất cả các giác quan đều mách bảo thu đã về, nhữg đặc trưng của mùa thu đều đã hiện diện nhưng nhà thơ vẫn bất ngờ, giật mình bối rối. à Thành công của khổ thơ chính là sự cảm nhận mơ hồ, như có như không mặc dù đã nhì thấy và đã cảm thấy rồi. c) Khổ 2: - Không gian rộng lớn hơn, từ những h/ả vô hình (sương, gió) từ ngõ hẹp chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể với một không gian vừa dài vừa rộng (H/ả sông, chim) - NT: cách sử dụng từ rất tinh tế - H/ả đám mây như một dải lụa trên bầu trời nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Hình như trong đám mây còn lại một vài làn nắng ấm mùa hè nên mới “vắt nửa mình sang thu”. - NT: Các từ láy vốn là những từ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của con người, tác giả đã vẽ ra một bức tranh thu giản dị, tươi tắn mà có hồn. d) Khổ cuối: - H/ả thực - H/ả mang nghĩa tượng trưng. 3.Kết bài: Bài tập 6: Trả lời các câu hỏi sau: 1. NMC có vai trò và vị trí như thế nào trong nền văn học VN hiện đại? à là cây bút văn xuôi tiêu biểu 2. Sáng tác của NMC chia thành mấy giai đọan? à Chia thành 2 giai đoạn: +Tác phẩm viết trong thời kì chiến tranh. + Tác phẩm viết trong thời kì đổi mới. 3. Những sáng tác viết trong thời kì chiến tranh tập trung thể hiện những đề tài nào? à Niềm khao khát đi tìm những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người (mảnh trăng cuối rừng). 4. Thời kì sau đổi mới sáng tác của ông có bước chuyển biến như thế nào? à Bước chuyển trong cảm hứng từ cảm hứng trữ tình sang cảm hứng thế sự. ở những tác phẩm đó tác giả đưa ra những vấn đề có ý nghĩa đang diễn ra trong đời sống hiện đại như: cuộc sống gia đình, sự đói nghèo, vấn đề hạnh phúc, lòng thủy chung, cội nguồn cuộc sống 5. Truyện ngắn “bến quê” được sáng tác vào thời gian nào? à Năm 1985 khi đất nước được hòa bình đang trong thời kì đổi mới. 6. Truyện được trần thuật ở ngôi thứ mấy? à Ngôi thứ ba (truyện được trần thuật theo cái nhìn và tâm trạng của n/v Nhĩ, trong một cảnh ngộ đặc biệt). 7. Nhân vật Nhĩ trong truyện được đặt vào tình huống nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì? à Tác giả để cho n/v nhìn lại đoạn đời mình đã đi qua để suy nghĩ về cuộc sống từ đó đưa ra những triết lí. 8. Nêu những nét đặc sắc về NT của tác phẩm? à Ngòi bút miêu tả tâm lí n/v - Xây dựng tình huống hấp dẫn - Nhiều h/ả chi tiết mang tính biểu tượng: + H/ả bãi bồi bên kia sông Hồng biểu tượng cho cuộc sống sinh sôi nảy nở. Đó là h/ả bình dị, thân thương của cuộc sống đời thường, là hình dáng của quê hương, đó cũng là chân trời mà Nhĩ khao khát vươn tới trong những ngày cuối đời. + Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn; tiếng những tảng đất nở ở bờ sông bên này gợi bước đi của thời gian và sự ngắn dần của đời một con người. + Chi tiết anh con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế trên lề đường gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự vòng vèo, chùng chình mà trên đường đời đôi lúc con người ta khó tránh khỏi. + hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện. 9. Nhan đề của tác phẩm có thể hiểu như thế nào? 10. ở đọan cuối, tác giả tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của n/v Nhĩ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy? à Anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. - Gợi ra ý nghĩa khái quát hơn: Thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững. Đoạn tham khảo ở đoạn cuối, tác giả tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của n/v Nhĩ rất khác thường (1). Khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này sông “mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào bậu cửa sổ. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”(2). Nằm trên giường bệnh, trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, anh mới phát hiện ra vẻ đẹp bình dị của bãi bồi bên kia sông và anh khao khát được đặt chân một lần lên mảnh đất ấy (3). Nhưng không thể nào làm được cái điều mình khao khát, Nhĩ đã nhờ đứa con trai thay mình đi sang bên kia sông, đặt chân lên cái bãi bồi phù sa màu mỡ ấy (4). Và trớ trêu thay anh con trai không hiểu được ước muốn của cha nên đã sa vào một đám phá cờ thế để rồi có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày (5). Vì vậy những hành động, cử chỉ kì quặc của Nhĩ như một lời thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày (6). H/ả này còn gợi ra ý nghĩa khái quát hơn (7). Đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững (8). Bài tập 7: Trả lời các câu hỏi sau: 1. LMK bắt đầu viết văn từ khi nào? à đầu những năm 1970. 2.Trong chiến tranh nhà văn chủ yếu viết về đề tài gì? à cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. 3. Điều kiện thực tế nào giúp LMK có những trang viết rất thực và xúc động về đề tài đó? àtừng là nữ TNXP 4. Sau chiến tranh trong sáng tác, em thấy ở LMK có điểm gì giống với NMC? à Bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. 5. NNSXX có vị trí như thế nào trong sự nghiệp văn chương của LMK? à là tác phẩm đầu tay của bà. 6. Tác phẩm được viết trong thời gian nào? àNăm 1971 khi cuộc kháng chiến chống mĩ ác liệt 7. Truyện được trần thuật ở ngôi thứ mấy? tác dụng? àTruyện được trần thuật ở ngôi thú nhất theo điểm nhìn của PĐ àTác dụng: +Tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật +Tạo được điểm nhìn phù hợp với hiện thực +Câu chuyện chân thực tạo độ tin cậy với người đọc. 8. Hãy miêu tả nghệ thuật đặc sắc của truyện? Bài tập 8: Trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy có hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru” a) Hai câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ tới bài thơ nào của Chế lan Viên trong SGK ngữ văn 9? b)Trong bài thơ của CLV cũng có hai câu thơ mang tính triết lí cao về tình mẹ con thiêng liêng sâu nặng. Em hãy chép lại và nêu cảm nhận về nội dung hai câu thơ đó. gợi ý - Câu chủ đề: + Tình mẹ thiêng liêng sâu nặng được CLV gửi gắm qua hai câu thơ:... + Hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” là lời triết lí về tình mẹ thiêng liêng sâu nặng. - Thân đoạn: + Kết cấu câu: “dù... vẫn” --> một quy luật tất yếu của tình mẫu tử (đó là gì ) + Nhận xét về quy luật ấy: Còn gì cao hơn núi, còn gì sâu hơn biển, còn gì bao la bằng lòng mẹ thương con. + Nghệ thuật sử dụng h/ả --> tình mẫu tử bền chặt sắt son. Tình yêu thương của mẹ mãi mãi là nguồn hạnh phúc sưởi ấm tâm hồn mỗi con người trên mọi nẻo đường đời. đoạn tham khảo Hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” là lời triết lí về tình mẹ thiêng liêng sâu nặng(1). Kết cấu câu: “dù... vẫn” đã khẳng định một quy luật tất yếu của tình mẫu tử(2). Con dù có lớn khôn có trưởng thành như cánh chim bay cao bay xa giữa bầu trời cao rộng thì mẹ vẫn không bao giờ rời xa con(3). Con lúc nào cũng là người con bé bỏng của mẹ và lúc nào mẹ cũng muốn được che chở, vỗ về và an ủi con (4). Còn gì cao hơn núi, còn gì sâu hơn biển, còn gì bao la bằng lòng mẹ thương con (5). Bằng cách sử dụng h/ả câu thơ đã khẳng định tình mẫu tử bền chặt sắt son (6). Tình yêu thương của mẹ mãi mãi là nguồn hạnh phúc sưởi ấm tâm hồn mỗi con người trên mọi nẻo đường đời(7). Bài tập 9: Cho câu văn sau đây: “Trong truyện ngắn NNSXX, với lối tiếp cận riêng, LMK không chỉ ca ngợi phẩm chất dũng cảm, kiên cường của những cô gái trong tổ trinh sát mặt đường nhà văn còn để cho họ hiện ra với vẻ đẹp gần gũi ” 1. Phân tích ngữ pháp của câu văn trên. 2. Nếu coi câu văn trên là một câu mở đoạn hãy xác định đề tài của đoạn văn trước nó và đoạn văn chứa nó. 3. Coi câu văn trên là câu chốt của đoạn văn TPH, phần thân đoạn gồm những ý gì?Hãy triển khai thành một đoạn văn có sử dụng một phép thế và thành phần phụ chú. gợi ý Đoạn văn gồm những ý sau: * Họ có vẻ đẹp tâm hồn trong sáng: - Nho: dịu dàng, dễ thương - Thao: chín chắn, từng trải.. - PĐ: giàu cảm xúc lãng mạn, sống nội tâm và mang một vẻ đẹp kiêu kì của cô gái HN vốn biết mình xinh đẹp được các anh lái xe và pháo thủ quan tâm
Tài liệu đính kèm: