Giáo án phụ đạo môn Văn 9 (chuẩn)

Giáo án phụ đạo môn Văn 9 (chuẩn)

Buæi 1 VẺ ĐẸP CỦA VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI QUA

 MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ HỌC Ngµy soạn:

I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp học sinh:

- Hiểu được khái niệm văn xuôi trung đại: Những đặc điểm nổi bật của thể loại này nhằm phân biệt với văn xuôi hiện đại.

- Nắm được vẻ đẹp nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn xuôi trung đại được thể hiện qua mỗi tác giả, tác phẩm đã học.

- Biết cảm nhận , phân tích một tác phẩm văn xuôi trung đại. Có kĩ năng để nhận ra những khác biệt giữa truyện trung đại với truyện hiện đại.

- Có kĩ năng tổng hợp khái quát để đánh giá về ý nghĩa giá trị của tác phẩm.

II. CHUẨN BỊ:

 G: Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập.

 H: - Đọc lại các tác phẩm văn xuôi Trung đại đã học trong chương

 trình Ngữ văn 9.

- Nắm chắc các giá trị nội dung và nghệ thuật của các truyện.

IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1Kiểm tra: - Hãy kể tên các tác phẩm văn xuôi trung đại mà em đã được học trong chương trình? Cho biết trong các tác phẩm ấy em thích nhất tác phẩm nào? Tại sao?

 2. Bài mới: Trong chương trình Ngữ văn, bộ phân văn học trung đại chiếm một số lượng không nhiều, nhưng các truyện văn xuôi trung đại là những câu chuyện có những vẻ đẹp riêng. Vậy vẻ đẹpcủa những tác phẩm này ở những điểm nào? Cách hiểu và phân tích những tác phẩm này như thế nào?

 

doc 94 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo môn Văn 9 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buæi 1 VẺ ĐẸP CỦA VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI QUA
 MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ HỌC Ngµy soạn: 
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp học sinh:
Hiểu được khái niệm văn xuôi trung đại: Những đặc điểm nổi bật của thể loại này nhằm phân biệt với văn xuôi hiện đại.
Nắm được vẻ đẹp nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn xuôi trung đại được thể hiện qua mỗi tác giả, tác phẩm đã học.
Biết cảm nhận , phân tích một tác phẩm văn xuôi trung đại. Có kĩ năng để nhận ra những khác biệt giữa truyện trung đại với truyện hiện đại.
Có kĩ năng tổng hợp khái quát để đánh giá về ý nghĩa giá trị của tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
	G: Soạn giáo án, chuẩn bị hệ thống các bài tập.
	H: - Đọc lại các tác phẩm văn xuôi Trung đại đã học trong chương 
 trình Ngữ văn 9.
Nắm chắc các giá trị nội dung và nghệ thuật của các truyện.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1Kiểm tra: - Hãy kể tên các tác phẩm văn xuôi trung đại mà em đã được học trong chương trình? Cho biết trong các tác phẩm ấy em thích nhất tác phẩm nào? Tại sao?
 2. Bài mới: Trong chương trình Ngữ văn, bộ phân văn học trung đại chiếm một số lượng không nhiều, nhưng các truyện văn xuôi trung đại là những câu chuyện có những vẻ đẹp riêng. Vậy vẻ đẹpcủa những tác phẩm này ở những điểm nào? Cách hiểu và phân tích những tác phẩm này như thế nào?
G: Giới thiệu nội dung chuyên đề.
?: Em hiểu thế nào về khái niệm văn xuôi trung đại?
H: Trao đổi, thống nhất.
?: Trong chương trình Ngữ văn THCS em đã được học những tác phẩm văn xuôi trung đại nào?
H: Phát biểu cá nhân.
?: Giới thiệu những nét chính về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của “Chuyên người con gái Nam xương”?
H: Trao đôi, bổ sung
G; Chốt
?: Phân tích ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong chuyện NCGNX ?
H: Thảo luận, trao đổi, dại diện phát biểu.
?: Vẻ đẹp về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? So sánh với thể truyện?
H: Bàn bạc, thống nhất, trả lời.
?: Đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
H: Trao đổi, thống nhất.
?: Khi phân tích một tác phẩm truyên trung đại cần chú ý điểm gì? 
G: Hướng dẫn H luyện tập.
H: Viết từng đoạn văn phần TB.
I. Khái niệm văn xuôi trung đại:
- Văn xuôi trung đại là những tác phẩm văn xuôi ra đời từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, hết thế kỉ XIX
- Là những tác phẩm văn xuôi ra đời và phát triển trong môi tường xã hội phong kiến trung đại qua nhiều giai đoạn.
- Văn xuôi ở thời kì trung đại có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, về quan điểm thẩm mĩ, về ngôn ngữ.
- Văn xuôi trung đại có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ, kết tinh được thành tựu ở những tác giả lớn, những tác phẩm xuất sắc cả về chữ Hán và chữ Nôm.( Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, Ngô Gia Văn Phái...)
II. Những tác giả, tác phẩm văn xuôi trung đại đã học trong chương trình ngữ văn THCS: 
- Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn
- Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.
- Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi.
- Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
- Hoàng Lê Nhất thống chí – Ngô gia Văn Phái.
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ.
III. Vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của văn xuôi trung đại qua một số tác phẩm cụ thể:
“ Chuyện người con gái Nam Xương” của 
Nguyễn Dữ:
* Nội dung:
- Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi tác phẩm của Tuyền kì mạn lục. 
- Qua câu chuyện về cuộc sống và cái chết thương tâm của Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt nam dưới chế độ phong kiến; đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. 
- Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm nhận sâu sắc với khát vọng cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm , day dứt trước sự mỏng manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc.
* Nghệ thuật:
- Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật xây dựng truyện, miêu tả nhân vật, tự sự kết hợp với trữ tình.
- Tác phẩm cho thấy nghệ thuật XD tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực - ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao.
- Yếu tố kì ảo, có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật VN:
+ Nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, với chồng con, với quê nhà...
+ Khao khát được phục hồi danh dự ( dù không còn là con người của trần gian)
+ Những yếu tố kì ảo đã tạo nên một kết thúc có hậu cho truyện, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lec công bằng( Người tốt dù bị oan khuất cuối cùng đã được đèn trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng)
+ Tuy vậy kết thúc có hậu ấy cũng không làm giảm đi tính bi kịch của câu chuyện: Nàng chỉ trở về trong chốc lát, thấp thoáng, lúc ẩn, lúc hiện giữa dòng sông rồi biến mất không phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi, mà điều chủ yếu là ở nàng chẳng còn gì để về, đàn giải oan chỉ là một chút an ủi với người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xư, nỗi oan được giải, nhưng hạnh phúc thực sự đâu có thể tìm lại được.
+ VN không quay trở về, biểu hiện thái độ phủ định , tố cáo xã hội PK bất công đương thời không có chỗ dung thân cho người phụ nữ èKhẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thương của người phụ nữ trong chế độ PK.
+ Kết thúc truyện như vậy sẽ càng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với T. Sinh. VN không trở cề TS càng phải cắn dứt, ân hận vì lỗi lầm của mình.
2. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ.
* Nội dung:
- Tái hiện cuộc sống xa hoa bề ngoài và sự mục ruỗng của kỉ cương phép nước mục ruỗng của kỉ cương phép nước thời chúa Trịnh: 
+ Chúa Trịnh Sâm ham mê tuần du triền miên, hết ngự li cung... 
+ Biết ý chúa thích chơi “ Trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, và chậu hoa cây cảnh ở chôn dân gian”, bọn hoạn quan thừa gió bẻ măng gây ra không biết bao nhiêu tai họa cho dân.
- Tỏ thái độ phê phán đối với thói hư tật xấu của vương triều trước, đồng thời nhắc nhở cảnh tỉnh với triều đại đương thời.
* Nghệ thuật:
- Bài văn được ghi chép theo thể tùy bút: 
 + Ghi chép người thực việc thực một cách chân thực, sinh động, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống.
 + Nhà văn ghi chép tùy hứng, tản mạn, không cần theo hệ thống, cấu trúc nào cả, nhưng vẫn nhất quán theo cảm hứng chủ đạo, giàu chất trữ tình.
( Truyện thuộc loại văn tự sự, có cốt truyện, hệ thống nhân vật được khắc họa nhờ hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng bao gồm các sự kiện, các sung đột, chi tiết miêu tả nội tâm, ngoại hình, khắc họa tính cách nhân vật).
3.“Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi thứ 
mười bốn của Ngô Gia Văn Phái. 
* Nội dung:
- Kể lại chiến công oanh liệt, sức mạnh và tài năng quân sự của quang Trung tiêu diệt hai mươi vạn quân Thanh.
- Khắc họa chân thực sự hèn nhát, bất lực của quận Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
 * Nghệ thuật: - Nghệ thuật tương phảnà khắc họa rõ nét , sắc sảo tính cách nhân vật è Người đọc thấy được tính khách quan, tinh thần dân tộc và thái độ phê phán của tác giả.
IV. Cách phân tích một tác phẩm truyện trung đại:
- Khi phân tích một tác phẩm truyện cần chú ý về nhân vật, về chủ đề, về giá trị nội dung, hay giá trị nghệ thuật của truyện.
- Cần biết đưa ra những nhận xét đánh giá một cách rõ ràng, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Trong quá trình phân tích cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của mình về tác phẩm .
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện cần đảm bảo các ý sau:
 a) Mở bài: + Giới thiệu tác phẩm ( Đôi nét về tác giả, tác phẩm, ...)
 + Đánh giá sơ bộ về tác phẩm.
 b) Thân bài:
 - Phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. ( có luận cứ luận chứng cho từng luận điểm)
 c) Kết bài: Tổng kết nhận định, đánh giá chung về tác phẩm, khẳng định ý nghĩa của truyện đối với đời sống.
V. Luyện tập: 
BT1: Em hãy phân tích “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này.
*Dàn ý:
a) MB: giới thiệu tác giả và tác phẩm.
VD: + “CNCGNX” là truyện ngắn hay trong “Truyện truyền kì mạn lục”, một tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán ở Việt Nam TKXVI.
 + Truyện được Nguyễn Dữ trên cơ sở một truyện DGVN có truyện và nhân vật gắn với một không gian, một chứng tích cụ thể để phản ánh một vấn đề bức thiết của xã hội đương thời, đó là thân phận con người nói chung, người phụ nữ trong XHPK.
b) TB:
* Giá trị tố cáo xã hội của truyện thể hiện qua : 
 - Cuộc đời bất hạnh của nhân vật VN
- Những nguyên nhân xã hooijtaoj nên nỗi bất hạnh đó.
*Giá trị nhân đạo:
- Đề cao phẩm giá, ca ngợi tài đức và những tình cảm cao đẹp của VN.
- Xót xa trước bất hạnh của nàng, ao ước cho nàng được sống hạnh phúc.
c) KB: - Đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện.
 - Ý nghĩa của truyện đối với đời sống.
H­íng dÉn häc ë nhµ - Ôn tập kĩ.
 - Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 Rót kinh nghiÖm 
===================================
 Buæi 2 TỪ HÁN – VIỆT: VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ 
 NHỮNG LỖI CẦN TRÁNH
 DuyÖt ngµy : Ngµy lËp kÕ ho¹ch:
 Ngµy thùc hiÖn : 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Nắm được khái niệm từ Hán – Việt, phân biệt với các từ mượn.
Hiểu được nội dung, ý nghĩa, vai trò và giá trị của việc sử dụng từ Hán – Việt.
Thấy được những lỗi cần tránh trong việc sử dụng từ Hán – Việt: Nguyên nhân, hậu quả.
Có kĩ năng sử dụng đúng từ Hán – Việt và kĩ năng phát hiện sửa lỗi loại từ này.
II.CHUẨN BỊ:
G: Soạn bài chuẩn bị hệ thống bài tập.
H: Ôn kĩ phần kiến thức đã học về từ Hán – Viê ... iải phóng dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân. 
+ Tuy vậy, trong cuộc sống vẫn còn không ít người có lối sống ích kỉ, chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình mà không quan tâm đến người khác, không đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội đáng bị phê phán.
- Đức hy sinh từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc mà chúng ta cần gìn giữ và không ngừng phát huy. Để giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp đó, mỗi người cần có lòng nhân ái, biết yêu thương, quý trọng, biết lắng nghe, cảm thông và sẵn sàng chia sẻ với người khác. 
Câu 4. 
* Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết có bố cục ba phần (Mở bài, thân bài, kết bài) rành mạch, rõ ràng.
- Các ý được trình bày rõ ràng, rành mạch, dẫn chứng phù hợp, xác đáng.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, đặt câu và các lỗi chính tả.
* Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ trích:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm : Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958). Cả bài thơ là một bức tranh đẹp, tráng lệ về hình ảnh biển cả và người ngư dân.
- Đoạn thơ trên gồm các khổ thơ 3, 4, và 5 của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
2. Thân bài:
- Hình ảnh con người lao động (những ngư dân): Hình ảnh con người lao động được tái hiện trong khung cảnh lao động hăng say, khẩn trương, đầy hào hứng (Ta hát bài ca gọi cá vào - Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao). Trong khung cảnh đó, con người hiện lên khỏe khoắn, hứng khởi với tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ (Thuyền ta lái gió với buồm trăng - Lướt giữa mây cao với biển bằng). Không chỉ lao động say mê, khai thác nguồn lợi từ biển cả, những "người con của biển" cũng thể hiện tình yêu, lòng biết ơn, sự gắn bó của mình đối với biển khơi giàu có, vĩ đại, với nguồn sống phong phú bất tận của con người (Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự buổi nào).
- Hình ảnh thiên nhiên trong đoạn thơ vừa lớn lao kì vĩ vừa lỗng lẫy, đẹp đẽ, lung linh huyền ảo. Không gian được mở rộng bao la, khoáng đạt mà rất đỗi nên thơ với biển, trăng, sao, gió, mây (Thuyền ta lái gió với buồm trăng - Lướt giữa mây cao với biển bằng). Không chỉ là một không gian bao la, rộng mở, thiên nhiên còn mang vẻ đẹp đẽ, giàu có, phong phú với những sản vật, những quà tặng của tự nhiên cho cuộc sống con người (Cá nhụ cá chim cùng cá đé - Cá song lấp lánh đuốc đen hồng). Bức tranh thiên nhiên còn mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo: "Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe - Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long".
- Đoạn thơ đã thể hiện những sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật của nhà thơ: Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn (đoạn thơ đậm đà màu sắc lãng mạn với thủ pháp khoa trương, phóng đại), sự sáng tạo các hình ảnh thơ vừa lớn lao kì vĩ, vừa lung linh huyền ảo gợi nhiều liên tưởng độc đáo, sự linh hoạt trong việc tạo nhịp thơ... đã tạo nên những vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn của đoạn thơ.
3. Kết bài:
Đoạn thơ là khúc ca ca ngợi thiên nhiên đất nước giàu đẹp, phong phú, ca ngợi những con người lao động mới - những người làm chủ cuộc sống, lao động hăng say góp phần dựng xây xã hội mới. Đồng thời, đoạn thơ, cũng như bài thơ Đoàn thuyền đánh cá cũng dánh dấu bước chuyển biến mới trong cảm hứng nghệ thuật, trong tư tưởng, tình cảm của nhà thơ Huy Cận.
1, 
Tưởng tượng rằng em là nhân vật người họa sĩ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long). Hãy viết một bài thuyết minh ngắn (từ 15-20 dòng) để giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp của con người và cảnh vật Sa Pa mà người hoạ sĩ đã nhận ra. Bài thuyết minh có sử dụng yếu tổ nghị luận và miêu tả (cảnh vật và nội tâm). (3 điểm
2, 
Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. (4.5 điểm
3, 
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.(2.5 điểm)
"Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con!
- Ba đây con!
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!" Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy."
(Ngữ văn 9, tập 1)
1. Nhân vật có được nhắc đến nhưng chưa xuất hiện trong đoạn trích là nhân vật nào? 
A. Nhân vật người cha
B. Nhân vật người mẹ
C. Nhân vật người con
D. Nhân vật kể chuyện
2. Câu "Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động" là câu có thành phần gì? 
A. Phụ chú
B. Tình thái
C. Khởi ngữ
D. Gọi, đáp
3. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất nỗi bàng hoàng, đau đớn của người cha khi đứa con không nhận ra mình? 
A. Giọng lặp bặp run run
B. Vết thẹo dài bên má phải đỏ ửng lên, giần giật
C. Hai tay vẫn đưa về phía trước
D. Hai tay buông xuống như bị gãy
4. Nhân vật xưng "tôi" trong đoạn trích là ai? 
A. Nhân vật người mẹ
B. Nhân vật người kể chuyện
C. Nhân vật người con
D. Nhân vật người cha
5. Nhận định nào sau đây đúng với tâm trạng của người con trong đoạn trích? 
A. Không muốn nhận cha
B. Muốn nhưng giả vờ không
C. Sợ, không nhận ra cha
D. Ghét cha
6. Trong lời thoại của hai cha con chỉ có loại câu gì? 
A. Câu trần thuật
B. Câu nghi vấn
C. Câu cầu khiến
D. Câu cảm thán
7. Từ nào dưới đây là từ địa phương Nam Bộ? 
A. "lặp bặp"
B. "dễ sợ"
C. "thẹo"
D. "lạ"
8. "Lạ lắm, đến mức phải ngạc nhiên"-đó là nghĩa của từ nào dưới đây? 
A. Lạ lùng
B. Lạ mặt
C. Lạ miệng
D. Lạ tai
9. Truyện ngắn nào sau đây thuộc giai đoạn văn học chống Mỹ? 
A. Làng
B. Chiếc lược ngà
10. Thành phần trạng ngữ trong câu "Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh" chỉ yếu tố gì? 
A. Không gian
B. Thời gian
C. Mục đích
D. Phương tiện Nếu bạn thấy có vấn đề trong câu hỏi này, hãy bấm vào đây để gửi ý kiến của bạn cho Hocmai.vn. 
Ý kiến của bạn đã được gửi tới Hocmai.vn. Chúng tôi sẽ xem xét và phản hồi ý kiến của bạn trong thòi gian sớm nhất. Chúc bạn luyện thi đạt kết quả tốt! 
1, 
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có câu:
"Ta làm con chim hót"
.......
1.Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên.
2.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?
3. Ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ "Tôi", nhưng ở đoạn thơ vừa chép lại sử dụng đại từ "Ta".Vì sao vậy?
4. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: "Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời."
Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.
(7 điểm)
2, 
Dưới đây là một phần của truyện ngắn Làng ( Kim Lân):
"-Thế nhà con ở đâu?
-Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
-Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
-Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
-À, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
-Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.Ông nói thủ thỉ:
-Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ."
(Sách Văn học 9, tập hai-NXB Giáo dục. Sách Ngữ văn 9 thí điểm, tập một-NXB Giáo dục)
1.Qua đoạn đối thoại này, em thấy tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào?
2.Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là Làng chứ không phải là Làng Chợ Dầu ?
3. Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học, viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.
(3 điểm)
	1, 
1.Mở đầu bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương viết:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi!Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng "
và ở cuối bài,nhà thơ bày tỏ nguyện ước: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này". Theo em, những hình ảnh nào là ẩn dụ? Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu?
2.Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Hãy chép lại hai câu nối tiếp nhau của một bài thơ đã học mà trong đó, nhà thơ đã mượn hình ảnh cây tre để gợi liên tưởng đến tình yêu thương đoàn kết của người Việt Nam(Ghi rõ tên tác giả,tác phẩm).
(4 điểm)
2, 
1. Một bài thơ trong sách Văn học 9 có câu:
"Làn thu thuỷ,nét xuân sơn "
....
a) Hãy chép 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
b) Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào, do ai sáng tác?
Kể tên nhân vật được nói đến trong đoạn thơ.
2. Từ "Hờn" trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn viết sai thành từ"buồn".Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ.
3. Để phân tích ý nghĩa đoạn thơ đó, một học sinh có câu: "Khác với Thuý Vân,Thuý Kiều mang một vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" về cả tài lẫn sắc."
a) Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn tổng phân hợp thì đoạn văn ấy mang đề tài gì?
b) Viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng từ tám đến mười câu để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài em vừa xác định.Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập(gạch một gạch dưới câu ghép đẳng lập đó)
1, 
Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).(1,0
2, 
Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: (1 điểm)
"Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh."
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) 
3, 
Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương. (Học sinh không viết quá một trang giấy)(2,0 điểm).
Cho biết hàm ý trong các câu sau (phần tô đậm): (1 điểm)
- Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. 
- Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
3, 
Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.

Tài liệu đính kèm:

  • docON THI VAO THPT CHUAN(1).doc