Giáo án ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1 đến 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cấp Tiến

Giáo án ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1 đến 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cấp Tiến

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được kĩ năng trình bày làm bài nghị luận văn học

- Hiểu được trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để làm các bài sau tốt hơn.

- Vận dụng được yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm .kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

2. Năng lực:

. Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ.

. Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp Tiếng Việt.

3. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư. Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó.

 

docx 232 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 514Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 1 đến 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cấp Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. KẾ HOẠCH ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2022-2023
Thực hiện công văn số 32/GDĐT ngày 05/4/2022 của Phòng GD&ĐT Tiên Lãng về việc xây dựng kế hoạch, đề cương ôn thi vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023 và kế hoạch của trường THCS Cấp Tiến, nhóm Ngữ văn 9 xây dựng kế hoạch như sau:
1. Mục đích: 
- Hệ thống và khắc sâu toàn bộ kiến thức cơ bản toàn cấp cho học sinh (tập trung chủ yếu trong chương trình lớp 9).
- Rèn kĩ năng và phương pháp làm bài thi cho học sinh, sửa các lỗi học sinh hay mắc phải trong quá trình làm bài thi.
- Giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, kĩ năng làm bài thi, tạo tâm thế tự tin cho học sinh bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT đạt kết quả tốt nhất.
 2. Kế hoạch :
 a. Giai đoạn 1: Từ 12/4-15/5/2022
 5 tuần x 6 tiết = 30 tiết
STT
Tuần
Tiết
Nội dung thực hiện
Ghi chú
1
12/4-16/4
2
- Khái quát kiến thức đã học về Văn học( tác giả, tác phẩm, thời gian, nội dung, nghệ thuật) tiếng Việt ( Hệ thống kiến thức từ vựng, ngữ pháp), tập làm văn( nghị luận văn học)
2
- Khái quát kiến thức đã học về Văn học( tác giả, tác phẩm, thời gian, nội dung, nghệ thuật) tiếng Việt ( Hệ thống kiến thức từ vựng, ngữ pháp), tập làm văn( Nghị luận văn học)
2
- Giới thiệu ma trận đề thi vào 10
- Hướng dẫn cách làm các câu hỏi đọc hiểu( 1-4)
2
18/4-23/4
2
- Vận dụng làm đề đọc hiểu chủ đề: Tình mẫu tử, phụ tử, gia đình, lòng hiếu thảo, hạnh phúc.
2
- Hướng dẫn cách viết đoạn văn ( câu 1- phần II)
- Vận dụng viết đoạn văn: Tình mẫu tử, phụ tử, gia đình, lòng hiếu thảo,hạnh phúc.
2
- Làm đề đọc hiểu chủ đề: Tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo và viết đoạn văn.
3
25/4-30/4
2
- Hướng dẫn làm nghị luận văn học ( MB, TB,KB)
- Vận dụng viết MB, KB cho đoạn trích thơ, truyện
2
- Vận dụng viết MB, KB cho đoạn trích thơ, truyện
2
- Luyện viết văn bản:Làng( Ông Hai nghe tin làng chợ dầu theo giặc)
4
2/5-7/5
2
-Luyện viết văn bản:Làng(Diễn biến tâm lí của ông Hai trong mấy ngày sau đó)
2
- Làm đề đọc hiểu chủ đề: Trung thực, tự trọng,khiêm tốn, giản dị, lạc quan, ý chí nghị lực và viết đoạn văn.
2
-Luyện viết văn bản:Lặng lẽ Sa -Pa( Đoạn " Thôi chấm dứt tiếtmột chuyến đi dài"
5
9/5-14/5
2
-Luyện viết văn bản:Lặng lẽ Sa -Pa( Đoạn "Anh thanh niên bật cườithèm người là gì."
2
-Luyện viết văn bản:Những ngôi sao xa xôi ( Vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong)
2
Luyện viết văn bản:Những ngôi sao xa xôi ( Vẻ đẹp của Phương Định trong một lần phá bom)
 b. Giai đoạn 2: Từ 17/5-4 /6/ 2022
 3 tuần = 50 tiết
STT
Tuần
Tiết
Nội dung thực hiện
Ghi chú
1
16/5-21/5
4
-Làm đề đọc hiểu chủ đề: Môi trường, an toàn giao thông, chiến tranh và xung đột, Thực phẩm bẩn ,mạng xã hội,.và viết đoạn văn.
-Luyện viết văn bản: Đồng chí( Khổ 1)
4
-Luyện viết văn bản: Đồng chí( Khổ 2); Viếng lăng Bác ( khổ 1)
4
-Luyện viết văn bản: Viếng lăng Bác ( khổ 2) Bài thơ về ( khổ 1,2)
5
- Luyện viết văn bản: Bài thơ về ( khổ 3,4)
- Làm đề đọc hiểu chủ đề : Ước mơ, Lí tưởng sống, cống hiến, biết ơn, đoàn kết và viết đoạn văn.
2
23/5-28/5
4
-Làm đề đọc hiểu chủ đề::Thuốc lá điện tử, văn hoá đọc, học ngoại ngữ, tình bạn, bạo lực học đường, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và viết đoạn văn.
- Luyện viết văn bản: Bếp lửa( Một bếp lửa chờn vờnNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay)
4
- Luyện viết văn bản: Bếp lửa( Lận đận đời bà Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa)
- Luyện viết văn bản: Sang thu ( khổ 1)
4
-Luyện viết văn bản: Sang thu ( khổ 2)
- Luyện viết văn bản: Đoàn thuyền đánh cá ( Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi)
5
-Luyện viết văn bản: Đoàn thuyền đánh cá ( Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển ,Vẻ đẹp và sức sống của biển đêm)
- Luyện viết văn bản: Bài thơ về ( khổ 5,6); Nói với con
3
30/5-4/6
16
Làm đề tổng hợp
***********************************************
 II.NỘI DUNG ÔN THI VÀO THPT
Tuần1.	
 Ngày soạn
Ngày dạy
 /0 /2022
 8/04/2022
Lớp dạy
9
Tiết
KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA HAI PHÂN MÔN: 
VĂN HỌC , TIẾNG VIỆT VÀ TẬP LÀM VĂN
( 4 tiết)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- Ôn lại các kiến thức trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 theo nội dung Văn học, Tiếng Việt.
+ Phần văn bản: 
- Các văn bản thơ, truyện trung đại đã học 
- Các văn bản thơ, truyện hiện đại đã học 
- Nhớ tên tác phẩm, tác giả, thể loại;Nêu được nội dung chính, nghệ thuật chính của văn bản.
+ Kiến thức về Tiếng Việt. Kiến thức về từ vựng, ngữ pháp: Nhớ được khái niệm và cho được ví dụ
+ Kiến thức về TLV ( nghị luận văn học)
Nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm nghị luận văn học nói chung và nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ) ; Nghị luận về một đoạn thơ ,bài thơ nói riêng . 
- Biết tìm hiểu đề ,tìm ý 
- Biết lập dàn ý từ đại cương đến chi tiết 
- Biết dựng đoạn và liên kết đoạn văn
2.Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: thu thập, xử lí thông tin, tự nghiên cứu nội dung bài học
- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết những tình huống đặt ra .
- Năng lực hợp tác: hợp tác trong khi giải quyết các nhiệm vụ học tập
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực tự giác hệ thống kiến thức và thực hành làm các bài tập 
- Yêu nước: yêu mến, tự hào về quê hương đất nước
- Nhân ái: yêu con người.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK, SGV
- Ti vi, máy tính
- HS chuẩn bị bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên
III. Tổ chức dạy- học bài mới
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng trong tiết học
3. Tổ chức dạy học bài mới
 Hoạt động của thầy- trò
 Nội dung
* Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu được những nét cơ bản về văn học và tiếng Việt.
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
Chuyển giao nhiệm vụ
H Khái quát kiến thức đã học trong phần văn học và tiếng Việt theo mẫu.
Nhóm 1.Văn học trung đại
Nhóm 2. Văn học hiện đại
Nhóm 3. Từ vựng
Nhóm 4. Ngữ pháp.
Thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận và thực hiện
- HS làm việc nhóm
Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm trình bày
- HS khác nhận xét
Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt kiến thức
- HS lưu bài vào vở
I. Kiến thức trọng tâm
A. Văn học
STT
Tác phẩm
Tác giả
Thời gian,Thể loại
Nội dung
nghệ thuật
B. Tiếng Việt
Stt
Đợn vị bài học
Khái niệm
 VD
I/ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 
Stt
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính
Nghệ thuật chính
1
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ (TK16)
Truyền kỳ mạn lục.
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.
Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ (TK18)
Tùy bút
Đời sống xã hội xa hoa vô độ của bọn vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn.
Ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động.
3
Hồi thứ 14 của Hoàng Lê Nhất Thống Chí
Ngô Gia Văn Phái, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du (TK 18)
Thể chí (tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi)
- Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại - đại phá quân Thanh mùa xuân năm 1789.
- Sự thảm bại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân.
Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du (TK18-19)
Truyện thơ nôm lục bát
Cuộc đời và tính cách Nguyễn Du, vai trò lịch sử và vị trí của ông trong lịch sử văn học VN.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Tóm tắt nội dung cốt truyện, sơ lược giá trị nội dung và nghệ thuật (Sgk)
4.a
Chị em Thúy Kiều
Nguyễn Du (TK18-19)
Truyện thơ nôm lục bát
- Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều. Vẻ đẹp toàn mỹ của những thiếu nữ phong kiến. Qua đó dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
- Thể hiện cảm hứng nhân văn của tác giả
Bút pháp ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người. Khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều.
4.b
Cảnh ngày xuân
Nguyễn Du (TK18-19)
Truyện thơ nôm lục bát
Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.
4.c
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du (TK18-19)
Truyện thơ nôm lục bát
Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
- Miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
5
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Nguyễn Đình Chiểu (TK19)
Truyện thơ nôm
- Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Tóm tắt cốt truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả, khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa kinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
- Là một trong những tác phẩm xuất sắc của NĐC được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.
- Nghệ thuật kể chuyện với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ.
II/ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
Stt
Tác phẩm
Tác giả
Thời gian
Thể loại
Nội dung chính
Nghệ thuật chính
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Thơ tự do
Tình đồng chí gắn bó keo sơn tự nhiên, bình dị, sâu sắc.
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
- Hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính.
- Hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
- Giàu chất liệu hiện thực chiến tranh.
- Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu sôi nổi, mạnh mẽ, mang chút ngang tàng của người lính trẻ.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Tự do
Thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Sáng tạo, hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo.
- Âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Tự do
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Hình ảnh thơ sáng tạo giàu ý biểu tượng: bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
5
Khúc hát ru những em bé
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Tự do
Tình yêu thương con gắn với tình yêu đất nước và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Giọng điệu thơ t ... ong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 từ tuần 19 đến hết tuần 31 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
+ Phần văn bản: 
- Ngữ liệu ngoài chương trình xoay quanh các chủ đề
- Tập trung vào: phương thức biểu đạt, nội dung, thông điệp/ bài học tác giả gửi gắm qua văn bản đó.
- Các văn bản thơ hiện đại đã học 
+Kiến thức về Tiếng Việt: biện pháp tu từ và phân tích tác dụng
+ Phần Tập làm văn:
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học
2.Năng lực:
a. Năng lực đặc thù:
- Xác định được phương thức biểu đạt chính/ thể loại
- Nêu được nội dung đoạn thơ/ văn bản; hiểu ý nghĩa câu thơ, câu văn.
- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ trong thơ, văn
- Nêu được thông điệp/ bài học
- Viết được đoạn văn nghị luận xã hội về vấn đề gợi ra từ đoạn trích.
- Viết được bài nghị luận văn học về đoạn thơ, bài thơ/ đoạn trích.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: thu thập, xử lí thông tin, tự nghiên cứu nội dung bài học
- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết những tình huống đặt ra .
- Năng lực hợp tác: hợp tác trong khi giải quyết các nhiệm vụ học tập
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực tự giác hệ thống kiến thức và thực hành làm các bài tập 
- Yêu nước: yêu mến, tự hào về quê hương đất nước
- Nhân ái: yêu con người.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK, SGV
- Ti vi, máy tính
- HS chuẩn bị bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên
III. Tổ chức dạy- học bài mới
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng trong tiết học
3. Tổ chức dạy học bài mới
 Hoạt động của thầy- trò
 Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
- Đọc yêu cầu đề bài
- Đọc kĩ ngữ liệu đã cho
- Đọc yêu cầu đề bài
- Làm bài
Thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận và thực hiện
- HS làm việc cá nhân
Báo cáo kết quả
- HS trả lời từng câu
- HS khác nhận xét
Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt kiến thức
- HS lưu bài vào vở
Phần I Đọc hiểu
Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới 
Phần II. Làm văn.
Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi người. Nó là người thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. Lòng tự trọng giúp ta biết cách hành xử đúng mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẵn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng, bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình. Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác.
(Goeger Matthew Adams – Không gì là không thể, Thu Hằng dịch , NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2017, tr 27)
Câu 1. (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. (0,5đ): Trình bày ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. (1,0đ):Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
“Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẵn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau”
Câu 4. (1,0đ): Từ nội dung của đoạn văn em rút ra bài học gì cho bản thân.
PHẦN II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm):Từ tinh thần của đoạn trích trên, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng.
Câu 2.(5,0 điểm): Viết bài văn cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong hai khổ thơ sau:
 Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. 
 Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
  Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
 Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
 Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
 Như sa như ùa vào buồng lái. 	
 (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, 
 Ngữ văn 9, tập I, NXBGD Việt Nam 2015, trang 131, 132)
DAPAN 
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận.
0,5
2
- Nội dung chính của đoạn trích trên: Giá trị/ Ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống.
0,5
3
- Biện pháp tu từ: Liệt kê: “năng động và can đảm, sẵn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau”.
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu văn; Làm cho lời văn diễn đạt thêm sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
+ Diễn tả đầy đủ cụ thể những giá trị của lòng tự trọng đối với mỗi người: giúp con người có thêm sức mạnh, sẵn sàng là người tiên phong mở lối dẫn đường cho những người phía sau.
+ Thể hiện thái độ tác giả: Đề cao lòng tự trọng, từ đó hướng con người tới cách sống đẹp và có ích hơn.
0,25
0,25
0,25
0,25
4
Bài học:
- Nhận thức được vai trò và giá trị của lòng tự trọng trong cuộc sống 
- Từ đó biết trân trọng, đề cao đức tính tự trọng trong mỗi con người
- Có ý thức bồi đắp lòng tự trọng cá nhân bằng các hành động cụ thể: Không ngừng học tập, rèn luyện để khẳng định giá trị bản thân. Luôn luôn trung thực và coi trọng danh dự của bản thân mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.
1,0
* Hướng dẫn học và chuẩn bị bài
- Ôn lại , viết thành bài hoàn chỉnh
..
Tuần 8.
Ngày soạn
Ngày dạy
 /05/2022
 26/05/2022
Lớp dạy
9
Tiết
 ÔN TẬP TỔNG HỢP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- Ôn lại các kiến thức trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 từ tuần 19 đến hết tuần 31 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
+ Phần văn bản: 
- Ngữ liệu ngoài chương trình xoay quanh các chủ đề
- Tập trung vào: phương thức biểu đạt, nội dung, thông điệp/ bài học tác giả gửi gắm qua văn bản đó.
- Các văn bản thơ hiện đại đã học 
+Kiến thức về Tiếng Việt: biện pháp tu từ và phân tích tác dụng
+ Phần Tập làm văn:
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học
2.Năng lực:
a. Năng lực đặc thù:
- Xác định được phương thức biểu đạt chính/ thể loại
- Nêu được nội dung đoạn thơ/ văn bản; hiểu ý nghĩa câu thơ, câu văn.
- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ trong thơ, văn
- Nêu được thông điệp/ bài học
- Viết được đoạn văn nghị luận xã hội về vấn đề gợi ra từ đoạn trích.
- Viết được bài nghị luận văn học về đoạn thơ, bài thơ/ đoạn trích.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: thu thập, xử lí thông tin, tự nghiên cứu nội dung bài học
- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết những tình huống đặt ra .
- Năng lực hợp tác: hợp tác trong khi giải quyết các nhiệm vụ học tập
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực tự giác hệ thống kiến thức và thực hành làm các bài tập 
- Yêu nước: yêu mến, tự hào về quê hương đất nước
- Nhân ái: yêu con người.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK, SGV
- Ti vi, máy tính
- HS chuẩn bị bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên
III. Tổ chức dạy- học bài mới
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng trong tiết học
3. Tổ chức dạy học bài mới
 Hoạt động của thầy- trò
 Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
- Đọc yêu cầu đề bài
- Đọc kĩ ngữ liệu đã cho
- Đọc yêu cầu đề bài
- Làm bài
Thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận và thực hiện
- HS làm việc cá nhân
Báo cáo kết quả
- HS trả lời từng câu
- HS khác nhận xét
Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt kiến thức
- HS lưu bài vào vở
Phần I Đọc hiểu
Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới 
Phần II. Làm văn.
Phần I: Đọc – hiểu: (3 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những điểm số, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã Thói quen thiếu trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên. () Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kỹ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả.
 (Trích Thắp ngọn đuốc xanh - Nhóm tác giả Nguyễn Thành Thân, Nguyễn Hoàng Sơn, Lương Dũng Nhân – NXB Trẻ, 2018, Tr 96,97)
Câu 1 (0,5 điểm).Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Câu 2 (0,5 điểm).Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Thói quen thiếu trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên.
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Nêu lí do em chọn thông điệp đó.
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực.
Câu 2. (5,0 điểm).Viết bài văn trình bày cảm nhận về khổ thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
 Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2015, trang 58) 
DAPAN
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0,5
2
Học sinh có thể đưa ra cách diễn đạt khác, nhưng đảm bảo nội dung tương đương theo gợi ý dưới đây:
- Nội dung chính của đoạn trích: Bàn về những tác hại nghiêm trọng của sự thiếu trung thực 
0,5 
3
- Biện pháp tu từ liệt kê: lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình; không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến, không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên.
- Hiệu quả: 
+ Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
+ Diễn tả một cách đầy đủ, cụ thể, sâu sắc những hậu quả, tác hại nghiêm trọng của việc sống thiếu trung thực đối với con người.
+ Thể hiện thái độ của tác giả: Phê phán lối sống thiếu trung thực, mong muốn mọi người hãy bỏ lối sống thiếu trung thực...
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
4
Học sinh có thể chọn một thông điệp dưới đây và có cách lí giải hợp lý, thuyết phục
* Thông điệp:
- Sống thiếu trung thực là một điều tệ hại và gây ra hậu quả khôn lường
- Cần rèn luyện cho mình tính trung thực, thật thà, ngay thẳng
-...
* Lí giải (Vì sao chọn thông điệp đó? Có ý nghĩa, vai trò như thế nào?...)
0,5 
0,5 
* Hướng dẫn học và chuẩn bị bài
- Ôn lại , viết thành bài hoàn chỉnh
.
Ngày tháng 5 năm 2022
BGH kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_lop_9_tuan_1_den_8_nam.docx