A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Rèn luyện kỹ năng lập luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả.
B.CHUẨN BỊ
* Thầy: Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
* Trò: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
học kì ii. Ngày soạn: 18/02/2012 Buổi : Củng cố kiến thức văn bản: Bàn về đọc sách. Chu Quang Tiềm A. mục tiêu cần đạt Giúp HS: Rèn luyện kỹ năng lập luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả. B.Chuẩn bị * Thầy: Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo. * Trò : Soạn bài. C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Những hiểu biết của em về Chu Quang Tiềm ? I/ Tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: (1897 – 1986). - Ông là nhà Mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. (Ông đã có nhiều bài viết bàn về đọc sách. Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước truyền cho thế hệ đi sau.) 2. Tác phẩm. - Đây là một bài văn tiêu biểu, giàu sức thuyết phục, một bài văn nghị luận sâu sắc – kiểu văn bản nghị luận. . II. Kiến thức cơ bản 1. Tầm quan trọng của việc đọc sách. H :Trình bày tầm quan trọng của việc đọc sách ? *HS thảo luận, nêu ý nghĩa của việc đọc sách. a. Tầm quan trọng của sách. - Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được. - Sách được xem là những cột mốc trên con đường phát triển của học thuật. - Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm. b. ý nghĩa của việc đọc sách. - Đọc sách là con đường tốt nhất đề tích luỹ, nâng cao vốn kiến thức, vươn lên văn hoá học thuật. - Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. * Tóm lại, sách có tầm quan trọng vô cùng lớn lao trên con đường phát triển của nhân loại nên cần phải đọc sách. .2. Cách lựa chọn sách khi đọc. Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết cách chọn lựa sách mà đọc? Nhận xét gì về cách lập luận trong đoạn này? Theo tác giả nên chọn sách để đọc như thế nào? Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để thuyết phục người đọc? Cách lập luận? Theo em cách chọn lựa chọn sách như vậy có đúng không? Vậy cách lực chọn sách của tác giả như thế nào? * Nguy hại: - Sách ngiều khiến người ta không chuyên sâu dễ xa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không biết nghiền ngẫm. - Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách vô tội . => Lập luận = những cách liệt kê và so sánh. * Cách chọn sách: - Phải chọn cho tinh đọc kĩ những quỷên thực sự có giá trị, có lợi. - Đọc kĩ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu cảu mình. - Cũng phải thường xuyên đọc sách thưởng thức và sách ở lĩnh vực gẫn gũi, kế cận với chuyên môn của mình =>Lập luận = cách đưa chứng và so sánh. (Ví dụ chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí, ngoịa giao, quân sự,....không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn) (HS bày tỏ). => Chứng tỏ ông là ngưòi từng trải , giàu kinh nghiệm, giàu sức sống. .3. Phương pháp đọc sách. Tác giả đã đưa ra lời bàn về phương phấp đọc sách như thế nào ? - Đọc không cần nhiều, quan trọng là đọc cho kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm tích luỹ tưởng tượng. - Khẳng định: Không nên đọc tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. (Đọc sách còn là chuyện rèn kuyện tính cách, chuyện học làm người.) 4. Tính thuyết phục và sức hấp dẫn của văn bản. Bài viết có sức thuyết phục cao.Theo em đi ều ấy được tạo nên từ những yếu tố nào? - Về bố cục: Chặt chẽ hợp lí, cách dẫn dắt nhẹ nhàng, tự nhiên và sinh động. - Về nội dung: vừa thấu lí vừa đạt tình, ác ý kiến nhận xét dưa ra thật xác đáng, Trình bày bằng phương pháp cụ thể, giọng trò chuuyện tâm tình, chân thành để sẻ chia kinh nghiệm một cách nhẹ nhàng thấm thía. - Về cách viết: sử dụng từ ngữ hóm hỉnh, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. (VD: Đọc sách là để trả món nợ đv thành quả nhân loại trong quá khứ, để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấnĐọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu như cưỡi ngựa qua chợ tuy châu bàu phơi đầy chỉ ttỏ làm cho mắt hoa ý loan, tay không mà về) III.Luyện đề : "Bàn về đọc sách" Phần 1 : Trắc nghiệm : Dành cho HS yếu – kém. Hãy đọc đoạn văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đóc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phấn công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. (ChuQuang Tiềm) 1.Đoạn văn trên chủ yếu sử dung thao tác nghị luận nào ? A. Giải thích B. Chứng minh C. Phân tích D. Tổng hợp 2.Nội dung chính của đoạn văn trến là gì ? A. Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách B. Bàn về ý nghĩa to lớn của sách vở C. Bàn về những thành tưuj khoa học của nhân loại D. Bàn về con đường học vấn 3.Câu văn nào sau đây nếu ý chính của đoạn văn ? A. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. B. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. C. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. D. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. 4.Theo em, học vấn là gì ? A. Những kiến thức về văn học B. Những kiến thức về khoa học – kĩ thuật C. Tài năng bẩm sinh của con người D. Những kiến thức tích luỹ được qua học tập 5.Câu danh ngôn nào sau đây có nội dung gần nhất với đoạn văn trên ? A. Sách là ánh trăng soi đường cho văn minh. ( Ru - dơ- ven ) B. Có học rồi mới biết mình chưa đủ. ( Lễ Kí ) C. Đọc nhiều cũng như ăn nhiều, hoàn toàn vô bổ nếu không tiêu hoá ( Thác - cơ - rây ) D. Một vài cuốn sách có thể nếm qua, một vài cuốn phải nhai kĩ và tiêu hoá ( Bê - cơn ) Phần 2 :Tự luận. Dành cho HS khá giỏi. Câu 1 : Vấn đề trọng tậm mà tác giả đặt ra trong bài viết là gì ? Để làm nổi bật vấn đề chính, tác giả đã xây dựng bố cục bài viết nhu thế nào ? Câu 2 : Việc đọc sách có tầm quan trọng như thế nào ? Nêu ý nghĩa to lớn của việc đọc sách. Câu 3 : Tại sao tác giả lại khuyên cần phải lựa chọn sách khi đọc ? Như vậy có làm hạn chế sự phong phú về kiến thức hay không ? Câu 4 : Em có suy nghĩ gì về phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra ra trong bài viết này ? * Gợi ý : Câu 1 : Vấn đề cơ bản nhất đặt ra trong bài viết này là tầm quan trọng của viện đọc sách và phương pháp đọc sao cho hiệu quả nhất. Để kàm nổi bật vấn đề này , tác giả đã xâu dựng bố cục 3 phần : - Phần 1 (từ đầu đến "nhằm phát hiện thế giới mới") : Tầm quan trọng của việc đọc sách và ý nghĩa của nó. - Phần 2 (tiếp theo đến "tiêu hao lực lượng") : Những khó khăn, nguy hại thường gặp khi đọc sách. - Phần 3 (còn lại) : Bàn về phương pháp đọc sách. Bố cục như trên là chặt chẽ và hợp lí. Câu 2 : Tầm quan trọng của việc đọc sách : Sách lưu giữ tinh hoa văn hoá của nhân loại từ trước đến nay, mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển của loài người. Chính vì thế, đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết. ý nghĩa của việc đọc sách : Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết, là sự chuẩn bị hanhg trang để bước vào tương lai một cách vững chắc. Không thể tiến xa nếu không thể tiến xa nếu không nắm được những thành tựu văn hoá cảu nhân loại, không tiếp thu những thành tựu khoa học mà loài người đã rày công nghiên cứu và đúc rút thành kinh nghiệm từ bao đời nay. Câu 3 : Đọc sách phải chon lọc vì nếu không chọn lọc thì sẽ rơi vào các nguy cơ : - Đọc sách theo kiểu ăn tươi nuốt sống, không tiêu hoá được. - Khi sách nhiều, nếu không chọn lọc thì lãng phí thời gian, hao phí tiền bạc và sức lực. Việc lựa chọn sách để đọc không hạn chế kiến thức vì tác giả đã lưu ý "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Bởi vậy, đọc chuyên sâu phải kết hợp với đọc mở rộng. Câu 4 : Phương pháp đọc mà tác giả đã đưa ra là : - Không nên đọc lướt mà phải suy nghĩ. - Không nên đọc tràn lan, gặp gì đọc nấy theo sở thích, hứng thú cá nhân mà phải đọc có kế hoạch, có hệ thống. - Đọc gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại nhằm hiểu biết thông tỏ mọi điều trong sách. Phương pháp đọc do Chu Quang Tiềm nêu lên hết sức hợp lí. Nó chứng tỏ kinh nghiệm của một học giả giàu kinh nghiệm, sâu sắc. IV. Dặn dò. Ngày soạn: 22/02/2012 Buổi dạy: ôn tập văn bản : Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi A. mục tiêu cần đạt Giúp HS: Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. Rèn kĩ năng lập luận phân tích, tổng hợp. B.Chuẩn bị * Thầy:Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo, ảnh chân dung tác giả. * Trò : Đọc sgk. C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? ? Nêu các tác phẩm chính? ? Nêu xuất xứ của văn bản? ? Nêu hệ thống luận điểm của văn bản? ? Văn nghệ phản ánh, thể hiện nội dung gì? ? Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? ? Nội dung đó được thể hiện qua câu văn nào? ? Nếu không có văn nghệ thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? ? Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ đâu? ? Con đường mà nó đến với người đọc, người nghe là con đường nào? ? Vậy văn nghệ có những khả năng kì diệu gì? ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật? I. Tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả. - Nguyễn Đình Thi ( 1924 – 2003). - Quê: Hà Nội. - Ông đã hoạt động văn nghệ ở nhiều lĩnh vực: Thơ, văn, nhạc, kịch, lí luận phê bình.... - Từng giữ những trọng trách cao trong Hội văn nghệ Cứu quốc. - Các tác phẩm chính: ( SGK). 2. Tác phẩm: - Tiểu luận: “ Tiếng nói....” viết năm 1948, in trong cuốn: “ Mấy vấn đề văn học”. II. Kiến thức cơ bản 1. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. - Văn nghệ lấy chất liệu từ đời sống thực tại nhưng không sao chép nguyên bản giản đơn mà gửi gắm vào đó một cái nhìn, một lời nhắn nhủ. - Văn nghệ không là những lời thuyết giảng khô khan mà chứa đựng những vui buồn, hờn giận, yêu ghét => mang đến cho người đọc những rung động, ngỡ ngàng. - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó được mở rộng, phát huy qua nhiều thế hệ bạn đọc. .2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người. - Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình: “ Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào....... óc ta nghĩ”. - Tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt con người với cuộc đời bên ngoài, với sự sống, với vui buồn gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giúp con người vui lên, biết rung động và ước mơ. ( nếu không có văn n ... u ( khi mới gặp ông Sáu) : Lạnh nhạt, không nhận ông Sáu là ba. - Trong các ngày tiếp theo, tiếp tục tẩy chay ông Sáu. - Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay: Tình cha con cảm động. b. Nhân vật ông Sáu: - Trong đợt nghỉ phép: + Đầu tiên là sự hụt hẫng, đau khổ, buồn khi thấy đứa con sợ hãi bỏ chạy. + Tiếp theo là kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về để con nhận cha. + Đến phút chia tay bất lực, tuyệt vọng ( buồn). + Khi nghe tiếng “ ba” thì sung sướng hạnh phúc tuyệt đỉnh. - Sau đợt nghỉ phép: + Say sưa, tỉ mẩn làm chiếc lược ngà. + Trước khi trút hơi thở cuối cùng, cố trao lại cây lược ngà cho bác Ba vì “ hình như tình cha con là không thể chết được”. c. Nhận xét, đánh giá: - Về nội dung: + “ Phụ tử tình thâm” vốn là nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người phương Đông. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng vừa là vô thức vừa là ý thức thường ít khi bộc lộ ra một cách ồn ào, lộ liễu. + Chiến tranh đã làm tình cảm ấy bị nén chặt rồi sau đó bùng nổ thành một cảm xúc nhân văn sâu sắc, cảm động. Trong đoạn trích, tác giả đã tô đậm và ngợi ca tình phụ tử như một lẽ sống mà vì nó, con người có thể bình thản hi sinh cho lí tưởng. - Về nghệ thuật: + Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ, hợp lí trong sự vận động chung của mạch truyện. + Người kể ở ngôi I vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào một số sự việc nên đã chủ động điều chỉnh nhịp kể tạo sự hài hoà giữa các sự việc với các diễn biến về tâm trạng, các cung bậc về tình cảm của nhân vật. + Nhân vật sinh động với diễn biến nội tâm phức tạp. + Ngôn ngữ giản dị mang đậm màu sắc Nam Bộ. ******************************* Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : 85,86,87 Tổng kết phần văn học A. mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩn văn học đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS. - Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền VHVN - Củng cố và hệ thống hoá các tri thức đã học về các thê rloại VH. B.Chuẩn bị * Thầy: Đọc sgk, sgv. * Trò : Ôn bài. C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. 1 .Tổ chức 2. Kiểm tra: ( kết hợp trong giờ) 3. Bài mới I. Bảng thống kê các tác phẩm VH. ( GV chia nhóm, yêu cầu HS mang SGK lớp 6,7,8,9. Sau đó, từng nhóm tập hợp thống kê vào vở). II. Nhìn chung về nền VHVN. Ra đời, tồn tại, phát triển cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc VN. Phản ánh tâm hồn, tư tưởng, cuộc sống của dân tộc VN. Góp phần làm nên đời sống văn hoá, tinh thần của dất nước VN. Có lịch sử lâu dài, phong phú, đa dạng. III. Các bộ phận hợp thành nền VHVN. 1. Văn học dân gian: a. Đặc điểm, tính chất: - Tính tập thể. - Tính truyền miệng. - Tính dị bản. b. Các thể loại phổ biến: - Truyện dân gian. - Thơ ca dân gian. - Nghị luận dân gian. - Sân khấu dân gian. 2. Văn học viết. a. Văn học chữ Hán: - Từ thế kỉ X -> nửa đầu thế kỉ XX. - Các tác phẩm tiêu biểu: Chiếu dời đô ( Lý Công uẩn) Nam quốc sơn hà ( Lý Thường Kiệt) Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn) Đại cáo bình ngô ( Nguyễn Trãi) Thơ Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Phan châu Trinh, Hồ Chí Minh.......... b. Văn học chữ Nôm: - Từ thế kỉ XIII -> XX, phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ XIX, XX. - Các tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập ( Nguyễn Trãi) Cung oán ngâm khúc ( Nguyễn Gia Thiều) Chinh phụ ngâm ( Đoàn Thị Điểm) Truyện kiều ( Nguyễn Du) Thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương...... c. Văn học quốc ngữ: - Ra đời từ thế kỉ XVII đén đầu thế kỉ XX nó dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm. - Tác phẩm đầu tiên ( THCS) :Muốn làm thằng cuội ( Tản Đà) Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn) IV. Tiến trình lịch sử VHVN : 1. Từ thế kỉ X -> XIX : Văn học trung đại. 2. Từ thế kỉ XX -> 1945: Văn học chuyển sang thời kì hiện đại. 3. Từ 1945 -> nay:Văn học hiện đại. V.Mấy đặc điểm nổi bật của VHVN. 1. Nội dung tư tưởng: - Tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng. - Lên án, tố cáo giai cấp thống trị PK vô nhân đạo, chà đạp lên quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc của nhân dân. - Cảm thông số phận của người phụ nữ, ca ngợi tài sắc, phẩm chất, đồng tình với ước mơ và hành động đấu tranh đòi quyền bình đẳng, quyền yêu đương và hạnh phúc của họ. - Thức tỉnh và phát triển ý thức cá nhân, đòi quyền sống chính đáng của cá nhân. - Khẳng định sức mạnh quần chúng, ca ngợi tình đồng chí, đồng bào. - Sức mạnh bền bỉ, tinh thần lạc quan, niềm vui cuộc sống. - Cốt cách giản dị, vĩ đại của người chiến sĩ, thi sĩ cộng sản HCM. 2. Hình thức nghệ thuật : - Quy mô tác phẩm vừa và nhỏ. - Chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị. - Ngắn gọn cô đúc, mượt mà. - Sử dụng đa dạng, tinh tế các biện pháp nghệ thuật. IV.Phiếu bài tập I. Trắc nghiệm. ( 3 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất và chép lại đáp án đó vào bài làm của mình . 1. Nội dung chính được thể hiện qua truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là gì ? A. Vẻ đẹp của những ngời lính công binh trên con đường Trường Sơn. B. Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ. C. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn . D. Vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. 2. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được sáng tác trong giai đoạn nào ? A. 1930 -1945. B. 1945 -1954. C. 1954 – 1975. D. 1975 – 2000. 3. Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh “con chim hót”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến”? A. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống. B. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân. C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có. D. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ. 4. ý nào sau đây không phù hợp với đề bài : Bàn về câu nói “Có chí thì nên”? A. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh. B. Chí là chí hướng, quyết tâm vượt khó. C. Người có chí là người luôn gặp may mắn. D. Người học sinh cần rèn chí trong học tập và trong cuộc sống. 5. Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất niềm xúc động của tác giả trong bài thơ “Viếng lăng Bác.” A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. B. Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân. C. Mai về miền Nam thương trào nước mắt D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 6. Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội ? A. Nêu rõ vấn đề nghị luận. B. Lời văn gợi cảm, bóng bẩy. C. Đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng xác đáng. D.Vận dụng các phép lập luận phù hợp. 7. Truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh châu được in trong tập truyện nào ? A. Bến quê. B. Cửa sông. C. Dấu chân người lính. D. Mảnh trăng cuối rừng. 8. Nội dung chính của truyện “ Bến quê” là gì ? A.Người lính trong kháng chiến chống Mỹ. B. Những vấn đề trong đời sống hằng ngày. C. Đời sống của nhân dân trong những năm chiến tranh. D. Nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh. 9. Cảnh vật bên ngoài đối với nhân vật Nhĩ như thế nào ? A. Gần gũi, bình dị. B. Thân thuộc, đáng yêu. C. Gần gũi mà xa lắc. D. Xa xôi quá chừng. 10. Phần in nghiêng trong câu: “ Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu một màu tím thẫm như bóng tối” là cụm từ gì ? A. Cụm động từ. B. Cụm tính từ. C. Cụm danh từ. D. Không phải cụm từ. 11. Phần “ Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ” giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu ? A. Khởi ngữ. B. Vị ngữ. C. Phụ ngữ. D. Trạng ngữ. 12.Phần in nghiêng trong câu : “Sát bến bờ của dãi đất bờ dốc đứng bên này, một đám đông khách đợi đò đứng nhìn sang” là thàng phần gì ? A. Khởi ngữ. B. Tình thái. C. Chủ ngữ của câu. D. Trạng ngữ của câu. II.Tự luận. ( 7 điểm ) Câu 1. ( 2 điểm ) a) Chép lại những câu văn sau khi đã sửa các lỗi chính tả. Chính nà anh thanh liên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy da nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng giậy. b) Chỉ ra lỗi sai về ngữ pháp của câu văn sau, sửa và chép lại cho đúng (giữ nguyên ý ban đầu). Khi mùa xuân ấm áp trở về. Câu 2. ( 5 điểm ) Hãy phân tích đoạn thơ sau : “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” ( Trích “ Sang thu”- Hữu Thỉnh ) B. Đáp án, thang điểm: I. Trắc nghiệm. (3,0 điểm) Thí sinh chép đợc 12 đáp án đúng, mỗi đáp án cho 0,25 điểm. 1, C 2, D 3, D 4, C 5, C 6, B 7, A 8, B 9, C 10, C 11, D 12, D II. Tự luận. ( 7 điểm ) Câu 1. ( 2 điểm ) a) Thí sinh viết lại đợc câu văn sau khi đã sửa hết các loại lỗi chính tả: - Từ “nà ” sửa lại là “ là”. - Từ “liên” sửa lại là “niên” - Từ “da” sửa lại là “ra”. - Từ “giậy” sửa lại là “ dậy” b) Sửa câu sai ngữ pháp và chép lại cho đúng. - Lỗi của câu là: thiếu chủ ngữ và vị ngữ - Cách sửa :Học sinh thêm cả chủ ngữ và vị ngữ hoặc bỏ từ “ Khi” 0,25 điểm 0,25 điểm 0,250 điểm 0,25 điểm 0,50 điểm 0,50 điểm Câu 2. ( 5 điểm ) A. Yêu cầu: 1. Về kỹ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học (phân tích một đoạn thơ) - Bố cục rõ ràng đủ ba phần, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Về kiến thức: Đoạn thơ phân tích là hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. - Nghệ thuật: + Lựa chọn từ ngữ miêu tả trạng thái của thiên nhiên, thể hiện cảm giác, tâm trạng rất đặc sắc. Thí sinh phải phân tích đợc những từ ngữ, hình ảnh gợi hình, gợi cảm: Bỗng, phả, sơng chùng chình, hình nh, dềnh dàng, vắt nửa mình ... + Nhịp thơ năm chữ gợi sự chậm rãi đủng đỉnh, thể hiện thành công nhịp điệu êm đềm của mùa thu. - Nội dung: + Biến chuyển trong không gian lúc sang thu đợc cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự tinh tế của nhà thơ. + Cảnh sang thu có hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se, có sương thu giăng mắc nhẹ nhàng, chầm chậm nơi ngõ xóm, đường thôn, có dòng sông êm đềm, có những cánh chim vội vã, có đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu ...”. Khung cảnh thiên nhiên thật bình dị, thân thuộc và mang đậm hồn quê hương xứ sở lúc sang thu. B. Tiêu chuẩn cho điểm: Điểm 5 Bài làm đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức nêu trên. Văn có cảm xúc, diễn đạt tốt. Bài làm có thể còn một vài sai sót nhỏ, nếu chữ đẹp trình bày tốt thì vẫn có thể cho tới điểm tối đa. Điểm 3 hoặc 4 Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt, kết cấu chặt chẽ. Văn có cảm xúc diễn đạt tơng đối tốt, có thể còn một vài lỗi chính tả. Điểm 2 Bài làm tỏ ra hiểu đề, tuy nhiên năng lực cảm nhận, phân tích thơ còn yếu. Văn diễn đạt cơ bản rõ ý, chữ viết đọc đợc, mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 1 Bài làm yếu, lúng túng trong cách thể hiện, năng lực phân tích còn nhiều hạn chế. Diễn đạt lủng củng, chữ viết khó đọc, sai lạc về kiến thức. *******************************
Tài liệu đính kèm: